Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồng y”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nhiệm vụ và quyền hạn: clean up, replaced: {{sơ khai}} → {{sơ khai Cơ Đốc giáo}} using AWB
Dòng 40: Dòng 40:


{{thể loại Commons|Cardinals}}
{{thể loại Commons|Cardinals}}
{{sơ khai Cơ Đốc giáo}}
{{sơ khai Công giáo}}


[[Thể loại:Hồng y|H]]
[[Thể loại:Hồng y|H]]

Phiên bản lúc 08:02, ngày 21 tháng 8 năm 2017

Trang phục Hồng y

Hồng y (nhiều người gọi: "Hồng y giáo chủ" là thừa và sai nghĩa, vì hồng y không phải là "giáo chủ" mà chỉ là một chức tước) là một tước hiệu danh dự trong Giáo hội Công giáo Rôma do giáo hoàng phong, dành cho những người đang đảm nhận các chức vụ chủ chốt trong Giáo triều Rôma hoặc đang cai quản các giáo hội địa phương quan trọng trên khắp thế giới.

Từ nguyên

Một kiểu mẫu huy hiệu hồng y

Tên của chức vị giáo sĩ cao cấp này trong tiếng Latinhcardinalis, có gốc từ danh từ cardo (có nghĩa là "bản lề", "khớp nối" hay "điểm mấu chốt)", do đó mà có thể được dịch thành "yếu tố thuộc bản chất, nền tảng, hay trụ cột". Tuy nhiên, trong tiếng Việt thì từ "hồng y" lại được gọi theo màu y phục - "hồng" tức là đỏ, "y" tức là áo - bởi vì không có danh từ xứng hợp để dịch sát nghĩa của danh từ gốc Latinh.

Bổ nhiệm

Giáo hoàng có quyền tuyệt đối và hoàn toàn tự do trong việc phong ai đó làm hồng y và có thể bằng hai thể thức:

  • Công khai tuyên bố danh sách: thông thường.
  • Giữ kín tên vị được bổ nhiệm (in pectore): vì hoàn cảnh chưa cho phép tiết lộ.

Sau khi được bổ nhiệm hồng y, tức khắc người này thuộc hàng Giáo sĩ Roma, trở thành công dân của Vatican.

Điều kiện

Kể từ Công đồng Vatican II, các tân hồng y đều phải qua chức Giám mục, chỉ có ít trường hợp ngoại lệ gọi là "Luật trừ".

Phân bậc

Tất cả các hồng y trên thế giới hợp thành Hồng y đoàn và do một hồng y niên trưởng đứng đầu (unus inter pares). Hồng y được chia thành ba bậc. Việc phân bậc hồng y là một truyền thống lâu đời, chỉ ba Thừa tác vụ có "chức Thánh" trong giáo hội là: Hồng y Giám mục, Hồng y Linh mụcHồng y Phó tế nhưng không có sự khác biệt lớn.

  • Hồng y Giám mục: là các những hồng y có một tước hiệu của một trong bảy giáo phận xung quanh Roma (Ostia, Palestrina, Albano, Frascati, Porto Santa Rufina, Sabina Poggio Mirteto và Velletri Segni). Thực tế hiện nay chỉ có sáu Hồng y Giám mục mà thôi. Lý do là vị Hồng y Chấp chưởng luôn giữ tước hiệu của giáo phận Ostia, và thêm một giáo phận khác cũng ở xung quanh Roma nếu Hồng y này đã có trước.

Các vị Hồng y Giám mục hiện nay:

  • Angelo Sodano, Hồng y Giám mục xứ Ostia và Albano
  • Roger Etchegaray, Hồng y Giám mục xứ Porto-Santa Rufina
  • Giovanni Battista Re, Hồng y Giám mục xứ Sabina-Poggio Mirteto
  • Francis Arinze, Hồng y Giám mục xứ Velletri-Segni
  • Tarcisio Bertone, Hồng y Giám mục xứ Frascati
  • José Saraiva Martins, Hồng y Giám mục xứ Palestrina
  • Hồng y Linh mục: là các vị đứng đầu các giáo phận khác trên toàn thế giới
  • Hồng y Phó tế: là các vị đứng đầu một cơ quan của Tòa Thánh. Bậc Hồng y Phó tế cũng có thể chuyển sang bậc Hồng y Linh mục khi đã ở bậc Hồng y Phó tế 10 năm. Tuy nhiên, một khi đã chuyển lên bậc Hồng y Linh mục thì phải đổi cả tước hiệu nhà thờ chính tòa và dĩ nhiên là có quyền ưu tiên trên các Hồng y Linh mục cụ thể là được bổ nhiệm làm Hồng y sau mình.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Hồng y là những người tập hợp thành Hồng y đoàn, trực tiếp bầu giáo hoàng và dĩ nhiên có được nhiều ưu thế ứng cử làm giáo hoàng. Trong bầu chọn giáo hoàng, hồng y đứng đầu các Hồng y Phó tế thì có nhiệm vụ loan báo cho dân chúng chờ đợi tại Quảng trường Thánh Phêrô biết tên của Hồng y được bầu làm giáo hoàng. Giới hạn tuổi của một hồng y cử tri bầu giáo hoàng là dưới 80 tuổi.

Nếu không phải là Giám mục coi sóc một giáo phận nào đó thì các Hồng y bắt buộc phải ở Roma. Các Hồng y coi sóc các giáo phận trên thế giới phải đến Roma nếu giáo hoàng đương kim triệu tập hoặc hồng y Nhiếp chính triệu tập khi giáo hoàng qua đời.