Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ thống”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của Muimui usu (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của ThiênĐế98
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 8: Dòng 8:
* Mỗi phần tử có tính độc lập tương đối của nó.
* Mỗi phần tử có tính độc lập tương đối của nó.


== Tính chất ==Tính nhất định
== Tính chất ==
* Tính trồi
* Tính trồi
* Tính nhất thể hóa
* Tính nhất thể hóa

Phiên bản lúc 03:05, ngày 14 tháng 1 năm 2019

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Từ đó xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể.

Để nhận biết phần tử ta căn cứ vào hai đặc trưng sau:

  • Mỗi phần tử phải có chức năng nhất định.
  • Mỗi phần tử có tính độc lập tương đối của nó.

Tính chất

  • Tính trồi
  • Tính nhất thể hóa

Điều kiện để trở thành hệ thống

Có 2 điều kiện để trở thành hệ thống:

  • Tập hợp các yếu tố
  • Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó.

Liên hệ giữa hệ thống và kết cấu

Khái niệm hệ thống gắn bó chặt chẽ với khái niệm "kết cấu". Nếu hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau thì kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố của thể thống nhất đó. Như vậy, kết cấu không nằm ngoài hệ thống. Đã là hệ thống thì phải có kết cấu.

Khái niệm kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất của sự tác động lẫn nhau của các mặt và các thuộc tính của chúng. Nhờ có kết cấu mà chúng ta hiểu được vì sao phẩm chất của hệ thống nói chung không giống với tổng số phẩm chất của các yếu tố tạo thành.

Các yếu tố của hệ thống

Trong thực tế, các yếu tố của hệ thống không phải là những điểm trừu tượng mà là những hệ thống phức tạp. Mỗi yếu tố cũng có nhiều nhiều mặt, nhiều thuộc tính, khi tác động lẫn nhau với các yếu tố khác của hệ thống không phải tất cả các mặt, các thuộc tính của nó đều tham gia mà chỉ một số mặt, một số thuộc tính nào đó mà thôi. Vì vậy, tính chất và phẩm chất của các liên hệ phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt nào đó của các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau. Như vậy, những mặt và thuộc tính của các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau càng lớn thì két cấu của hệ thống càng phức tạp. Cùng một số yếu tố, khi tác động lẫn nhau bằng những mặt khác nhau có thể tạo nên các hệ thống khác nhau.

Tham khảo