Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 87: Dòng 87:
| Tư lệnh Lực lượng Thiết giáp||
| Tư lệnh Lực lượng Thiết giáp||
|}
|}

==Bãi bỏ==

Chế độ [[quân hàm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc]] bị bãi bỏ năm 1965. Năm 1988, cấp bậc quân hàm được khôi phục đồng thời thiết lập cấp bậc tương đương Đại tướng là Nhất cấp Thượng tướng (一级上将). Và không ai được phong quân hàm này cho tới khi bị bãi bỏ năm 1994.
==Tham khảo==
==Tham khảo==
{{tham khảo}}
{{tham khảo}}

Phiên bản lúc 07:13, ngày 15 tháng 2 năm 2019

Đại tướng
大将
Cầu vai đại tướng Trung Quốc
Quốc gia Trung Quốc
Thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Hạng4 sao
Hình thành1955
Bãi bỏ1965
Hàm trênNguyên soái (đã bãi bỏ)
Hàm dướiThượng tướng
Tương đươngNhất cấp Thượng tướng (đã bãi bỏ)

Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (tiếng Trung: 中国人民解放军大将), còn gọi là Thập đại tướng quân (十大将军) là 10 tướng lĩnh cao cấp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thụ phong cấp bậc Đại tướng, theo thứ tự là:Túc Dụ, Từ Hải Đông, Hoàng Khắc Thành, Trần Canh, Đàm Chính, Tiêu Kính Quang, Trương Vân Dật, La Thụy Khanh, Vương Thụ Thanh, Hứa Quang Đạt. Được thành lập năm 1955, quân hàm Đại tướng là cấp bậc quân sự thứ 2 sau cấp bậc Nguyên soái trên cấp Thượng tướng, được trao cho 10 lãnh đạo quân sự xuất chúng của Quân Giải phóng Nhân dân đã tham gia Cải cách ruộng đất, Chiến tranh Trung-Nhật, Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai. Tuy nhiên, chỉ sau đó 10 năm, Cách mạng Văn hóa bùng nổ, chế độ quân hàm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bị bãi bỏ, nhiều tướng lĩnh cao cấp bị thanh trừng và bức hại. Năm 1988, hệ thống quân hàm được khôi phục, bấy giờ chỉ còn là 2 tướng lĩnh còn sống cấp Đại tướng còn sống, nhưng mang quân hàm mới với danh xưng Nhất cấp Thượng tướng (一级上将). Tuy nhiên, từ đó trở đi, không có quân nhân nào được phong quân hàm này cho tới khi bị bãi bỏ hoàn toàn năm 1994. Hiện tại, cấp bậc Thượng tướng là cấp bậc cao cấp nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Lịch sử

Vào ngày 27 tháng 9 năm 1955, tại cuộc họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ nhất thông qua nghị quyết cấp quân hàm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chu Ân Lai, Thủ tướng Quốc vụ viện, đã ra lệnh thụ phong 10 đại tướng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Chiếu theo quy định quân hàm, có 10 đại tướng, trong đo có 7 đại tướng chung, 1 Đô đốc/ Hải quân Đại tướng (Tiêu Kính Quang), 1 Công an Đại tướng (La Thụy Khanh), 1 Thiết giáp Đại tướng (Hứa Quang Đạt). Sau khi lực lượng an ninh công cộng bị bãi bỏ năm 1957, còn 8 đại tướng chung, 1 Đại tướng Hải quân, và 1 Thiết giáp Đại tướng. Mặc dù Không quân có Đại tướng Không quân, nhưng không ai được thụ phong Đại tướng Không quân.

Mỗi tướng được vinh danh với Huân chương Bát Nhất hạng nhất, Huân chương Tự do hạng nhất và Huân chương Giải phóng hạng nhất.

Trong kế hoạch sơ bộ để thụ phong các cấp bậc quân sự cao cấp, Mao Trạch Đông được thụ phong là Đại Nguyên soái. Ngoài 10 nguyên soái và 10 đại tướng được thụ phong, các nhân vật sau đây cũng được đánh giá là nguyên soái Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, được đánh giá là đại tướng Lý Tiên Niệm, Đàm Chấn Lâm, Đặng Tử Khôi, Trương Đỉnh Thừa.

Danh sách Đại tướng năm 1955

Thứ tự Họ tên Chân dung Chức vụ khi được thụ phong Ghi chú
1 Túc Dụ
(1907-1984)
Tổng Tham mưu trưởng
2 Từ Hải Đông
(1900-1970)
Nguyên Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng Chính phủ Nhân dân Trung ương
3 Hoàng Khắc Thành
(1902-1986)
Tổng Thư ký Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Chính ủy kiêm Bộ trưởng Tộng bộ Hậu cần
4 Trần Canh
(1903-1961)
Phó Tổng Tham mưu trưởng
Chính ủy kiêm Viện trưởng Học viện Công trình Quân sự
5 Đàm Chính
(1906-1988)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Phó Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị
6 Tiêu Kính Quang
(1903-1989)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Tư lệnh Hải quân
7 Trương Vân Dật
(1892-1974)
Tập tin:Zhang Yunyi.jpg Nguyên Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng Chính phủ Nhân dân Trung ương
8 La Thụy Khanh
(1906-1978)
Bộ trưởng Bộ Công an
Chính ủy kiêm Tư lệnh lực lượng Công an
9 Vương Thụ Thanh
(1905-1974)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Bộ trưởng Tổng bộ Quân giới
10 Hứa Quang Đạt
(1908-1969)
Tư lệnh Lực lượng Thiết giáp


Tham khảo

Xem thêm