Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cơ cấu xã hội”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{nghĩa hẹp}}
'''Cơ cấu xã hội''' ([[tiếng Anh]]: ''Social structure'') là mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội. Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội,...) là những thành tố cơ bản. Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng. Một số nhà lý thuyết xã hội còn đưa ra định nghĩa: "Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dầu tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là ''vị trí'', ''vai trò'', ''nhóm'' và các ''thiết chế'',...".
'''Cơ cấu xã hội''' ([[tiếng Anh]]: ''Social structure'') là mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội. Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội,...) là những thành tố cơ bản. Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng. Một số nhà lý thuyết xã hội còn đưa ra định nghĩa: "Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dầu tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là ''vị trí'', ''vai trò'', ''nhóm'' và các ''thiết chế'',...".



Phiên bản lúc 11:02, ngày 24 tháng 10 năm 2010

Cơ cấu xã hội (tiếng Anh: Social structure) là mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội. Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội,...) là những thành tố cơ bản. Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng. Một số nhà lý thuyết xã hội còn đưa ra định nghĩa: "Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dầu tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị trí, vai trò, nhóm và các thiết chế,...".

Cơ cấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội. Cơ cấu xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hóa, hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trò xã hội, v.v... Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. Cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội. Cơ cấu xã hội là nội dung có tính chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội.

Yếu tố chủ yếu của cơ cấu xã hội

Địa vị xã hội

Địa vị xã hội (social status) để chỉ thứ bậc của một cá nhân được xác định bởi sự giầu có, sự ảnh hưởng và uy tín. Dẫu vậy, các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ "địa vị" với một sự khác biệt với nghĩa một vị trí trong nhóm hoặc một xã hội. Điều đó do ý nghĩa của các địa vị mà chúng ta xác định một người nào đó trong những cấu trúc xã hội khác nhau.

Quan điểm về địa vị xã hội
  1. Quan điểm thứ nhất, Địa vị xã hội giống như một vị trí (position) trong một cơ cấu không ngụ ý về trật tự hay thứ bậc - theo cách xác định này, về bản chất: địa vị đồng nghĩa với vị trí.
  2. Quan điểm thứ hai, là quan điểm thể hiện sự nhấn mạnh khía cạnh xếp loại của địa vị và các nhóm địa vị.

Vai trò xã hội

Xem thêm

Tài liệu tham khảo

  • Social structure, Professor Charles Crothers, London: Routledge (1996).

Chú thích