Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Tây Ban Nha”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 68: Dòng 68:
|national_anthem =
|national_anthem =
|common_languages = [[Tiếng Tây Ban Nha]]
|common_languages = [[Tiếng Tây Ban Nha]]
|government_type = {{plainlist|
* [[Quân chủ hợp nhất]] (Habsburg)
* [[Quân chủ chuyên chế]] (Bourbon)}}
|title_leader = [[Chế độ quân chủ Tây Ban Nha|Vua]]
|title_leader = [[Chế độ quân chủ Tây Ban Nha|Vua]]
|leader1 =[[Vua Tây Ban Nha]]
|leader1 =[[Vua Tây Ban Nha]]

Phiên bản lúc 15:47, ngày 26 tháng 8 năm 2018

Đế quốc Tây Ban Nha
1492–1975
Quốc kỳ Đế quốc Tây Ban Nha
Quốc kỳ

Tiêu ngữ"Plus ultra"(tiếng Latinh)
"Mở rộng hơn nữa"
Lãnh thổ trên toàn thế giới trong đó bao gồm từng là lãnh thổ quân chủ Tây Ban Nha và Đế quốc.
Lãnh thổ trên toàn thế giới trong đó bao gồm từng là lãnh thổ quân chủ Tây Ban Nha và Đế quốc.
Tổng quan
Vị thếĐế chế Thiên chúa[1]
Thủ đôMadrid (1561–1601, 1606–1975) Valladolid (1601–1606)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Tây Ban Nha
Tôn giáo chính
Thiên chúa giáo
Vua 
Lịch sử 
• Thành lập
1492
• Giải thể
1975
Tiền thân
Kế tục
Vương quyền Castile
Vương quyền Aragon
Vương quốc Granada
Vương quốc Navarre
Hà Lan Burgundy
Công quốc Giáo phận Utrecht
Đế quốc Aztec
Đế quốc Inca
Văn minh Maya
Thổ dân châu Mỹ
Vương quốc Tondo
Liên hiệp Madja-as
Louisiana (Tân Pháp)
Tây Ban Nha
Đệ nhất Đế quốc México
Đại Colombia
Các tỉnh thống nhất Río de la Plata
Chile
Bolivia
Bảo hộ Peru
Đệ Nhất Cộng hòa Philippines
Guinea Xích đạo
Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Sahrawi
Louisiana (Tân Pháp)
Lãnh thổ Florida
Chính phủ Quân sự Hoa Kỳ tại Cuba
Puerto Rico
  Lãnh thổ bị mất do Hiệp ước Utrecht-Baden (1713–1714).
  Lãnh thổ bị mất do Chiến tranh độc lập Châu Mỹ khỏi Tây Ban Nha (1808–1833).
  Lãnh thổ bị mất do Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ (1898–1899).
  Lãnh thổ cấp độc lập do Phi thực dân hóa Châu Phi (1956–1976).
  Lãnh thổ hiện quản lý bởi Tây Ban Nha.

Đế quốc Thực dân Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: Imperio español) là một trong những đế quốc lớn nhất thế giới và là một trong những đế quốc toàn cầu đầu tiên trên thế giới. Đạt tới thời kỳ cực thịnh về quân sự, quyền lực chính trị và kinh tế dưới vương triều Habsburgs Tây Ban Nha, trong thế kỷ 16 và 17, có phạm vi rộng nhất dưới vương triều Bourbon, khi đã chiếm được các đế chế lớn khác trên thế giới. Đế quốc Tây Ban Nha trở thành siêu cường trong thời gian đó và là đế quốc đầu tiên được gọi là "đế quốc có mặt trời không bao giờ lặn".

Vào thế kỷ thứ 15 và 16 Tây Ban Nha là quốc gia tiên phong cho phong trào thám hiểm thế giới và chủ nghĩa bành trướng thuộc địa của châu Âu cũng như tiên phong trong việc mở các lộ trình giao thương qua đại dương, với việc thông thương phát triển nở rộ qua Đại Tây Dương giữa Tây Ban Nha với Mỹ và qua Thái Bình Dương giữa Châu Á - Thái Bình dương với México qua Philippines. Những người Tây Ban Nha đi khai phá thuộc địa đã lật đổ những nền văn minh Aztec, Inca, Maya và tuyên bố chủ quyền với một dải đất bao la ở BắcNam Mỹ. Trong một khoảng thời gian, đế chế Tây Ban Nha thống trị các đại dương nhờ hạm đội tàu giàu kinh nghiệm, một sức mạnh bậc nhất toàn cầu, và họ thống trị những chiến trường ở châu Âu với một lực lượng bộ binh dày dạn và thiện chiến có tên là tercios. Tây Ban Nha trải qua thời kỳ vàng son về văn hóa trong thế kỷ 16 và 17.

Từ giữa thế kỷ 16, vàng và bạc từ các mỏ ở châu Mỹ đã tăng cường tiềm lực quân sự của Tây Ban Nha Habsburg trong một chuỗi các cuộc chiến tại châu Âu và Bắc Phi. Vào thế kỷ 17 và 18, đế chế Tây Ban Nha có được một lãnh thổ rộng lớn nhất trên thế giới, dù nó có trải qua sự biến động trong quân đội và tài sản kinh tế từ thập niên 1640. Phải đương đầu với kinh nghiệm và thử thách mới trong việc xây dựng đế chế, các nhà tư tưởng Tây Ban Nha đã công thức ra một vài ý tưởng tân tiến trong các đạo luật thiên nhiên, quyền tối cao độc lập, đạo luật quốc tế, chiến tranh và kinh tế - họ thậm chí đặt dấu hỏi về tính hợp pháp của chủ nghĩa Đế quốc - liên quan đến những trường phái ý tưởng về tính tập thể như trường phái Salamanca.

Những bất đồng thường xuyên với các thế lực thù địch đã gây ra các cuộc chiến về lãnh thổ, giao thương và tôn giáo mà đã góp phần không nhỏ vào sự suy tàn dần dần của đế chế Tây Ban Nha từ giữa thế kỷ 17. Trên Địa Trung Hải, Tây Ban Nha thường xuyên giao chiến với đế quốc Ottoman, trên lục địa châu Âu, Pháp vươn lên với một sức mạnh tương đương. Ở bên ngoài, Tây Ban Nha ban đầu bị cạnh tranh bởi Bồ Đào Nha, rồi sau đó là AnhHà Lan. Thêm vào đó, các lực lượng phá rối dưới sự đỡ đầu của Anh, Pháp và Hà Lan cùng với việc phạm tội quá mức của quân đội Tây Ban Nha, sự tham nhũng gia tăng của chính phủ và sự đình trệ về kinh tế gây ra bởi các chi tiêu quân đội đã phần nào đóng góp cho sự đi xuống của đế chế này.

Đế chế Tây Ban Nha tại châu Âu đã không thể thực hiện được do hiệp ước Utrecht (1713), hiệp ước đã cắt bỏ những lãnh thổ còn lại của Tây Ban Nha ở Ý và các quốc gia thuộc vùng đất thấp. Tài sản của Tây Ban Nha tăng lên sau đó, nhưng nó vẫn duy trì là một sức mạnh thứ hai về chính trị tại lục địa châu Âu.

Tuy nhiên, Tây Ban Nha duy trì và mở rộng đế chế bên ngoài của nó cho đến thế kỷ 19, cú sốc của cuộc chiến tranh bán đảo đã tạo nên một làn sóng tuyên bố độc lập tại Quito (1809), Colombia (1810), VenezuelaParaguay (1811) đồng thời các cuộc cách mạng liên tiếp nổ ra đã cướp đi các thuộc địa của đế chế tại Đại Lục Châu Mỹ. Tây Ban Nha cố gắng duy trì những mảnh vụn của đế chế tại vùng Caribbean (CubaPuerto Rico); Châu Á (Philippines), và Châu Đại Dương (Guam, Micronesia, Palau, và Quần đảo Bắc Mariana) cho đến tận chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ nổ ra năm 1898. Sự tham gia của Tây Ban Nha trong cuộc tranh chấp châu Phi là rất nhỏ; vùng Maroc Tây Ban Nha (thuộc địa Maroc của Tây Ban Nha) được duy trì cho đến năm 1956, Guinea Tây Ban Nha và Sahara Tây Ban Nha được duy trì cho đến năm 1968 và 1975. Quần đảo Canaria, Ceuta, Melilla là những khu vực hành chính hiện vẫn là một phần của Tây Ban Nha trong khi Isla de Alborán, Isla Perejil, Islas Chafarinas, Peñón de Alhucemas, và Peñón de Vélez de la Gomera vẫn là các lãnh thổ thuộc Tây Ban Nha. Và theo UN, "Sahara Tây Ban Nha/Tây Sahara" hiện vẫn dưới sự điều hành của Tây Ban Nha.

Tham khảo

  1. ^ Cierva, Ricardo de la (2010). Historia total de Espana / Total History of Spain . Madrid: Editorial Fenix. ISBN 8488787618.