Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiết khí”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 137: Dòng 137:


Sáu tháng cuối năm: Tám, Hăm ba.<ref>Từ điển Hán Việt mới, 1973, Bắc Kinh, trang 617</ref>
Sáu tháng cuối năm: Tám, Hăm ba.<ref>Từ điển Hán Việt mới, 1973, Bắc Kinh, trang 617</ref>
|}
Một số cách nhớ nhanh khác:
{| class="wikitable"
|+
!Dạng 1 (lục bát)
!Giải thích
!Dạng 2 (song thất lục bát)
!Giải thích
|-
|Lập xuân, Vũ thủy bâng khuâng

Chợt Kinh trập suốt, Xuân phân phai tàn

Thanh minh, Cốc vũ cho toan

Vấn vương Lập hạ bẽ bàng vơi nay

Véo von Tiểu mãn xem hay

Phân Mang chủng thoắt đâu đây vội vàng

Còn nguyên Hạ chí chả càng

Xưa nay Tiểu thử nhỡ nhàng tươm ngay

Lập thu, Đại thử ngất ngây

Bây giờ Xử thử có đầy đặn an

Thu phân, Bạch lộ bàng hoàng

Gã hành khất lạnh ngắt Hàn lộ xoay

Chùi Sương giáng phải lung lay

Lập đông ôi vực thẳm vây quanh xoàng

Dang bang Tiểu tuyết tan hoang

Lỡ làng Đại tuyết mịn màng khéo thay

Mong Đông chí, Tiểu hàn này

Đại hàn tình sáng ngời đây thoáng nồng

Tháng hai thay đổi mỗi không

Một chênh lệch tối đa bồng hoặc hai

Hai mươi mốt nửa trong phai

Hai mươi ba nửa cuối ngoài năm trong.<ref>Nguồn: “Thơ Máy”</ref>
|Dòng thứ 1-18 chỉ 24 tiết khí theo mùa.
Dòng thứ 19-22 ta có công thức cho 2 tiết mỗi tháng.
|Lập xuân, Vũ thủy dùng dằng có

Kinh trập, Xuân phân ngỡ ngàng thôi

Thanh minh, Cốc vũ om rồi

Mỹ miều Lập hạ nhỏ nhoi phai tàn

Tiểu mãn, Hạ chí, Mang chủng chứ

Tiểu thử, ôi Đại thử bừng lên

Lập thu, Xử thử ấy bên

Thu phân, Bạch lộ vẹn tuyền thảm thương

Hàn lộ, Lập đông, Sương giáng nếp

Đại tuyết thì Tiểu tuyết đã nhau

Toan Đông chí, Tiểu hàn sau

Đại hàn rầu rĩ dãi dầu như đây

Tháng hai mỗi tiết thay đổi chói

Chênh lệch hai một tối đa khuây

Hai mươi mốt nửa trong hay

Hai mươi ba nửa trong này cuối năm.<ref>Nguồn: “Thơ Máy”</ref>
|Dòng thứ 1-2 chỉ 24 tiết khí theo mùa.
Dòng thứ 13-16 ta có công thức cho 2 tiết mỗi tháng.
|}
|}
Trong khoảng thời gian giữa các tiết khí như Đại tuyết, Tiểu tuyết trên thực tế ở miền bắc Việt Nam không có tuyết rơi. (Trừ một số đỉnh núi cao như [[Phan Xi Păng]], [[Mẫu Sơn]] có thể có, tuy vậy tần số xuất hiện rất thấp và lại rơi vào khoảng thời gian của Tiểu hàn-Đại hàn).
Trong khoảng thời gian giữa các tiết khí như Đại tuyết, Tiểu tuyết trên thực tế ở miền bắc Việt Nam không có tuyết rơi. (Trừ một số đỉnh núi cao như [[Phan Xi Păng]], [[Mẫu Sơn]] có thể có, tuy vậy tần số xuất hiện rất thấp và lại rơi vào khoảng thời gian của Tiểu hàn-Đại hàn).

Phiên bản lúc 18:05, ngày 24 tháng 3 năm 2018

Tiết khí (tiếng Hán truyền thống: 節氣; phát âm PinYin: Jieqi) là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí có xuất xứ từ tộc người Bách Việt (người Việt Nam cổ). Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa. Ở Việt Nam có một số học giả phân biệt tiết và khí. Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí. Tuy nhiên để dễ hiểu, nhiều người vẫn gọi chung là tiết khí hoặc đơn giản chỉ là tiết.

Có hai yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau, đó là:

  1. quỹ đạo của Trái Đất là một hình elíp rất gần với hình tròn chứ không phải là một hình tròn nên vận tốc di chuyển của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số. Do đó khoảng cách tính theo thời gian giữa các tiết khí không phải là con số cố định.
  2. Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày mà tiết khí đó bắt đầu.

Nên khoảng cách giữa hai tiết khí kề nhau sẽ ở trong khoảng 14-16 ngày. Lấy ví dụ trong kỷ nguyên J2000 khoảng thời gian từ điểm thu phân đến điểm xuân phânBắc Bán cầu là 6 ngày ngắn hơn khoảng thời gian từ điểm xuân phân đến điểm thu phân. Đó là do quỹ đạo hình elip của Trái Đất; vào tháng 1, Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất (điểm cận nhật vào khoảng ngày 3 tháng 1) nên theo định luật Kepler nó phải chuyển động nhanh hơn thời kỳ ở xa Mặt Trời (điểm viễn nhật khoảng ngày 4 tháng 7). Chính vì thế nên nửa hoàng đạo từ điểm xuân phân đến điểm thu phân, Trái Đất đi hết 186 ngày. Nửa còn lại, từ điểm thu phân đến điểm xuân phân, chỉ cần 179 đến 180 ngày.

Hai mươi tư tiết khí

Bảng dưới đây liệt kê hai mươi tư tiết khí trong lịch các nước phương Đông:

Kinh độ Mặt Trời Tiếng Việt Tiếng Hoa1 Tiếng Nhật Tiếng Triều Tiên2 Ý nghĩa3 Ngày dương lịch4
315° Lập xuân 立春 立春(りっしゅん) 입춘(立春) Bắt đầu mùa xuân 4 tháng 2
330° Vũ thủy 雨水 雨水(うすい) 우수(雨水) Mưa ẩm 19 tháng 2
345° Kinh trập 驚蟄(惊蛰) 啓蟄(けいちつ) 경칩(驚蟄) Sâu nở 5 tháng 3
Xuân phân 春分 春分(しゅんぶん) 춘분(春分) Giữa xuân 21 tháng 3
15° Thanh minh 清明 清明(せいめい) 청명(清明) Trời trong sáng 5 tháng 4
30° Cốc vũ 穀雨(谷雨) 穀雨(こくう) 곡우(穀雨) Mưa rào 20 tháng 4
45° Lập hạ 立夏 立夏(りっか) 입하(立夏) Bắt đầu mùa hè 6 tháng 5
60° Tiểu mãn 小滿(小满) 小満(しょうまん) 소만(小滿) Lũ nhỏ, duối vàng 21 tháng 5
75° Mang chủng 芒種(芒种) 芒種(ぼうしゅ) 망종(芒種) Chòm sao Tua Rua mọc 6 tháng 6
90° Hạ chí 夏至 夏至(げし) 하지(夏至) Giữa hè 21 tháng 6
105° Tiểu thử 小暑 小暑(しょうしょ) 소서(小暑) Nóng nhẹ 7 tháng 7
120° Đại thử 大暑 大暑(たいしょ) 대서(大暑) Nóng oi 23 tháng 7
135° Lập thu 立秋 立秋(りっしゅう) 입추(立秋) Bắt đầu mùa thu 7 tháng 8
150° Xử thử 處暑(处暑) 処暑(しょしょ) 처서(處暑) Mưa ngâu 23 tháng 8
165° Bạch lộ 白露 白露(はくろ) 백로(白露) Nắng nhạt 8 tháng 9
180° Thu phân 秋分 秋分(しゅうぶん) 추분(秋分) Giữa thu 23 tháng 9
195° Hàn lộ 寒露 寒露(かんろ) 한로(寒露) Mát mẻ 8 tháng 10
210° Sương giáng 霜降 霜降(そうこう) 상강(霜降) Sương mù xuất hiện 23 tháng 10
225° Lập đông 立冬 立冬(りっとう) 입동(立冬) Bắt đầu mùa đông 7 tháng 11
240° Tiểu tuyết 小雪 小雪(しょうせつ) 소설(小雪) Tuyết xuất hiện 22 tháng 11
255° Đại tuyết 大雪 大雪(たいせつ) 대설(大雪) Tuyết dày 7 tháng 12
270° Đông chí 冬至 冬至(とうじ) 동지(冬至) Giữa đông 22 tháng 12
285° Tiểu hàn 小寒 小寒(しょうかん) 소한(小寒) Rét nhẹ 6 tháng 1
300° Đại hàn 大寒 大寒(だいかん) 대한(大寒) Rét đậm 21 tháng 1

Ghi chú:

  1. Trong ngoặc là tiếng Hoa giản thể nếu cách viết khác với tiếng Hoa phồn thể (truyền thống).
  2. Trong ngoặc là cách viết kiểu Hanja
  3. Ý nghĩa của các tiết về cơ bản là giống nhau trong các nước, tuy nhiên có một vài điểm khác nhau rõ rệt.
  4. Ngày bắt đầu của tiết khí có thể cách nhau trong phạm vi ±1 ngày.

Người Trung Quốc có bài "Nhị thập tứ tiết khí" để ghi nhớ:

Nguyên văn Phiên âm Dịch nghĩa Dịch thơ
春雨驚春清穀天

夏滿芒夏暑相連

秋處露秋寒霜降

冬雪雪冬小大寒

每月兩節不變更

最多相差一兩天

上半年來六、廿一

下半年是八、廿三

Xuân Vũ Kinh Xuân Thanh Cốc thiên

Hạ Mãn Mang Hạ Thử tương liên

Thu Xử Lộ Thu Hàn Sương giáng

Đông Tuyết Tuyết Đông Tiểu Đại hàn

Mỗi nguyệt lưỡng tiết bất biến canh

Tối đa tương sai nhất lưỡng thiên

Thượng bán niên lai Lục, Chấp nhất

Hạ bán niên thị Bát, Chấp tam.

Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ

Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử

Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng

Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn

Mỗi tháng hai tiết không thay đổi

Chênh lệch tối đa một hoặc hai ngày

Trong nửa đầu năm, sáu, hai mươi mốt

Trong nửa cuối năm, tám, hai mươi ba.

Xuân, Vũ, Kinh, Xuân, Thanh, Cốc thiên*

Hạ, Mãn, Mang, Hạ, Thử tương liên

Thu, Xử, Lộ, Thu, Hàn, Sương giáng

Đông, Tuyết, Tuyết, Đông, Tiểu, Đại hàn

Mỗi tháng hai tiết không thay đổi

Tối đa sai lệch một hai ngày

Sáu tháng đầu năm: Sáu, Hăm mốt

Sáu tháng cuối năm: Tám, Hăm ba.[1]

Một số cách nhớ nhanh khác:

Dạng 1 (lục bát) Giải thích Dạng 2 (song thất lục bát) Giải thích
Lập xuân, Vũ thủy bâng khuâng

Chợt Kinh trập suốt, Xuân phân phai tàn

Thanh minh, Cốc vũ cho toan

Vấn vương Lập hạ bẽ bàng vơi nay

Véo von Tiểu mãn xem hay

Phân Mang chủng thoắt đâu đây vội vàng

Còn nguyên Hạ chí chả càng

Xưa nay Tiểu thử nhỡ nhàng tươm ngay

Lập thu, Đại thử ngất ngây

Bây giờ Xử thử có đầy đặn an

Thu phân, Bạch lộ bàng hoàng

Gã hành khất lạnh ngắt Hàn lộ xoay

Chùi Sương giáng phải lung lay

Lập đông ôi vực thẳm vây quanh xoàng

Dang bang Tiểu tuyết tan hoang

Lỡ làng Đại tuyết mịn màng khéo thay

Mong Đông chí, Tiểu hàn này

Đại hàn tình sáng ngời đây thoáng nồng

Tháng hai thay đổi mỗi không

Một chênh lệch tối đa bồng hoặc hai

Hai mươi mốt nửa trong phai

Hai mươi ba nửa cuối ngoài năm trong.[2]

Dòng thứ 1-18 chỉ 24 tiết khí theo mùa.

Dòng thứ 19-22 ta có công thức cho 2 tiết mỗi tháng.

Lập xuân, Vũ thủy dùng dằng có

Kinh trập, Xuân phân ngỡ ngàng thôi

Thanh minh, Cốc vũ om rồi

Mỹ miều Lập hạ nhỏ nhoi phai tàn

Tiểu mãn, Hạ chí, Mang chủng chứ

Tiểu thử, ôi Đại thử bừng lên

Lập thu, Xử thử ấy bên

Thu phân, Bạch lộ vẹn tuyền thảm thương

Hàn lộ, Lập đông, Sương giáng nếp

Đại tuyết thì Tiểu tuyết đã nhau

Toan Đông chí, Tiểu hàn sau

Đại hàn rầu rĩ dãi dầu như đây

Tháng hai mỗi tiết thay đổi chói

Chênh lệch hai một tối đa khuây

Hai mươi mốt nửa trong hay

Hai mươi ba nửa trong này cuối năm.[3]

Dòng thứ 1-2 chỉ 24 tiết khí theo mùa.

Dòng thứ 13-16 ta có công thức cho 2 tiết mỗi tháng.

Trong khoảng thời gian giữa các tiết khí như Đại tuyết, Tiểu tuyết trên thực tế ở miền bắc Việt Nam không có tuyết rơi. (Trừ một số đỉnh núi cao như Phan Xi Păng, Mẫu Sơn có thể có, tuy vậy tần số xuất hiện rất thấp và lại rơi vào khoảng thời gian của Tiểu hàn-Đại hàn).

Các điểm diễn ra hay bắt đầu các tiết xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí trùng với các điểm vernal equinox (điểm xuân phân), summer solstice (điểm hạ chí), autumnal equinox (điểm thu phân), winter solstice (điểm đông chí) trong tiếng Anh đối với Bắc Bán cầu.

Ý nghĩa

Phân tích các tiết khí theo bảng trên đây, có thể nhận thấy chúng có liên quan đến các yếu tố khí hậu và thời tiết rất đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Trong quá khứ nó đã từng được áp dụng để tính toán các thời điểm gieo trồng ngũ cốc sao cho phù hợp với các điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của chúng. Tuy vậy nó cũng có thể áp dụng được cho các vùng lân cận như khu vực phía bắc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Chính vì thế lịch Trung Quốc xưa còn có tên gọi là nông lịch tức lịch nông nghiệp.

Phân định mùa

Theo tiết khí trong lịch Trung Quốc, các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ "lập" trước tên mùa. Ví dụ: mùa xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân.

Tuy nhiên phân định này chỉ đúng cho thời tiết các nước ở Bắc Bán cầu Trái Đất xung quanh vùng Trung Hoa cổ đại. Tại các nước phương Tây, các mùa được phân định bằng các thời điểm như điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phânđiểm đông chí. Trong thiên văn học, mùa trên các hành tinh nói chung cũng phân theo kiểu phương Tây. Ví dụ, mùa xuân trên Sao Hỏa bắt đầu vào điểm xuân phân (kinh độ Mặt Trời bằng 0) và kết thúc vào điểm hạ chí (kinh độ Mặt Trời bằng 90°).

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Từ điển Hán Việt mới, 1973, Bắc Kinh, trang 617
  2. ^ Nguồn: “Thơ Máy”
  3. ^ Nguồn: “Thơ Máy”

Liên kết ngoài