Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 18: Dòng 18:


==Mục tiêu==
==Mục tiêu==
* Xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020 và đưa Trung Quốc trở thành cường quốc [[xã hội Chủ nghĩa]] hiện đại vào năm 2050
* Xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020 và đưa Trung Quốc trở thành siêu cường [[xã hội chủ nghĩa]] hiện đại đặc thù Trung Hoa vào năm 2050


==Chính sách đối nội==
==Chính sách đối nội==

Phiên bản lúc 13:37, ngày 24 tháng 10 năm 2017

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX
The Đại lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh, địa điểm tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 19
Phồn thể中國共產黨第十九次全國代表大會
Giản thể中国共产党第十九次全国代表大会
Abbreviation
Tiếng Trung十九大

Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 18 tháng 10 năm 2017. Tại phiên bế mạc Đại hội ngày 24 tháng 10, đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIX và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng khóa XIX.

Được tổ chức 5 năm một lần, Đại hội Đảng Cộng sản TQ được coi là hoạt động quan trọng nhất trong đời sống chính trị của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Dư luận Trung Quốc và thế giới dành sự chú ý đặc biệt cho Đại hội lần này, nơi đề ra những quyết sách quan trọng cho phương hướng phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho những năm 2017-2022.

Tại phiên họp đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương và Ủy ban Quân sự Trung ương.

Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định rằng Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức 5 năm một lần và do Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành triệu tập.

Mục tiêu

  • Xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020 và đưa Trung Quốc trở thành siêu cường xã hội chủ nghĩa hiện đại đặc thù Trung Hoa vào năm 2050

Chính sách đối nội

Về đối nội, Đại hội 19 sẽ tiếp tục tái xác lập vị trí lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và có thể tiếp tục triển khai những chính sách quan trọng về đối nội đang tiến hành trong 5 năm qua. Việc xây dựng bố cục tổng thể "5 trong 1" (xây dựng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và sinh thái phát triển hài hoà trong một bố cục tổng thể) tiếp tục được đẩy mạnh, thúc đẩy bố cục chiến lược "4 toàn diện" (xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước bằng pháp luật toàn diện và quản lý Đảng nghiêm khắc toàn diện). Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy toàn diện quản lý đất nước theo pháp luật và hiện đại hoá năng lực quản lý đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Xây dựng quân đội hùng mạnh hàng đầu thế giới, là quân đội của nhân dân, tuân theo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới, thúc đẩy cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại, ... Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Trung Quốc đã triển khai hàng loạt các chính sách quan trọng về kinh tế nhằm đưa quốc gia này phát triển theo hướng “xanh” hơn, nền kinh tế phát triển theo chiều sâu và tiết kiệm năng lượng nhưng đi cùng với đó là những vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt đó là những vấn đề nổi bật về phát triển không cân đối không đầy đủ vẫn chưa giải quyết được, chất lượng và hiệu quả phát triển chưa cao, năng lực sáng tạo chưa đủ mạnh.

Trình độ của kinh tế thực thể chưa được nâng cao, bảo vệ môi trường sinh thái còn là nhiệm vụ nặng nề và lâu dài, lĩnh vực dân sinh còn nhiều thiếu hụt, nhiệm vụ thoát nghèo còn khó khăn, chênh lệch khoảng cách giữa nông thôn và thành thị và giữa các khu vực vẫn còn khá lớn, những vấn đề như việc làm, giáo dục, y tế, cư trú, dưỡng lão… vẫn còn nhiều tồn tại; mâu thuẫn xã hội còn chồng chất, năng lực quản lý đất nước vẫn chưa được tăng cường, đấy tranh trên lĩnh vực hình thái ý thức vẫn còn phức tạp, an ninh quốc gia đang đứng trước tình hình mới, xây dựng đảng vẫn tồn tại nhiều khâu còn yếu kém...

Do đó, Đại hội 19 lần này ngoài việc tiếp tục đề ra những định hướng phát triển kinh tế hợp lý thì việc giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống người dân cũng là một trách nhiệm vô cùng quan trọng mà Trung Quốc phải giải quyết.

Về chiến dịch chống tham nhũng, trong 5 năm qua hơn 1,3 triệu quan chức từ trung ương đến địa phương ở Trung Quốc đã bị xử lý và có thể khẳng định xu thế này sẽ được tiếp tục đẩy mạnh.

Đối ngoại

Trong 5 năm qua, hình ảnh một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực ngày càng rõ nét và đang chuyển dần từ “giấu mình chờ thời” sang giai đoạn “trỗi dậy mạnh mẽ”. Trung Quốc đã rất chủ động xây dựng quan hệ với các nước lớn, đề xuất khung quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ, gia tăng ảnh hưởng địa chính trị thông qua sáng kiến chiến lược “Vành đaiCon đường”, thách thức vai trò và ảnh hưởng với các thể chế tài chính truyền thống thông qua thành lập nhiều tổ chức tài chính quốc tế mới như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, Ngân hàng phát triển mới... Mục đích cuối cùng của Trung Quốc là nhằm đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về một vị trí ngang hàng với Mỹ trong nhóm những nước lãnh đạo toàn cầu

Đường lối đối ngoại được xác lập trong Đại hội 19 được dự đoán sẽ tiếp tục là cánh tay nối dài những chính sách đối ngoại mà TQ đã triển khai trong thời gian vừa qua

Dự đoán nhân sự cao cấp

Đại hội Đảng diễn ra hai lần một thập niên, điểm chính của nó là sự chuyển giao lãnh đạo cấp cao. Các tổ chức tối cao của Đảng sẽ thay đổi cấu trúc đáng kể. Bao gồm Bộ Chính trị 25 ủy viên, Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

Tổng Bí thư

Có rất ít nghi ngờ rằng Tập Cận Bình, sẽ 64 tuổi vào thời điểm diễn ra Đại hội, sẽ tiếp tục thêm một nhiệm kỳ là Tổng Bí thư, vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng. Tuy nhiên, việc thay đổi nhân sự tại Đại hội sẽ dự đoán rằng Tập sẽ tiếp tục ở lại với hơn 2 nhiệm kỳ trái với quy ước. Dấu hiệu mạnh mẽ nhất nếu các ủy viên sinh ra sau năm 1960 như Hồ Xuân Hoa hoặc Trần Mẫn Nhĩ được làm ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, như sự chuyển giao tiếp theo, cũng giống như Tập và Lý được thăng tiến vào Ban Thường vụ năm 2007. Trong khi Tập bị Hiến pháp giới hạn 2 nhiệm kỳ là Chủ tịch nước, các chức vụ có quyền lực thực sự - Tổng Bí thư, và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương - không giới hạn về nhiệm kỳ.

Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị

Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị được xem là cơ quan có quyền lực cao nhất tại Trung Quốc, cơ quan quyết định cao nhất của đất nước. Từ năm 2002, việc lựa chọn thành viên ngày càng được thể chế hoá. Đặc biệt, tuổi tác đã đóng một vai trò quan trọng. Bắt đầu với Đại hội Đảng lần thứ 16 năm 2002, tất cả các ủy viên thường vụ có độ tuổi 68 trong năm Đại hội sẽ phải nghỉ hưu. Không ai được phá vỡ quy ước này trong khoảng từ năm 2002 đến năm 2017. Do đó, có 5 trong số bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị lần thứ 18 sẽ buộc về hưu trừ Tập và Lý Khắc Cường: Trương Đức Giang (1946), Du Chính Thanh (1945), Lưu Vân Sơn (1947), Vương Kỳ Sơn (1948) và Trương Cao Lệ (1946).

Kể từ những năm 1980, nghỉ hưu dựa trên tuổi tác đã trở nên bắt buộc, được soạn thảo trong một loạt các quy định của Đảng, các quy tắc và nghỉ hưu dựa trên tuổi tác. Ví dụ, các quy tắc của Đảng quy định rằng các quan chức cấp bộ phải rời khỏi các vị trí điều hành ở tuổi 65 và các quan chức cấp Thứ trưởng phải nghỉ hưu các vị trí đó trước tuổi 60. Tuy nhiên, đáng lưu ý là ở cấp Thường vụ Bộ Chính trị, các hạn chế dựa trên tuổi dựa trên quy ước, không phải bằng văn bản. Vì vậy, có thể dễ hiểu, mặc dù không chắc rằng ai đó trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay có thể phá vỡ quy ước và phục vụ cho nhiệm kỳ tiếp theo. Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm Kỷ Trung ương, từ lâu đã được dự đoán sẽ được lên kế hoạch cho nhiệm kỳ thứ hai. Có thể cho rằng sẽ có ngoại lệ đặc biệt được thực hiện cho Vương. Bản thân ông Vương cũng tỏ ra kín đáo về khả năng này, những nhận xét của ông với các nhà báo rằng ông "có thể" nghỉ hưu.

Nếu Vương không còn là thành viên của Ủy ban, và giả định cả Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình ở lại, và tiếp tục giả định rằng Ủy ban sẽ giữ lại cấu trúc 7 thành viên thì 5 thành viên còn lại sẽ được lựa chọn từ các thành viên Bộ Chính trị khóa 18 và sinh sau 1950. Có 11 ứng viên phi quân sự phù hợp với tiêu chí này. Trong số những ứng cử viên giả định này, chỉ có hai ứng viên là Lý Nguyên Triều và Uông Dương, sẽ tiếp tục hai nhiệm kỳ (10 năm) của Bộ Chính trị vào năm 2017, và do đó có lợi thế về thâm niên để tạm ứng cho Ủy ban thường vụ. Tuy nhiên, với những thay đổi trong cải cách chính trị Trung Quốc kể từ khi Tập Cập Bình lên nắm quyền, nó vẫn có thể không được xác định.

Hai thành viên Bộ Chính trị duy nhất sinh ra sau năm 1960, Hồ Xuân HoaTôn Chính Tài, được cho là có lợi thế về tuổi tác, và theo thoả ước, cần phải vào Ủy ban thường vụ năm 2017 nếu thực sự mong muốn tiến xa hơn nữa ở Đại hội Đảng XX năm 2022. Đến ngày 15/7/2017, Tôn Chính Tài bị cách chức, thay thế ông là Trần Mẫn Nhĩ- một trong những thân tín từng gắn bó nhiều năm với ông Tập Cận Bình ở Chiết Giang.

Họ và tên Chân dung Chức vụ đảm nhiệm Năm sinh Năm vào Bộ Chính trị
Tập Cận Bình Tổng Bí thư
Chủ tịch nước
Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị
1953 2007
Lý Khắc Cường Thủ tướng Quốc vụ viện
Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị
1955 2007
Lý Nguyên Triều Phó Chủ tịch nước 1950 2007
Uông Dương Phó Thủ tướng Quốc vụ viện 1955 2007
Vương Hộ Ninh Chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương 1955 2012
Lưu Kỳ Bảo Bí thư Ban Bí thư Trung ương
Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương
1953 2012
Tôn Xuân Lan Trưởng ban Mặt trận Thống Nhất 1950 2012
Trương Xuân Hiền Ủy viên Bộ Chính trị 1953 2012
Triệu Lạc Tế Bí thư Ban Bí thư Trung ương
Trưởng ban Tổ chức Trung ương
1957 2012
Hồ Xuân Hoa Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông 1963 2012
Lật Chiến Thư Bí thư Ban Bí thư Trung ương
Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương đảng
1950 2012
Hàn Chính Bí thư Thành ủy Thượng Hải 1954 2012

Có thông tin cho rằng, Đại hội Đảng khóa XIX sẽ tiến hành xóa bỏ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Ủy viên Bộ Chính trị

Theo quy ước, các ứng viên muốn trở thành ủy viên Bộ Chính trị năm 2017 phải được sinh ra sau năm 1950. Kể từ những năm 1990, những cá nhân tăng lên Bộ Chính trị đa phần có kinh nghiệm làm lãnh đạo tại các Tỉnh ủy. Rất khó có một cá nhân trực tiếp "nhảy" từ Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh trực tiếp vào Bộ Chính trị. Do cấp tỉnh vẫn bị chi phối bởi các ứng viên sinh năm 1950, việc cạnh tranh giành ghế Bộ Chính trị rất căng thẳng. Phân tích bên ngoài cho đến nay hầu hết tập trung vào các cấp dưới của Tập hiện đang ở các vị trí lãnh đạo cấp tỉnh hoặc cấp bộ; Những cá nhân này được coi là ứng cử viên có nhiều khả năng nhất cho thành viên Bộ Chính trị.

  • Trần Mẫn Nhĩ (sinh 1960) - từng là cấp phó của Tập Cận Bình ở tỉnh Chiết Giang, hiện tại là Bí thư Trùng Khánh; khả năng cao ông sẽ trở thành Ủy viên Bộ Chính trị
  • Lý Cường (sinh 1959) - từng là cấp phó của Tập Cận Bình ở tỉnh Chiết Giang, hiện tại là Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô
  • Trần Toàn Quốc (sinh 1955) - từng là cấp phó của Lý Khắc Cường ở Hà Nam, Bí thư Khu ủy Tây Tạng (2011-16), Bí thư Khu ủy Tân Cương từ năm 2016; khả năng cao ông sẽ trở thành Ủy viên Bộ Chính trị
  • Lý Hồng Trung (sinh 1956) - Bí thư Thành ủy Thiên Tân; Lý có kinh nghiệm làm lãnh đạo đảng tại Khu kinh tế đặc biệt Thâm Quyến, chủ tịch Chính phủ nhân dân và Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc.
  • Lý Hi (sinh 1956) - được coi là đồng minh của Tập; Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh
  • Thái Kỳ (sinh 1955) - Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, được coi là đồng minh của Tập
  • Đỗ Gia Hào (sinh 1955) - cựu Bí thư Quận ủy Phố Đông; Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nam
  • Lưu Hạc (sinh 1952) - Chánh Văn phòng Tiểu ban Chỉ đạo Tài chính Kinh tế Trung ương, là cố vấn kinh tế hàng đầu cho Tập
  • Bayanqolu (sinh 1955) - từng là cấp phó của Tập Cận Bình ở tỉnh Chiết Giang, Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm
  • Chu Cường (sinh 1960) - thành viên thuộc phe Đoàn, hiện là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao
  • Quách Thanh Côn (sinh 1951) - Bộ trưởng Bộ Công an; Từ năm 2002, đã có một quy ước về cựu Bộ trưởng Bộ Công an đảm nhận chức vụ Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, chức vụ đương nhiên là ủy viên Bộ Chính trị
  • Hoàng Kì Phàm (sinh 1952) - Thị trưởng Chính phủ Nhân dân Thành phố Trùng Khánh; có một số thông tin cho rằng ông có thể trở thành Phó Thủ tướng để vào Bộ Chính trị.
  • Bành Thanh Hoa (sinh 1957) - Bí thư Khu ủy Quảng Tây
  • Dương Tinh (sinh 1953) - dân tộc Mông Cổ, hiện tại là Tổng Thư ký Quốc vụ viện
  • Đinh Tiết Tường (sinh 1962) - một trợ lý chính trị lớn cho Tập gần một thập kỉ, hiện tại là Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ban Chấp hành Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương gồm 200 thành viên, cũng sẽ được bầu tại Đại hội. Từ năm 2007 các cấp bậc cao hơn của bộ máy Đảng với độ tuổi trung bình tăng lên trong khi vẫn giữ giới hạn về hưu. Do đó có thể phần lớn các thành viên của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 19 sẽ được sinh ra trong khoảng từ năm 1955 đến năm 1965. Các thành viên được bầu ra sau năm 1965 có thể trở thành ứng cử viên đầy hứa hẹn cho thế hệ lãnh đạo thứ 7 sẽ nằm quyền lực từ năm 2032.

Tân Hoa xã đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được bầu vào Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) tại lễ bế mạc Đại hội CPC lần thứ 19 vào hôm 24/10. Ngoài ra, Ban chấp hành cũng bao gồm một số nhân vật nổi bật khác như: Vương Hỗ Ninh, Lưu Kỳ Bảo, Hứa Kỳ Lượng, Tôn Xuân Lan, Lý Khắc Cường, Uông Dương, Trương Xuân Hiền, Triệu Lạc Tế, Hồ Xuân Hoa, Lật Chiến ThưHàn Chính. Ban chấp hành trung ương CPC khóa 19 sẽ chọn ra Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị và Tổng bí thư trong phiên họp toàn thể đầu tiên vào 11h45 ngày 25/10 (theo giờ địa phương).

Tham khảo