Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hạ Hầu Uyên”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 17: Dòng 17:


== Thời trẻ ==
== Thời trẻ ==
Hạ Hầu Uyên [[tên tự]] là ''Diệu Tài'' (妙才), người [[Tiêu Quận]], nước Bái (thuộc Dự châu), là đồng hương đồng thời là anh em họ Tào Tháo.
Hạ Hầu Uyên [[tên tự]] là ''Diệu Tài'' (妙才), người [[Tiêu Quận]], nước Bái<ref>Nay là huyện Hào, tỉnh [[An Huy]]</ref> (thuộc Dự châu), là đồng hương đồng thời là anh em họ [[Tào Tháo]].


Hạ Hầu Uyên từng nhận tội giết người nhằm cứu Tào Tháo khỏi bị giam giữ nên Tào Tháo biết ơn và gả em gái vợ cho.
Khi còn trẻ, Hạ Hầu Uyên Tào Tháo thường giao du với nhau. Tào Tháo phạm tội, bị bắt giam. Hạ Hầu Uyên đứng ra nhận hết tội về mình, vì vậy ông bị bắt giam còn Tào Tháo được thả. Tào Tháo ra ngoài cũng dốc tiền chạy quan địa phương thả Hạ Hầu Uyên ra. Tào Tháo biết ơn ông và gả em gái vợ cho.


== Sự nghiệp ==
== Sự nghiệp ==

Phiên bản lúc 03:42, ngày 2 tháng 4 năm 2011

Chân dung Hạ Hầu Uyên trong Tam Quốc Diễn Nghĩa thời nhà Thanh
Tên
Tiếng Hoa giản thể: 夏侯渊
Tiếng Hoa phồn thể: 夏侯淵
bính âm: Xiàhóu Yuān
Wade-Giles: Hsiahou Yuan
Tự: Diệu Tài (妙才)

Hạ Hầu Uyên (chữ Hán: 夏侯渊: ?-219) là tướng quân phe Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc

Thời trẻ

Hạ Hầu Uyên tên tựDiệu Tài (妙才), người Tiêu Quận, nước Bái[1] (thuộc Dự châu), là đồng hương đồng thời là anh em họ Tào Tháo.

Khi còn trẻ, Hạ Hầu Uyên và Tào Tháo thường giao du với nhau. Tào Tháo phạm tội, bị bắt giam. Hạ Hầu Uyên đứng ra nhận hết tội về mình, vì vậy ông bị bắt giam còn Tào Tháo được thả. Tào Tháo ra ngoài cũng dốc tiền chạy quan địa phương thả Hạ Hầu Uyên ra. Tào Tháo biết ơn ông và gả em gái vợ cho.

Sự nghiệp

Năm 190, Tào Tháo tập hợp lực lượng đánh Đổng Trác, Hạ Hầu Uyên cùng Hạ Hầu Đôn cũng là họ hàng Tào Tháo dẫn 1000 quân đến giúp Tào Tháo. Sau đó, liên quân đánh Đổng Trác tan rã, Hạ Hầu Uyên giúp Tào Tháo tăng cường lực lượng và mở rộng lãnh thổ.

Năm 198, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia trận Hạ Bì chống lại Lữ Bố. Kết cục của trận chiến là cái chết của Lữ Bố. Năm 200, Tào Tháo và Viên Thiệu đại chiến tại Quan Độ, Hạ Hầu Uyên làm nhiệm vụ bảo vệ doanh trại và tiếp tế lương thảo. Trận Quan Độ kết thúc với thất bại hoàn toàn của Viên Thiệu và Tào Tháo làm chủ cả miền Bắc Trung Quốc từ đó.

Năm 208, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia 2 trận đánh lớn là trận Trường Bảntrận Xích Bích nhưng thất bại.

Năm 211, Mã Siêu dẫn 10 vạn đại quân Tây Lương tấn công Đồng Quan. Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đến chiếm lại Đồng Quan. Thời gian đầu, Mã Siêu chiếm ưu thế nhưng Tào Tháo sau đó phản công thắng lợi đánh bại Mã Siêu nhưng Mã Siêu chạy trốn. Sau trận Đồng Quan, Tào Tháo sai hạ Hầu Uyên trấn giữ Trường An phòng Mã Siêu.

Năm 213, Mã Siêu dẫn quân đánh chiếm lại Lũng Thượng gây ra trận chiến Ký Thành. Hạ Hầu Uyên nhận lệnh của Tào Tháo liên kết cùng Dương Phụ đánh bại Mã Siêu lần nữa khiến Mã Siêu phải chạy đến Hán Trung. Sau đó, Hạ Hầu Uyên trở về Hứa Đô.

Năm 215, Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đánh Hán Trung của Trương Lỗ. Trương Lỗ sai người dẫn quân đến Dương Bình Quan phòng thủ khiến quân Tào Tháo không qua được. Sau đó, Tào Tháo sai Hạ Hầu Uyên lặng lẽ dẫn quân đến đánh chiếm Dương Bình quan, quân của Trươg Lỗ không phòng thủ nên đại bại. Cuối cùng Tào Tháo chiếm Hán Trung. Cùng thời gian đó, quân Đông Ngô tấn công Hợp Phì nên Tào Tháo phải dẫn quân về Hợp Phì, giao Hán Trung lại cho Trương Cáp và Hạ Hầu Uyên. Hạ Hầu Uyên trấn giữ núi Định Quân là nơi hiểm yếu, đồng thời là nơi cất giữ lương thảo.

Năm 219, Lưu Bị dẫn quân đánh Hán Trung, sai Hoàng Trung tiến đánh núi Định Quân. Hạ Hầu Uyên nghe tin đó sai người báo cho Tào Tháo, Tào Tháo dẫn 40 vạn quân về cứu Hán Trung, sai Hạ Hầu Uyên ra nghênh địch. Hạ Hầu Uyên và Hoàng Trung bất phân thắng bại. Sau đó, Hoàng Trung chiếm Đối Sơn khiến Hạ Hầu Uyên tức giận đem quân đánh Đối Sơn. Hoàng Trung theo kế của Pháp Chính đợi quân của Hạ Hầu Uyên mỏi mệt thì kéo quân xuống, chém chết Hạ Hầu Uyên rồi sau đó dẫn quân chiếm luôn núi Định Quân. Cuối cùng, Lưu Bị chiếm luôn Hán Trung vào năm 219.

Trong Tam quốc diễn nghĩa

Xem thêm

Tham khảo

  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, NXB Đà Nẵng
  • Lê Đông Phương, (2007), Kể chuyện Tam Quốc, NXB Đà Nẵng
  • Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân (2006), Tướng soái cổ đại Trung Hoa, tập 1, NXB Thanh niên.
  • Trần Văn Đức (2008), Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện, NXB Văn học

Chú thích

  1. ^ Nay là huyện Hào, tỉnh An Huy