82
lần sửa đổi
(Các quốc gia không nằm trong Kế hoạch Marshall) |
|||
Kế hoạch tái thiết được phát triển tại cuộc họp mặt của các quốc gia [[Châu Âu]] ngày [[12 tháng 7]] năm [[1947]]. Kế hoạch Marshall đề ra việc viện trợ tương đương cho [[Liên Xô]] và đồng minh của họ, nhưng không được chấp nhận. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, có khoảng 17 [[tỷ]] [[đô la Mỹ]] viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia [[Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế]] - OECD.<ref>Khoảng 13 tỷ đô la so với tổng sản phẩm quốc nội 258 tỷ đô la năm 1948.</ref> Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall, kể từ năm 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo.
Trong những năm gần đây, các sử gia đặt câu hỏi về cả động cơ bên trong cũng như tính hiệu quả chung của Kế hoạch Marshall. Một số sử gia cho rằng hiệu quả của Kế hoạch Marshall thực tế là từ chính sách ''[[laissez-faire]]'' (tạm dịch: ''thả nổi'') cho phép thị trường tự bình ổn qua sự phát triển kinh tế.<ref>Woods, trang 189-191</ref> Người ta cho rằng [[Tổ chức Cứu trợ và Phục hồi]] của [[Liên Hiệp Quốc]], vốn giúp hàng triệu người tị nạn từ năm 1944 tới 1947, cũng giúp đặt nền móng cho sự phục hồi châu Âu thời hậu chiến.
Trong khi phần phía tây của Liên Xô bị tàn phá nặng nề vì chiến tranh, thì phần phía đông hầu như không bị đụng chạm gì, mà còn diễn ra quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời chiến. Liên Xô cũng áp đặt những khoản bồi thường chiến phí lớn lên các quốc gia liên minh với phe Trục khi đó nằm dưới vòng ảnh hưởng của mình. [[Phần Lan]], [[Hungary]], [[România]], và đặc biệt là [[Cộng hòa Dân chủ Đức|Đông Đức]] bị buộc phải trả những khoản bồi thường lớn, và phải chuyên chở rất nhiều vật tư sang cho Liên Xô. Các khoản bồi thường đó có nghĩa là Liên Xô cũng nhận được tương đương với các quốc gia nhận viện trợ từ Kế hoạch Marshall.
Các quốc gia Đông Âu không nhận được tiền từ Kế hoạch Marshall, vì chính phủ của họ từ chối tham gia kế hoạch, và họ cũng nhận được rất ít viện trợ từ Liên Xô. Liên Xô cũng thiết lập [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế|COMECON]] như một lời cự tuyệt cho Kế hoạch. Các thành viên Comecon
Nhật Bản cũng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Tuy nhiên, người Mỹ và Quốc hội Mỹ không thấy cảm thông với người Nhật như họ đã tỏ ra với châu Âu. Nhật Bản không được coi là có giá trị kinh tế hay chiến lược quan trọng với Hoa Kỳ. Vì vậy, không có kế hoạch phục hồi đáng kể nào được vạch ra, và sự phục hồi kinh tế Nhật Bản trước năm 1950 rất chậm. Tuy nhiên, tới năm 1952, mức tăng trưởng đã tăng lên, tới mức từ năm 1952 tới năm 1971 GNP thực tế tăng ở mức 9,6% một năm. Ngược lại, Hoa Kỳ tăng trưởng ở mức 2,9% một năm từ năm 1952 tới năm 1991.<ref name="Powell">[http://www.econlib.org/library/Enc/JapanandtheMythofMITI.html Benjamin Powell.]</ref> Cuộc [[Chiến tranh Triều Tiên]] đã đóng một vai trò quan trọng trong sự khởi đầu quá trình phục hồi kinh tế Nhật. Chiến tranh bắt đầu từ năm 1950, và Nhật trở thành căn cứ hậu cần chủ đạo cho nỗ lực chiến tranh của Liên Hiệp Quốc, và là nhà cung cấp vật tư chiến tranh chính yếu. Một ví dụ nổi tiếng là hãng xe [[Toyota]]. Tháng 6 năm 1950, công ty này chỉ sản xuất được 300 xe tải, và đang trên bờ phá sản. Nhưng trong những tháng đầu của cuộc chiến, quân đội Mỹ đã đặt mua của họ hơn 5.000 xe tải, hãng này đã hồi phục và bành trướng sản xuất trong những năm tiếp theo<ref>Stueck, trang 146.</ref> Trong vòng 4 năm chiến tranh, nền kinh tế Nhật được bơm một khoản tiền còn lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào khác nhận viện trợ từ Kế hoạch Marshall.
|
lần sửa đổi