Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Alberta”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
Dòng 46: Dòng 46:
''Xem bài [[Địa lý của Alberta]]''
''Xem bài [[Địa lý của Alberta]]''


Alberta nằm ở vùng miền tây của Canada với diện tích khoảng 661.190 km². Phía nam giáp với [[Hoa Kỳ]], phía đông giáp với tỉnh bang [[Saskatchewan]], phía bắc giáp với lãnh thổ tự trị [[Các Lãnh thổ Tây Bắc|Northwest Territories]] ở vĩ tuyến 60° và phía tây giáp với tỉnh bang [[British Columbia]], nhờ vào biên giới tự nhiên là dãy núi [[Dãy núi Rocky]].
Alberta nằm ở vùng miền tây của Canada với diện tích khoảng 661.190 km². Phía nam giáp với Hoa Kỳ, phía đông giáp với tỉnh bang [[Saskatchewan]], phía bắc giáp với lãnh thổ tự trị [[Các Lãnh thổ Tây Bắc|Northwest Territories]] ở vĩ tuyến 60° và phía tây giáp với tỉnh bang [[British Columbia]], nhờ vào biên giới tự nhiên là dãy núi [[Dãy núi Rocky]].


Ngoại trừ vùng phía nam là một ngoại lệ, ngoài ra toàn bộ Alberta có thể nói là được tưới tiêu tốt. Alberta có hàng tá sông hồ hoàn hảo cho việc câu cá, bơi lội, và vào mùa đông là câu cá trên băng, trượt tuyết, trượt băng. [[Hồ Athabasca]] (7898 km²), có một phần giáp với Saskatchewan, và [[hồ Lesser Slave]] (1550 km²) là hai hồ lớn nhất trong vùng.
Ngoại trừ vùng phía nam là một ngoại lệ, ngoài ra toàn bộ Alberta có thể nói là được tưới tiêu tốt. Alberta có hàng tá sông hồ hoàn hảo cho việc câu cá, bơi lội, và vào mùa đông là câu cá trên băng, trượt tuyết, trượt băng. [[Hồ Athabasca]] (7898 km²), có một phần giáp với Saskatchewan, và [[hồ Lesser Slave]] (1550 km²) là hai hồ lớn nhất trong vùng.

Phiên bản lúc 13:00, ngày 23 tháng 11 năm 2018

Alberta
Lá cờ tỉnh bang Alberta Huy hiệu Alberta
(Lá cờ Alberta) (Huy hiệu Alberta)
Khẩu hiệu: Fortis et Liber
(Tiếng Latinh: "Hùng cường và Tự do")
Bản đồ chiếu Alberta
Tỉnh bang và lãnh thổ của Canada
Thủ phủ Edmonton
Thành phố lớn nhất Calgary
Thủ hiến Alison Readford (PC)
Đại diện Nữ Hoàng Donald Ethell
Diện tích 661.848 km² (thứ 6)
 - Đất 642.317 km²
 - Nước 19.531 km² (2,95%)
Dân số (2004)
 - Dân số 3.183.312 (thứ 4)
 - Mật độ dân số 4,63 /km² (thứ 6)
Ngày gia nhập Canada
 - Ngày tháng 1 tháng 9 năm 1905
 - Thứ tự Thứ 9
Múi giờ UTC-7
Đại diện trong Quốc Hội
 - Số ghế Hạ viện 28 (9,1%
 - Số ghế Thượng viện 6 (5,7%)
Viết tắt
 - Bưu điện AB
 - ISO 3166-2 CA-AB
Tiền tố cho bưu điện T
Website www.gov.ab.ca

Alberta là một tỉnh miền Tây Canada, với thủ phủ là Edmonton và thành phố lớn nhất là Calgary. Ngoài ra, tỉnh còn có các thành phố khác như Airdrie, Banff, Red Deer, LethbridgeMedicine Hat.

Theo cuộc điều tra dân số vào 2011, thì dân số của Alberta vào khoảng 3.645.257, là hành tỉnh có tổng dân số lớn nhất 3 tỉnh prairies của Canada. Tình là một trong hai tỉnh duy nhất của Canada không giáp biển.

Trên hình thức, người đứng đầu tỉnh Alberta là tỉnh trưởng (Lieutenant-Governor) Don Ethell, do Toàn quyền Canada bổ nhiệm làm người đại diện của Nữ hoàng Canada tại tỉnh Alberta. Người nắm quyền hành pháp trên thực tế là Thủ hiến (premier) của Alberta, hiện tại là bà Alison Redford thuộc Đảng bảo thủ cấp tiến Alberta.

Alberta được đặt theo tên của Công chúa Louise Caroline Alberta (1848-1939), là con gái thứ tư của Nữ hoàng Victoria. Công chúa còn là vợ của Sir John Campbell, vốn là Toàn quyền Canada từ 1878-1883. Hồ Louise cũng được vinh dự mang tên của công chúa này.

Biểu tượng chính thức của tỉnh Alberta là hoa hồng dại (Rosa acicularis). Những người nói tiếng Anh dùng từ "Albertan" để chỉ cư dân sinh sống tại tỉnh này.

Địa lý

Xem bài Địa lý của Alberta

Alberta nằm ở vùng miền tây của Canada với diện tích khoảng 661.190 km². Phía nam giáp với Hoa Kỳ, phía đông giáp với tỉnh bang Saskatchewan, phía bắc giáp với lãnh thổ tự trị Northwest Territories ở vĩ tuyến 60° và phía tây giáp với tỉnh bang British Columbia, nhờ vào biên giới tự nhiên là dãy núi Dãy núi Rocky.

Ngoại trừ vùng phía nam là một ngoại lệ, ngoài ra toàn bộ Alberta có thể nói là được tưới tiêu tốt. Alberta có hàng tá sông hồ hoàn hảo cho việc câu cá, bơi lội, và vào mùa đông là câu cá trên băng, trượt tuyết, trượt băng. Hồ Athabasca (7898 km²), có một phần giáp với Saskatchewan, và hồ Lesser Slave (1550 km²) là hai hồ lớn nhất trong vùng.

10 Trung tâm lớn nhất 2011 2006 2001 1996
Calgary 1.214.839 1.079.310 878.866 768.082
Edmonton 1.159.869 1.034.945 666.104 616.306
Strathcona County 71.986 64.176
Red Deer 67.707 60.080
Lethbridge 67.374 63.053
St. Albert 53.081 46.888
Medicine Hat 51.249 46.783
Wood Buffalo 41.466 35.213
Grande Prairie 36.983 31.353
Rocky View No. 44 30.688 23.326

Công nghiệp

Xem bài: Nền Công nghiệp của Alberta

Alberta là vựa dầu thô và các phụ phẩm từ dầu thô như khí đồng hành, gas của Canada.

Bãi Cát dầu Athabasca ở phía bắc có trữ lượng dầu mỏ ước lượng có thể lên tới 1.6 ngàn tỉ barrels (254 km³), hơn cả nước xuất khẩu dầu mỏ số một thế giới hiện nay là Ả Rập Xê Út. Với đà phát triển của công nghệ chiết tách do chính Alberta nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện, ngày nay chi phí để sản xuất dầu từ cát dầu đã rẻ gần như dầu lấy bằng công nghệ thông thường.

Bình quân đầu người trong năm 2007 đạt đến $70.825, cao hơn bất cứ tỉnh nào ở Canada, cao gần gấp hai lần một số vùng phía Đông Canada.[1]

Chính quyền

Xem bài Chính quyền Alberta

Chính quyền của Alberta theo chế độ dân chủ nghị viện gồm một viện gọi là "Hội đồng lập pháp" (tiếng Anh: legislative assembly) với 83 thành viên (MLA - Member of Legislative Assembly).

Tôn giáo

Theo kết quả điều tra dân số Canada năm 2001, đa số người dân tỉnh Alberta theo các hệ phái Ki-tô giáo khác nhau. Nhóm lớn nhất là Công giáo La Mã, chiếm 25,7% dân số toàn tỉnh, 13.5% dân số theo Giáo hội thống nhất Canada (một giáo hội kháng cách), 5,9% theo Anh giáo, 4,8% theo Giáo hội kháng cách Luther, 2,5% theo Giáo hội kháng cách Baptist, v.v... Ở Alberta cũng có các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo, Sikh, Hồi giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, v.v... Một trong những đền thờ lớn nhất của người Sikh tọa lạc tại ngoại ô Edmonton. Có 23,1% dân số toàn tỉnh không theo tôn giáo nào. Đây là tỉnh có số người không theo tín ngưỡng lớn thứ hai ở Canada (sau tỉnh British Columbia) [2]

Nguồn tham khảo

  1. ^ http://www.statcan.gc.ca
  2. ^ “Religions in Canada”. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.


Tỉnh và lãnh thổ tự trị của Canada
Tỉnh bang: Alberta | British Columbia | Đảo Hoàng tử Edward | Manitoba | New Brunswick | Newfoundland và Labrador | Nova Scotia | Ontario | Québec | Saskatchewan
Lãnh thổ tự trị: Các Lãnh thổ Tây Bắc | Nunavut | Yukon