Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hải Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 343: Dòng 343:
*Nhạc sĩ [[Đỗ Hồng Quân]] (sinh 1956) quê ở thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, Hải Dương, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Hà Tây. Ông là một nhạc sĩ, hiện giữ chức Chủ tịch hội Nhạc sĩ Việt Nam, và là con trai của nhạc sĩ lừng danh Đỗ Nhuận.
*Nhạc sĩ [[Đỗ Hồng Quân]] (sinh 1956) quê ở thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, Hải Dương, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Hà Tây. Ông là một nhạc sĩ, hiện giữ chức Chủ tịch hội Nhạc sĩ Việt Nam, và là con trai của nhạc sĩ lừng danh Đỗ Nhuận.
<ref>{{Chú thích web | url = https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_H%E1%BB%93ng_Qu%C3%A2n | tiêu đề = Đỗ Hồng Quân – Wikipedia tiếng Việt | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
<ref>{{Chú thích web | url = https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_H%E1%BB%93ng_Qu%C3%A2n | tiêu đề = Đỗ Hồng Quân – Wikipedia tiếng Việt | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>

* [[Triệu Xuân]] (sinh năm 1952, NInh Giang, Hải Dương) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam.


== Y tế ==
== Y tế ==

Phiên bản lúc 08:36, ngày 6 tháng 10 năm 2018

Hải Dương
Tỉnh
Tỉnh Hải Dương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng (địa lý) Vùng thủ đô Hà Nội (đô thị)
Tỉnh lỵThành phố Hải Dương
Trụ sở UBND45 Quang Trung
Phân chia hành chính1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện
Đại biểu quốc hội9
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Dương Thái
Chủ tịch HĐNDNguyễn Mạnh Hiển
Địa lý
Tọa độ: 20°56′00″B 106°19′00″Đ / 20,93333°B 106,31667°Đ / 20.933330; 106.316670
Hai Duong in Vietnam.svgBản đồ tỉnh Hải Dương
Diện tích1656,0 km²
Dân số (2016)
Tổng cộng2.463.890 người[1]
Mật độ1488 người/km²
Dân tộcViệt
Khác
Mã hành chínhVN-61
Mã bưu chính17xxxx
Mã điện thoại220
Biển số xe34
Websitehttp://www.haiduong.gov.vn/

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông. phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bìnhphía tây giáp tỉnh Hưng Yên.Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại 2.

Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằm trong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng[2].

Lịch sử

Thành Hải Dương - Thành Đông năm 1885, một trong 4 thành trong Thăng Long tứ trấn
Hải Dương trong một bưu thiếp của Pháp đầu thế kỷ 20

Xuất xứ tên gọi Hải Dương: Hải là biển. Dương là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về". Tên gọi Hải Dương chính thức có từ năm 1469 [3]. Thời phong kiến, Hải Dương là một miền đất rất rộng lớn. phía tây đến Bần Yên Nhân (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía đông đến vùng biển (nay thuộc thành phố Hải Phòng), phía nam từ Lực Điền đến cầu Tràng (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía bắc từ Trạm Điền xuống núi Tam Ban, Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Miền đất Hải Dương luôn ở vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong "Dư địa chí", Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là phên giậu phía đông của kinh thành Thăng Long.

  • Đời Hùng Vương xưa, Hải Dương là bộ Dương Tuyền; thời nhà Tần thuộc Tượng quận. Thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ; thời nhà Đông Ngô thuộc Giao Châu; nhà Đường đặt Hải Môn trấn, sau đổi thành Hồng Châu.
  • Nhà Đinh chia làm đạo, vẫn mang tên là Hồng Châu; nhà Tiền Lê cũng theo như nhà Đinh.
  • Nhà Lý đổi thành lộ Hồng, sau đổi thành lộ Hải Đông.
  • Nhà Trần đổi lại thành lộ Hồng, rồi lại đổi thành lộ Hải Đông. Sau đó đổi làm 4 lộ: Hồng Châu thượng, Hồng Châu hạ và Nam Sách thượng, Nam Sách hạ, còn gọi là Nam Sách Giang.
Thành phố Hải Dương thời Pháp thuộc
  • Năm Quang Thái thứ 10 (1397) vua Trần Thuận Tông đổi làm trấn Hải Đông
  • Thời kỳ thuộc Minh (1407-1427), thuộc hai phủ Lạng Giang và Tân An.
  • Nhà Hậu Lê năm Thuận Thiên (1428-1433), vua Lê Thái Tổ cho thuộc Đông Đạo.
  • Khoảng niên hiệu Diên Ninh (1454-1459) vua Lê Nhân Tông chia làm 2 lộ: Nam Sách thượng và Nam Sách hạ
  • Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) vua Lê Thánh Tông đặt thừa tuyên Nam Sách.
  • Năm 1469, đổi làm thừa tuyên Hải Dương.
  • Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đổi làm xứ Hải Dương
  • Năm Hồng Thuận thứ nhất (1509) vua Lê Tương Dực đổi làm trấn Hải Dương.
  • Năm 1527 -1592 Nhà Mạc lên ngôi thay nhà Lê, gọi lại là đạo Hải Dương. năm 1529 Mạc thái Tổ trao ngôi vua cho con là Mạc Đăng Doanh còn Mạc Đăng Dung làm Thái thượng hoàng về Cổ trai lấy Nghi Dương làm Dương Kinh, trích phủ Thuận An ở Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh.
  • Nhà Hậu Lê, khoảng niên hiệu Quang Hưng (1578-1599), vua Lê Thế Tông đổi làm trấn theo nguyên như cũ.
Giao chiến tại thành Hải Dương giữa thực dân Pháp và quan binh Hải Dương. Khi Adrien-Paul Balny d'Avricourt chỉ huy quân Pháp đi trên chiến hạm Espignole đổ bộ đánh chiếm Hải Dương trong Chiến tranh Pháp-Đại Nam diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884
Thị trấn Ninh Giang tỉnh Hải Dương thời Pháp thuộc Phu Ninh Giang Rue principale

Mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hoá, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Ðồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),... Văn hoá Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Chỉ trong một không gian chừng 5 km² đã có hàng chục di tích lưu giữ những kỷ niệm về 3 danh nhân vĩ đại của đất nước và thế giới. Ðó là Trần Hưng Ðạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá, Chu Văn An - "người thầy của muôn đời"; cùng An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn) đã trở thành những huyền thoại của non sông đất Việt.

Địa lý tự nhiên

Một góc Thành phố Hải Dương ngày nay, trung tâm hành chính của tỉnh Hải Dương

Hải Dương có diện tích 1.662 km², là tỉnh có diện tích trung bình trong số các tỉnh thành ở Việt Nam.

Tọa độ

  • Vĩ độ: 20°43' đến 21°14' độ vĩ Bắc
  • Kinh độ: 106°03' đến 106°38' độ kinh Đông
Một góc phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh trung tâm hành chính của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Địa hình

Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Khí hậu

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùnnồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm.

Sân golf Ngôi Sao Chí Linh Sân golf thách thức nhất Việt Nam

Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông.

Tài nguyên

Các khoáng sản chính:

  • Đá vôi xi măngKinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, hàm lượng CaCO3 từ 90 - 97%. Đủ để sản xuất 4 đến 5 triệu tấn xi măng/năm trong thời gian 50 - 70 năm.
  • Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 400.000 tấn, hàm lượng Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ sứ.
  • Đất sét chịu lửa ở Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; hàm lượng Al2O3: 23,5 - 28%, Fe2O3: 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa.
  • Bô xít ở Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3: từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3: từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%.

Các đơn vị hành chính

Hải Dương bao gồm 01 thành phố trực thuộc, 01 thị xã và 10 huyện:

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hải Dương
Tên Dân số (người)2009 Hành chính
Thành phố (1)
Hải Dương 279.291 17 phường, 4 xã
Thị xã (1)
Chí Linh 157.418 8 phường, 12 xã
Huyện (10)
Bình Giang 106.923 1 thị trấn, 17 xã
Cẩm Giàng 121.935 2 thị trấn, 17 xã
Gia Lộc 137.586 1 thị trấn, 22 xã
Tên Dân số (người)2009 Hành chính
Kim Thành 124.439 1 thị trấn, 20 xã
Kinh Môn 124.300 3 thị trấn, 22 xã
Nam Sách 118.040 1 thị trấn, 18 xã
Ninh Giang 146.780 1 thị trấn, 27 xã
Thanh Hà 162.000 1 thị trấn, 24 xã
Thanh Miện 183.845 1 thị trấn, 18 xã
Tứ Kỳ 200.790 1 thị trấn, 26 xã

Toàn tỉnh Hải Dương có tất cả 265 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 25 phường, 227 xã và 13 thị trấn.

Theo quy hoạch Xây dựng vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Hải Dương sẽ hình thành 3 cụm đô thị động lực mạnh: thành phố Hải Dương - hành lang quốc lộ 5; Chí Linh - Kinh Môn; cụm Thanh Miện và khu vực phía nam tỉnh. Quy hoạch cũng thể hiện sự phát triển theo các trục hành lang tạo thành mạng lưới, khung phát triển của quy hoạch lãnh thổ tỉnh. Định hướng phát triển công nghiệp gồm có khu công nghiệp và các cụm công nghiệp với tổng số 25 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.400 ha.

Hệ thống đô thị được định hướng gồm Thành phố Hải Dương đạt đô thị loại I trước năm 2020 là hạt nhân; TX Chí Linh là đô thị trung tâm phía bắc; chuỗi thị trấn Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ phát triển thành Thị xã Kinh Môn vào năm 2020; thị trấn Kẻ Sặt (Bình Giang) mở rộng và nâng cấp lên đô thị loại IV và thành Thị xã vào năm 2020; các thị trấn Phú Thái (Kim Thành), Ninh Giang và Thanh Miện nâng cấp thành đô thị loại IV khoảng năm 2025... Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh sẽ nâng cấp và quy hoạch mới các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và các cảng cạn, bến bãi… Bản quy hoạch cũng thể hiện quan điểm lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư tới năm 2015 - 2020 gồm các công trình xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật

Huyện Kinh Môn là huyện đầu tiên lên huyện nông thôn mới của tỉnh Hải Dương vào năm 2015

Dân số

Năm 2016 Hải Dương có 2.463.890 người với mật độ dân số 1.488 người/km² Thành phần dân số:

  • Nông thôn: 73%
  • Thành thị: 27%.

Tính đến năm 2017, tỉnh Hải Dương có 1 Thành phố trung tâm, 1 Thị xã và 10 Huyện trực thuộc[11] gồm:

Đơn vị hành chính Diện tích (km²)
Dân số (người)
(Năm 2016)
Mật độ (người/km²)
Toàn tỉnh '1.654,8 2.463.8901.488
1- Thành phố Hải Dương 71,4400.6005,594
2- Thị xã Chí Linh 282,0220.349781,3
3- Huyện Nam Sách 109,1 167.0891.531
4- Huyện Kinh Môn 163,5190.9641.167
5- Huyện Kim Thành 115,2165.7821.439
6- Huyện Thanh Hà 159,1 254.4141599
7- Huyện Cẩm Giàng 109,0158.8391.457
8- Huyện Bình Giang 104,8145.5351.388
9- Huyện Gia Lộc 112,4185.3871.649
10- Huyện Tứ Kỳ 170,4 200.7691.178
11- Huyện Ninh Giang 135,5190.6771.407
12- Huyện Thanh Miện 122,4183.485 1.499

Kinh tế

Một khu đô thị tại Thành phố Hải Dương. Ảnh chụp tại Khu đô thị Đỉnh Long đường Trường Chinh phường Tân Bình Thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương

Trong 6 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng kinh tế ở Hải Dương khá ổn định, tổng sản phẩm toàn tỉnh tăng 7.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá 2010) ước đạt 10.100 tỷ đồng, bằng 57,8% kế hoạch năm, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) ước đạt 69.998 tỷ đồng, bằng 46% kế hoạch năm, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 22.776 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước

Huyện Kinh Môn hiện nay là huyện công nghiệp chính của tỉnh Hải Dương với các khu công nghiệp Thép Hòa Phát, Xi măng Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Thành Công... hiện nay huyện Kinh Môn cũng là huyện sản xuất hành tỏi, nếp hoa vàng nổi tiếng của cả nước..

Giao thông

Đường bộ

Hải Dương là tỉnh có nhiều đoạn quốc lộ chạy qua, cụ thể:

Quốc lộ 5 Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng
  • Quốc lộ 5 từ Hà Nội tới Hải Phòng, phần chạy ngang qua giữa tỉnh Hải Dương dài 44,8 km.
  • Quốc lộ 18 từ Hà Nội qua Bắc Ninh, Hải Dương đến vùng than và cảng Cái Lân của tỉnh Quảng Ninh. Phần đường chạy qua Chí Linh dài 20 km.
  • Quốc lộ 37 từ Ninh Giang (giáp Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đến Chí Linh (giáp Lục Nam, Bắc Giang)
  • Quốc lộ 38 dài 13 km là đường cấp III đồng bằng.
  • Quốc lộ 38B dài 145,06 km là đường cấp III đồng bằng, nối Hải Dương tới Ninh Bình.
  • Quốc lộ 10, dài 9 km. Quy mô cấp III đồng bằng.
  • Đường cao tốc từ Hà Nội tới Hải Phòng (đường 5 mới): quy mô cấp quốc gia

Ngoài ra còn có đường tỉnh với 14 tuyến dài 347,36 km (đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng) và đường huyện 392,589 km và 1386,15 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.

Đường sắt

Nhà thờ Giáo xứ Kẻ Sặt. Xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Hải Dương có tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy song song với đường 5, vận chuyển hàng hóa, hành khách qua 7 ga trong tỉnh Hải Dương. Ngoài ra còn có tuyến Kép-Bãi Cháy chạy qua Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm, nông, thổ sản ở các tỉnh miền núi phía bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh), cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh này và tuyến Yên Viên-Cái Lân hiện đang được thi công.

Đường thuỷ

Hải Dương có 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ dài 400 km; các loại tàu, thuyền trọng tải 500 tấn có thể qua lại. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi. Hệ thống giao thông trên là điều kiện cho việc giao lưu kinh tế từ trong tỉnh đi cả nước và nước ngoài thuận lợi.Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý như Sông Thái Bình, sông Thương, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn... Tổng chiều dài 274,5 km, trong đó có sông Thái Bình, sông Luộc là những tuyến đường thuỷ quan trọng của khu vực đồng bằng sông Hồng.

Các tuyến xe buýt

Hiện tại, có tất cả 16 tuyến xe buýt xuất phát từ thành phố Hải Dương đi đến trung tâm các huyện trong tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành lân cận.

  • Các tuyến xuất phát từ Bến xe Hải Dương:
    • 202 Hải Dương - Hà Nội
    • 206 Hải Dương - Hưng Yên
    • 216 Hải Dương - Sặt - Hưng Yên
  • Các tuyến xuất phát từ Bến xe Hải Tân:
    • 02 Tp. Hải Dương - Thanh Hà
    • 19 TP. Hải Dương - Nam Sách
    • 207 Hải Dương - Uông Bí
    • 215 Hải Dương - Lương Tài
    • 217 Hải Dương - Bắc Ninh.
  • Các tuyến phố nội đô: Đại lộ Trần Hưng Đạo thành phố Hải Dương
    • 208 Hải Dương - Bắc Giang
    • 209 Hải Dương - Thái Bình
    • 01 TP Hải Dương - Thanh Hà
    • 18 TP Hải Dương - Phú Thái - Mạo Khê
    • 08 TP Hải Dương - Kim Thành
    • 07 TP Hải Dương - Bóng - Cầu Dầm
    • 05 TP Hải Dương - Bình Giang - Hà Chợ
  • Các tuyến xuất phát từ Điểm đỗ Bắc đường Thanh Niên (Siêu thị Marko cũ):
    • 06 TP Hải Dương - Bến Trại
    • 09 TP Hải Dương - TT. Tứ Kỳ - Quý Cao - Ninh Giang
    • 27 TP Hải Dương - Gia Lộc - Ninh Giang.
  • Các tuyến xe buýt ngoại tỉnh:
    • BN02 Bắc Ninh- Sao Đỏ (Tần suất 10-20 phút/chuyến, riêng thứ hai 5-20 phút/chuyến Thời gian hoạt động: 5h-21h)

Văn hóa lịch sử

Một buổi diễn của nhà hát Chèo Hải Dương

Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Theo dòng lịch sử đã để lại cho Hải Dương 1.098 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp Bạc.

Hải Dương cũng là miền đất sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như: danh nhân quân sự thế giới Trần Hưng Đạo, một trong mười tướng tài trên thế giới, vị anh hùng dân tộc Việt Nam với chiến công hiển hách - ba lần chiến thắng quân Nguyên; Danh sư Chu Văn An, nhà giáo tài đức vẹn toàn, lịch sử tôn ông là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất; Hai anh em cùng Đậu Tiến sĩ làm Quan đồng Triều thời Lý là Mạc Hiển Tích- Mạc Kiến Quang, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, người có tầm tư tưởng vượt lên nhiều thế kỷ; Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với học vấn đứng đầu cả nước, ông đã góp phần làm dạng danh đất nước; Đại danh y Tuệ Tĩnh, vị thánh thuốc nam được cả nước ngưỡng mộ; Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam; Nhà toán học Vũ Hữu, tác giả của "Lập thành toán pháp"... Hải Dương cũng là quê hương của Phạm Sư Mạnh, Đoàn Nhữ Hài, cùng với Mạc Đĩnh Chi là những đại thần có tài đức, được xếp vào hàng "Người phò tá có công lao tài đức đời Trần", được người đời khen tụng. Trí tuệ, tài năng của người Hải Dương cũng đóng góp cho sử sách Việt Nam 486 tiến sĩ (tính theo đơn vị hành chính mới, 637 vị tính theo đơn vị hành chính cũ) trong tổng số 2.989 vị đỗ đại khoa qua các triều đại, chiếm 16% (22%) đứng đầu cả nước, tiêu biểu là làng Mộ Trạch (Bình Giang – Hải Dương) được gọi là "lò tiến sĩ xứ Đông" có 36 vị đỗ đại khoa, đứng đầu số người đỗ tiến sĩ tính theo đơn vị làng xã trong cả nước. Vào thời Lê sơ, ở Hải Dương đã có trường thi và miếu thờ các vị đại nho, tiêu biểu là Văn miếu Mao Điền.

Hiện nay, trong địa bàn tỉnh Hải Dương còn nhiều di tích lịch sử-văn hóa như: Đền Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần, Đền thờ Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quang và Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi Long động đền Đoanđền Tranh thờ Quan lớn Tuần Tranh, chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đền Cao, Văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ Chu Đậu-Mỹ Xá, di tích lịch sử chùa Bạch Hào. Khu di tích Kính Chủ - An Phụ, đảo cò Chi Lăng Nam...

Hải Dương cũng một trong những cái nôi của nghệ thuật rối nước, hiện nay tại Hải Dương còn 2 phường rối nước là Phường rối nước Thanh Hải-Thanh Hà, và Hồng Phong. Gắn liền với đời sống người nông dân, rối nước đã trở thành niền tự hào không của người dân Hải Dương mà còn là niềm tự hào của con người Việt Nam.

Mỹ Xá cũng là nơi mà Việt Nam Quốc dân đảng đã họp dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Thái Học để phát động phong trào Khởi nghĩa Yên Bái chống lại thực dân Pháp vào tháng 2 năm 1930.

Với những thuận lợi trên, Hải Dương có vị trí khá quan trọng trong vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước.

Giáo dục

Hải Dương là đất học từ xa xưa, vùng đất Xứ Đông này là quê hương của nhiều nho sĩ, Trạng nguyên Việt Nam và Thủ khoa Đại Việt. Trong thời kì phong kiến Hải Dương có 12 Trạng nguyên (tính theo đơn vị hành chính mới, 15 vị tính theo đơn vị hành chính cũ) đứng thứ hai cả nước (sau Bắc Ninh) và có 3 Thủ khoa Đại Việt, hàng ngàn tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa.

Nằm bên đường quốc lộ 5, cách thành phố Hải Dương 15 km về phía bắc, thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), văn miếu Mao Điền được biết tới là một trong số ít văn miếu hàng tỉnh còn tồn tại ở Việt Nam. Lịch sử của văn miếu bắt đầu từ hơn 500 năm về trước. Từ giữa thế kỷ 15 cho đến khoa thi cuối cùng của nhà Nguyễn, nơi đây trở thành nơi thi hương của vùng trấn Hải Dương. Đặc biệt trong thời Nhà Mạc (1527-1593) đã bốn lần tổ chức thi đại khoa ở Mao Điền. Chỉ đứng sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, văn miếu Mao Điền đã trở thành niềm tự hào về truyền thống hiếu học của con người Xứ Đông.

Nền giáo dục hiện tại của Hải Dương được xem là một trong cái nôi đào tạo nhân tài của Việt Nam. Nhiều học sinh gốc từ Hải Dương đã đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Quốc tế. Trong kỳ thi toán Quốc tế, nổi bật như Đinh Tiến Cường [12] huy chương vàng toán Quốc tế năm 1989 với số điểm tuyệt đối 42/42, hiện tại là giáo sư toán học tại Đại học Paris 6 [13].

Tập tin:VNCA.JPG
Trường trung cấp nghề Việt Nam-Canada. Phường Cộng Hòa, Thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương.

Trong các kỳ thi Cao đẳng và Đại học, cũng như các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Hải Dương luôn trong nhóm dẫn đầu của Việt Nam. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2012, Hải Dương đứng thứ 5 cả nước (theo đơn vị tỉnh thành) về tổng số huy chương [14].

Trên địa bàn Hải Dương có các trường Đại học và cao đẳng:

  1. Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương
  2. Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  3. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Cơ sở 3 Hải Dương
  4. Đại học Kinh tế Quốc dân - Cơ sở Hải Dương.

Thể thao

Điền kinh

Vận động viên Vũ Văn Huyện, sinh năm 1983, xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thành tích 3 huy chương vàng 3 kỳ SEA Games liên tiếp 24, 25, 26. Bộ môn 10 môn phối hợp: chạy 100m, nhảy xa, nhảy cao, nhảy sào, đẩy tạ, chạy 400m, ném đĩa, ném lao...[15]

Bóng đá

Hải Dương không có đội bóng nào tham dự V-Leauge nhưng có nhiều cầu thủ chơi từng cho đội tuyển quốc gia như Lê Thế Thọ, Mạc Hồng Quân, và Nguyễn Xuân Thành. Hải Dương có 4 cầu thủ là Phạm Đức Huy (sinh năm 1995, ở xã Đoàn Tùng, Thanh Miện), Vũ Văn Thanh (sinh năm 1996, tại xã Tứ Cường, Thanh Miện), Nguyễn Văn Toàn (sinh năm 1996, phường Thạch Khôi, TP Hải Dương) và Nguyễn Trọng Đại (sinh năm 1997, xã Cẩm Điền, Cẩm Giàng) trong đội tuyển U23 Việt Nam giành Huy chương bạc Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018 dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo.

Hải Dương và các Học viện, Câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Hải Dương từng là nơi phát hiện và đóng góp khá nhiều cầu thủ tài năng như các cầu thủ như Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Toàn, Vũ Văn Thanh cho Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, Phạm Đức Huy cho Câu lạc bộ Hà Nội T&T, Nguyễn Trọng Đại cho Trung tâm thể thao Viettel.

Bóng đá thiếu nhi

Hải Dương luôn trong top đứng đầu cả nước về đào tạo bóng đá thiếu nhi. Đội tuyển bóng đá nhi đồng Hải Dương từng giành 3 chức vô địch quốc gia vào các năm 2007, 2009 và 2013. Giành ngôi á quân vào các năm 2011, 2012.[16]

Bóng bàn

Hải Dương được xem như là cái nôi lớn nhất đào tạo bóng bàn của cả nước. Bóng bàn Hải Dương có được rất nhiều thành công trong quá khứ, mà đỉnh cao là những tấm huy chương vàng danh giá ở nội dung đồng đội tại giải vô địch quốc gia. Trong một thập kỉ (từ năm 1990 đến 2000), những tay vợt như: Nguyễn Đức Long, Vũ Mạnh Cường, Đỗ Tuấn Sơn, Nguyễn Quý Tài, Cao Anh Tuấn… đã làm mưa làm gió trên các đấu trường quốc gia và làm nên thương hiệu bóng bàn Hải Dương, mà đỉnh điểm của sự thành công vào năm 2000. Vận động viên tiêu biểu nhất là kiện tướng bóng bàn Vũ Mạnh Cường sinh năm 1972 tại Hải Dương, bắt đầu chơi bóng bàn lúc 9 tuổi, giải nghệ năm 30 tuổi. Vũ Mạnh Cường từng bảy lần vô địch đơn nam quốc gia, ba lần vô địch SEA Games vào các năm: 1995 (vô địch đơn nam), 1999 (vô địch đôi nam nữ), 2001 (vô địch đơn nam). Năm 2002, anh về công tác tại Sở VH-TT&DL Hải Dương với vai trò huấn luyện viên và quản lý bộ môn bóng bàn. Năm 2008, anh chuyển qua làm huấn luyện viên cho CLB bóng bàn Hà Nội T&T. Từ năm 2008 đến nay, CLB bóng bàn Hà Nội T&T luôn đứng trong tốp 3 CLB hàng đầu, chỉ sau TP.HCM và Quân đội. Trong hai năm 2012-2013, đội bóng bàn trẻ T&T liên tục vô địch toàn đoàn tại các giải trẻ quốc gia. Hiện đây là một trong những lò đào tạo VĐV bóng bàn hàng đầu cả nước, cung cấp nhiều VĐV cho các tuyến của đội tuyển bóng bàn quốc gia.[17]

Đấu kiếm

Đấu kiếm Hải Dương luôn nằm trong số 3 đội mạnh nhất toàn quốc (đứng sau Hà NộiTP Hồ Chí Minh). Hải Dương luôn có những kiếm thủ tài năng như: Trần Thị Len, Lê Thị Bích, Ngô Thị Lựa, Đoàn Thị Yến, Bùi Thị Mai Hương, Nguyễn Đức Tài, Phạm Thị Ngọc Luyên, Nguyễn Thị Thúy...Trần Thị Len, Lê Thị Bích là lứa VĐV đầu tiên đã nhiều lần giành huy chương vàng (HCV) tại đấu trường SEA Games Năm 2012, tại giải vô địch toàn quốc giành 1 huy chương vàng (HCV), 3 huy chương bạc (HCB), 3 huy chương đồng (HCĐ); tại giải vô địch đấu kiếm trẻ toàn quốc đoạt 3 HCV, 2 HCB, 8 HCĐ và tại giải vô địch đấu kiếm Đông Nam Á giành 2 HCV và 3 HCĐ. Năm 2013, tại giải vô địch toàn quốc đấu kiếm Hải Dương tiếp tục đứng thứ 2 sau Hà Nội [18]

Bơi thuyền Rowing

Hải Dương và Hà Nội hiện nay là hai trung tâm đua thuyền hàng đầu cả nước. Tại giải vô địch Rowing toàn quốc 2012 quy tụ 92 tay chèo nam, nữ xuất sắc đến từ 12 đoàn thuộc các tỉnh, thành phố: Đắk Lắk, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Quảng Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Đoàn Hải Dương tiếp tục đứng thứ 2 sau Hà Nội [19]

Bắn súng

Bắn súng là môn thể thao mũi nhọn của tỉnh Hải Dương. Hải Dương từng đào tạo và đóng góp rất nhiều vận động viên cho đội tuyển Bắn súng quốc gia. Tiêu biểu là VĐV Trần Quốc Cường. Tại Sea Games 26 (2011), VĐV Trần Quốc Cường đã giành 1 Huy chương Vàng môn súng ngắn tự chọn, 1 Huy chương Đồng súng ngắn hơi, qua đó đóng góp một phần thành tích đáng kể vào bảng tổng sắp bộ môn bắn súng của đoàn thể thao Việt Nam với 7 huy chương vàng, khẳng định vị trí số một của Việt Nam trên đấu trường Sea Games 26. Trước đó vào năm 2010, tại giải bắn súng thế giới (Bắc Kinh Trung Quốc), VĐV này tranh tài ở nội dung súng ngắn bắn chậm, cự li 50 mét và giành được 559 điểm, xếp thứ 4/58 VĐV tham gia, đây là lần đầu tiên một VĐV Việt Nam làm được điều này tại giải bắn súng thế giới.[20]

Cử tạ

Đội tuyển Cử tạ Hải Dương luôn nằm trong top đầu cả nước. Hải Dương từng là nơi phát hiện và đào tạo nhiều lực sỹ cử tạ tiêu biểu. Trong đó nổi bật là Cô gái "vàng" của cử tạ Việt Nam Nguyễn Thị Thiết, sinh năm 1984, ở xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Nguyễn Thị Thiết đã gây bất ngờ trong làng cử tạ Việt Nam khi giành được 3 huy chương vàng tại Giải cử tạ toàn quốc năm 2001. Ngay lập tức, cô lọt vào đội tuyển cử tạ quốc gia và thành công lên tiếp đến với Thiết: 3 huy chương vàng tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ IV (năm 2002); 3 huy chương bạc SEA Games 22 (năm 2002) tại Việt Nam; huy chương đồng giải Vô địch châu Á (năm 2004); giành quyền tham dự Thế vận hội Athens Hy Lạp. Tại Giải cử tạ trẻ châu Á ở Chiang Mai (Thái Lan), Thiết xuất sắc giành liên tiếp 3 huy chương vàng và đoạt Cúp vận động viên thi đấu xuất sắc nhất giải. Tiếp đó, Thiết lại đoạt 3 huy chương vàng ở giải Vô địch cử tạ toàn quốc năm 2004, rồi 3 huy chương vàng giải Vô địch cử tạ toàn quốc năm 2005; 3 huy chương vàng giải Vô địch cử tạ Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ V năm 2006. Năm 2007, Thiết tiếp tục khẳng định bản lĩnh của mình khi đoạt 7 huy chương vàng tại các giải đấu trong và ngoài nước; đặc biệt là chiếc huy chương vàng tại SEA Games 24 tại Thái Lan. Năm 2008, cô lại giành 3 huy chương vàng tại giải Vô địch quốc gia; 3 huy chương bạc tại giải Vô địch châu Á và Hạng 5 tại Olympic Bắc Kinh (Trung Quốc)... Đặc biệt, tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI vừa qua, Nguyễn Thị Thiết đã giành 3 huy chương vàng cá nhân và phá kỷ lục quốc gia. Với thành tích này, Thiết đã trở thành một trong 10 vận động viên tiêu biểu nhất của tỉnh Hải Dương năm 2010.[21]

Văn hoá, nghệ thuật

Nhà hát Thành phố Hải Dương đường Hồng Quang Thành phố Hải Dương
  • Nhà văn hóa Phạm Quỳnh quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là nhà báo, nhà văn và quan đại thần cuối triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu.
  • Nhạc sĩ Phạm Tuyên, cựu chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội. Ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Hưng (nay là Hải Dương). Ông là con thứ 9 của học giả Phạm Quỳnh (1892-1945).[22]
  • Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản Du kích Sông Thao nổi tiếng. Đỗ Nhuận quê ở thôn Hoạch Trạch xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, Hải Dương. Sinh ngày 10 tháng 12 năm 1922.[23]
  • Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam.[24]
  • Ba anh em nhà văn nhóm Tự Lực Văn đoàn là Thạch Lam, Nhất Linh, Hoàng Đạo quê ở huyện Cẩm Giàng.
  • Nhà văn Thạch Lam (1910 - 1942) là một nhà văn Việt Nam thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông cũng là em ruột của 2 nhà văn khác trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất LinhHoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.Các tác phẩm: Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937), Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938) Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939) Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941), Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942), Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943) và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi:Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.[25]
  • Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi quê xã Kim Đính, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương tốt nghiệp khóa đầu tiên ĐH Sân khấu năm 1964, ông đầu quân cho Đoàn kịch Trung ương, tiền thân Nhà hát kịch Việt Nam. Năm 1970, ông là Đội trưởng Đội Kịch nói Nhà hát kịch Việt Nam. Từ năm 1985-1989 ông đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, sau đó giữ chức Giám đốc nhà hát đến năm 2000. Từ năm 1999 đến 2009, ông là Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.[26]
  • Nhà thơ Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.[27]
  • Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (sinh 1956) quê ở thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, Hải Dương, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Hà Tây. Ông là một nhạc sĩ, hiện giữ chức Chủ tịch hội Nhạc sĩ Việt Nam, và là con trai của nhạc sĩ lừng danh Đỗ Nhuận.

[28]

  • Triệu Xuân (sinh năm 1952, NInh Giang, Hải Dương) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam.

Y tế

Ở Hải Dương, có hàng chục bệnh viện phục vụ nhu cầu của người dân, trong đó một số bệnh viện nổi bật như:

  1. Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  2. Bệnh viên đa khoa tỉnh Hải Dương
  3. Bệnh viện Quân y 7
  4. Bệnh viện Nhi Hải Dương
  5. Bệnh viện phụ sản Hải Dương:

Kỷ lục

Theo báo Dân Trí, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 46 biên chế nhưng tới 44 lãnh đạo cấp phó trở lên, chỉ có 2 nhân viên, và như vậy đã được kỷ lục thế giới. Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái cho biết: “Đó là chuyện rất lớn”. Tuy nhiên đây là công lao của riêng Sở, chứ UBND tỉnh Hải Dương không góp phần vào. Trả lời báo chí, ông Vũ Doãn Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hải Dương cho biết, ông mới được điều động về làm Giám đốc Sở từ tháng 3/2016 cho nên đây không phải là công trình của ông.[29] Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, Bộ này đã nhận được chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập đoàn thanh tra đột xuất để làm rõ thông tin này hầu cấp bằng chứng nhận chính thức cho sở.[30] Ông Lưu Văn Bản, hiện là Bí thư Thị ủy Chí Linh, tỉnh Hải Dương, người lập ra kỷ lục cho biết: "Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân”.[31]

Đặc sản

Di tích

Tập tin:Tuong daiTHD.jpg
Tượng đài Trần Hưng đạo, xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc: là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Mạc Hiển Tích - Mạc Kiến Quang hai anh em cùng đồng triều Lý. Nhà Ngoại giao đại tài sứ thần dám bắn rụng mặt trời Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là Lễ hội ngày 10/2al tại Đền thờ Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở Long động, chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc

Ở Hải Dương, có nhiều di tích là nơi thờ thánh Nguyễn Minh Không như: chùa Trông (Long Hưng - Ninh Giang); Đình Cao Dương (Đình Hói) ở làng Cao Dương xã Gia Khánh và Đình Hậu Bổng (Đình Bóng) tại thôn Hậu Bổng, xã Quang Minh, Gia Lộc; Động Kính Chủ ở xã Phạm Mệnh, Đền Cao ở xã An Sinh, huyện Kim Môn. Lý Quốc Sư (1065 – 1141) là một vị cao tăng đứng đầu tổ chức phật giáo của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Vì có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo, là những nhân vật lịch sử có thật, sau này được người Việt tôn sùng là đức thánh Nguyễn, đức thánh Trần. Trong dân gian, Nguyễn Minh Không còn được coi là một vị thánh trong tứ bất tử ở Việt Nam và ông tổ nghề đúc đồng. Ông được xem là vị thiền sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam.

  • Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều khu di tích thờ Tuyên Phi Ỷ Lan hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng Hậu (7 tháng 3, 1044 – 24 tháng 8, 1117) như Đền Đươi (xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc) và đền Đồng Bào (xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc). Bà là phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, khiến đất nước dưới triều Lý được hưng thịnh, những đóng góp cho hoàng triều Lý nhất là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương. Bên cạnh công lao ổn định và phát triển đất nước, bà Ỷ Lan còn có hai việc nổi bật đã được sử cũ biên chép, đó là việc "chuộc người" (năm 1103) và việc "đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi" (năm 1117) như đã kể trên. Việc thứ nhất, được sử thần Ngô Sĩ Liên khen là: "Thái hậu đổi đời cho họ, cũng là việc làm chân chính vậy". Còn việc thứ hai khiến nhiều người dân càng kính trọng và biết ơn bà, bởi "con trâu là đầu cơ nghiệp".

Các di tích khác: Văn miếu Mao Điền, động Kính Chủ,...

Nguyên lãnh đạo

  • Nguyễn Thị Kim Ngân: Hiện là Ủy viện Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hải Dương.
  • Nguyễn Thị Minh: hiện là Thứ trưởng Tổng Giám đốc Bảo hiềm xã hội Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài chính, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương.
  • Nguyễn Đức Kiên nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên chủ tịch UBND Tỉnh ủy Hải Dương.
  • Phạm Văn Thọ: nguyên Phó Ban Tổ chức trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
  • Nguyễn Văn Chiền: nguyên chủ nhiệm văn phòng Chủ tịch nước
  • Lê Truyền: nguyên Phó chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam
  • Đặng Bích Liên: Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
  • Nguyễn Trọng Thừa: Cục trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Phó chủ tích thường trực Tỉnh Hải Dương.
  • Nguyễn Vinh Hiển: Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Hải Dương.

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2016.
  2. ^ “Bao HA NOI MOI dien tu”. Báo Hànộimới. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ Quá trình hình thành và phát triển xứ Đông Nguồn: http://www.haiduong.gov.vn/ [liên kết hỏng]
  4. ^ “Quyết định 58”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “Quyết định 70”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ “Nghị định 05”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ “Nghị quyết chia và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ “Nghị định 11”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ “Nghị định 88”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ “Nghị quyết 09/NQ”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  11. ^ “giới thiệu tỉnh Hải Dương”.
  12. ^ “32 tuổi được phong giáo sư”. Báo Hải Dương điện tử. Truy cập 2 tháng 9 năm 2017.
  13. ^ Homepage của GS. Đinh Tiến Cường tại đại học Paris 6
  14. ^ “Hà Nội dẫn đầu kì thi HS giỏi quốc gia 2012”. Báo điện tử Dân Trí. 29 tháng 2 năm 2012. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  15. ^ “Vũ Văn Huyện - chàng đại úy lập hat-trick "Vàng" SEA Games”. (báo). Truy cập 30 tháng 6 năm 2014. Đã bỏ qua văn bản “http://dantri.com.vn/” (trợ giúp)
  16. ^ “Giải vô địch bóng đá nhi đồng Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  17. ^ “Sàn đấu mới của Vũ Mạnh Cường”. dantri Online. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  18. ^ “Hải Dương xếp thứ 2 tại Giải vô địch đấu kiếm toàn quốc năm 2013Thể dục thể thao”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  19. ^ “Hà Nội nhất toàn đoàn Giải vô địch Rowing toàn quốc”. Báo Tin tức - Kênh thông tin CP do TTXVN phát hành. 12 tháng 9 năm 2012. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  20. ^ “Trần Quốc Cường xếp thứ 4 tại giải bắn súng thế giới”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  21. ^ “Tặng căn hộ cho cô gái "vàng" của cử tạ Việt Nam”. Thông tấn xã Việt Nam. 25 tháng 1 năm 2011. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  22. ^ “Phạm Tuyên – Wikipedia tiếng Việt”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  23. ^ “Đỗ Nhuận – Wikipedia tiếng Việt”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  24. ^ “Nguyễn Khoa Điềm – Wikipedia tiếng Việt”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  25. ^ “Thạch Lam – Wikipedia tiếng Việt”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  26. ^ sĩ Nhân dân-Trong-Khoi-tpp.html Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi [liên kết hỏng]
  27. ^ “Trần Đăng Khoa (nhà thơ) – Wikipedia tiếng Việt”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  28. ^ “Đỗ Hồng Quân – Wikipedia tiếng Việt”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2014.
  29. ^ Chủ tịch tỉnh Hải Dương: Sở có 44 lãnh đạo, 2 nhân viên “là chuyện rất lớn”, dantri, 21-10-2016
  30. ^ Bộ Nội vụ thanh tra đột xuất Sở có 44 lãnh đạo, dantri, 29-10-2016
  31. ^ ‘Tôi bổ nhiệm lãnh đạo là vì nhân dân’, vietnamnet, 1-11-2016

Liên kết ngoài