Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Âm Lệ Hoa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 102: Dòng 102:
* ''[[Hậu Hán thư]]'', [[:zh:s:後漢書/卷10上|quyển 10 thượng]].
* ''[[Hậu Hán thư]]'', [[:zh:s:後漢書/卷10上|quyển 10 thượng]].
* ''[[Tư trị thông giám]]'', các quyển [[:zh:s:資治通鑑/卷039|39]], [[:zh:s:資治通鑑/卷040|40]], [[:zh:s:資治通鑑/卷043|43]], [[:zh:s:資治通鑑/卷044|44]], [[:zh:s:資治通鑑/卷045|45]].
* ''[[Tư trị thông giám]]'', các quyển [[:zh:s:資治通鑑/卷039|39]], [[:zh:s:資治通鑑/卷040|40]], [[:zh:s:資治通鑑/卷043|43]], [[:zh:s:資治通鑑/卷044|44]], [[:zh:s:資治通鑑/卷045|45]].

{{s-start}}
{{s-roy|cn}}
{{Succession box|before=[[Quách Thánh Thông]]|title=Hoàng hậu triều Đông Hán|after=[[Mã hoàng hậu (Hán Minh Đế)|Mã hoàng hậu]]|years=41–57}}
{{s-end}}


{{Hoàng hậu nhà Hán}}
{{Hoàng hậu nhà Hán}}

Phiên bản lúc 18:07, ngày 27 tháng 10 năm 2018

Âm Lệ Hoa
陰麗華
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị41 - 57
Tiền nhiệmQuang Vũ Quách hoàng hậu
Kế nhiệmMinh Đức Mã hoàng hậu
Hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị57 - 64
Tiền nhiệmHiếu Bình Vương thái hậu
Kế nhiệmMinh Đức Mã thái hậu
Thông tin chung
Sinh5
Nam Dương
Mất64 (58–59 tuổi)
Lạc Dương
An tángNguyên lăng
Phu quânHán Quang Vũ Đế
Hậu duệ
Thụy hiệu
Quang Liệt hoàng hậu (光烈皇后)
Tước hiệuQuý nhân
Hoàng hậu
Hoàng thái hậu
Hoàng tộcNhà Đông Hán
Thân phụÂm Lục
Thân mẫuĐặng phu nhân

Âm Lệ Hoa (Phồn thể: 陰麗華; giản thể: 阴丽华; 5 - 64), thường được gọi là Quang Liệt Âm hoàng hậu (光烈陰皇后), là Hoàng hậu thứ hai của Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, mặc dù bà kết hôn với ông trước Hoàng hậu đầu tiên là Quách Thánh Thông.

Bà nổi tiếng với giai thoại là hồng nhan tri kỷ của Quang Vũ Đế Lưu Tú. Thụy hiệu của bà khởi đầu cho một xu hướng trong thời gian còn lại của triều Đông Hán, đó là thụy hiệu của một hoàng hậu không phải đặt hoàn toàn theo thụy hiệu của phu quân họ như thời Tây Hán, mà đặt một phần theo thụy hiệu của phu quân và thêm một chữ mang tính diễn tả.

Thân thế

Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa sinh trưởng tại quận Nam Dương, Tân Dã (gần tương ứng với Nam Dương, Hà Nam ngày nay). Theo Hậu Hán thư, nhà họ Âm có nguồn gốc từ hạ khanh Quản Trọng trứ danh của nước Tề trong thời Xuân Thu. Đến đời thứ 7 là Quản Tu (管修), gia đình từ nước Tề sang cư ngụ nước Sở, được phong làm Âm đại phu (陰大夫), từ đấy lấy "Âm" làm họ. Vào thời đầu nhà Hán, nhà họ Âm mới chuyển đến Tân Dã, là một danh gia vọng tộc lâu đời, được ban chức Bang quân (邦君) như đối với một chư hầu vương, cho thấy vị thế rất lớn của nhà họ Âm.

Cha của Âm Lệ Hoa là Âm Lục (陰陸), mẹ của bà là Đặng phu nhân (鄧夫人), cũng là dòng họ quyền thế ở Nam Dương. Bà có ít nhất bốn người em: Âm Hưng (陰興), Âm Tựu (陰就), Âm Thức (陰識) và Âm Hân (陰訢), trong đó Âm Hưng và Âm Hân là bào đệ đồng mẫu với bà, còn Âm Thức do vị phu nhân trước của cha bà sinh ra. Gia đình bà có mối giao hảo rất tốt với dòng họ Đặng của Đặng Vũ, về sau cũng là gia thần có công của chồng bà Lưu Tú. Chị của bà Âm thị là vợ Đặng Nhượng, còn mẹ bà Đặng phu nhân xuất thân trong gia tộc họ Đặng. Hòa Hi hoàng hậu Đặng Tuy, vợ của cháu cố bà là Hán Hòa Đế có mẹ là Âm thị, là con gái của đường đệ của Âm Lệ Hoa.

Âm hoàng hậu cùng quê với Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú. Khi họ còn trẻ, Lưu Tú đã say mê, thán phục trước sắc đẹp, tài năng và nhân phẩm của bà và có tình cảm đặc biệt sâu nặng với bà. Theo Hậu Hán thư, khi Lưu Tú viếng thăm kinh thành Trường An, ông đã trở nên ấn tượng với chấp kim ngô (執金吾, quan viên lãnh đạo cấm quân bảo vệ kinh thành và cung thành), lập lời thề rằng: "Nếu được làm một quan viên, ta muốn trở thành chấp kim ngô; nếu ta thành thân, ta muốn lấy Âm Lệ Hoa".

Năm Canh Thủy nguyên niên (23), trong khi Lưu Tú làm quan cho triều đình của Hán Canh Thủy Đế, ông đã kết hôn với Âm Lệ Hoa. Sau đó, khi ông được Canh Thủy Đế phái đến khu vực phía bắc Hoàng Hà, bà đã trở về nhà cũ.

Sắc phong Quý nhân

Năm Canh Thủy thứ 2 (24), để củng cố lực lượng quân đội trong chiến dịch tiêu diệt Vương Lang, Lưu Tú kết hôn với Quách Thánh Thông, chất nữ của quân phiệt Chân Định vương Lưu Dương (劉楊), sử sách gọi việc này là "Lưu Tú lấy vợ mượn quân". Quách Thánh Thông đã hạ sinh một hoàng tử đặt tên là Lưu Cương (劉疆).

Năm Canh Thủy thứ 3 (25), Lưu Tú đã rời bỏ Canh Thủy Đế, và tự tuyên bố mình là hoàng đế triều Hán, tức Hán Quang Vũ Đế. Cuối năm đó, khi chiếm được Lạc Dương làm kinh đô, đổi niên hiệu làm Kiến Vũ nguyên niên. Ngay khi vừa lên ngôi, ông đã cử các thuộc hạ đến hộ tống Âm Lệ Hoa và Quách Thánh Tông đến kinh thành, và phong cả hai làm Quý nhân.

Năm Kiến Vũ thứ 2 (26), Quang Vũ Đế đã chuẩn bị để tấn phong một Hoàng hậu, Âm quý nhân được ông sủng ái nhất. Khi đó Âm quý nhân chưa hạ sinh Hoàng tử, và bà đã khước từ vị trí Hoàng hậu và tán thành Quách quý nhân. Do đó Quang Vũ Đế đã lập Quách Thánh Thông làm Hoàng hậu và lập Lưu Cương làm Hoàng thái tử. Năm thứ 4 (28), Âm quý nhân hạ sinh hoàng tử đầu tiên của mình là Lưu Dương.

Năm Kiến Vũ thứ 9 (33), Đặng phu nhân và Âm Hân bị đạo phỉ sát hại. Quang Vũ Đế đã rất thương tiếc họ, và ông đã phong tước hầu cho Âm Tựu và cũng cố phong tước hầu cho Âm Hưng, song Âm Hưng đã khiêm tốn từ chối và còn bảo Âm quý nhân phải luôn khiêm tốn và không tìm kiếm danh vọng cho người thân của bà. Tuy chỉ là Quý nhân nhưng Quang Vũ Đế vẫn tình cảm mặn nồng với bà. Sau bà hạ sinh tổng cộng năm hoàng tử, bằng với số hoàng tử do Quách hậu sinh.

Sau đó, cữu phụ Lưu Dương của Quách hậu làm phản rồi bị giết, Quách hậu cũng mất đi sự sủng ái bấy lâu của Quang Vũ Đế. Hoàng hậu liên tục ca thán về thực tế này, và khiến Quang Vũ Đế tức giận.

Hoàng hậu nhà Hán

Năm Kiến Vũ thứ 17 (41), Quang Vũ Đế phế truất Quách hậu và đưa Âm quý nhân lên thay.

Thay vì tống giam vào lãnh cung như các Hoàng hậu bị phế truất khác, Quang Vũ Đế đã lập con trai Lưu Phụ (劉輔) của Quách Thánh Thông làm Trung Sơn vương, và lập bà làm Trung Sơn vương thái hậu. Quang Vũ Đế cũng phong đệ đệ của Quách Thánh Thông là Quách Huống (郭況) một chức quan quan trọng và đã ban cho Quách Huống nhiều của cải. Không nỡ lòng nào phế truất cả mẹ lẫn con, Quang Vũ Đế ban đầu vẫn để Lưu Cương làm Hoàng thái tử. Tuy nhiên, vị hoàng thái tử này nhận thấy địa vị của mình không chắc chắn nên đã nhiều lần thỉnh cầu được từ bỏ ngôi vị.

Năm Kiến Vũ thứ 19 (43), Quang Vũ Đế chấp thuận và phong cho Lưu Dương - con trai cả của Âm hoàng hậu, làm Hoàng thái tử thay thế. Ông cũng đổi tên húy của tân hoàng thái tử thành Trang (莊).

Âm hoàng hậu đã không được đề cập đến thường xuyên trong sử sách trong thời gian bà làm Hoàng hậu, một dấu hiệu cho thấy bà đã không cố gắng sử dụng ảnh hưởng như một Hoàng hậu. Tuy nhiên, ba đệ của bà đều trở thành các quan viên và hầu tước quyền lực, mặc dù họ thường có các vị trí cấp thấp và không tìm kiếm chức vụ cao hơn cho mình. Bà rất quý mến hoàng tử cuối cùng của Quách hoàng hậu trước đây là Trung Sơn Giản vương Lưu Yên, và sau khi Quách thái hậu qua đời, bà đã đối xử với Lưu Yên như con ruột của mình.

Thái hậu nhà Hán

Năm Kiến Vũ trung nguyên thứ 2 (57), Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú băng hà, người kế vị là Hoàng thái tử Lưu Trang, tức Hán Minh Đế. Âm hoàng hậu nhận tước vị Hoàng thái hậu. Âm Thái hậu có ảnh hưởng ở mức trung bình đối với con trai của bà, song ít hơn nhiều so với các Hoàng thái hậu trước đó, vì Thái hậu không trực tiếp can dự nhiều vào chính sự.

Năm Vĩnh Bình thứ 2 (59), một tai họa đã giáng xuống gia đình của Âm hoàng thái hậu. Con của người em Âm Tựu của bà là Âm Phong (陰豐) đã kết hôn với công chúa của Lưu Tú (không rõ có phải là con ruột của Âm hoàng thái hậu không) là Lâm Ấp công chúa Lưu Thụ (劉綬). Lâm Ấp công chúa có tính kiêu ngạo và đố kỵ, và Âm Phong do giận dữ đã giết chết Công chúa rồi bản thân bị hành quyết. Âm Tựu và phu nhân sau đó tự vẫn.

Năm Vĩnh Bình thứ 3 (60), với sự tán thành của Âm hoàng thái hậu, Minh Đế đã lập Mã quý nhân - tiểu thư của Mã Viện - làm hoàng hậu. Mã hoàng hậu là người được Âm hoàng thái hậu yêu mến do có tính tình nhu mì và không ghen tị, có lẽ vì Mã hoàng hậu phản ánh hình ảnh của bà. Cũng vào năm 60, Minh Đế và Âm hoàng thái hậu thực hiện một chuyến thăm hiếm hoi đến quê nhà ở Nam Dương quận, họ đã dành vài ngày để thiết đãi đại tiệc các họ hàng xa thuộc họ Đặng và họ Âm của Âm hoàng thái hậu.

Năm Vĩnh Bình thứ 7 (64), Hoàng thái hậu Âm Lệ Hoa giá băng, hưởng thọ 60 tuổi. Bà được táng một cách trang trọng dành cho một Thái hậu và được hợp táng cùng với phu quân Quang Vũ Đế của bà tại Nguyên lăng.

Hậu duệ

Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa có tổng cộng 5 người con với Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, tất cả đều là hoàng tử. Bao gồm:

  1. Hán Minh Đế Lưu Trang, con thứ tư của Hán Quang Vũ Đế.
  2. Lưu Thương (刘苍), con thứ sáu của Hán Quang Vũ Đế, tước Đông Bình Hiến vương (东平宪王), mất năm Kiến Sơn thứ 8 (83) thời Hán Chương Đế. Trước khi Âm hậu trở thành Kế hậu, ông được phong Đông Bình công (东平公). Trong lịch sử Đông Hán, ông nổi tiếng là một người hay văn thơ, phụ chính thời Hán Minh Đế và vị trí còn trên cả Tam công. Sau vì lo sợ mà quay về đất phong Đông Bình, rút khỏi chính trường.
  3. Lưu Kinh (劉荊), con thứ 8 của Hán Quang Vũ Đế. Năm Kiến Vũ thứ 15 (39), sắc phong tước Sơn Dương công (山阳公), sau khi Âm hậu lên ngôi cải thành Sơn Dương vương (山阳王). Luôn đối đầu với anh trai Hán Minh Đế, ngay sau khi Quang Vũ Đế băng thì mật mưu với Quách Huống tính bề mưu phản, sau bị bại lộ và bị đày đi Hà Nam cung. Sau này Hán Minh Đế cải phong nước Quảng Lăng, tước Quảng Lăng vương (广陵王), phái đến ở đấy nhưng Lưu Kinh vẫn chống đối tạo phản, việc bị lộ, cho tự sát. Mất năm Vĩnh Bình thứ 10 (67), thụy là (思).
  4. Lưu Hành (刘衡), con thứ 9 của Hán Quang Vũ Đế, tước Lâm Hoài Hoài công (临淮怀公), mất năm Kiến Vũ thứ 17 (41).
  5. Lưu Kinh (刘京), con thứ 11 của Hán Quang Vũ Đế, tước Lang Tà Hiếu vương (琅邪孝王), mất năm Kiến Sơ thứ 6 (81). Năm Kiến Vũ thứ 15, sắc phong Lang Tà công (琅邪公), sau khi Âm hậu lên ngôi vị mới cải phong tước Vương. Ông nổi tiếng có tính hiếu, lại ham học.

Trong văn hóa đại chúng

Năm Phim truyền hình Diễn viên
1990 Đông Hán diễn nghĩa Liệu Lệ Quân
2003 Quang Vũ đế Lưu Tú Hoàng Lệ Na
2016 Tú Lệ giang sơn chi Trường ca hành Triệu Xu Đình (tuổi nhỏ)
Dương Chí Văn (tuổi thiếu niên)
Lâm Tâm Như (tuổi trưởng thành và lão niên)

Xem thêm

Tham khảo