Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Taweret”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 18: Dòng 18:


[[Thể loại:Thần Ai Cập]]
[[Thể loại:Thần Ai Cập]]
[[Thể loại:Sư tử văn hóa đại chúng]]
[[Thể loại:Sư tử trong văn hóa đại chúng]]
[[Thể loại:Họ Hà mã]]
[[Thể loại:Họ Hà mã]]
[[Thể loại:Động vật có vú huyền thoại]]
[[Thể loại:Động vật có vú huyền thoại]]

Phiên bản lúc 17:31, ngày 6 tháng 2 năm 2018

Taweret / Tawaret
Nữ thần Taweret, tay giữ biểu tượng sa, mang ý nghĩa bảo vệ
Tên bằng chữ tượng hình
X1G1G36
D21
X1I12
Biểu tượngbiểu tượng sa, hà mã
Phối ngẫuSeth

Taweret (hay Tawret, Taueret, Tawaret) là một nữ thần sinh sản của người Ai Cập cổ đại. Bà bảo vệ phụ nữ và trẻ em, và là cộng sự với á thần lùn Bes[1].

Thần thoại

Tương tự như nữ quỷ Ammit, Taweret là sự kết hợp giữa 3 loài vật ăn thịt lớn nhất của châu Phi: hà mã, sư tửcá sấu. Theo thần thoại, Taweret có thân và mặt của loài hà mã, cả 4 chi là của sư tử, phần lưng là của cá sấu. Ngoài ra bà còn mang bộ ngực của phụ nữ. Taweret cũng liên kết với Hathor vì bà đôi khi được miêu tả là đội cặp sừng với đãi mặt trời trên đầu.

Taweret đại diện cho 2 chòm sao Đại HùngThiên Long, vì thế bà được xem là thần bảo vệ của phương bắc. Theo thần thoại, vùng trời phía bắc là nơi lạnh lẽo đầy nguy hiểm. Set là chồng bà, và bị chính bà giam giữ tại chòm Đại Hùng, sau trận chiến với Horus. Tuy là vợ của ác thần nhưng bà lại trung thành với RaHorus. Với vai trò bảo vệ, Tawaret dùng phép thuật của mình để giúp cho các linh hồn vượt qua những nguy hiểm dưới địa ngục[2].

Hình ảnh nữ thần Taweret trên một bức tường của một ngôi đền tại Edfu

Về sau, bà được xem là một nữ thần sinh sản, bảo vệ cho gia đình, các bà mẹ và con trẻ và cả các pharaoh. Bà cùng với Bes xua đuổi những linh hồn quỷ dữ làm hại đến những sản phụ và những đứa trẻ mới sinh. Những bà mẹ đang mang thai thường đeo những chiếc bùa hình Taweret để bảo vệ cho họ và những đứa con[2]. Hathor cũng được xem là một vị thần sinh sản trong lĩnh vực này.

Vì có liên quan đến sự sinh sản nên Taweret cũng được xem là vị thần của sự tái sinh. Bà đã dùng nước để thanh lọc, tẩy uế cho những xác ướp để họ có thể đi vào thế giới bên kia, nên được mệnh danh là "Nguồn nước tinh khiết"[3].

Hình ảnh của Tawaret thường xuất hiện trên những món đồ trang sức, gối nằm và những vật dụng trong gia đình. Tawaret cũng xuất hiện trên những "con dao thần" được chế tác từ răng của loài hà mã, dùng để đuổi tà ma ác quỷ. Những chén ăn của trẻ con cũng có mặt của Taweret, đề cập đến vai trò giáo dục con cái của nữ thần trong gia đình[4]. Bes và Taweret thường được khắc bên ngoài các ngôi đền để ngăn chặn những điều xấu ảnh hưởng đến sự thiêng liêng của ngôi đền[1].

Chú thích

  1. ^ a b Houser-Wegner, Jennifer. "Taweret." In The Ancient Gods Speak: A Guide to Egyptian Religion. Edited by Donald Redford. Oxford: Oxford University Press, 2002. tr.351–352.
  2. ^ a b “Ancient Egyptian Gods; Taweret”.
  3. ^ Pinch, Geraldine. Egyptian Mythology: A Guide to Gods, Goddesses, and Traditions of Ancient Egypt. Oxford: Oxford University Press, 2002. tr.131–132; 142
  4. ^ Robert Ritner, "Household Religion in Ancient Egypt," Household and Family Religion in Antiquity, ed. John Bodel and Saul M. Olyan (Oxford: Blackwell Publishing Ltd, 2008), tr.177–178