Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Vụ tàu Bình Minh 02”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trang mới: “== Tên bài == * Nên sửa "Vụ tàu Bình minh 02" lại thành "Vụ tàu Bình Minh 02". * Có một bài báo trên Vietnamnet cũng gọi "hành động, s…”
 
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 00:44, ngày 2 tháng 6 năm 2011

Tên bài

  • Nên sửa "Vụ tàu Bình minh 02" lại thành "Vụ tàu Bình Minh 02".
  • Có một bài báo trên Vietnamnet cũng gọi "hành động, sự kiện" cắt cáp này là một "vụ" tàu Bình Minh 02 - một vụ CGX trên Biển Đông?
  • Theo như một số nguồn tin thì hành động cắt cáp tương tự như thế này đã diễn ra ít nhất là 2 lần rồi, tại sao bây giờ lại gọi là "vụ".
  • Cũng theo một số nguồn tin, tàu hải quân trá hình của Tq đã đâm chìm, giết chết nhiều ngư dân Việt Nam, đã cướp (hay còn nói chữ là tịch thu) ngư cụ, cá ... gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam lên đến quy mô hàng trăm tỷ đồng, song các loạt hành động có tổ chức, có âm mưu, có quy mô thiệt hai to lớn đó không ai gọi là "vụ".
  • Vì vậy, người đọc có thể tự hỏi: "Sao bây giờ cái việc cắt cáp cỏn con không gây ra chết người lại gọi là Vụ, và cái gọi là vụ này đủ tiêu chuẩn để có bài riêng trên wikipedia tiếng Việt?".

Đối với Trung Quốc thì đây là một hành động bình thường như ăn cơm, uống nước hàng ngày và không là một sự kiện.

Nhưng đối với báo chí Việt Nam thì đây không chỉ là một "sự kiện" mà là một "vụ" và nó được dư luận Việt Nam rất quan tâm, bức xúc. Bài phải làm rõ điều này thì mới không bị nhiều người đòi biểu quyết xóa.

Dẫn bài

"Vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt nam cắt cáp thăm dò (hay còn gọi là Vụ tàu Bình Minh 02) diễn ra vào ngày 26/5/2011 đánh dấu một mức leo thang mới[1] trong quan hệ căng thẳng về chủ quyền Biển Đông (hay là biển Nam Trung Hoa theo cách gọi của Trung Quốc) giữa Việt Nam và Trung Quốc". Nguồn của câu dẫn bài này là một bài trên Vnexpress Mức độ gây hấn của Trung Quốc tăng lên.

Câu này không trích dẫn đúng ý của bài, ngoài ra nó còn "sai bét" về nhiều mặt.

Đề nghị sửa lại thành "Vụ các tàu tàu hải giám Trung Quốc tổ chức cắt cáp thăm dò của tàu khảo sát Bình Minh 02(hay còn gọi là Vụ tàu Bình Minh 02) diễn ra vào ngày 26/5/2011 đánh dấu sự leo thang trong hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam được thông tin rộng rãi, kịp thời, có sự phản đối bằng lời có mức độ của nhà cầm quyền Việt Nam, gây ra dư luận bức xúc cho người dân Việt Nam."

Giải thích:

  1. Hành động này có tổ chức, gồm nhiều tàu chiến trá hình (3 tàu) và có thể bao gồm một loạt các tàu côngtenơ khác 'tình cờ có mặt. Gọi là có tổ chức vì việc cắt cáp là có chuẩn bị dụng cụ, có sự phối hợp giữa 3 tàu.
  2. Tầm quan trọng: khi cùng một lúc, không được phép, mà đưa vào hải phận nước khác số lượng tàu chiến lên đến 3 chiếc thì đó là hình thức tuyên chiến. Số lượng tàu của TQ trong vụ này là 3 chiếc.
  3. Đây là sự gây hấn từ một phía (Trung Quốc) do TQ chủ động không phải là do cả hai gây ra mà viết rằng "giữa Việt Nam và Trung Quốc". (trích đúng ý của nguồn là như vậy).
  4. Sự gây hấn này của Trung Quốc đã có từ lâu rồi và bây giờ thì tăng lên đột ngột ở tầm cao hơn, nghiêm trọng hơn vì vậy gọi là " sự leo thang"(trích đúng ý của nguồn là như vậy).
  5. "được thông tin rộng rãi, kịp thời gây ra dư luận bức xúc cho người dân Việt Nam": do có cho phép thông tin thì mới gọi là vụ, không cho đăng báo, ai lộn xộn bày tỏ lòng yêu nước thì bắt bỏ ... hoặc quy chụp lợi hại, ảnh hưởng đến 16 chữ vàng, 4 tốt, 3 tương (chủng tộc tương thông, lý luận tương đồng, vận mệnh tương quan). Nhưng sự cho phép thông tin có định hướng của nhà cầm quyền Việt Nam đến mức độ nào và có bị TQ "quát rằng" ảnh hưởng đến quan hệ hai bên như hồi năm 2007?
  6. "có sự phản đối bằng lời có mức độ của nhà cầm quyền Việt Nam": rõ ràng là hiện nay coi như chỉ bằng lời nói suông của cán bộ cấp thấp, của dầu khí của .... cấp cao im re trong khi bản chất sự việc là xâm phạm chủ quyền.
  7. " Có mức độ" vì: chưa chắc đã cho phép người dân được quyền biểu lộ thái độ phản đối tập thể một cách ôn hòa (tức là biểu tình chống bành trướng Trung Quốc xâm lược). Cái gọi là "Vụ xâm phạm chủ quyền" này chưa đến mức độ làm ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại giao ôm hôn thắm thiết và tiếp tục trao đổi các đoàn cán bộ mọi ngành, mọi cấp học tập lý luận cùng nhau của Đảng và Nhà nước, nhân dân của hai bên.
  8. "gây ra dư luận bức xúc cho người dân Việt Nam": điều này là có nguồn ... blog và một số nguồn ... phản động. Hề hề. Nghilevuong (thảo luận) 10:14, ngày 31 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]