Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Alaska (CB-1)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n ct
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 77: Dòng 77:
|}
|}


'''USS ''Alaska'' (CB–1)''', chiếc tàu thứ ba của [[Hải quân Hoa Kỳ]] được đặt tên theo [[vùng lãnh thổ]] lúc đó và [[Alaska|tiểu bang hiện nay]], là chiếc dẫn đầu của [[Alaska (lớp tàu tuần dương)|lớp ''Alaska'']] vốn dự tính bao gồm sáu tàu tuần dương lớn.<ref name = "Fitzsimons 1 58">Fitzsimons, Volume 1, 58.</ref><ref group=A>Nhiều sử gia hiện đại tin rằng những chiếc ''Alaska'' cần được xếp như những [[tàu chiến-tuần dương]]. Xem [[Alaska (lớp tàu tuần dương)#"Tàu tuần dương lớn" hay "tàu chiến-tuần dương"?]].</ref> Không giống thông lệ đang có trong việc đặt tên thiết giáp hạm hay tàu tuần dương của Mỹ,<ref group=A> Với một số rất ít ngoại lệ, các thiết giáp hạm Mỹ được đặt tên theo các tiểu bang, ví dụ như [[USS Nevada (BB-36)|''Nevada'']] hoặc [[USS New Jersey (BB-62)|''New Jersey'']], trong khi tàu tuần dương được đặt tên theo thành phố, ví dụ như [[USS Juneau (CL-52)|''Juneau'']] hoặc [[USS Quincy (CA-71)|''Quincy'']].</ref> tất cả những chiếc trong lớp, kể cả ''Alaska'', đều được đặt tên theo "lãnh thổ hoặc [[vùng quốc hải Hoa Kỳ|vùng quốc hải]]" của Hoa Kỳ nhằm nhấn mạnh vai trò trung gian của chúng giữa [[thiết giáp hạm]] và [[tàu tuần dương]] hạng nặng hay hạng nhẹ thông thường.<ref>Greer, 84.</ref><ref group=A>[[Alaska]] và [[Hawaii]] là những "vùng quốc hải" của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ vào lúc đó; chúng gia nhập Liên bang như những tiểu bang thứ 49 và 50 vào năm 1959. </ref>
'''USS ''Alaska'' (CB–1)''', chiếc tàu thứ ba của [[Hải quân Hoa Kỳ]] được đặt tên theo [[vùng quốc hải]] lúc đó và [[Alaska|tiểu bang hiện nay]], là chiếc dẫn đầu của [[Alaska (lớp tàu tuần dương)|lớp ''Alaska'']] vốn dự tính bao gồm sáu tàu tuần dương lớn.<ref name = "Fitzsimons 1 58">Fitzsimons, Volume 1, 58.</ref><ref group=A>Nhiều sử gia hiện đại tin rằng những chiếc ''Alaska'' cần được xếp như những [[tàu chiến-tuần dương]]. Xem [[Alaska (lớp tàu tuần dương)#"Tàu tuần dương lớn" hay "tàu chiến-tuần dương"?]].</ref> Không giống thông lệ đang có trong việc đặt tên thiết giáp hạm hay tàu tuần dương của Mỹ,<ref group=A> Với một số rất ít ngoại lệ, các thiết giáp hạm Mỹ được đặt tên theo các tiểu bang, ví dụ như [[USS Nevada (BB-36)|''Nevada'']] hoặc [[USS New Jersey (BB-62)|''New Jersey'']], trong khi tàu tuần dương được đặt tên theo thành phố, ví dụ như [[USS Juneau (CL-52)|''Juneau'']] hoặc [[USS Quincy (CA-71)|''Quincy'']].</ref> tất cả những chiếc trong lớp, kể cả ''Alaska'', đều được đặt tên theo "lãnh thổ hoặc [[vùng quốc hải Hoa Kỳ|vùng quốc hải]]" của Hoa Kỳ nhằm nhấn mạnh vai trò trung gian của chúng giữa [[thiết giáp hạm]] và [[tàu tuần dương]] hạng nặng hay hạng nhẹ thông thường.<ref>Greer, 84.</ref><ref group=A>[[Alaska]] và [[Hawaii]] là những "vùng quốc hải" của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ vào lúc đó; chúng gia nhập Liên bang như những tiểu bang thứ 49 và 50 vào năm 1959. </ref>


Khi lớp tàu của nó được đặt hàng vào ngày [[9 tháng 9]] năm [[1940]], nó đưa đến sự ngạc nhiên cho nhiều người vì Hải quân Mỹ chưa bao giờ hoàn tất một [[tàu chiến-tuần dương]] trong suốt lịch sử của nó, ngay cả vào giai đoạn cực thịnh của kiểu tàu này trong những năm [[1906]]- [[1916]].<ref name= Miller200>Miller, 200.</ref><ref group=A>Hai chiếc tàu sân bay nổi tiếng thuộc [[Lexington (lớp tàu sân bay)|lớp ''Lexington'']] trong Thế Chiến II [[USS Lexington (CV-2)|''Lexington'' (CV-2)]] và [[USS Saratoga (CV-3)|''Saratoga'' (CV-3)]] nguyên là một phần của một [[Lexington (lớp tàu chiến-tuần dương)|lớp tàu chiến-tuần dương]] vào năm 1916 bao gồm sáu chiếc. Tuân thủ [[Hiệp ước Hải quân Washington]], chúng được cải biến thành [[tàu sân bay]], trong khi bốn chiếc còn lại [[USS Constellation (CC-2)|''Constellation'' (CC-2)]], [[USS Ranger (CC-4)|''Ranger'' (CC-4)]], [[USS Constitution (CC-5)|''Constitution'' (CC-5)]] và [[USS United States (CC-6)|''United States'' (CC-6)]] đều bị hủy bỏ.</ref> Tuy nhiên, việc chế tạo được xúc tiến, và ba chiếc đầu tiên của lớp là ''Alaska'', [[USS Guam (CB-2)|''Guam'']] và [[USS Hawaii (CB-3)|''Hawaii'']] lần lượt được đặt lườn tại hãng [[New York Shipbuilding Corporation]] thuộc [[Camden]], [[New Jersey]] vào các ngày [[17 tháng 12]] năm [[1941]], [[2 tháng 2]] năm [[1942]] và [[20 tháng 12]] năm [[1943]].
Khi lớp tàu của nó được đặt hàng vào ngày [[9 tháng 9]] năm [[1940]], nó đưa đến sự ngạc nhiên cho nhiều người vì Hải quân Mỹ chưa bao giờ hoàn tất một [[tàu chiến-tuần dương]] trong suốt lịch sử của nó, ngay cả vào giai đoạn cực thịnh của kiểu tàu này trong những năm [[1906]]- [[1916]].<ref name= Miller200>Miller, 200.</ref><ref group=A>Hai chiếc tàu sân bay nổi tiếng thuộc [[Lexington (lớp tàu sân bay)|lớp ''Lexington'']] trong Thế Chiến II [[USS Lexington (CV-2)|''Lexington'' (CV-2)]] và [[USS Saratoga (CV-3)|''Saratoga'' (CV-3)]] nguyên là một phần của một [[Lexington (lớp tàu chiến-tuần dương)|lớp tàu chiến-tuần dương]] vào năm 1916 bao gồm sáu chiếc. Tuân thủ [[Hiệp ước Hải quân Washington]], chúng được cải biến thành [[tàu sân bay]], trong khi bốn chiếc còn lại [[USS Constellation (CC-2)|''Constellation'' (CC-2)]], [[USS Ranger (CC-4)|''Ranger'' (CC-4)]], [[USS Constitution (CC-5)|''Constitution'' (CC-5)]] và [[USS United States (CC-6)|''United States'' (CC-6)]] đều bị hủy bỏ.</ref> Tuy nhiên, việc chế tạo được xúc tiến, và ba chiếc đầu tiên của lớp là ''Alaska'', [[USS Guam (CB-2)|''Guam'']] và [[USS Hawaii (CB-3)|''Hawaii'']] lần lượt được đặt lườn tại hãng [[New York Shipbuilding Corporation]] thuộc [[Camden]], [[New Jersey]] vào các ngày [[17 tháng 12]] năm [[1941]], [[2 tháng 2]] năm [[1942]] và [[20 tháng 12]] năm [[1943]].

Phiên bản lúc 02:50, ngày 24 tháng 6 năm 2010


USS Alaska (CB–1)
Mang cờ Hoa Kỳ Hải quân Hoa Kỳ
Đặt hàng: 9 tháng 9 năm 1940
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Alaska[A 1]
Xưởng đóng tàu: New York Shipbuilding Corporation [1]
Đặt lườn: 17 tháng 12 năm 1941
Hạ thủy: 15 tháng 8 năm 1943
Đỡ đầu: Ernest Gruening
Hoạt động: 17 tháng 6 năm 1944
Bị mất: Bị bán để tháo dỡ ngày 30 tháng 6 năm 1960
Ngừng hoạt động: 17 tháng 2 năm 1947
Xóa đăng bạ: 1 tháng 6 năm 1960
Tặng thưởng: 3 Ngôi sao Chiến đấu
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 29.779 tấn (tiêu chuẩn)
34.253 tấn (đầy tải)[2]
Chiều dài: 246,4 m (808 ft 6 in) [2]
Mạn thuyền: 28 m (91 ft 9 in) [2]
Tầm nước: 8,26 m (27 ft 1 in)[1]
9,7 m (31 ft 9 in) (tối đa)[2]
Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước General Electric [3]
8 × nồi hơi Babcock & Wilcox [4]
4 × trục
công suất 150.000 mã lực (112 MW) [2]
Tốc độ: 58 km/h (31,4 knot)[5]
Tầm xa: 22.000 km ở tốc độ 28 km/h
(12.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) [2]
Quân số: 1,517[4][6] - 1.799[7] -2.251[1][5][A 2]
Vũ khí: 9 × pháo 305 mm (12 inch)/50 Mark 8[2] (3×3)
12 × pháo 127 mm (5 inch)/38 đa dụng[3][2] (6×2)[3]
56 × pháo phòng không Bofors 40 mm (1,57 inch)[2] (14×4)[3]
34 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm (34×1)[2][3]
Vỏ giáp: Đai giáp hông chính: 127-229 mm (5-9 inch) [4]
Sàn bọc thép: 97-101 mm (3,8–4,0 inch)[4]
Sàn tàu chính: 36 mm (1,40 inch)[2][4]
Sàn thứ ba: 16 mm (0,625 inch)[4]
Tháp súng nhỏ: 279-330 mm (11–13 inch)[4]
Tháp pháo: trước mặt 325 mm (12,8 inch), trần 127 mm (5 inch), hông 133-152 mm (5,25–6 inch) và phía sau 133 mm (5,25 inch).[4]
Tháp chỉ huy:269 mm (10,6 inch) với nóc 127 mm (5 inch)[4][6]
Máy bay: OS2U Kingfisher hoặc SC Seahawk[8][A 3] Hầm máy bay kín[4] giữa tàu[9]

USS Alaska (CB–1), chiếc tàu thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo vùng quốc hải lúc đó và tiểu bang hiện nay, là chiếc dẫn đầu của lớp Alaska vốn dự tính bao gồm sáu tàu tuần dương lớn.[10][A 4] Không giống thông lệ đang có trong việc đặt tên thiết giáp hạm hay tàu tuần dương của Mỹ,[A 5] tất cả những chiếc trong lớp, kể cả Alaska, đều được đặt tên theo "lãnh thổ hoặc vùng quốc hải" của Hoa Kỳ nhằm nhấn mạnh vai trò trung gian của chúng giữa thiết giáp hạmtàu tuần dương hạng nặng hay hạng nhẹ thông thường.[11][A 6]

Khi lớp tàu của nó được đặt hàng vào ngày 9 tháng 9 năm 1940, nó đưa đến sự ngạc nhiên cho nhiều người vì Hải quân Mỹ chưa bao giờ hoàn tất một tàu chiến-tuần dương trong suốt lịch sử của nó, ngay cả vào giai đoạn cực thịnh của kiểu tàu này trong những năm 1906- 1916.[6][A 7] Tuy nhiên, việc chế tạo được xúc tiến, và ba chiếc đầu tiên của lớp là Alaska, GuamHawaii lần lượt được đặt lườn tại hãng New York Shipbuilding Corporation thuộc Camden, New Jersey vào các ngày 17 tháng 12 năm 1941, 2 tháng 2 năm 194220 tháng 12 năm 1943.

Alaska được hạ thủy vào ngày 15 tháng 8 năm 1943, và được đưa ra hoạt động 11 tháng sau đó vào ngày 17 tháng 6 năm 1944. Sau nhiều lần chạy thử và một vài thay đổi, nó đi sang khu vực mặt trận Thái Bình Dương vào tháng 12 năm đó, đến San Diego ngày 12 tháng 12. Tiếp tục lên đường hướng sang Tây Thái Bình Dương, nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58 tại Ulithi vào ngày 10 tháng 2 năm 1945, và toàn bộ lực lượng này tấn công các đảo chính quốc Nhật Bản. Alaska thực hiện việc hộ tống cho lực lượng này, đặc biệt là các tàu sân bay, trong suốt tháng tiếp theo; nhưng vào ngày 19 tháng 3, sau khi tàu sân bay Franklin bị đánh trúng hai quả bom và bị buộc phải rút lui, một lực lượng hộ tống được hình thành bao gồm cả Alaska lẫn con tàu chị em Guam được hình thành để dẫn dắt con tàu sân bay hư hỏng quay trở lại Guam. Alaska tách khỏi lực lượng này vào ngày 22 tháng 3, tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ các tàu sân bay khi chúng đang tung ra các cuộc không kích nhắm vào Okinawa. Sau khi nả pháo xuống một hòn đảo nhỏ, nó lại lên đường hướng đến Ulithi, nơi nó gia nhập Đệ Tam hạm đội.

Trong hai tuần tiếp theo, nó bảo vệ các tàu sân bay của Đệ Tam hạm đội, sau đó Alaska cùng với tàu chị em Guam hướng đến Đông Hải tấn công các tàu bè Nhật Bản, và tiếp tục công việc này cho đến khi chiến tranh kết thúc. Sau khi thực hiện việc biểu dương lực lượng tại một số cảng, nó hỗ trợ cho việc đổ bộ lên miền Bắc Trung Quốc. Sau đó nó lên đường quay về Xưởng hải quân Boston, đến nơi vào ngày 18 tháng 12. Được chuẩn bị để cho ngừng hoạt động, nó được bố trí một chỗ neo đậu vĩnh viễn tại Bayonne, New Jersey; và vào ngày 13 tháng 8 năm 1946 nó được đưa vào lực lượng dự bị. Alaska chính thức ngừng hoạt động vào ngày 17 tháng 2 năm 1947.

Cho dù có những đề nghị nhằm cải biến Alaska và tàu chị em với nó Guam thành những tàu tuần dương trang bị tên lửa điều khiển, Alaska vẫn bị rút khỏi Danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6 năm 1960 và được bán vào ngày 30 tháng 6 năm 1960 cho chi nhánh Lipsett của hãng Luria Brothers tại New York và được tháo dỡ sau đó.

Thiết kế và chế tạo

Bối cảnh

Sơ đồ chiếc USS Alaska, như nó hiện hữu vào năm 1945.

Việc phát triển kiểu tàu tuần dương hạng nặng được tiến triển đều đặn giữa Chiến tranh Thế giới thứ nhấtthứ hai theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington và những hiệp định tiếp theo sau. Trong Hiệp ước này, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Pháp và Italy đồng ý giới hạn trọng lượng rẽ nước của tàu tuần dương hạng nặng ở mức 10.000 tấn và hải pháo cỡ nòng 203 mm (8 inch). Vì vậy, các tàu tuần dương Mỹ được thiết kế giữa hai cuộc thế chiến đều tuân thủ theo hạn ngạch này. Sau khi Hiệp ước bị mất hiệu lực vào năm 1939, thiết kế được mở rộng đôi chút thành lớp Baltimore.[12]

Ý tưởng về một lớp tàu chiến-tuần dương Mỹ bắt đầu vào đầu những năm 1930, khi Hải quân Mỹ muốn đối phó lại cả những chiếc "thiết giáp hạm bỏ túi" thuộc lớp Deutschland của Đức lẫn một lớp tàu chiến-tuần dương mới [10] mà người ta tưởng tượng rằng Nhật Bản đang chế tạo.[13][A 8] Lớp Alaska được dự định để hoạt động như những "tàu diệt tàu tuần dương", có khả năng truy tìm và tiêu diệt các tàu tuần dương hạng nặng “sau Hiệp ước”. Để đạt được những mục tiêu đó, lớp tàu được trang bị súng có cỡ nòng lớn hơn trên một thiết kế mới và đắt tiền, lớp vỏ giáp giới hạn ở mức chống chọi được đạn pháo 305 mm (12 inch), và hệ thống động lực có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 58–61 km/h (31–33 knot).

Công việc thiết kế lớp Alaska được thúc đẩy nhanh vào cuối những năm 1930 sau khi các báo cáo tình báo cho rằng Nhật Bản đang vạch kế hoạch hoặc đang chế tạo các "siêu tuần dương" mạnh hơn nhiều so với các tàu tuần dương Mỹ hạng nặng.[14][4][9][15][A 9] Hải quân Mỹ phản ứng lại vào năm 1938, khi Ban chỉ huy Hải quân Mỹ gửi một yêu cầu đến Văn phòng Chế tạo và Sửa chữa về một "nghiên cứu toàn diện về mọi loại tàu hải quân để cân nhắc về một chương trình chế tạo mới mở rộng".[16] Tổng thống Mỹ vào lúc đó, Franklin Delano Roosevelt, có thể đã đóng vai trò chính trong việc phát triển lớp tàu này[17] bởi mong ước của ông có thể đáp trả khả năng tấn công của các tàu tuần dương Nhật và thiết giáp hạm bỏ túi Đức,[18] vốn đã khiến cho chúng được gọi là một sự "động viên chính trị",[19] nhưng những nhận xét như vậy thật khó mà làm rõ được.[4][17]

Thiết kế

Một sử gia đã mô tả quá trình thiết kế lớp Alaska là một sự "dày vò đau khổ" do nhiều thay đổi và cải biến trên thiết kế của con tàu bởi nhiều cá nhân và bộ phận.[13] Thực ra, kế hoạch đưa đến ít nhất chín thiết kế khác nhau,[20] trải từ thiết kế như kiểu tàu tuần dương phòng không 6.000 tấn thuộc lớp Atlanta[21] cho đến các kiểu tàu tuần dương hạng nặng "phình to"[13] và một kiểu thiết giáp hạm tí hon tải trọng 38.000 tấn trang bị 12 pháo 305 mm (12 inch) và 16 pháo 127 mm (5 inch).[21] Nhằm mục đích giữ cho tải trọng con tàu dưới mức 25.000 tấn, Ban chỉ huy Hải quân đã cho phép các thiết kế chỉ có sự bảo vệ hạn chế bên dưới mực ngấn nước. Kết quả là khi chế tạo, lớp Alaska khá mong manh trước ngư lôi và đạn pháo rơi trước con tàu.[22] Thiết kế cuối cùng được chọn là một phiên bản mở rộng của lớp tàu tuần dương hạng nặng Baltimore có hệ thống động lực giống như của lớp tàu sân bay Essex. Con tàu này kết hợp dàn pháo chính gồm chín khẩu 305 mm (12 inch) cùng vỏ giáp bảo vệ đủ để chống lại đạn pháo 254 mm (10 inch) trong một thân tàu có khả năng di chuyển 61 km/h (33 knot).[15] Vào lúc bắt đầu của việc phát triển, lớp tàu này sử dụng ký hiệu lườn CC, nhấn mạnh rằng chúng sẽ là những tàu chiến-tuần dương theo truyền thống của lớp Lexington;[A 10] tuy nhiên, ký hiệu này sau đó được đổi thành CB để thể hiện tên mới của chúng, "tàu tuần dương lớn", và mọi khái niện liên hệ chúng như là những tàu chiến-tuần dương đều bị chính thức phủ nhận.[17]

Lớp tàu mới được chính thức đặt hàng vào tháng 9 năm 1940 cùng với một số lượng lớn đến mức thừa thải các tàu chiến khác như một phần của Đạo luật Hải quân hai đại dương.[9][23][A 11] Vai trò của chiếc tàu chiến mới cũng thay đổi đôi chút; ngoài vai trò đối chiến trên mặt biển, chúng còn được sử dụng để bảo vệ các tàu sân bay. Vì có được cỡ pháo lớn hơn, tích thước lớn và tốc độ cao, chúng có giá trị hơn trong vai trò này hơn các tàu tuần dương hạng nặng, và chúng cũng là đảm bảo cho các báo cáo tình báo rằng Nhật Bản đang chế tạo các “siêu tuần dương” mạnh hơn các tàu tuần dương Mỹ.[9]

Cải biến thành tàu sân bay

Còn có thêm một thay đổi lớn khác được cân nhắc đến trong giai đoạn “khủng hoảng tàu sân bay” vào đầu năm 1942, khi Hải quân và Tổng thống nhận ra rằng những chiếc tàu sân bay hạm đội mới, lớp Essex, không thể đưa ra hoạt động trước năm 1944,[A 12]đã quyết định cải biến một số lườn tàu vốn đang được chế tạo thành tàu sân bay. Vào nhiều dịp khác nhau trong năm 1942, họ từng cân nhắc việc cải biến một phần hay tất cả các tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Cleveland, tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp Baltimore, lớp Alaska, hoặc ngay cả một thiết giáp hạm lớp Iowa; cuối cùng họ đã chọn Cleveland.[24] Ý tưởng cải biến các tàu tuần dương lớp Alaska thành những tàu sân bay tỏ ra "đặc biệt hứa hẹn"[24] vì nhiều điểm tương đồng trong thiết kế của lớp tàu sân bay Essex và của lớp Alaska, kể cả việc cùng có một hệ thống động lực.[10] Tuy nhiên, khi so sánh các tàu tuần dương Alaska với các tàu sân bay Essex, chiếc tàu tuần dương cải biến sẽ có một sàn đáp ngắn hơn nên chỉ mang theo được 90% số máy bay,[24] thấp hơn 3,4 m (11 ft) trên mặt nước, và hành trình đi được sẽ ít hơn 13.000 km (8.000 dặm) ở tốc độ 28 km/h (15 knot). Hơn nữa, thiết kế của tàu tuần dương lớn không bao gồm một sự bảo vệ dưới mặt nước thỏa đáng như trên các tàu sân bay thông thường do phải dành trọng lượng vỏ giáp cho việc chống đỡ đạn pháo. Cuối cùng, lớp Cleveland được chọn vì yếu tố lớn nhất là "tốc độ chế tạo", chỉ tìm thấy trên lớp Cleveland mà không có trên bất cứ lớp nào khác.[25] Chín chiếc Cleveland được cải biến thành lớp tàu sân bay hạng nhẹ Independence, và việc chế tạo lớp Essex được đẩy nhanh đến mức có bảy chiếc được đưa ra hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 1942 đến tháng 11 năm 1943, sớm hơn nhiều so với mục tiêu 1944 đặt ra ban đầu. Kế hoạch cải biến Alaska bị hủy bỏ.

Chế tạo

Alaska được đặt lườn vào ngày 17 tháng 12 năm 1941 tại Camden, New Jersey bởi hãng đóng tàu New York Shipbuilding Corporation. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 8 năm 1943; được đỡ đầu bởi Ernest Gruening, và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 17 tháng 6 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân Peter K. Fischler.[1]

Lịch sử hoạt động

USS Alaska được hạ thủy vào ngày 15 tháng 8 năm 1943.

Sau khi được trang bị hoàn tất tại Xưởng hải quân Philadelphia, Alaska di chuyển dọc theo sông Delaware vào ngày 6 tháng 8 năm 1944 hướng đến Hampton Roads, được hộ tống bởi các tàu khu trục SimpsonBroome. Sau đó nó tiến hành một chuyến chạy thử máy "tích cực", bắt đầu từ vịnh Chesapeake di chuyển đến vịnh Paria ngoài khơi TrinidadTây Ấn thuộc Anh, lần này được hộ tống bởi các tàu khu trục BainbridgeDecatur. Sau tất cả các thử nghiệm trên, nó hướng đến Xưởng hải quân Philadelphia ngang qua Annapolis, Maryland và Norfolk để thực hiện các hiệu chỉnh và thay đổi cho hệ thống kiểm soát hỏa lực, trang bị bốn bộ hướng dẫn hỏa lực Mk. 57 cho dàn pháo 127 mm (5 inch).[1]

Alaska khởi hành từ Philadelphia vào ngày 12 tháng 11 năm 1944 hướng đến khu vực Caribbe cùng với tàu khu trục Thomas E. Fraser, và sau hai tuần chạy thử máy để tiêu chuẩn hóa ngoài khơi vịnh Guantanamo tại Cuba, nó lên đường hướng sang Thái Bình Dương vào ngày 2 tháng 12. Nó hoàn tất chuyến đi vượt kênh đào Panama ngày 4 tháng 12 và đến San Diego ngày 12 tháng 12. Từ đó, chiếc "tàu tuần dương lớn" thực hành bắn pháo bờ biển và tác xạ phòng không tại khu vực ngoài khơi San Diego.[1]

Tây Thái Bình Dương

Ngày 8 tháng 1 năm 1945, Alaska khởi hành đi Hawaii, đến Trân Châu Cảng vào ngày 13 tháng 1, nơi mà vào ngày 27 tháng 1 quyền chỉ huy con tàu được Đại tá Kenneth H. Noble thay thế cho Thuyền trưởng Fischler, vốn được thăng lên Chuẩn Đô đốc. Trong những ngày tiếp theo sau, Alaska tiến hành thêm các cuộc huấn luyện trước khi lên đường như một đơn vị của Đội Đặc nhiệm 12.2 hướng sang khu vực Tây Thái Bình Dương vào ngày 29 tháng 1. Nó đến Ulithi, nơi thả neo của hạm đội thuộc quần đảo Caroline, vào ngày 6 tháng 2, rồi sau đó gia nhập Đội Đặc nhiệm 58.5, một đơn vị thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 58 “nổi tiếng”, tức lực lượng các tàu sân bay nhanh.[1]

Alaska trong chuyến đi chạy thử máy vào năm 1944

Xem thêm

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ Lớp tàu này được Hải quân Mỹ xếp hạng chính thức là "tàu tuần dương lớn". Tuy nhiên nhiều sử gia hiện đại tranh luận rằng lớp tàu này thực ra phải được xem là một kiểu tàu chiến-tuần dương. Xem Worth, trang 305.
  2. ^ Các nguồn khác nhau nêu sự khác biệt đáng kể về thành phần thủy thủ đoàn trên tàu.
  3. ^ Seahawk bắt đầu phục vụ trên USS Guam vào ngày 22 tháng 10 năm 1944.
  4. ^ Nhiều sử gia hiện đại tin rằng những chiếc Alaska cần được xếp như những tàu chiến-tuần dương. Xem Alaska (lớp tàu tuần dương)#"Tàu tuần dương lớn" hay "tàu chiến-tuần dương"?.
  5. ^ Với một số rất ít ngoại lệ, các thiết giáp hạm Mỹ được đặt tên theo các tiểu bang, ví dụ như Nevada hoặc New Jersey, trong khi tàu tuần dương được đặt tên theo thành phố, ví dụ như Juneau hoặc Quincy.
  6. ^ AlaskaHawaii là những "vùng quốc hải" của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ vào lúc đó; chúng gia nhập Liên bang như những tiểu bang thứ 49 và 50 vào năm 1959.
  7. ^ Hai chiếc tàu sân bay nổi tiếng thuộc lớp Lexington trong Thế Chiến II Lexington (CV-2)Saratoga (CV-3) nguyên là một phần của một lớp tàu chiến-tuần dương vào năm 1916 bao gồm sáu chiếc. Tuân thủ Hiệp ước Hải quân Washington, chúng được cải biến thành tàu sân bay, trong khi bốn chiếc còn lại Constellation (CC-2), Ranger (CC-4), Constitution (CC-5)United States (CC-6) đều bị hủy bỏ.
  8. ^ Jane's Fighting Ships cho là lớp tàu chiến-tuần dương bí ẩn, lớp Chichibu tưởng tượng, sẽ có sáu khẩu pháo 305 mm (12 inch) và tốc độ 55,6 km/h (30 knot) gói ghém trong một trọng lượng rẽ nước 15.000 tấn. Xem Fitzsimons, tập 1, trang 58; và Worth, trang 305.
  9. ^ Thực ra Nhật Bản có kế hoạch phát triển hai chiếc “siêu tuần dương” vào năm 1941, nhưng là nhằm để đối phó lại những chiếc Alaska mới. Tuy nhiên, những chiếc này chưa bao giờ được đặt hàng do nhu cầu rất lớn cần có tàu sân bay.
  10. ^ Lớp tàu chiến-tuần dương Lexington sẽ mang các ký hiệu lườn từ CC-1 đến CC-6 nếu như chúng được chế tạo.
  11. ^ Cùng với những chiếc Alaska, 210 tàu chiến khác được đặt hàng cùng lúc đó: hai thiết giáp hạm lớp Iowa, năm thiết giáp hạm lớp Montana, mười hai tàu sân bay lớp Essex, bốn tàu tuần dương hạng nặng lớp Baltimore, 19 tàu tuần dương hạng nhẹ lớp Cleveland, bốn tàu tuần dương hạng nhẹ lớp Atlanta, 52 tàu khu trục lớp Fletcher, 12 tàu khu trục lớp Benson và 73 tàu ngầm lớp Gato.
  12. ^ Franklin cuối cùng được đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 1 năm 1944.

Chú Thích

  1. ^ a b c d e f g “DANFS Alaska”. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2008.
  2. ^ a b c d e f g h i j k Dulin, Jr., Garzke, Jr., trang 184.
  3. ^ a b c d e Fitzsimons, Bernard, ed., tập 1, trang 59.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l Gardiner and Chesneau, 122.
  5. ^ a b “DANFS Guam”. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |link= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |short= (trợ giúp)
  6. ^ a b c Miller, 200.
  7. ^ Osbourne, 245.
  8. ^ Swanborough and Bowers, 148.
  9. ^ a b c d Pike, John (2008). “CB-1 Alaska Class”. GlobalSecurity.org. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |dateformat= (trợ giúp)
  10. ^ a b c Fitzsimons, Volume 1, 58. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Fitzsimons 1 58” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  11. ^ Greer, 84.
  12. ^ Bauer và Roberts, trang 139.
  13. ^ a b c Worth, 305.
  14. ^ “DANFS Hawaii”. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |link= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |short= (trợ giúp)
  15. ^ a b Scarpaci, trang 17.
  16. ^ Dulin, Jr. và Garzke, Jr., trang 189.
  17. ^ a b c Morison, Morison and Polmar, 85. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Morison85” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  18. ^ Dulin, Jr. và Garzke, Jr., trang 24 và 179.
  19. ^ Dulin Jr., Garzke, Jr., trang 267.
  20. ^ Dulin, Jr. và Garzke, Jr., trang 179–183.
  21. ^ a b Dulin, Jr. và Garzke, Jr., trang 179.
  22. ^ Dulin, Jr., Garzke, Jr., trang 183.
  23. ^ Rohwer, trang 40.
  24. ^ a b c Friedman, trang 190.
  25. ^ Friedman, trang 191.

Thư mục

  • Bauer, Karl Jack; Roberts, Stephen S. (1991). Register of Ships of the U.S. Navy, 1775-1990: Major Combatants. Greenwood Publishing Group. ISBN 0313-2-6202-0.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Google books link
  • Dulin, Jr.,Robert O.; Garzke, Jr.; William H. (1976). Battleships: United States Battleships in World War II. Naval Institute Press. ISBN 1557-5-0174-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Google Books link
  • Fitzsimons, Bernard, ed. (1978). Illustrated Encyclopedia of 20th Century Weapons and Warfare, Volume 1. London: Phoebus.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Friedman, Norman (1983). U.S. Aircraft Carriers: An Illustrated Design History. Naval Institute Press. ISBN 0870-2-1739-9.
  • Gardiner, Robert; Chesneau, Roger (1980). Conway's All the World's Fighting Ships, 1922-1946. Naval Institute Press. ISBN 0870-2-1913-8.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Google Books link
  • Greer, Gordon B. (2004). The First Decade of the Twentieth Century. iUniverse. ISBN 0595-3-0725-6.
  • Miller, David (2005). Illustrated Directory of Warships of the World: From 1860 to the Present. ABC-CLIO. ISBN 1851-0-9857-7. Google books link
  • Morison, Samuel Loring; Morison, Samuel Eliot; Polmar, Norman (2005). Illustrated Directory of Warships of the World: From 1860 to the Present. ABC-CLIO. ISBN 1851-0-9857-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Google Books link
  • Rohwer, Jürgen (1992). Chronology of the War at Sea, 1939-1945: The Naval History of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 1591-1-4119-2. Google books link
  • Swanborough, Gordon; Bowers, Peter M. (1968). United States Navy Aircraft Since 1911. Funk & Wagnalls.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Google books link, though no preview available.
  • Worth, Richard (2002). Fleets of World War II. Da Capo Press. ISBN 0306-8-1116-2. Google Books link

Liên kết ngoài