Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ tàu Bình Minh 02”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa như đã thảo luận, ở wiki thì khoan gọi là lãnh hải của VN kẻo Khựa nó buồn
n ct
Dòng 1: Dòng 1:
'''Vụ tàu Bình Minh 02 ''' là sự kiện các tàu tàu hải giám Trung Quốc tổ chức cắt cáp thăm dò của tàu khảo sát đại chấn phục vụ khai thác dầu khí Bình Minh 02(hay còn gọi là Vụ tàu Bình Minh 02) diễn ra vào ngày 26/5/2011, cách mũi Đại Lãnh, [[Phú Yên]] của Việt Nam 120 hải lý, đánh dấu sự leo thang trong hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, được báo chí chính thống của Việt Nam thông tin rộng rãi, kịp thời, có sự phản đối bằng lời có mức độ của nhà cầm quyền Việt Nam, gây ra dư luận bức xúc cho người dân Việt Nam <ref>{{cite web|author= |url=http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/05/muc-do-gay-han-cua-trung-quoc-tang-len/ |title='Mức độ gây hấn của Trung Quốc tăng lên' |publisher=VnExpress |date=2011-01-06 |accessdate=2011-06-01}}</ref>. Đây được coi là hành động vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam tính tới tháng 5 năm 2011. <ref name="autogenerated1">{{cite web|url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110530_viet_china_spat.shtml |title=BBC Vietnamese - Việt Nam - Ý đồ của TQ |publisher=Bbc.co.uk |date= |accessdate=2011-06-01}}</ref>
'''Vụ tàu Bình Minh 02 ''' là sự kiện các tàu tàu hải giám Trung Quốc tổ chức cắt cáp thăm dò của tàu khảo sát địa chấn phục vụ khai thác dầu khí Bình Minh 02(hay còn gọi là Vụ tàu Bình Minh 02) diễn ra vào ngày 26/5/2011, cách mũi Đại Lãnh, [[Phú Yên]] của Việt Nam 120 hải lý, đánh dấu sự leo thang trong hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, được báo chí chính thống của Việt Nam thông tin rộng rãi, kịp thời, có sự phản đối bằng lời có mức độ của nhà cầm quyền Việt Nam, gây ra dư luận bức xúc cho người dân Việt Nam <ref>{{cite web|author= |url=http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/05/muc-do-gay-han-cua-trung-quoc-tang-len/ |title='Mức độ gây hấn của Trung Quốc tăng lên' |publisher=VnExpress |date=2011-01-06 |accessdate=2011-06-01}}</ref>. Đây được coi là hành động vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam tính tới tháng 5 năm 2011. <ref name="autogenerated1">{{cite web|url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110530_viet_china_spat.shtml |title=BBC Vietnamese - Việt Nam - Ý đồ của TQ |publisher=Bbc.co.uk |date= |accessdate=2011-06-01}}</ref>


==Diễn biến sự việc==
==Diễn biến sự việc==

Phiên bản lúc 10:55, ngày 2 tháng 6 năm 2011

Vụ tàu Bình Minh 02 là sự kiện các tàu tàu hải giám Trung Quốc tổ chức cắt cáp thăm dò của tàu khảo sát địa chấn phục vụ khai thác dầu khí Bình Minh 02(hay còn gọi là Vụ tàu Bình Minh 02) diễn ra vào ngày 26/5/2011, cách mũi Đại Lãnh, Phú Yên của Việt Nam 120 hải lý, đánh dấu sự leo thang trong hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, được báo chí chính thống của Việt Nam thông tin rộng rãi, kịp thời, có sự phản đối bằng lời có mức độ của nhà cầm quyền Việt Nam, gây ra dư luận bức xúc cho người dân Việt Nam [1]. Đây được coi là hành động vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam tính tới tháng 5 năm 2011. [2]

Diễn biến sự việc

Tàu địa chấn Bình Minh 02 (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) đang triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 (đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam) ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011.

Vào lúc 5h5 ngày 26/5/2011, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát. Sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.

Vào lúc 5h58, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02. Sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02 và thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

Phản ứng

Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. [3]

Trên các phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam như báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ, VNExpress, Vietnamnet,... đều giật tít đăng tin về vụ tàu Bình Minh 02 và đều có thái độ chỉ trích nặng nề đối với hành động cắt cáp thăm dò của phía Trung Quốc, khẳng định hành động của Trung Quốc là "ngang ngược", xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Vụ vi phạm chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam này và hàng loạt vụ việc trên biển Đông tiếp sau vẫn không làm ngăn cản được việc xây dựng công trình hữu nghị do Trung Quốc viện trợ không hoàn lại lên tới 200 triệu tệ cho Chính phủ Việt Nam. Không tới 1 tuần sau đó, vào lúc 1:23 PM, 02/06/2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo sớm triển khai Dự án Cung hữu nghị Việt - Trung tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội [4].

Trung Quốc

Ngày 31/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nói "Các hoạt động thực thi mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đã tiến hành đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”.

Hoa Kỳ

"Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp", "Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va chạm trên biển hoặc trên không". - Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. [5]

Truyền thông nước ngoài

Báo chí nước ngoài mô tả đây là sự leo thang của căng thẳng trong tranh chấp tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước liên quan, gồm Việt Nam, Philippin. [2][6]

Sau một thời gian dài tương đối yên tĩnh, ngọn gió thay đổi một lần nữa lại quất vào chính trị Biển Đông... Sẽ cần cả may mắn và sự hợp tác xuyên biên giới để tránh xảy ra xung đột thực sự. [6]

Đánh giá

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ 'Mức độ gây hấn của Trung Quốc tăng lên'. VnExpress. 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  2. ^ a b “BBC Vietnamese - Việt Nam - Ý đồ của TQ”. Bbc.co.uk. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại”. VnExpress. 28 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  4. ^ Sớm triển khai xây dựng Cung hữu nghị Việt – Trung 1:23 PM, 02/06/2011
  5. ^ a b Phan Lê (6 tháng 1 năm 2011). “Mỹ lên tiếng về tình hình Biển Đông”. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  6. ^ a b “BBC Vietnamese - Thế giới - Báo nước ngoài bàn về Biển Đông”. Bbc.co.uk. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  7. ^ “Vụ tàu Bình Minh 02 và phép thử của Bắc Kinh”. TUANVIETNAM.NET. 30/05/2011. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)

Liên kết ngoài