Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Andrew Marvell”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Luckas-bot (thảo luận | đóng góp)
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Adding {{Commonscat|Andrew Marvell}}
Dòng 128: Dòng 128:
{{DEFAULTSORT: Marvell, Andrew}}
{{DEFAULTSORT: Marvell, Andrew}}
{{thời gian sống|sinh=1621|mất=1678|tên= Marvell, Andrew}}
{{thời gian sống|sinh=1621|mất=1678|tên= Marvell, Andrew}}
{{Commonscat|Andrew Marvell}}


[[Thể loại:Nhà thơ Anh]]
[[Thể loại:Nhà thơ Anh]]

Phiên bản lúc 11:17, ngày 29 tháng 7 năm 2010

Andrew Marvell
Andrew Marvell
Andrew Marvell
Nghề nghiệpNhà thơ
Tác phẩm nổi bật"To His Coy Mistress", "The Garden", "An Horatian Ode"

Andrew Marvell (31 tháng 3 năm 1621 – 16 tháng 8 năm 1678) – là nhà thơ Anh, một trong những đại diện cuối cùng của phái siêu hình và là một bậc thầy thơ ca của chủ nghĩa cổ điển Anh.

Tiểu sử

Marvell tốt nghiệp Đại học Cambridge năm 1639 và ngay sau đó ra sống ở nước ngoài. Những năm 1650 – 1652 ông viết trường ca Upon Appleton House, và bài thơ The Garden rất nổi tiếng. Những năm 1653 – 1657 được Oliver Cromwell bảo lãnh để làm gia sư cho William Dutton và sau đó làm cộng sự cho John Milton ở Bộ ngoại giao. Năm 1659 ông được bầu vào Quốc hội đại diện cho quyền lợi của thành phố Hull (nay là Kingston upon Hull) cho đên cuối đời.


Suốt một quãng thời gian dài hàng thế kỷ (XVIII – XIX) Marvell là nhà thơ bị che khuất bởi bóng của những cây đa cây đề như John MiltonJohn Dryden. Trong những cuốn sách viết về lịch sử văn học, tên tuổi Andrew Marvell chỉ thỉnh thoảng được nhắc đến như là tác giả của những bài thơ trào phúng hoặc những bài thơ tôn giáo. Chỉ đến đầu thế kỷ XX nhà thơ T. S. Eliot mới tìm thấy thần tượng của mình bị lãng quên khi ông cho rằng bài thơ To His Coy Mistress là bài thơ hay nhất của thi ca Anh mọi thời đại. Nhà văn Vladimir Nabokov trong tiểu thuyết Lửa nhạt (Pale Fire, 1962) trích dẫn rất nhiều câu từ tác phẩm Nymph Complaining for the Death of her Fawn của Andrew Marvell.

Tác phẩm

  • Complete works, v. 1—4, L., 1872—1875;
  • Poems and letters, v. 1—2, Oxf., 1952;
  • The poems, L., 1963.

Thư mục

  • Eliot Т. S., Andrew Marvell, trong cuốn: Selected essays, 3 ed., L., 1958
  • Marvell. Modern judgements, ed. by М. Wilding, L., 1969
  • Andrew Marvell. A critical anthology, Harmondsworth, 1969

Một vài bài thơ

Tượng Andrew Marvell ở Trinity Square, Kingston upon Hull, Anh
Định nghĩa tình yêu
 
Khởi thủy tình tôi thật diệu kỳ
Mục tiêu cao cả, lạ lùng ghê.
Sao đã phôi thai niềm tuyệt vọng
Và điều không thể vội sinh ra.
 
Tuyệt vọng trong hào phóng của mình
Giang cao đôi cánh vút bay lên
Để niềm hy vọng chùng đôi cánh
Vẫy vùng càng lắm chỉ hoài công.
 
Nhưng dù sao thì ta vẫn tin
Rằng ta đạt đến mục đích chung
Nhưng rồi số phận chìa dao sắt
Ngăn cản đường ta đến mỗi lần.
 
Số phận dè chừng vốn đã quen
Say mê cuồng đắm hai tâm hồn
Cùng nhau hòa hợp – và phút chốc
Than ôi, bạo chúa bị truất quyền.
 
Thế nên điều lệ vững vàng kia
Muôn thuở muôn đời bị phân chia
Để những con tim mù bóng tối
Cách ngăn hai kẻ muốn ôm ghì.
 
Lẽ nào đổ xuống cả trời xanh
Đất trong cơn rung chuyển cuối cùng.
Tất cả rồi đây hàn gắn lại
Như hai đường nét vẽ trên hình.
 
Tình yêu luôn có những con đường
Thường xuyên gặp gỡ những đường cong
Còn bao đường thẳng thì mãi mãi
Muôn đời muôn kiếp đứng song song.
 
Vì thế mà khi nảy sinh tình
Số kiếp luôn tìm cách can ngăn
Luôn có những vì sao đối kháng
Và mong hòa hợp những tâm hồn.
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
The Definition Of Love
 
My love is of a birth as rare
As 'tis for object strange and high:
It was begotten by Despair
Upon Impossibility.
 
Magnanimous Despair alone
Could show me so divine a thing,
Where feeble Hope could ne'er have flown
But vainly flapped its tinsel wing.
 
And yet I quickly might arrive
Where my extended soul is fixed
But Fate does iron wedges drive,
And always crowds itself betwixt.
 
For Fate with jealous eye does see
Two perfect loves, nor lets them close:
Their union would her ruin be,
And her tyrranic power depose.
 
And therefore her decrees of steel
Us as the distant Poles have placed
(Though Love's whole world on us doth wheel)
Not by themselves to be embraced,
 
Unless the giddy heaven fall,
And earth some new convulsion tear;
And, us to join, the world should all
Be cramped into a planisphere.
 
As lines so loves oblique may well
Themselves in every angle greet:
But ours so truly parallel,
Though infinite, can never meet.
 
Therefore the love which us doth bind,
But Fate so enviously debars,
Is the conjunction of the mind,
And opposition of the stars.

Liên kết ngoài