Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quốc kỳ Nhật Bản”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 162: Dòng 162:
[[Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản|Đội tự vệ Nhật Bản]] và [[Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản|Đội tự vệ trên bộ Nhật Bản]] sử dụng một phiên bản có thiết kế mặt trời với tám tia màu đỏ hướng ra ngoài, gọi là {{nihongo|''Hachijō-Kyokujitsuki''|八条旭日旗||hanviet=bát điều húc nhật kỳ|kyu=|hg=|kk=|}}. Một viền màu vàng nằm cục bộ quanh rìa.<ref name="law.e-gov">{{harvnb|自衛隊法施行令}}</ref> Một biến thể nổi tiếng của thiết kế nhật chương là nhật chương với 16 tia đỏ, từng được quân đội Nhật Bản sử dụng, đặc biệt là [[Lục quân Đế quốc Nhật Bản]] và [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]]. Thuyền kỳ {{nihongo|''Jyūrokujō-Kyokujitsu-ki''|十六条旭日旗||hanviet=thập lục điều húc nhật kỳ|kyu=|hg=|kk=|}} được thông qua làm quân kỳ lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 5 năm 1870, và được sử dụng đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1945. Thuyền kỳ được tái thông qua vào ngày 30 tháng 6 năm 1954 và nay được sử dụng làm quân kỳ của [[Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản|Đội tự vệ trên bộ Nhật Bản]] (JGSDF) và [[Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản|Đội tự vệ trên biển Nhật Bản]] (JMSDF).<ref name="law.e-gov"/> Tại các quốc gia châu Á từng bị Nhật Bản chiếm đóng, hiệu kỳ này vẫn mang ý nghĩa tiêu cực.<ref name="xinhua060811">{{vcite news |url=http://news.xinhuanet.com/society/2006-08/11/content_4949629.htm |title=赵薇欲代言抗日网游洗刷"军旗装事件"之辱(图) |work=[[Tân Hoa Xã]] |author=国际, 在线 |date = ngày 11 tháng 8 năm 2006 |accessdate = ngày 25 tháng 1 năm 2008 |language=tiếng Trung}}</ref>
[[Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản|Đội tự vệ Nhật Bản]] và [[Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản|Đội tự vệ trên bộ Nhật Bản]] sử dụng một phiên bản có thiết kế mặt trời với tám tia màu đỏ hướng ra ngoài, gọi là {{nihongo|''Hachijō-Kyokujitsuki''|八条旭日旗||hanviet=bát điều húc nhật kỳ|kyu=|hg=|kk=|}}. Một viền màu vàng nằm cục bộ quanh rìa.<ref name="law.e-gov">{{harvnb|自衛隊法施行令}}</ref> Một biến thể nổi tiếng của thiết kế nhật chương là nhật chương với 16 tia đỏ, từng được quân đội Nhật Bản sử dụng, đặc biệt là [[Lục quân Đế quốc Nhật Bản]] và [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]]. Thuyền kỳ {{nihongo|''Jyūrokujō-Kyokujitsu-ki''|十六条旭日旗||hanviet=thập lục điều húc nhật kỳ|kyu=|hg=|kk=|}} được thông qua làm quân kỳ lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 5 năm 1870, và được sử dụng đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1945. Thuyền kỳ được tái thông qua vào ngày 30 tháng 6 năm 1954 và nay được sử dụng làm quân kỳ của [[Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản|Đội tự vệ trên bộ Nhật Bản]] (JGSDF) và [[Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản|Đội tự vệ trên biển Nhật Bản]] (JMSDF).<ref name="law.e-gov"/> Tại các quốc gia châu Á từng bị Nhật Bản chiếm đóng, hiệu kỳ này vẫn mang ý nghĩa tiêu cực.<ref name="xinhua060811">{{vcite news |url=http://news.xinhuanet.com/society/2006-08/11/content_4949629.htm |title=赵薇欲代言抗日网游洗刷"军旗装事件"之辱(图) |work=[[Tân Hoa Xã]] |author=国际, 在线 |date = ngày 11 tháng 8 năm 2006 |accessdate = ngày 25 tháng 1 năm 2008 |language=tiếng Trung}}</ref>


<center>{{Gallery|width=130 |lines=3
<center><gallery>
|File:War flag of the Imperial Japanese Army.svg|Quân kỳ của [[Lục quân Đế quốc Nhật Bản]] {{nihongo||十六条旭日旗}}
Tập tin:War flag of the Imperial Japanese Army.svg|Quân kỳ của [[Lục quân Đế quốc Nhật Bản]] {{nihongo||十六条旭日旗}}
|File:Flag of the Japan Self-Defense Forces.svg|Quân kỳ của [[Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản|Đội tự vệ trên bộ Nhật Bản]] {{nihongo||八条旭日旗}}
Tập tin:Flag of the Japan Self-Defense Forces.svg|Quân kỳ của [[Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản]] {{nihongo||八条旭日旗}}
|File:Naval Ensign of Japan.svg|Quân kỳ của [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] và [[Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản|Đội tự vệ trên biển Nhật Bản]] {{nihongo||十六条旭日旗}}
Tập tin:Naval Ensign of Japan.svg|Quân kỳ của [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] và [[Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản]] {{nihongo||十六条旭日旗}}
|File:Roundel of Japan.svg|[[Viên tiêu]] của [[Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản|Đội tự vệ hàng không Nhật Bản]]
Tập tin:Roundel of Japan.svg|Viên tiêu của [[Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản]]
}}</center>
</gallery></center>


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 03:38, ngày 4 tháng 12 năm 2018

Nhật Bản
TênNisshōki[1] hay Hinomaru[2]
Sử dụngDân sựcờ nhà nước, Cờ hiệu dân sựnhà nước
Tỉ lệ2:3 [1]
Ngày phê chuẩn27 tháng 2 năm 1870 (thuyền kỳ dân sự theo Quy tắc số 57);
13 tháng 8 năm 1999 (quốc kỳ và cải biến nhỏ thiết kế)
Thiết kếMột đĩa hình mặt trời màu đỏ ở trung tâm của một nền trắng
Biến thể của Nhật Bản
Sử dụngCờ hiệu hải quân
Tỉ lệ2:3[3]
Ngày phê chuẩnĐược giới thiệu ban đầu ngày 7 tháng 10 năm 1889; tái thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1954
Thiết kếHúc Nhật kỳ được JMSDF sử dụng; nền trắng với đĩa màu đỏ cùng 16 tia kéo dài tư đĩa đến các cạnh.

Quốc kỳ Nhật Bản (tiếng Nhật: 日本の国旗) là một hiệu kỳ hình chữ nhật màu trắng với một đĩa tròn màu đỏ lớn (đại diện cho mặt trời) tại trung tâm. Quốc kỳ được gọi chính thức là Nisshōki (日章旗 (Nhật chương kỳ)?) trong tiếng Nhật, song được gọi thông tục hơn là Hinomaru (日の丸 (Nhật chi hoàn)?).

Nisshōki được chỉ định làm quốc kỳ theo Pháp luật về quốc kỳ và quốc ca được công bố và có hiệu lực vào ngày 13 tháng 8 năm 1999. Mặc dù trước đó không có pháp luật chỉ định về quốc kỳ, song hiệu kỳ mặt trời vẫn là quốc kỳ trên thực tế của Nhật Bản. Thái chính quan ban hành hai quy tắc vào năm 1870, mỗi quy tắc có một điều khoản về thiết kế của quốc kỳ. Cũng trong năm 1870, hiệu kỳ mặt trời được thông qua làm quốc kỳ sử dụng trên thương thuyền, và là quốc kỳ sử dụng trong Hải quân. Việc sử dụng Hinomaru bị hạn chế nghiêm ngặt trong những năm đầu Hoa Kỳ chiếm đóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai; những hạn chế này sau đó được nới lỏng.

Trong lịch sử ban đầu của Nhật Bản, chủ đề Hinomaru được sử dụng trên các hiệu kỳ của những daimyosamurai. "Tục Nhật Bản kỷ" ghi rằng Văn Vũ thiên hoàng sử dụng một hiệu kỳ tượng trưng cho mặt trời trong triều đình của ông vào năm 701, và đây là ghi chép sớm nhất về việc sử dụng hiệu kỳ chủ đề mặt trời tại Nhật Bản. Trong Minh Trị Duy tân, vòng mặt trời và Húc Nhật kỳ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trở thành những phù hiệu chính của Đế quốc Đại Nhật Bản đang tân hưng. Trong các hộ gia đình tại Nhật Bản, công dân được yêu cầu treo quốc kỳ trong những ngày quốc lễ, và những dịp khác theo quy định của chính phủ.

Việc sử dụng quốc kỳ Hinomaru và quốc ca Kimigayo trở thành một vấn đề gây tranh luận đối với các trường công của Nhật Bản kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Đối với người Okinawa, quốc kỳ tượng trưng cho các sự kiện trong Đại chiến và sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ sau đó. Đối với một vài quốc gia từng bị Nhật Bản chiếm đóng, quốc kỳ Hinomaru là một phù hiệu của xâm lược và chủ nghĩa đế quốc. Một số quân kỳ tại Nhật Bản dựa trên Hinomaru, trong đó có quân kỳ của hải quân.

Lịch sử

Trước 1900

Chiến hạm Asahi Maru của Mạc phủ Tokugawa vào năm 1856.

Chưa biết về nguồn gốc chính xác của Hinomaru,[4] song mặt trời mọc dường như đã có một số ý nghĩ tượng trưng kể từ đầu thế kỷ 7. Năm 607, một quốc thư bắt đầu bằng "nhật xuất xứ thiên tử" (thiên tử xứ mặt trời mọc) được gửi cho Tùy Dạng Đế.[5] Nhật Bản thường được gọi là "xứ mặt trời mọc".[6] Trong Bình gia vật ngữ (平家物語) từ thế kỷ 12 có chép rằng những samurai có những hình vẽ mặt trời trên quạt của họ.[7] Theo một truyền thuyết, khi người Mông Cổ xâm chiếm Nhật Bản trong thế kỷ 13, hòa thượng Nhật Liên (日蓮) trao một hiệu kỳ mặt trời cho Tướng quân để đem ra chiến trường.[8] Mặt trời cũng có liên hệ chặt chẽ với hoàng thất, do truyền thuyết kể rằng các thiên hoàng là hậu duệ của Amaterasu.[9][10]

Một trong những hiệu kỳ cổ nhất của Nhật Bản là tại chùa Unpo thuộc tỉnh Yamanashi. Theo truyền thuyết thì Thiên hoàng Go-Reizei trao nó cho Minamoto no Yoshimitsu và được xem là một bảo vật của gia tộc Takeda trong 1000 năm qua,[11]

Các hiệu kỳ được ghi nhận sớm nhất tại Nhật Bản có niên đại từ thời kỳ thống nhất vào cuối thế kỷ 16. Các hiệu kỳ thuộc về mỗi Daimyo và được sử dụng chủ yếu trên chiến trường. Hầu hết hiệu kỳ là các dải dài thường mang gia văn của Daimyo. Các thành viên trong cùng một gia tộc có những hiệu kỳ khác nhau để mang ra chiến trường. Các tướng lĩnh cũng có hiệu kỳ riêng của mình, hầu hết trong số đó khác biệt với hiệu kỳ của binh sĩ do chúng có hình vuông.[12]

Năm 1854, thời Mạc phủ Tokugawa, các thuyền của Nhật Bản được lệnh kéo Hinomaru nhằm phân biệt chúng với thuyền của ngoại quốc.[7] Trước đó, các kiểu khác nhau của Hinomaru được sử dụng trên những thuyền giao dịch với người Mỹ và người Nga.[4] Hinomaru được quy định là hiệu kỳ thương nghiệp của Nhật Bản vào năm 1870 và là quốc kỳ theo pháp luật từ năm 1870 đến năm 1885, đây là quốc kỳ đầu tiên được Nhật Bản thông qua.[13][14]

Mặc dù khái niệm về phù hiệu quốc gia còn xa lạ với người Nhật Bản, song chính phủ Minh Trị cần chúng để giao thiệp với thế giới bên ngoài. Điều này trở nên đặc biệt quan trọng sau khi Phó đề đốc Hoa Kỳ Matthew C. Perry đổ bộ lên vịnh Yokohama.[15] Chính phủ Minh Trị còn quy định thêm những biểu tượng nhận dạng cho Nhật Bản, trong đó có quốc ca Kimigayo và quốc huy.[16] Năm 1885, toàn bộ các pháp luật trước đó không được ban hành trong Công báo chính thức của Nhật Bản đều bị bãi bỏ.[17] Do quy định này, Hinomaru là quốc kỳ trên thực tế do không có pháp luật nào quy định về nó sau Minh Trị Duy tân.[18]

Những xung đột ban đầu và Chiến tranh Thái Bình Dương

Áp phích tuyên truyền xúc tiến hòa hợp giữa người Nhật, người Hán và người Mãn. Dòng chữ Hán tự đọc là (từ phải sang trái) "Nhật, Hoa, Mãn hiệp trợ thiên hạ thái bình".

Việc sử dụng quốc kỳ tăng lên khi Nhật Bản mưu cầu phát triển một đế quốc, và Hinomaru hiện diện tại lễ sau những chiến thắng trong Chiến tranh Thanh-NhậtChiến tranh Nga-Nhật. Quốc kỳ cũng được sử dụng trong những nỗ lực chiến tranh trên toàn quốc.[19] Một phim tuyên truyền của Nhật Bản trong năm 1934 phác hoạ những quốc kỳ ngoại quốc là có thiết kế không hoàn chỉnh hoặc có khuyết điểm, còn quốc kỳ Nhật Bản thì hoàn toàn hoàn hảo.[20] Năm 1937, một nhóm thiếu nữ từ tỉnh Hiroshima thể hiện tình đoàn kết với những binh sĩ Nhật Bản chiến đấu tại Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật bằng cách ăn "bữa cơm quốc kỳ" gồm có một umeboshi tại trung tâm của một nền bằng cơm. Hinomaru bento trở thành biểu tượng chính của động viên và đoàn kết chiến tranh của Nhật Bản với những binh sĩ cho đến thập niên 1940.[21]

Hinomaru lại được sử dụng trong các lễ kỷ niệm khi Nhật Bản giành được những thắng lợi ban đầu trong Chiến tranh Trung-Nhật. Các binh sĩ Nhật Bản đều cầm quốc kỳ khi diễu hành.[19] Sách giáo khoa trong thời kỳ này cũng in Hinomaru cùng những khẩu hiệu khác nhau nhằm biểu đạt trung thành với Thiên hoàng và quốc gia. Lòng ái quốc được dạy như một đức tính cho thiếu nhi Nhật Bản. Những biểu hiện của lòng ái quốc, như trưng quốc kỳ hoặc kính bái Thiên hoàng thường nhật, đều là một phần của một "người Nhật tốt."[22] Hơn nữa,người Nhật rất coi trọng phép lịch sự.

Quốc kỳ là một công cụ của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản tại các khu vực Đông Nam Á bị chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai: nhân dân bản địa phải sử dụng quốc kỳ Nhật Bản,[23] và học sinh phải hát Kimigayo trong lễ thượng kỳ vào buổi sáng.[24] Các hiệu kỳ địa phương được phép sử dụng tại một số khu vực như Philippines, Indonesia, và Mãn Châu Quốc.[25] [26] [27] Trong một số thuộc địa như Triều Tiên, Hinomaru và những phù hiệu khác được sử dụng nhằm giáng người Triều Tiên xuống vị thế hạng hai trong đế quốc.[28] Đối với người Nhật, Hinomaru là "Nhật xuất kỳ sẽ soi sáng bóng tối của toàn thế giới."[29]

Thời Hoa Kỳ chiếm đóng

Hinomaru bị hạ xuống tại Seoul, Triều Tiên, vào ngày 9 tháng 9 năm 1945.

Hinomaru là quốc kỳ Nhật Bản trên thực tế trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai và trong thời kỳ bị chiếm đóng.[18] Trong thời gian Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh, cần phải có sự chấp thuận từ Tư lệnh Tối cao của Đồng Minh tại Nhật Bản là Douglas MacArthur để được treo Hinomaru.[30][31] Ban đầu có những hạn chế nghiêm ngặt về việc treo Hinomaru, song không đến mức độ cấm hoàn toàn.[18]

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các thuyền dân sự của Nhật Bản sử dụng một thuyền kỳ do Hoa Kỳ cấp.[32] Thuyền kỳ này được sửa đổi từ mã dấu hiệu "E", được sử dụng từ tháng 9 năm 1945 cho đến khi thời kỳ chiếm đóng kết thúc.[33] Thuyền của Hoa Kỳ hoạt động tại vùng biển Nhật Bản sử dụng hiệu kỳ dấu hiệu "O" sửa đổi làm thuyền kỳ.[34]

Ngày 2 tháng 5 năm 1947, Tướng Douglas MacArthur bãi bỏ việc cấm treo Hinomaru trong khu đất của Tòa Quốc hội Nhật Bản, tại Hoàng cư, tại dinh Thủ tướng và tại Tòa án Tối cao cùng với việc phê chuẩn Hiến pháp Nhật Bản mới.[35][36] Những hạn chế này được nới lỏng hơn nữa vào năm 1948, khi nhân dân được cho phép treo quốc kỳ trong những dịp quốc lễ. Đến tháng 1 năm 1949, những hạn chế bị bãi bỏ và bất cứ ai cũng có thể treo Hinomaru vào bất kỳ thời gian nào mà không cần sự cho phép. Kết quả là, các trường học và hộ gia đình được khuyến khích treo Hinomaru cho đến đầu thập niên 1950.[30]

Sau chiếm đóng đến nay

Hinomaru được thượng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại thành phố New York, năm 1956

Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc kỳ Nhật Bản bị phê phán do có liên hệ với quá khứ quân phiệt của quốc gia. Sự phản đối tương tự cũng dành cho quốc ca hiện nay của Nhật Bản là Kimigayo.[11] Cảm nghĩ về tính tượng trưng của HinomaruKimigayo nhìn chung biến đổi từ một cảm giác ái quốc về "Đại Nhật Bản" sang Nhật Bản hòa bình và chống quân phiệt. Do biến đổi về tư tưởng này, quốc kỳ được sử dụng ít thường xuyên tại Nhật Bản ngay sau chiến tranh mặc dù những hạn chế bị bãi bỏ vào năm 1949.[31][37]

Do Nhật Bản bắt đầu tái lập vị thế bản thân về mặt ngoại giao, Hinomaru được sử dụng như một vũ khí chính trị tại hải ngoại. Trong một chuyến công du của Thiên hoàng HirohitoHoàng hậu Kōjun đến Hà Lan, một số công dân Hà Lan đốt Hinomaru với yêu cầu Thiên hoàng hồi quốc hoặc phải xét xử về việc những tù binh chiến tranh người Hà Lan thiệt mạng trong đại chiến.[38] Tại quốc nội, Hinomaru còn không được sử dụng trong hoạt động kháng nghị một hiệp định địa vị quân đồn trú mới được Hoa Kỳ và Nhật Bản đàm phán. Hiệu kỳ được những công đoàn và những người kháng nghị khác sử dụng phổ biến nhất là cờ đỏ cách mạng.[39]

Hinomaru và quốc ca lại gặp phải vấn đề khi Tokyo đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1964. Trước Thế vận hội, kích cỡ của hình mặt trời của quốc kỳ được cải biến một phần là do vòng mặt trời không được cho là nổi bật khi trưng cùng những quốc kỳ khác.[31] Chuyên gia về màu sắc Tadamasa Fukiura lựa chọn đặt vòng tròn mặt trời chiếm 2/3 chiều cao của quốc kỳ. Fukiura cũng lựa chọn màu sắc cho thiết kế quốc kỳ năm 1964 cũng như trong Thế vận hội Mùa đông 1998 tại Nagano.[40]

Năm 1989, Thiên hoàng Hirohito băng hà, sự kiện này lại làm nổi lên vấn đề tinh thần của quốc kỳ. Phe bảo thủ cho rằng nếu quốc kỳ có thể được sử dụng trong tang lễ mà không cần khơi lại nỗi đau thương cũ, họ có thể có cơ hội đề đề xuất rằng Hinomaru trở thành quốc kỳ mà không bị thách thức về ý nghĩa của nó.[41] Trong tang kỳ chính thức kéo dài sáu ngày, các lá quốc kỳ được treo rủ hoặc bọc trong dải màu đen trên toàn Nhật Bản.[42] Mặc dù có những báo cáo về việc những người kháng nghị phá hoại Hinomaru trong ngày an táng Thiên hoàng,[43] song việc các trường học có quyền treo Hinomaru rủ mà không có hạn chế giúp đem đến thắng lợi cho phe bảo thủ.[41]

Pháp luật về quốc kỳ và quốc ca được thông qua vào năm 1999, lựa chọn HinomaruKimigayo làm những phù hiệu quốc gia của Nhật Bản.[44][45] Đạo luật là một trong những pháp luật gây tranh luận nhiều nhất trong Quốc hội kể từ khi thông qua "Pháp luật về hiệp lực với các hoạt động duy trì hòa bình Liên Hiệp Quốc" vào năm 1992.[46]

Thiết kế

Bản dựng hình

Quy tắc số 57 năm 1870 có hai điều khoản liên quan đến quốc kỳ, điều khoản đầu tiên quy định về người treo và cách treo, điều khoản thứ hai quy định về cách sản xuất quốc kỳ.[4] Tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng là 7:10. Hình tròn màu đỏ tượng trưng cho mặt trời và có đường kính bằng ba phần năm tổng chiều dài đứng. Luật chế định hình tròn nằm tại trung tâm, song thường được đặt lệch một phần trăm hướng về phía vận thăng.[47][48] Ngày 3 tháng 10 cùng năm, các quy định về thiết kế thương thuyền kỳ và các hải quân kỳ khác được thông qua.[49] Đối với thương thuyền kỳ, tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng là 2:3. Kích cỡ hình tròn trong vẫn giữ nguyên, song hình tròn được đặt lệch 1/20 hướng về phía vận thăng.[50]

Khi Pháp luật về quốc kỳ và quốc ca được thông qua, kích thước của quốc kỳ có biến đổi nhỏ.[1] Tỷ lệ tổng thể của quốc kỳ chuyển thành chiều cao bằng 3:5 chiều rộng. Hình tròn đỏ chuyển dịch về chính tâm, song kích cỡ tổng thể của hình tròn vẫn không đổi.[2] Nền của quốc kỳ là màu trắng (白色, bạch sắc) và hình tròn mặt trời là màu đỏ (紅色, hồng sắc), song sắc độ chính xác không được định rõ trong pháp luật năm 1999.[1]

Cục Phòng vệ Nhật Bản (nay là Bộ Phòng vệ) vào năm 1973 định rõ đặc điểm kỹ thuật của màu đỏ trên quốc kỳ là 5R 4/12 và của màu trắng là N9 trong hệ màu Munsell.[51] Văn kiện này được thay đổi vào ngày 21 tháng 3 năm 2008 nhằm tương phối dựng hình của quốc kỳ với pháp luật hiện hành và hệ màu Munsell cập nhật. Văn kiện này quy định sợi acrylic và ni lông được sử dụng để sản xuất quốc kỳ sử dụng trong quân sự. Đối với acrylic, sắc độ màu đỏ là 5.7R 3.7/15.5 và màu trắng là N9.4; đối với ni lông sắc độ màu đỏ là 6.2R 4/15.2 và sắc độ màu trắng là N9.2.[51] Trong một văn kiện do Cơ quan viện trợ phát triển chính phủ (Nhật Bản) công bố, sắc độ màu đỏ của Hinomaru và biểu trưng của Cơ quan là DIC 156 và CMYK 0-100-90-0.[52] Trong những thẩm nghị về Pháp luật về quốc kỳ và quốc ca, có đề nghị sử dụng sắc độ đỏ nhạt (赤色, xích sắc) hoặc hệ màu của quy cách công nghiệp Nhật Bản.[53]

Màu chính thức (trắng) Màu chính thức (đỏ) Hệ màu Nguồn Năm URL
     N9 [54]      5R 4/12 [54] Munsell DSP Z 8701C 1973 [51]
N/A      156 [55] DIC Hướng dẫn dấu hiệu phù hiệu ODA 1995 [52]
N/A      0-100-90-0 CMYK Hướng dẫn dấu hiệu phù hiệu ODA 1995 [52]
N/A      186 Coated [56] Pantone Album des pavillons nationaux et des marques distinctives 2000 [57]
N/A      0-90-80-5[56] CMYK Album des pavillons nationaux et des marques distinctives 2000 [57]
     N9.4 (Acrylic) [54]      5.7R 3.7/15.5 (Acrylic) [54] Munsell DSP Z 8701E 2008 [51]
     N9.2 (Nylon) [54]      6.2R 4/15.2 (Nylon) [54] Munsell DSP Z 8701E 2008 [51]
N/A      032 Coated[56] Pantone Hướng dẫn lễ nghi Thế vận hội Mùa hè 2008 Protocol Guide – sổ tay quốc kỳ 2008 [58]

Sử dụng và phong tục

Một lá cờ có chữ "Vũ liên trường cửu" (久長連武 từ phải sang), cùng lời chúc của thân nhân và bằng hữu cho mỗi quân nhân Nhật Bản trong những chiến dịch thời Đế quốc.

Thời Chiến tranh thế giới thứ hai, có một phong tục phổ biến là bạn bè, bạn học, và thân nhân của một quân nhân được triển khai sẽ viết vào một Hinomaru và tặng nó cho anh ta. Quốc kỳ cũng được sử dụng như một bùa vận khí tốt và một vật cầu nguyện quân nhân bình an trở về từ chiến trường. Một thuật ngữ về loại bùa này là Hinomaru Yosegaki (日の丸寄せ書き?).[59] Một truyền thống là các chữ viết không chạm vào hình mặt trời.[60] Sau những trận chiến, những quốc kỳ này thường bị đối phương đoạt lấy, hoặc sau đó được tìm thấy trên mình những quân nhân Nhật Bản tử chiến. Những quốc kỳ này trở thành vật kỷ niệm,[60] song ngày càng có nhiều quốc kỳ được gửi trả lại cho hậu duệ của những quân nhân Nhật Bản tử trận.[61]

Truyền thống viết vào Hinomaru như một bùa vận khí tốt vẫn tiếp tục, song có giới hạn. Hinomaru Yosegaki có thể xuất hiện trong những sự kiện thể thao nhằm thể hiện ủng hộ với đội tuyển quốc gia Nhật Bản.[62] Một thí dụ khác là dải buộc đầu hachimaki, vốn có nền trắng và một hình mặt trời đỏ tại trung tâm. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, cụm từ "Tất thắng" (必勝 Hisshō?) hoặc "Thất sinh báo quốc" (七生報國) được viết trên hachimaki và được những phi công thần phong đeo. Điều này biểu thị rằng phi công nguyện hy sinh vì quốc gia.[63]

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, toàn bộ các hộ gia đình được yêu cầu treo Hinomaru vào những ngày quốc lễ.[18] Sau chiến tranh, việc treo quốc kỳ Nhật Bản hầu hết bị hạn chế trong các tòa nhà liên hệ với chính phủ quốc gia và địa phương như tòa thị chính; quốc kỳ hiếm khi xuất hiện tại các hộ gia đình hoặc tòa nhà thương mại,[18] song một số cá nhân và công ty chủ trương treo quốc kỳ trong những ngày lễ. Mặc dù chính phủ Nhật Bản khuyến khích công dân và dân cư treo Hinomaru trong những dịp quốc lễ, song việc này không mang tính pháp lý.[64][65] Theo thăm dò ý kiến của truyền thông dòng chính, hầu hết nhân dân Nhật Bản cảm giác Hinomaru là quốc kỳ ngay cả trước khi thông qua Pháp luật quốc kỳ và quốc ca vào năm 1999.[66] Nhật Bản không có luật hình sự hóa việc đốt Hinomaru, song đốt quốc kỳ ngoại quốc tại Nhật Bản là điều bất hợp pháp.[67][68]

Lễ nghi

Biểu đồ được công bố theo quy tắc 1 năm 1912 (treo rủ tưởng niệm Thiên hoàng).

Theo lế nghi, quốc kỳ có thể treo từ bình minh cho đến hoàng hôn; các doanh nghiệp và trường học được phép treo quốc kỳ từ khi mở cửa đến khi đóng cửa.[69] Khi treo quốc kỳ Nhật Bản cùng quốc kỳ khác đồng thời, quốc kỳ Nhật Bản được đặt ở vị trí vinh dự và quốc kỳ ngoại quốc nằm ở bên phải, cả hai có kích cỡ bình đẳng. Khi treo cùng từ hai quốc kỳ khác trở lên, quốc kỳ Nhật Bản được xếp theo thứ thự của bảng chữ cái theo quy định của Liên Hiệp Quốc.[70] Khi các lá quốc kỳ không còn thích hợp để sử dụng, nó thường được đốt một cách kín đáo.[69] Pháp luật về quốc kỳ và quốc ca không định rõ cách sử dụng quốc kỳ, song các tỉnh khác nhau lại ban hành các quy định riêng về việc sử dụng Hinomaru và các huyện kỳ của họ.[71][72]

Hinomaru có hai kiểu treo để tang, một là treo theo kiểu bán kỳ (半旗 (bán kỳ) Han-ki?) giống như tại nhiều quốc gia khác. Những Cơ quan của Bộ Ngoại giao treo bán kỳ trong thời gian tang lễ của một nguyên thủ quốc gia ngoại quốc.[73] Một kiểu treo rủ thay thế là điếu kỳ (弔旗 (Chō-ki)?), gắn thêm một dải băng màu đen ở phía trên lá quốc kỳ, kiểu này truy nguyên từ ngày 30 tháng 7 năm, 1912, khi Thiên hoàng Minh Trị băng hà và Nội các quyết định ban một sắc lệnh rằng quốc kỳ cần phải được treo để tang khi Thiên hoàng băng hà.[74] Nội các có thẩm quyền trong việc công bố treo quốc kỳ nhằm để tang.[75]

Hiệu kỳ có liên quan

Quân kỳ

Đội tự vệ Nhật BảnĐội tự vệ trên bộ Nhật Bản sử dụng một phiên bản có thiết kế mặt trời với tám tia màu đỏ hướng ra ngoài, gọi là Hachijō-Kyokujitsuki (八条旭日旗 (bát điều húc nhật kỳ)?). Một viền màu vàng nằm cục bộ quanh rìa.[3] Một biến thể nổi tiếng của thiết kế nhật chương là nhật chương với 16 tia đỏ, từng được quân đội Nhật Bản sử dụng, đặc biệt là Lục quân Đế quốc Nhật BảnHải quân Đế quốc Nhật Bản. Thuyền kỳ Jyūrokujō-Kyokujitsu-ki (十六条旭日旗 (thập lục điều húc nhật kỳ)?) được thông qua làm quân kỳ lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 5 năm 1870, và được sử dụng đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1945. Thuyền kỳ được tái thông qua vào ngày 30 tháng 6 năm 1954 và nay được sử dụng làm quân kỳ của Đội tự vệ trên bộ Nhật Bản (JGSDF) và Đội tự vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF).[3] Tại các quốc gia châu Á từng bị Nhật Bản chiếm đóng, hiệu kỳ này vẫn mang ý nghĩa tiêu cực.[76]

Chú thích

  1. ^ a b c d 国旗及び国歌に関する法律
  2. ^ a b Consulate-General of Japan in San Francisco. Basic / General Information on Japan; ngày 1 tháng 1 năm 2008 [Retrieved ngày 19 tháng 11 năm 2009].
  3. ^ a b c 自衛隊法施行令
  4. ^ a b c Web Japan. Japanese Ministry of Foreign Affairs. National Flag and Anthem [PDF]; 2000 [Retrieved ngày 11 tháng 12 năm 2009].
  5. ^ Dyer 1909, tr. 24
  6. ^ Edgington 2003, tr. 123–124
  7. ^ a b Itoh 2003, tr. 205
  8. ^ Feldman 2004, tr. 151–155
  9. ^ Ashkenazi 2003, tr. 112–113
  10. ^ Hall 1996, tr. 110
  11. ^ a b Hongo, Jun. Hinomaru, 'Kimigayo' express conflicts both past and future. The Japan Times. ngày 17 tháng 7 năm 2007 [Retrieved ngày 11 tháng 1 năm 2008].
  12. ^ Turnbull 2001
  13. ^ Goodman, Neary 1996, tr. 77–78
  14. ^ “日の丸はいつ法律で定められたか。”. Truy cập 31 tháng 10 năm 2015.
  15. ^ Feiler 2004, tr. 214
  16. ^ Ohnuki-Tierney 2002, tr. 68–69
  17. ^ Rohl 2005, tr. 20
  18. ^ a b c d e Befu 1992, tr. 32–33
  19. ^ a b Befu 2001, tr. 92–95
  20. ^ Nornes 2003, tr. 81
  21. ^ Cwiertka 2007, tr. 117–119
  22. ^ Partner 2004, tr. 55–56
  23. ^ Tipton 2002, tr. 137
  24. ^ Newell 1982, tr. 28
  25. ^ “LIFE”. Google Books. Truy cập 31 tháng 10 năm 2015.
  26. ^ National Historical Institute. The Controversial Philippine National Flag [PDF]; 2008 [Retrieved ngày 19 tháng 1 năm 2010].
  27. ^ Taylor 2004, tr. 321
  28. ^ Goodman, Neary 1996, tr. 102
  29. ^ Ebrey 2004, tr. 443
  30. ^ a b Bộ Giáo dục. 国旗,国歌の由来等; ngày 1 tháng 9 năm 1999 [archived ngày 10 tháng 1 năm 2008; Retrieved ngày 1 tháng 12 năm 2007]. (tiếng Nhật).
  31. ^ a b c Goodman, Neary 1996, tr. 81–83
  32. ^ 吉田 藤人. 邦人船員消滅 [Retrieved ngày 2 tháng 12 năm 2007]. (tiếng Nhật).
  33. ^ “The Journal of Transport History”. Google Books. Truy cập 31 tháng 10 năm 2015.
  34. ^ Carr, Hulme 1956, tr. 200
  35. ^ Yoshida, Shigeru. National Diet Library. Letter from Shigeru Yoshida to General MacArthur dated ngày 2 tháng 5 năm 1947; ngày 2 tháng 5 năm 1947 [Retrieved ngày 3 tháng 12 năm 2007]. (tiếng Nhật), (tiếng Anh).
  36. ^ “Letter from Douglas MacArthur to Prime Minister dated ngày 2 tháng 5 năm 1947(Text)”. Truy cập 31 tháng 10 năm 2015.
  37. ^ Meyer 2009, tr. 266
  38. ^ Large 1992, tr. 184
  39. ^ Yamazumi 1988, tr. 76
  40. ^ Fukiura, Tadamasa (2009). ブラックマヨネーズ (TV). Japan: New Star Creation.
  41. ^ a b Borneman 2003, tr. 112
  42. ^ Chira, Susan. Hirohito, 124th Emperor of Japan, Is Dead at 87. The New York Times. ngày 7 tháng 1 năm 1989 [Retrieved ngày 30 tháng 1 năm 2010].
  43. ^ Kataoka 1991, tr. 149
  44. ^ Aspinall 2001, tr. 126
  45. ^ Vote in Japan Backs Flag and Ode as Symbols. The New York Times. ngày 23 tháng 7 năm 1999 [Retrieved ngày 13 tháng 10 năm 2010].
  46. ^ Williams 2006, tr. 91
  47. ^ 明治3年太政官布告第57号
  48. ^ Takenaka 2003, tr. 68–69
  49. ^ 明治3年太政官布告第651号
  50. ^ Takenaka 2003, tr. 66
  51. ^ a b c d e Bộ Phòng vệ. [1] [PDF]; ngày 27 tháng 11 năm 1973 [Retrieved ngày 9 tháng 7 năm 2009]. (tiếng Nhật).
  52. ^ a b c Cơ quan viện trợ phát triển chính phủ (Nhật Bản). 日章旗のマーク、ODAシンボルマーク [PDF]; ngày 1 tháng 9 năm 1995 [Retrieved ngày 6 tháng 9 năm 2009]. (tiếng Nhật).
  53. ^ Thư viện Quốc hội Nhật Bản. 第145回国会 国旗及び国歌に関する特別委員会 第4号; ngày 2 tháng 8 năm 1999 [Retrieved ngày 1 tháng 2 năm 2010]. (tiếng Nhật).
  54. ^ a b c d e f Hexadecimal obtained by placing the colors in Feelimage Analyzer
  55. ^ DIC Corporation. DICカラーガイド情報検索 (ver 1.4) [Retrieved ngày 15 tháng 9 năm 2009]. (tiếng Nhật).
  56. ^ a b c Find a PANTONE color. Pantone LLC. Pantone Color Picker [Retrieved ngày 9 tháng 12 năm 2009].
  57. ^ a b Album des pavillons nationaux et des marques distinctive. France: Service Hydrographique et Océanographique de la Marine; 2000. ISBN 2-11-088247-6. p. JA 2.1.
  58. ^ Flag Manual. Beijing, China: Beijing Organizing Committee for the Games of the XXIX Olympiad – Protocol Division; 2008. p. B5.
  59. ^ Thành phố Himeji, tỉnh Hyogo. 開催中の平和資料館収蔵品展から「日の丸寄せ書き」について [Retrieved ngày 25 tháng 9 năm 2009]. (tiếng Nhật).
  60. ^ a b Smith 1975, tr. 171
  61. ^ McBain, Roger. Going back home. Courier & Press. ngày 9 tháng 7 năm 2005 [Retrieved ngày 25 tháng 9 năm 2009].
  62. ^ Takenaka 2003, tr. 101
  63. ^ Cutler 2001, tr. 271
  64. ^ Web Japan. Bộ Ngoại giao (Nhật Bản). 国旗と国歌 [PDF] [Retrieved ngày 11 tháng 12 năm 2009]. (tiếng Nhật).
  65. ^ “質問主意書:参議院”.
  66. ^ Viện nghiên cứu Asahi. TV Asahi. 国旗・国歌法制化について; ngày 18 tháng 7 năm 1999 [archived ngày 23 tháng 5 năm 2008; Retrieved ngày 11 tháng 3 năm 2008]. (tiếng Nhật).
  67. ^ Lauterpacht 2002, tr. 599
  68. ^ Inoguchi, Jain 2000, tr. 228
  69. ^ a b Sargo Flag Company. Flag Protocol [Retrieved ngày 15 tháng 1 năm 2008]. (tiếng Nhật).
  70. ^ Bộ Ngoại giao. プロトコール [PDF]; 2009-02 [Retrieved ngày 13 tháng 1 năm 2010]. (tiếng Nhật).
  71. ^ 国旗及び国歌の取扱いについて
  72. ^ 国旗及び県旗の取扱いについて
  73. ^ Bộ Ngoại giao (Nhật Bản). Page 1 「グローカル通信」平成21年5月号 プロトコール講座 [PDF]; 2009-05 [Retrieved ngày 20 tháng 1 năm 2010]. (tiếng Nhật).
  74. ^ 大正元年閣令第一号
  75. ^ Văn phòng nội các. Thư viện Quốc hội Nhật Bản. 全国戦没者追悼式の実施に関する件; ngày 14 tháng 5 năm 1963 [Retrieved ngày 26 tháng 1 năm 2010]. (tiếng Nhật).
  76. ^ 国际, 在线. 赵薇欲代言抗日网游洗刷"军旗装事件"之辱(图). Tân Hoa Xã. ngày 11 tháng 8 năm 2006 [Retrieved ngày 25 tháng 1 năm 2008]. tiếng Trung.

Thư mục