Khác biệt giữa bản sửa đổi của “David Ricardo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: lt:David Ricardo; sửa cách trình bày
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Adding {{Commonscat|David Ricardo}}
Dòng 33: Dòng 33:


{{Sơ khai kinh tế học}}
{{Sơ khai kinh tế học}}
{{Commonscat|David Ricardo}}


[[Thể loại:Sinh 1772]]
[[Thể loại:Sinh 1772]]

Phiên bản lúc 20:02, ngày 1 tháng 8 năm 2010

David Ricardo
David Ricardo
Sinh(1772-04-14)14 tháng 4, 1772
London, Anh
Mất11 tháng 9, 1823(1823-09-11) (51 tuổi)
Gloucestershire, Anh

David Ricardo (18 tháng 4, 177211 tháng 9, 1823) là một nhà kinh tế học người Anh, có ảnh hưởng lớn trong kinh tế học cổ điển sánh ngang cùng Adam SmithThomas Malthus. David Ricardo là người cổ vũ thương mại tự do dựa trên lý luận với lợi thế so sánh. Ông đã tiếp bước Adam Smith và đóng góp lớn vào việc phát triển thuyết giá trị lao động. Các lý luận của ông đã ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng kinh tế của Karl Marx. David Ricardo cũng là một thương gia, chuyên gia tài chính, nhà đầu cơ, ông được coi là người đã tích lũy được một tài sản lớn.

Đời sống cá nhân

Ricardo sinh ra ở London, là con thứ ba trong số bẩy người con của một gia đình người Do Thái nhập cư từ Hà Lan đến Đế quốc Anh trước khi ông được sinh ra. Khi 14 tuổi, sau một khóa học ngắn ở Hà Lan, Ricardo đã tham gia công việc cùng với cha của ông ở Sở giao dịch chứng khoán London, nơi ông bắt đầu học về các công việc tài chính. Đây là nền tảng cho các thành công sau đó của ông trong thị trường chứng khoán và kinh doanh bất động sản.

Các tư tưởng

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ricardo là Principles of Political Economy and Taxation (Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa). Ricardo đưa ra trong chương đầu tiên với một công bố về thuyết giá trị lao động. Trong phần sau của chương này, ông giải thích về việc giá cả không phù hợp, tương ứng với giá trị. Ricardo cũng đã phân tích và đi tới kết luận rằng khi dân số gia tăng thì địa tô cũng gia tăng theo. Trong tác phẩm này, Ricardo còn đưa ra luận điểm rằng một hệ thống thương mại tự do cho tất cả các quốc gia sẽ đem lại lợi ích cho mỗi quốc gia.

Xem thêm

Liên kết ngoài