Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hòa Lâm (nhà Thanh)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Chú thích: AlphamaEditor, Executed time: 00:00:04.6148772 using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Hòa Lâm''' (chữ Hán: 和琳, chữ Mãn: ᡥᡝᠯᡳᠶᡝᠨ, chuyển ngữ Möllendorff: Heliyen, ? – 1796), tự Hi Trai <ref>Chánh sử không chép tên tự của Hòa Lâm, nhưng chúng ta có thể biết được thông qua đề mục của 15 bài Điệu vong thi mà anh trai ông là Hòa Thân (tự Trí Trai) dành cho ông: ''Hi Trai đệ đốc quân Miêu Cương thụ chướng nhi tốt, thống điệu chi dư vi vãn từ 15 thủ, ngôn bất thành thanh, lệ tùy bút lạc, liêu trường ca dĩ đương khốc vân'' (希斋弟督军苗疆受瘴而卒, 痛悼之余为挽词十五首, 言不成声, 泪随笔落, 聊长歌以当哭云)</ref>, người thị tộc [[Nữu Hỗ Lộc]], thuộc kỳ Chánh Hồng, dân tộc [[Mãn Châu]], quan viên, tướng lãnh [[nhà Thanh]]. Ông là em trai của tham quan [[Hòa Thân]], mất trong quân ngũ giữa lúc trấn áp khởi nghĩa người Miêu.
'''Hòa Lâm''' (chữ Hán: 和琳, chữ Mãn: ᡥᡝᠯᡳᠶᡝᠨ, chuyển ngữ Möllendorff: Heliyen, 1753 – 1796), tự Hi Trai <ref>Chánh sử không chép tên tự của Hòa Lâm, nhưng chúng ta có thể biết được thông qua đề mục của 15 bài Điệu vong thi mà anh trai ông là Hòa Thân (tự Trí Trai) dành cho ông: ''Hi Trai đệ đốc quân Miêu Cương thụ chướng nhi tốt, thống điệu chi dư vi vãn từ 15 thủ, ngôn bất thành thanh, lệ tùy bút lạc, liêu trường ca dĩ đương khốc vân'' (希斋弟督军苗疆受瘴而卒, 痛悼之余为挽词十五首, 言不成声, 泪随笔落, 聊长歌以当哭云)</ref>, người thị tộc [[Nữu Hỗ Lộc]], thuộc kỳ Chánh Hồng, dân tộc [[Mãn Châu]], quan viên, tướng lãnh [[nhà Thanh]]. Ông là em trai của tham quan [[Hòa Thân]], mất trong quân ngũ giữa lúc trấn áp khởi nghĩa người Miêu.


==Khởi nghiệp và thăng tiến==
==Khởi nghiệp và thăng tiến==

Phiên bản lúc 15:10, ngày 18 tháng 10 năm 2018

Hòa Lâm (chữ Hán: 和琳, chữ Mãn: ᡥᡝᠯᡳᠶᡝᠨ, chuyển ngữ Möllendorff: Heliyen, 1753 – 1796), tự Hi Trai [1], người thị tộc Nữu Hỗ Lộc, thuộc kỳ Chánh Hồng, dân tộc Mãn Châu, quan viên, tướng lãnh nhà Thanh. Ông là em trai của tham quan Hòa Thân, mất trong quân ngũ giữa lúc trấn áp khởi nghĩa người Miêu.

Khởi nghiệp và thăng tiến

Ban đầu Hòa Lâm được làm Bút thiếp thức, nhiều lần thăng chức, được làm đến Hồ Quảng đạo Ngự sử. Hòa Lâm hặc Hồ Bắc án sát sứ Lý Thiên Bồi lén chở gỗ bằng thuyền chở lương, còn bắt được thư nhờ vả mua sắm của Lưỡng Quảng tổng đốc Phúc Khang An; Càn Long đế khen ông ngay thẳng, giao xuống cho bộ bàn bạc khen thưởng, do vậy bắt đầu được cất nhắc trọng dụng. Hòa Lâm từ Lại bộ Cấp sự trung được cất nhắc vượt cấp làm Nội các học sĩ, kiêm hàm Lễ bộ thị lang; sau đó được thụ chức Binh bộ thị lang, Chánh Lam kỳ Hán quân Phó đô thống.

Chống Khuếch Nhĩ Khách xâm lược Tây Tạng

Khuếch Nhĩ Khách quấy nhiễu Hậu Tạng, tướng quân Phúc Khang An đi tiễu, đế mệnh cho Hòa Lâm đốc biện các việc của Tiền Tạng [2] cho đến Ô Lạp bảo thuộc Đông Đài trạm; sau đó mệnh cho ông cùng Ngạc Huy thay nhau tính toán lương hướng, cất nhắc làm Công bộ thượng thư. Hòa Lâm dâng sớ trình bày tình hình đầu hàng của thủ lĩnh Lạp Đặc Nạp Ba Đô Nhĩ, vì thế Phúc Khang An nhận chiếu đi thụ hàng, đều là nhờ ông sắp xếp thỏa đáng. Ít lâu sau, Hòa Lâm được thụ chức Tương Bạch kỳ Hán quân đô thống; nhận mệnh cùng Tôn Sĩ Nghị, Huệ Linh tra xét sự hao tổn từ Sát Mộc Đa [3] về phía tây, vẫn coi việc Tạng.

Trấn áp khởi nghĩa người Miêu

Năm Càn Long thứ 28 (1793), Hòa Lâm được trao thế chức Vân kỵ úy. Năm thứ 59 (1794), Hòa Lâm được thụ chức Tứ Xuyên tổng đốc. Năm thứ 60 (1795), thủ lãnh người MiêuQuý ChâuThạch Liễu Đặng nổi dậy, quấy nhiễu các sảnh Chánh Đại, Khứu Não, Tùng Đào (nay đều thuộc huyện tự trị dân tộc Miêu Tùng Đào), thủ lãnh người Miêu ở Hồ Nam là Ngô Bán Sanh, Thạch Tam Bảo hưởng ứng hắn ta, vây sảnh Vĩnh Tuy (nay là Hoa Viên); Càn Long đế mệnh cho Vân Quý tổng đốc Phúc Khang An đi tiễu. Hòa Lâm sắp vào kinh, đang trên đường thì biết nghĩa quân Tùng Đào đã lẻn vào địa phận Tú Sơn, vội chạy đến, đốc Tham tướng Trương Chí Lâm, Đô tư Mã Du đánh đuổi; sau đó tiếp tục đánh bại nghĩa quân của Yến Nông, tiến đánh Hoàng Pha thuộc Pháo Mộc sơn, thông đường đến Tùng Đào, được thưởng Song nhãn hoa linh.

Bấy giờ Phúc Khang An đã giải vây của Chánh Đại, Khứu Não, Tùng Đào, tấn công Thạch Liễu Đặng ở Đại Đường tấn (nay thuộc Tùng Đào); Hòa Lâm soái binh đến hội họp với ông ta, được mệnh làm Tham tán quân sự. Hòa Lâm chiếm Hà Vật điêu, Ô Long nham, thu hàng hơn 70 trại, được phong Nhất đẳng Tuyên Dũng bá; tiếp đánh hạ Nham Bích sơn, được thưởng Thượng phục điêu quái (áo khoác). Tiếp đó Hòa Lâm thu hàng Ngô Bán Sanh, được thưởng hoàng đái (đai); giành đại thắng ở các trại Long Giác điêu, Áp bảo, Thiên Tinh, được gia hàm Thái tử thái bảo, thưởng Huyền hồ đoan tráo (ác khoác dày). Năm Gia Khánh đầu tiên (1796), Hòa Lâm chiếm các ải Kết Thạch cương, Liêu Gia xung, Liên Phong nghê, được thưởng dùng Tử cương (dây cương). Phúc Khang An mất, Hòa Lâm nhận mệnh làm Đốc biện quân vụ. Bấy giờ Thạch Tam Bảo đã bị quan quân bắt được, Thạch Liễu Đặng chạy lên Bình Lũng (nay thuộc Cát Thủ). Hòa Lâm đoạt pháo đài của Tiêm Vân sơn, giành lại Kiền Châu, được thưởng Tam nhãn hoa linh.

Tháng 8 ÂL, Hòa Lâm tiến vây Bình lũng, bệnh mất ở trong quân.

Hậu sự

Hòa Lâm được tấn tặng Nhất đẳng công, thụy là Trung Tráng, ban lễ Tế táng, đưa bài vị vào Thái miếu, thờ cúng ở các từ Chiêu trung, Hiền lương, chuẩn cho gia đình xây dựng Chuyên từ. Con trai là Phong Thân Y Miên được kế tự công tước.

Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), Hòa Thân đền tội, triều thần luận rằng Hòa Lâm cậy thế giành công, hoàng đế cũng cho rằng ông bình định người Miêu là ăn theo Phúc Khang An, đến khi tự mình cầm quân thì chẳng có công trạng gì, mệnh cho rút bỏ bài vị của ông ở Thái miếu, phá hủy Chuyên từ, đoạt công tước của Phong Thân Y Miên, nhưng vẫn cho anh ta được thế tập Tam đẳng Khinh xa đô úy.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Chánh sử không chép tên tự của Hòa Lâm, nhưng chúng ta có thể biết được thông qua đề mục của 15 bài Điệu vong thi mà anh trai ông là Hòa Thân (tự Trí Trai) dành cho ông: Hi Trai đệ đốc quân Miêu Cương thụ chướng nhi tốt, thống điệu chi dư vi vãn từ 15 thủ, ngôn bất thành thanh, lệ tùy bút lạc, liêu trường ca dĩ đương khốc vân (希斋弟督军苗疆受瘴而卒, 痛悼之余为挽词十五首, 言不成声, 泪随笔落, 聊长歌以当哭云)
  2. ^ Người Trung Quốc gọi là Lạp Tát, Sơn Nam là Tiền Tạng, Nhật Khách Tắc là Hậu Tạng. Sự phân chia này chỉ có ý nghĩa lịch sử: Tiền Tạng từng là địa bàn của Đạt Lai lạt ma, Hậu tạng là địa bàn của Ban Thiền lạt ma
  3. ^ Sát Mộc Đa là tòa thành nằm trên giao lộ của những con đường đi vào Tây Tạng từ Tứ Xuyên, Vân Nam, Thanh Hải, nên có vị trí vô cùng trọng yếu. Cuối đời Thanh, Sát Mộc Đa được nâng làm phủ Xương Đô, sang đời Dân Quốc hạ xuống làm huyện, ngày nay chỉ còn là trấn Khải Nhược thuộc huyện Xương Đô