Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-34”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 95: Dòng 95:
===Hỏa lực===
===Hỏa lực===


Phiên bản T-34 ban đầu được trang bị pháo 76,2&nbsp;ly và thường được gọi với cái tên T-34/76 <ref>{{chú thích web | url = http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/bao-cuoi-tuan/chiec-xe-tang-huyen-thoai/136297.html | tiêu đề = Chiếc xe tăng huyền thoại | author = | ngày = | ngày truy cập = 1 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = Quân đội Nhân dân | ngôn ngữ = }}</ref> (lúc ban đầu đây là một mẫu thiết kế dành cho Chiến tranh thế giới thứ hai). Pháo 76mm L/42 khi dùng đạn xuyên giáp BR-350A có thể chọc thủng lớp giáp trước dày 50mm của xe tăng hạng trung Đức như [[Panzer IV]] Ausf-F từ cự ly 1.200 mét, đem lại cho T-34 ưu thế hỏa lực trong giai đoạn đầu chiến tranh (1941).
Phiên bản T-34 ban đầu được trang bị pháo 76,2&nbsp;ly và thường được gọi với cái tên T-34/76 <ref>{{chú thích web | url = http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/bao-cuoi-tuan/chiec-xe-tang-huyen-thoai/136297.html | tiêu đề = Chiếc xe tăng huyền thoại | author = | ngày = | ngày truy cập = 1 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = Quân đội Nhân dân | ngôn ngữ = }}</ref> (lúc ban đầu đây là một mẫu thiết kế dành cho Chiến tranh thế giới thứ hai).
Pháo 76mm L/42 khi dùng đạn xuyên giáp BR-350A có thể chọc thủng lớp giáp trước dày 50mm của xe tăng hạng trung Đức như [[Panzer IV]] Ausf-F từ cự ly 1.200 mét. Đây là loại pháo mạnh hơn so với hầu hết các loại pháo trang bị trên xe tăng hạng trung trên thế giới vào thời điểm năm 1940 (các loại xe tăng Anh, Pháp, Đức khi đó thường chỉ mang pháo từ 50mm trở xuống, hoặc pháo 75mm nhưng nòng ngắn). Điều này đem lại cho T-34 ưu thế hỏa lực trong giai đoạn đầu chiến tranh (năm 1941).


[[Tập tin:Lavrinenko tank crew, 1941.jpg|nhỏ|phải|256px|Tổ lái xe tăng T-34 của [[Dmitri Lavrienko]], ngoại ô Moskva, 1/10/1941. Chiếc T-34 của Lavrienko đã tiêu diệt được 52 xe tăng Đức trước khi ông hy sinh, đây là chiến sĩ xe tăng có thành tích cao nhất của khối Đồng Minh trong Thế chiến thứ 2]]
[[Tập tin:Lavrinenko tank crew, 1941.jpg|nhỏ|phải|256px|Tổ lái xe tăng T-34 của [[Dmitri Lavrienko]], ngoại ô Moskva, 1/10/1941. Chiếc T-34 của Lavrienko đã tiêu diệt được 52 xe tăng Đức trước khi ông hy sinh, đây là chiến sĩ xe tăng có thành tích cao nhất của khối Đồng Minh trong Thế chiến thứ 2]]
Tới đầu năm 1942, Đức cải tiến và cho ra phiên bản [[Panzer IV]] Ausf-G có giáp trước thân xe dày 80mm, giáp trước tháp pháo dày 50mm. Pháo 76mm L/42 bắt đầu giảm hiệu quả, ở góc đối diện khi dùng đạn xuyên giáp thông thường BR-350B, nó vẫn có thể được giáp trước tháp pháo [[Panzer IV]] Ausf-G ở cự ly 1.800 mét, nhưng chỉ có thể bắn xuyên giáp trước thân xe ở cự ly khoảng 500 mét.
Tới đầu năm 1942, Đức cải tiến và cho ra phiên bản [[Panzer IV]] Ausf-G có giáp trước thân xe dày 80mm, giáp trước tháp pháo dày 50mm. Pháo 76mm L/42 bắt đầu giảm hiệu quả, ở góc đối diện khi dùng đạn xuyên giáp BR-350B, nó vẫn có thể được giáp trước tháp pháo [[Panzer IV]] Ausf-G ở cự ly 1.800 mét, nhưng chỉ có thể bắn xuyên giáp trước thân xe ở cự ly khoảng 500 mét.


Tới đầu năm 1943, Đức đưa ra sản xuất các loại xe tăng hạng nặng như [[Panther]] và [[Tiger I]] có giáp trước dày trên 100mm. Pháo 76mm trở nên lạc hậu, đạn xuyên giáp thông thường [[BR-350B APHEBC]] không thể bắn thủng giáp trước của Tiger I từ bất cứ cự ly nào, trong khi chỉ có thể bắn thủng giáp hông từ cự ly gần (khoảng 500 mét trở xuống). Đạn xuyên giáp cao cấp [[BR-350P APCR]] lõi [[tungsten]] thì chỉ có thể bắn xuyên mặt trước [[Tiger I]] ở cự ly 200 - 300 mét hoặc xuyên được giáp hông ở cự ly 700 mét, nhưng loại đạn này chỉ được sản xuất hàng loạt vào đầu năm 1944.
Tới đầu năm 1943, Đức đưa ra sản xuất các loại xe tăng hạng nặng như [[Panther]] và [[Tiger I]] có giáp trước dày trên 100mm. Pháo 76mm trở nên lạc hậu, đạn xuyên giáp thông thường [[BR-350B APHEBC]] không thể bắn thủng giáp trước của Tiger I từ bất cứ cự ly nào, trong khi chỉ có thể bắn thủng giáp hông từ cự ly gần (khoảng 500 mét trở xuống). Đạn xuyên giáp cao cấp [[BR-350P APCR]] lõi [[tungsten]] thì chỉ có thể bắn xuyên mặt trước [[Tiger I]] ở cự ly 200 - 300 mét hoặc xuyên được giáp hông ở cự ly 700 mét, nhưng loại đạn này chỉ được sản xuất hàng loạt vào đầu năm 1944.
Dòng 110: Dòng 112:
Tuy nhiên, thử nghiệm ở Kubilka cho thấy T-34 còn có thể tiêu diệt Tiger I ở cự ly xa hơn so với các con số về lý thuyết ở trên, bởi kim loại làm vỏ giáp của [[Tiger I]] có chất lượng không cao (một vấn đề xảy ra với phần lớn các xe tăng Đức giai đoạn nửa sau thế chiến 2, bởi người Đức ngày càng khó tìm đủ quặng để sản xuất ra loại thép hợp kim chất lượng cao). Ngay cả ở cự ly 1.500 mét, đạn xuyên giáp 85mm dù không thể xuyên thủng được giáp trước thân xe của [[Tiger I]] nhưng động năng của viên đạn có thể gây nứt và suy yếu kết cấu vỏ giáp, và đến phát đạn thứ 2 (cũng ở 1.500 mét) thì viên đạn 85mm có thể xé rách giáp trước của Tiger I<ref>http://tankarchives.blogspot.com/2013/03/soviet-85-mm-guns-vs-tigers.html</ref>.
Tuy nhiên, thử nghiệm ở Kubilka cho thấy T-34 còn có thể tiêu diệt Tiger I ở cự ly xa hơn so với các con số về lý thuyết ở trên, bởi kim loại làm vỏ giáp của [[Tiger I]] có chất lượng không cao (một vấn đề xảy ra với phần lớn các xe tăng Đức giai đoạn nửa sau thế chiến 2, bởi người Đức ngày càng khó tìm đủ quặng để sản xuất ra loại thép hợp kim chất lượng cao). Ngay cả ở cự ly 1.500 mét, đạn xuyên giáp 85mm dù không thể xuyên thủng được giáp trước thân xe của [[Tiger I]] nhưng động năng của viên đạn có thể gây nứt và suy yếu kết cấu vỏ giáp, và đến phát đạn thứ 2 (cũng ở 1.500 mét) thì viên đạn 85mm có thể xé rách giáp trước của Tiger I<ref>http://tankarchives.blogspot.com/2013/03/soviet-85-mm-guns-vs-tigers.html</ref>.


Nhìn chung, nếu đánh trực diện ở cự ly xa (trên 1&nbsp;km), Tiger với lớp giáp dày hơn và pháo mạnh hơn sẽ vượt trội hoàn toàn so với T-34. Tuy nhiên, do vật cản, khói bụi và sự hỗn loạn của chiến trường, phần lớn các cuộc đọ tăng thời đó chỉ xảy ra ở cự ly 1.000 mét đổ lại, do vậy ưu thế đánh xa của Tiger ít khi được phát huy. Ngược lại, nếu Tiger không phát hiện và bắn trúng được T-34/85 trước khi nó áp sát vào tầm 1.000 mét, lợi thế cận chiến khi đó sẽ nghiêng về T-34 nhờ tốc độ cao và độ linh hoạt của nó. Mặt khác, nếu T-34/85 dùng lối đánh tạt sườn và ngắm bắn được vào phần hông xe của Tiger (nơi có giáp mỏng hơn), nó có thể tiêu diệt Tiger từ cự ly tới 1,5&nbsp;km. Cộng thêm ưu thế số lượng (do giá thành sản xuất rẻ và dễ sửa chữa), trong giai đoạn cuối chiến tranh, T-34/85 đã hoàn toàn áp đảo Tiger.
Nhìn chung, nếu đánh trực diện ở cự ly xa (trên 1&nbsp;km), Tiger với lớp giáp dày hơn và pháo mạnh hơn sẽ vượt trội hoàn toàn so với T-34. Tuy nhiên, do vật cản, khói bụi và sự hỗn loạn của chiến trường, phần lớn các cuộc đấu tăng thời đó chỉ xảy ra ở cự ly 1.000 mét đổ lại, do vậy ưu thế đánh xa của Tiger ít khi được phát huy. Ngược lại, nếu Tiger không phát hiện và bắn trúng được T-34/85 trước khi nó áp sát vào tầm 1.000 mét, lợi thế cận chiến khi đó sẽ nghiêng về T-34 nhờ tốc độ cao và độ linh hoạt của nó. Mặt khác, nếu T-34/85 dùng lối đánh tạt sườn và ngắm bắn được vào phần hông xe của Tiger (nơi có giáp mỏng hơn), nó có thể tiêu diệt Tiger từ cự ly tới 1,5&nbsp;km. Cộng thêm ưu thế số lượng (do giá thành sản xuất rẻ và dễ sửa chữa), trong giai đoạn cuối chiến tranh, T-34/85 đã hoàn toàn áp đảo Tiger.


Một ví dụ về tính hiệu quả của T-34/85 trong giai đoạn cuối chiến tranh là [[trận Kielce-Khmielnik]], diễn ra trong [[Chiến dịch Wisla-Oder]]. Ngày 13/1/1945, [[Tiểu đoàn tăng hạng nặng số 524]] của Đức có trong trang bị 23 xe tăng hạng siêu nặng [[Tiger II]] và 29 xe tăng hạng nặng [[Tiger I]] đã tấn công từ [[Khmielnik]] ở phía Nam và từ khu vực gần [[Kielce]] về phía bắc, ngoài ra tiểu đoàn 424 còn được yểm trợ bởi 13 xe tăng [[Panther]] từ Sư đoàn xe tăng số 16. Lữ đoàn xe tăng cận vệ số 61 của Liên Xô đã huy động 40 xe tăng [[T-34]]/85 chặn đánh ở làng Lisow. Các xe tăng [[T-34]]/85 đã ngụy trang khéo léo, chờ đến khi xe tăng Đức vào phạm vi 150 mét thì mới nổ súng, phá hủy ngay lập tức 4 chiếc Tiger và phá hủy tiếp 9 chiếc khác sau đó, khiến quân Đức phải rút lui. Sau thất bại của cuộc tấn công đầu tiên, người Đức huy động 30 xe tăng Tiger (một nửa trong số đó là Tiger II) và 13 xe tăng [[Panther]] để tấn công lần nữa. Bất chấp việc quân Đức có ưu thế vượt trội (40 xe tăng hạng trung T-34 Liên Xô phải chống lại 43 xe tăng hạng nặng Đức), các xe T-34-85 sử dụng ưu thế cơ động đã liên tục di chuyển giữa những ngôi nhà đang cháy, và tiếp tục bắn vào xe tăng Đức ở cự ly gần. Đến 6 giờ tối, trận đánh kết thúc. Quân Đức tổn thất nặng với 7 chiếc [[Tiger I]], 5 chiếc Tiger II và 5 xe tăng [[Panther]] đã bị phá hủy hoặc bị bỏ lại, nhiều xe khác bị hỏng nặng nhưng được kéo về. Tổng cộng trong 2 đợt tấn công thất bại, phía Đức đã bị phá hủy ít nhất 35 xe tăng các loại (gồm phần lớn là các xe tăng hạng nặng [[Tiger I]] và [[Tiger II]]), nhiều xe khác bị hỏng nặng. Trong khi đó, Liên Xô chỉ tổn thất 11 xe tăng [[T-34]]/85 bị phá hủy và 11 chiếc khác bị hư hại nhưng có thể sửa lại dễ dàng (số xe hỏng được sửa chữa xong vào ngay hôm sau). [[Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng số 524]] tinh nhuệ của Đức gần như bị xóa sổ sau thất bại này, cả tiểu đoàn trưởng cũng tử trận<ref>https://forums.spacebattles.com/threads/tiger-armageddon-near-lisow.385154/</ref><ref>http://www.feldgrau.net/forum/viewtopic.php?t=13910</ref>
Một ví dụ về tính hiệu quả của T-34/85 trong giai đoạn cuối chiến tranh là [[trận Kielce-Khmielnik]], diễn ra trong [[Chiến dịch Wisla-Oder]]. Ngày 13/1/1945, [[Tiểu đoàn tăng hạng nặng số 524]] của Đức có trong trang bị 23 xe tăng hạng siêu nặng [[Tiger II]] và 29 xe tăng hạng nặng [[Tiger I]] đã tấn công từ [[Khmielnik]] ở phía Nam và từ khu vực gần [[Kielce]] về phía bắc, ngoài ra tiểu đoàn 424 còn được yểm trợ bởi 13 xe tăng [[Panther]] từ Sư đoàn xe tăng số 16. Lữ đoàn xe tăng cận vệ số 61 của Liên Xô đã huy động 40 xe tăng [[T-34]]/85 chặn đánh ở làng Lisow. Các xe tăng [[T-34]]/85 đã ngụy trang khéo léo, chờ đến khi xe tăng Đức vào phạm vi 150 mét thì mới nổ súng, phá hủy ngay lập tức 4 chiếc Tiger và phá hủy tiếp 9 chiếc khác sau đó, khiến quân Đức phải rút lui. Sau thất bại của cuộc tấn công đầu tiên, người Đức huy động 30 xe tăng Tiger (một nửa trong số đó là Tiger II) và 13 xe tăng [[Panther]] để tấn công lần nữa. Bất chấp việc quân Đức có ưu thế vượt trội (40 xe tăng hạng trung T-34 Liên Xô phải chống lại 43 xe tăng hạng nặng Đức), các xe T-34-85 sử dụng ưu thế cơ động đã liên tục di chuyển giữa những ngôi nhà đang cháy, và tiếp tục bắn vào xe tăng Đức ở cự ly gần. Đến 6 giờ tối, trận đánh kết thúc. Quân Đức tổn thất nặng với 7 chiếc [[Tiger I]], 5 chiếc Tiger II và 5 xe tăng [[Panther]] đã bị phá hủy hoặc bị bỏ lại, nhiều xe khác bị hỏng nặng nhưng được kéo về. Tổng cộng trong 2 đợt tấn công thất bại, phía Đức đã bị phá hủy ít nhất 35 xe tăng các loại (gồm phần lớn là các xe tăng hạng nặng [[Tiger I]] và [[Tiger II]]), nhiều xe khác bị hỏng nặng. Trong khi đó, Liên Xô chỉ tổn thất 11 xe tăng [[T-34]]/85 bị phá hủy và 11 chiếc khác bị hư hại nhưng có thể sửa lại dễ dàng (số xe hỏng được sửa chữa xong vào ngay hôm sau). [[Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng số 524]] tinh nhuệ của Đức gần như bị xóa sổ sau thất bại này, cả tiểu đoàn trưởng cũng tử trận<ref>https://forums.spacebattles.com/threads/tiger-armageddon-near-lisow.385154/</ref><ref>http://www.feldgrau.net/forum/viewtopic.php?t=13910</ref>

Phiên bản lúc 09:37, ngày 22 tháng 2 năm 2019

T-34
T-34-85 tại bảo tàng Musée des Blindés
Loạixe tăng hạng trung
Nơi chế tạoLiên XôLiên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1940–nay
Sử dụng bởi Liên Xô
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
 Việt Nam
 Trung Quốc
 Cuba
 Lào
 Armenia
 Belarus
 Kazakhstan
 Tiệp Khắc
 Cộng hòa Séc
 Ba Lan
 Mông Cổ
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và 39 quốc gia khác
TrậnChiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Triều Tiên
Sự kiện năm 1956 ở Hungary
Sự kiện Vịnh Con Lợn
Chiến tranh Sáu ngày
Chiến tranh Yom Kippur
Các cuộc xung đột ở châu Phi
Chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Bosnia
Lược sử chế tạo
Người thiết kếKMDB - phòng thiết kế chính của T-34
Năm thiết kế1937–40
Giai đoạn sản xuất1940–58
Số lượng chế tạo84070 chiếc
Thông số (T-34 mẫu 1941[1])
Khối lượng26,5 tấn (29.2 tấn Mỹ)
Chiều dài6,68 m (21.9 feet)
Chiều rộng3,00 m (9.8 feet)
Chiều cao2.45 m (8.0 feet)
Kíp chiến đấu4 (5 với những chiếc có điện đài)

Phương tiện bọc thépMặt trước thân xe: 47mm nghiêng 60 độ
Mặt trước tháp pháo:
52mm nghiêng 50 độ (phiên bản T-34 Model 1941)
90mm nghiêng hình bán cầu (phiên bản T-34/85)
Vũ khí
chính
pháo tăng F-34 76,2 ly (3.00 inch)
Vũ khí
phụ
2 đại liên DT 7.62 ly (0.308 inch)
Động cơđộng cơ diesel 12 xilanh mẫu V-2
500 hp (370 kW)
Công suất/trọng lượng17,5 mã lực/tấn
Hệ thống treoChristie
Tầm hoạt động400 km (250 dặm)
Tốc độ53 cây số/giờ (33 mph)

Xe tăng T–34 là một xe tăng hạng trung sản xuất bởi Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1958, chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Xô-Đức (1941-1945). T-34 đã cách mạng hoá cách thức thiết kế và chế tạo xe tăng trên thế giới[cần dẫn nguồn]; mặc dù về giai đoạn sau chiến tranh có nhiều xe tăng mang giáp trụ và hỏa lực trội hơn T-34, nó vẫn được đánh giá là loại xe tăng hiệu quả nhất và có thiết kế gây ảnh hưởng lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai[2].

Trong thế chiến thứ 2, T-34 là một trong những loại xe tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa tính năng bảo vệ, tính cơ động, hỏa lực và độ tin cậy và khả năng bảo trì của xe; nó cũng là một trong những mẫu thiết kế có thời hạn phục vụ lâu nhất, một số chiếc hiện vẫn còn được sử dụng. Tuy nhiên những lợi thế này của xe lúc ban đầu bị hạn chế nhiều do thiếu hệ thống liên lạc bộ đàm và chiến thuật sử dụng nghèo nàn do tổ lái thiếu kinh nghiệm. Hệ thống tháp pháo hai người điều khiển - khá phổ biến ở xe tăng thời đó - khiến người xa trưởng phải kiêm luôn nhiệm vụ nạp đạn và nó tỏ ra kém hiệu quả hơn hệ thống tháp pháo ba người (xa trưởng, pháo thủ và người nạp đạn). Những điểm yếu này đã được các nhà thiết kế khắc phục ở phiên bản nâng cấp T-34/85.

T–34 là loại xe có buồng lái chật hẹp, nó bị đánh giá kém về mức độ tiện nghi cho kíp chiến đấu 4 người. T–34 cũng bị coi là quá ồn nên có thể bị phát hiện trong đêm từ khoảng cách 450 đến 500m, vì vậy lính Đức sẽ có được những cảnh báo sớm về vị trí của xe tăng đối phương. Giá trị cao nhất của T–34 là thiết kế hiệu quả cao, giúp việc chế tạo rất dễ dàng và dễ sửa chữa. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã ghi nhận nhiều trường hợp T–34 bị bắn bay mất tháp pháo vẫn dễ dàng được sửa chữa trong điều kiện dã chiến, chỉ cần vài giờ lắp tháp pháo mới là xe lại tham gia chiến đấu được ngay. Xe cũng khá nhẹ và động cơ diesel làm mát bằng nước làm tăng độ tin cậy của động cơ cũng như tăng khoảng cách hoạt động của xe. Tốc độ của T–34 cũng là một lợi thế chính yếu so với các xe tăng Đức: Tốc độ tối đa trung bình của các xe tăng Đức là 25 dặm (khoảng 40 km)/giờ trong khi tốc độ tối đa của T–34 là 32 dặm (khoảng 50 km)/giờ. Vỏ thép nghiêng cũng giúp cho T–34 có được sự bảo vệ tốt chống lại đạn pháo Đức, thiết kế này hiệu quả đến nỗi Đức đã copy lại để áp dụng trên loại xe tăng Panther (Con Báo) và Tiger II (Vua Cọp).

Ưu điểm lớn nhất của xe T-34 chính là thiết kế rất dễ sản xuất của nó: Liên Xô có thể chịu đựng được mức tổn thất lớn của T-34 trên chiến trường vì hệ thống nhà máy của họ cho phép sản xuất rất nhanh hàng nghìn chiếc khác. Trong khi xe tăng của Đức đòi hỏi nhiều giờ công lao động, chi phí và thợ lành nghề để chế tạo, xe T-34 có thể được chế tạo với các thiết bị đơn giản và thợ cơ khí bậc trung. Các nhà máy T-34 nằm sâu sau dãy Ural nơi không bị ảnh hưởng của các cuộc ném bom của không quân Đức và có thể tăng công suất sản xuất hỗ trợ cho nhau để bù cho số bị thiếu hụt khi một nhà máy gặp vấn đề. Với cùng một chi phí, phía Đức sản xuất được 1 xe tăng Tiger thì phía Liên Xô có thể sản xuất 7-8 xe T-34. Do đó trong chiến trận phía Đức phải tiêu diệt được 7-8 xe tăng T-34 với mức tổn thất 1 xe tăng Tiger của mình thì mới có cơ hội thay đổi được so sánh lực lượng có lợi về phía mình[cần dẫn nguồn], tỷ lệ này phía Đức không thể nào có thể đạt được. Thành phố Cheliabinsk (Челябинск) tại vùng núi Ural Nga là nơi sản xuất chính loại xe tăng này nhiều đến nỗi thành phố này được gọi là Tankograd (танкоград)- thành phố xe tăng. Tổng cộng gần 58.000 chiếc T-34 đã được sản xuất trong Thế chiến 2, nhiều hơn bất kỳ loại xe tăng nào khác.

Xe tăng T-34 liên tục được cải tiến trong suốt cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm tăng tính hiệu quả và giảm giá thành, điều này khiến càng lúc càng nhiều xe tăng T-34 được tung ra mặt trận. Đầu năm 1944, T-34 được trang bị pháo 85 mm hỏa lực mạnh hơn, cho phép nó có thể chiến đấu ngang cơ với loại Tiger ở cự ly gần; cùng với vỏ thép tốt hơn; tháp pháo ba người, phẳng hơn biến nó thành mục tiêu có kích thước nhỏ hơn. Kiểu này được gọi là xe tăng T-34/85. Cho đến cuối cuộc chiến, dòng tăng T-34 linh loạt và giá thành thấp đã thay thế nhiều loại xe tăng hạng nhẹ và hạng trung của Liên Xô, trở thành loại xe tăng được sản xuất chủ yếu trong quân đội Liên Xô lúc đó và cũng là loại xe tăng chủ lực của Liên Xô trong suốt Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trên cơ sở khung thân của T-34, Liên Xô cũng chế tạo một loạt các thiết kế pháo tự hành rất thành công gồm SU-85, SU-100SU-122. Thiết kế cách mạng của T-34 cũng đã dẫn tới việc thiết kế và sản xuất dòng xe tăng lừng danh T-54/55.

T-34 là loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai và là xe tăng sản xuất nhiều thứ nhì trên thế giới, sau dòng T-54/55. Tới năm 2010, các xe tăng T-34 vẫn còn được phục vụ trong ít nhất là 27 quốc gia và một số nước sẽ còn tiếp tục sử dụng nó cho tới giữa thế kỷ 21, đưa nó trở thành loại xe tăng có thời gian phục vụ lâu nhất từ trước tới nay.

Lịch sử sản xuất

Cuộc cách mạng trong thiết kế xe tăng

Giáo sư Norman Davis của Trường đại học tổng hợp Oxford, tác giả cuốn “Châu Âu trong chiến tranh 1939-1945. Không hề có chiến thắng dễ dàng” đã đặt câu hỏi: "Có ai, vào năm 1939, có thể nghĩ rằng, chiếc xe tăng tốt nhất của chiến tranh thế giới thứ hai lại được sản xuất ở Liên Xô? T-34 là tăng tốt nhất không phải vì nó mạnh nhất và nặng nhất. Nếu theo tiêu chí đó thì xe tăng hạng nặng của Đức vượt trội. Nhưng T-34 hiệu quả nhất trong cuộc chiến đó và cho phép giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật. Hàng đoàn xe tăng Xô Viết cơ động như bầy sói săn đuổi các xe Tiger cồng kềnh và khó xoay xở của Đức. Các xe tăng của Mỹ và Anh sẽ không có được hiệu quả như vậy khi đối đầu với các xe tăng Đức."[4]

Vào năm 1939, kiểu xe tăng Liên Xô được sản xuất với số lượng lớn nhất chính là loại tăng hạng nhẹ T-26 và dòng xe tăng cơ động nhanh BT. T-26 thực chất là loại xe bọc thép trợ chiến bộ binh, tốc độ chậm và hỏa lực yếu, được thiết kế để yểm hộ các đơn vị bộ binh tấn công trong hành tiến. Còn các xe tăng BT là loại tăng trang bị cho kỵ binh thiết giáp (cavalry tank), tức là loại tăng hạng nhẹ có tốc độ cao, được sử dụng chủ yếu để tiêu diệt các loại xe tăng khác chứ không nhằm tấn công bộ binh. Nhưng cả hai loại xe tăng này đều có vỏ giáp khá mỏng, chỉ đủ để chống lại các đạn cỡ nhỏ chứ không thể chống chịu các loại vũ khí chống tăng như khẩu Pak 36 37 mm. Hơn nữa, các kiểu tăng này sử dụng loại động cơ xăng (loại động cơ thường dùng ở xe tăng thời kỳ đó), chúng rất dễ cháy nổ "dù chỉ với một kích thích rất nhỏ"[5]. Cả hai loại xe tăng này đều được thiết kế dựa trên các mẫu xe tăng nước ngoài trước thập niên 1930: loại T-26 dựa trên xe tăng Vickers 6-Ton của Anh, còn dòng BT dựa trên thiết kế của kỹ sư người Mỹ Walter Christie.

Xe tăng T-34 được phát triển từ loại xe tăng trinh sát (cruiser tank) BT và được dùng để thay thế các loại xe tăng như BT-5, BT-7 và loại xe tăng hỗ trợ bộ binh (infantry tank)T-26[6]. Thiết kế của T–34 đã phối hợp được những phát triển từ cả của người Mỹ và cả người Đức. Năm 1931, người Nga mua 2 chiếc xe tăng Christie của Mỹ. Hệ thống treo của chiếc Christie được hợp nhất vào xe T– 34. Thông thường, nó được lắp động cơ diesel kiểu chữ V 500 sức ngựa được phát triển từ động cơ diesel của BMW.

Năm 1937, Hồng quân quyết định bổ nhiệm kỹ sư Mikhail Ilyich Koskin vào vị trí lãnh đạo một nhóm thiết kế xe tăng; nhiệm vụ của nhóm này là thiết kế một mẫu xe tăng mới thay thế cho các loại dòng tăng BT đang được sản xuất tại Nhà máy động cơ xe lửa Kharkov (KhPZ) tại thành phố Kharkov. Koshkin đã bắt đầu phác thảo các ý tưởng đầu tiên về mẫu xe tăng hạng trung T-34, với các yêu cầu như hệ thống giáp dày, trang bị hỏa lực mạnh mẽ, có khả năng hoạt động bền bỉ ở mọi địa hình và dễ dàng trong quá trình sản xuất, sửa chữa bảo trì.

Thành quả đầu tiên của họ là một mẫu tăng thử nghiệm mang cái tên A-20 hoàn thành vào đầu năm 1939, được trang bị vỏ giáp dày 20 milimét (0,8 in), một khẩu pháo chính cỡ nòng 45 ly (1.8 inch) và một động cơ kiểu mới mang tên V-2 sử dụng nhiên liệu dầu diesel ít gây cháy nổ hơn hệ thống V12 nhưng có công suất lớn hơn. Nó cũng có một hệ thống bánh đỡ 8 × 6 bánh xe tương tự như hệ thống 8 × 2 của BT, giúp cho A-20 có thể di chuyển mà không cần hệ thống xích[7]. Đặc điểm này giúp cho việc sửa chữa vào bảo trì A-20 trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với các mẫu xe tăng khác ra đời vào đầu thập niên 1930, và giúp nó có thể đạt đến vận tốc trên 85 cây số/giờ (53 dặm/giờ) trên đường nhựa; tuy nhiên những ưu điểm này lại không đem đến lợi thế gì rõ rệt trong tác chiến. Bấy giờ, các nhà thiết kế coi đó là một sự lãng phí không gian và trọng lượng[6]. Mẫu tăng A-20 cũng kết hợp những thành quả nghiên cứu trước đó (các kế hoạch BT-IS và BT-SW-2) và xây dựng nên vỏ giáp vát nghiêng: tức là vỏ giáp xe A-20 không thẳng đứng như nhiều xe tăng khác mà vát nghiêng, điều này giúp tăng khả năng khả năng làm chệch hướng các loại đạn pháo chống tăng so với vỏ giáp thẳng đứng thông thường.[8]

Tiến trình hình thành loại xe tăng T-34 (từ trái sang phải): A-8 (BT-7M, 1935), A-20 (T-26, 1937), T-34 (Mẫu 1940), T-34 (Mẫu 1941)

Koskin đã cố thuyết phục lãnh tụ Iosif Stalin cho phép ông phát triển một mẫu tăng thử nghiệm thứ hai, lần này với vỏ giáp và hỏa lực được tăng cường đáng kể nhằm có thể thay thế cả hai loại xe tăng T-26 và BT dùng trong Hồng quân Liên Xô lúc đó.[9]. Koskin đặt tên mẫu thứ hai là A-32, số 32 lấy theo độ dày của vỏ giáp trước xe tăng là 32 milimét (1,3 in). Nó cũng mang một khẩu pháo F-34 với cỡ nòng lớn hơn (76.2 ly - tức 3 inch); còn động cơ thì vẫn là mẫu V-2 như phiên bản A-20 cũ[10]. Cả hai mẫu xe đều được đưa đi thử nghiệm ở thao trường tại Kubinka năm 1939, và mẫu tăng A-32 tỏ ra linh hoạt, cơ động không thua kém gì mẫu A-20 nhẹ hơn. Một mẫu thiết kế khác thậm chí còn nặng hơn với lớp giáp trước dày 45 milimét (1,8 in) và xích xe tăng rộng hơn đã được chấp thuận đưa vào sản xuất với cái tên T-34. Koskin chọn cái tên T-34 nhằm ghi nhớ lấy năm 1934, năm mà ông bắt đầu nảy ra ý tưởng về mẫu thiết kế mới cho xe tăng Liên Xô, và nhằm tưởng niệm sắc lệnh mở rộng lực lượng tăng thiết giáp Xô Viết và việc Grigol Sergo Orjonikidze bổ nhiệm ông vào vị trí lãnh đạo công tác sản xuất xe tăng này[11].

Các mẫu dự án A-20 và A-32 đã được trình bày tại Tại Hội nghị quân sự cao cấp ở Moscow. Lúc đầu, các quan chức quân sự không mặn mà với các dự án này. Nhưng đích thân lãnh tụ Iosif Stalin lúc đó đã can thiệp, cấp kinh phí và yêu cầu nhà máy Kharkov tiếp tục chế tạo và thử nghiệm các mẫu đó.

Nhóm của Koskin hoàn tất hai mẫu thử nghiệm của T-34 vào tháng 1 năm 1940. Trong tháng 4 và tháng 5, họ thực hiện một chuyến hành trình kéo dài đến 2.000 cây số (1,250 dặm) từ Kharkov đến Moskva để biểu diễn các tính năng của T-34 cho các lãnh tụ Liên Xô tại điện Kremlin, sau đó họ lại tới tuyến MannerheimPhần Lan và quay trở về Kharkov thông qua ngõ MinskKiev[11]. Một số lỗi liên quan tới hệ thống truyền đồng đã được phát hiện và sửa chữa trong chuyến đi[12]. Các chuyên gia quân sự nói tăng sẽ không đến được Matxcova, chúng sẽ bị hỏng hóc giữa đường và Koshkin sẽ buộc phải đưa các xe của mình đến Matxcova bằng tàu hỏa. Nhưng ngày 17/3/1940, cả hai chiếc tăng T-34 đã đến được thủ đô và được giới thiệu trước toàn bộ ban lãnh đạo cao cấp Liên Xô. I.V. Stalin đã rất hài lòng và nói “T-34 là con chim én đầu tiên của lực lượng tăng - thiết giáp chúng ta”.

Nhưng cuối tháng 9, thiết kế trưởng Koskin qua đời bởi căn bệnh viêm phổi - căn bệnh này đã trở nên trầm trọng hơn sau chuyến hành trình kiệt sức kéo dài 2.000 cây số từ Kharkov tới Moskva. Lẽ ra bệnh đã có thể khỏi, nhưng do Koshkin lại lao ngay vào công việc, suốt ngày đêm ở nhà máy chỉ đạo việc sản xuất T-34 nên bệnh tình nặng thêm. Để cứu Koshkin, Trung ương đã cử các bác sĩ giỏi từ Matxcova đến để chữa chạy. Sau khi cắt phổi, ông được đưa đi an dưỡng. Nhưng ngày 26/9/1940, Koshkin qua đời. Vì vậy Oleksandr Oleksandrovych Morozov, người trợ thủ cho sự phát triển của dự án T-34 được bổ nhiệm vào vị trí của Koskin.

Đã có nhiều ý kiến phản đối và quan ngại từ giới quân sự về giá thành sản xuất đại trà của T-34, nhưng tất cả những quan ngại ấy đều bị chìm lấp trước những chiến thắng chớp nhoáng của Đức tại Pháp cũng như sự thể hiện tệ hại của lực lượng tăng thiết giáp Xô Viết tại cuộc Chiến tranh Xô-Phần (1939-1940). Thế là, chiếc xe tăng T-34 đầu tiên đã ra đời tại KhPZ vào tháng 9 năm 1940, việc sản xuất nó hoàn toàn thay thế cho việc sản xuất các xe tăng T-26, BT và cả xe tăng hạng trung nhiều tháp pháo T-28 tại KhPZ.

T–34 được trang bị pháo 76.2 mm mạnh hơn rất nhiều so với pháo 45mm trên mẫu thử nghiệm A-20. Nó cũng sử dụng hệ thống treo Chirstie với lò xo xoắn giống như dòng tăng BT, và hệ thống "slack track" với một bánh răng phát động đặt ở phần sau xe, không có hệ thống con lăn hồi chuyển return rollers for the upper run of track, but dispensed with the weighty and ineffective convertible drive. Giáp vát nghiêng của T-34 được thiết kế tốt, động cơ tương đối khỏe và xích xe rộng. Nó được chế tạo tại nhiều nhà máy khác nhau.

Vỏ giáp

Xe tăng T-34/85 trong bảo tàng

Các mẫu T-34 được sản xuất đều có giáp trước thân xe dày 45mm nghiêng 60 độ. Tuy nhiên, giáp trước tháp pháo thì khác nhau ở các phiên bản. T-34 Model 1941 có giáp trước tháp pháo dày 45mm vát nghiêng 50 độ, đến T-34 Model 1942 thì tăng lên 52mm, và tới T-34/85 thì tăng lên 90mm nghiêng hình bán cầu. Một số khu vực ở đằng sau khiên chắn của T-34/85 có lót thêm lớp thép dày 40mm, nên độ dày khu vực này lên tới 130mm thép cong hình bán cầu, còn cao hơn so với giáp trước tháp pháo xe tăng Tiger IPanther của Đức.

Lớp giáp được làm vát nghiêng của T-34 đem lại nhiều lợi thế: không chỉ làm giảm khối lượng thép cần thiết mà vẫn đảm bảo độ dày (tính trên khối lượng) của giáp xe tăng, mà giáp thép nghiêng còn tạo ra "hiệu ứng trượt", có tác dụng rất tốt chống lại các loại đạn xuyên giáp động năng được dùng trong Thế chiến 2. Ví dụ, giáp trước thân xe T-34 dày 45mm nghiêng 60 độ, tương đương 90mm thép đặt thẳng đứng, cộng thêm "hiệu ứng trượt" thì sẽ cho hiệu quả tương đương lớp thép dày 122mm khi chống lại đạn pháo cỡ 75mm trên Panzer IV. Những loại đạn xuyên giáp động năng khi va vào giáp nghiêng sẽ bị "hiệu ứng trượt" làm giảm lực xuyên, thậm chí nếu đạn có khối lượng riêng không đủ lớn, tốc độ không đủ cao hay đơn thuần bắn từ khoảng cách quá xa thì có thể bị trượt nảy ra mà không gây hại gì cho vỏ giáp xe tăng. Trong giai đoạn đầu chiến tranh (năm 1941-1942), đạn pháo 37mm hoặc 50mm trên xe tăng Panzer III thường xuyên bị trượt văng ra khi bắn vào giáp nghiêng của T-34. Quân Đức cũng phải công nhận sự hiệu quả của thiết kế giáp nghiêng trên T-34 và đã dựa vào đó để thiết kế ra loại xe tăng Panther (Con Báo).

Trong thời gian chiến tranh, sự phát triển công nghệ đã làm các loại pháo tăng trở nên lớn và mạnh hơn rất nhiều, nhất là với xe tăng hạng nặng. Nhìn chung, đến giai đoạn sau chiến tranh, lớp giáp của T-34 không còn đủ để chống chọi tốt với hỏa lực pháo 88mm trên xe tăng hạng nặng Đức, nhưng vẫn đủ để chống đỡ hiệu quả hỏa lực trên xe tăng hạng trung cùng "hạng cân" với nó là Panzer IV. Ở góc đứng đối diện, lớp giáp trước tháp pháo của T-34/85 đủ để chịu được đạn xuyên giáp APCBC của pháo 88mm L/56 (trên xe tăng hạng nặng Tiger I) của Đức từ cự ly trên 1.000 mét, hoặc đạn pháo APCBC cỡ 75mm L/48 (trên xe tăng hạng trung Đức Panzer IV) từ cự ly khoảng 300 - 500 mét. Các chỉ số tương ứng với giáp trước thân xe là 2.000 mét và 500 mét. So với xe tăng hạng trung cùng kích cỡ của các quốc gia khác (như Panzer IV của Đức, M4 Sherman của Mỹ) thì vỏ giáp của T-34/85 vẫn ở mức tốt nhất về các chỉ số.

Ở giai đoạn đầu chiến tranh, vỏ giáp của T-34 trội hơn mọi loại xe tăng Panzer III, Panzer IV của Đức. Đến giữa chiến tranh, các loại xe hạng nặng của Đức như Panther, Tiger I đã có giáp trước dày hơn T-34 (nhưng đổi lại, các loại xe này đều nặng hơn T-34 rất nhiều khiến độ cơ động bị giảm sút và giá thành trở nên đắt đỏ). Do là xe tăng hạng trung nên lớp giáp của T-34 không thể tăng lên quá cao (vì sẽ bị mất tính cơ động và chi phí sản xuất bị đẩy lên cao), nhiệm vụ chống đỡ xe tăng hạng nặng Đức là của dòng xe tăng hạng nặng Iosif Stalin có vỏ giáp dày hơn nhiều. Tuy nhiên, bằng việc nâng cấp và hợp lý hóa thiết kế, T-34/85 vẫn duy trì được ưu thế vỏ giáp khi so với xe tăng hạng trung cùng hạng của Đức là Panzer IV, bất kể việc Đức đã liên tục nâng cấp cho Panzer IV. Đến cuối chiến tranh, phiên bản T-34/85 ra đời đã có vỏ giáp trước trội hơn nhiều so với T-34/76, gần bằng so với Tiger I, và phiên bản hiện đại hóa T-44 thì đã có giáp trước dày hơn cả PantherTiger I (tuy nhiên T-44 chưa kịp tham chiến thì chiến tranh đã kết thúc).

Hỏa lực

Phiên bản T-34 ban đầu được trang bị pháo 76,2 ly và thường được gọi với cái tên T-34/76 [13] (lúc ban đầu đây là một mẫu thiết kế dành cho Chiến tranh thế giới thứ hai).

Pháo 76mm L/42 khi dùng đạn xuyên giáp BR-350A có thể chọc thủng lớp giáp trước dày 50mm của xe tăng hạng trung Đức như Panzer IV Ausf-F từ cự ly 1.200 mét. Đây là loại pháo mạnh hơn so với hầu hết các loại pháo trang bị trên xe tăng hạng trung trên thế giới vào thời điểm năm 1940 (các loại xe tăng Anh, Pháp, Đức khi đó thường chỉ mang pháo từ 50mm trở xuống, hoặc pháo 75mm nhưng nòng ngắn). Điều này đem lại cho T-34 ưu thế hỏa lực trong giai đoạn đầu chiến tranh (năm 1941).

Tổ lái xe tăng T-34 của Dmitri Lavrienko, ngoại ô Moskva, 1/10/1941. Chiếc T-34 của Lavrienko đã tiêu diệt được 52 xe tăng Đức trước khi ông hy sinh, đây là chiến sĩ xe tăng có thành tích cao nhất của khối Đồng Minh trong Thế chiến thứ 2

Tới đầu năm 1942, Đức cải tiến và cho ra phiên bản Panzer IV Ausf-G có giáp trước thân xe dày 80mm, giáp trước tháp pháo dày 50mm. Pháo 76mm L/42 bắt đầu giảm hiệu quả, ở góc đối diện khi dùng đạn xuyên giáp BR-350B, nó vẫn có thể được giáp trước tháp pháo Panzer IV Ausf-G ở cự ly 1.800 mét, nhưng chỉ có thể bắn xuyên giáp trước thân xe ở cự ly khoảng 500 mét.

Tới đầu năm 1943, Đức đưa ra sản xuất các loại xe tăng hạng nặng như PantherTiger I có giáp trước dày trên 100mm. Pháo 76mm trở nên lạc hậu, đạn xuyên giáp thông thường BR-350B APHEBC không thể bắn thủng giáp trước của Tiger I từ bất cứ cự ly nào, trong khi chỉ có thể bắn thủng giáp hông từ cự ly gần (khoảng 500 mét trở xuống). Đạn xuyên giáp cao cấp BR-350P APCR lõi tungsten thì chỉ có thể bắn xuyên mặt trước Tiger I ở cự ly 200 - 300 mét hoặc xuyên được giáp hông ở cự ly 700 mét, nhưng loại đạn này chỉ được sản xuất hàng loạt vào đầu năm 1944.

Do vậy, đầu năm 1944, một phiên bản thứ hai của T-34 bắt đầu được sản xuất với cái tên T-34-85 hay T-34/85, được trang bị khẩu pháo có cỡ nòng 85 ly L/52, một tháp pháo lớn hơn dành cho ba người và giáp trước tháp pháo cũng được tăng cường.

T-34/85 có lớp giáp trước tháp pháo dày 90mm cong hình bán cầu và trang bị pháo 85mm nòng dài, khiến nó trở thành loại xe tăng hạng trung có hỏa lực và vỏ giáp mạnh hàng đầu trong thế chiến thứ 2, có thể đối đầu với cả xe tăng hạng nặng trong nhiều trường hợp. Ở góc chạm vuông góc, đạn xuyên giáp BR-365 APCBC của pháo 85mm có thể xuyên thủng ~140mm thép (cự ly 100 mét) hoặc 102mm thép (ở cự ly 1.000 mét), đủ sức chọc thủng lớp giáp trước dày 80mm của Panzer IV Ausf-G từ cự ly 1.500 mét, đem lại ưu thế cho T-34/85 khi đối đầu trực diện với tăng hạng trung của Đức.

T-34/85 được thiết kế để giành lại ưu thế trước xe tăng hạng trung của Đức, việc đối đầu với xe tăng hạng nặng Đức là nhiệm vụ của xe tăng Iosif Stalin. Tuy nhiên, T-34/85 vẫn đủ sức đối đầu với xe tăng hạng nặng Đức nếu tác chiến ở cự ly ngắn hoặc trung bình. Khi đứng đối diện, đạn xuyên giáp BR-365 APCBC APCBC của pháo 85mm có thể xuyên thủng giáp trước thân xe của xe tăng hạng nặng Đức là Tiger I ở cự ly khoảng 1.000 mét, xuyên được giáp trước tháp pháo ở cự ly 500 mét, còn nếu bắn ngang hông của Tiger I thì có thể xuyên thủng ở cự ly tới 1.600 mét. Nếu sử dụng đạn xuyên giáp cao cấp BR-365P APCR (lõi tungsten), T-34/85 có thể bắn xuyên mặt trước tháp pháo của Tiger I ở cự ly khoảng 800 mét hoặc xuyên được giáp trước thân xe ở cự ly 1.100 mét, đủ để hạ gục Tiger I ở cự ly chiến đấu tầm trung.

Tuy nhiên, thử nghiệm ở Kubilka cho thấy T-34 còn có thể tiêu diệt Tiger I ở cự ly xa hơn so với các con số về lý thuyết ở trên, bởi kim loại làm vỏ giáp của Tiger I có chất lượng không cao (một vấn đề xảy ra với phần lớn các xe tăng Đức giai đoạn nửa sau thế chiến 2, bởi người Đức ngày càng khó tìm đủ quặng để sản xuất ra loại thép hợp kim chất lượng cao). Ngay cả ở cự ly 1.500 mét, đạn xuyên giáp 85mm dù không thể xuyên thủng được giáp trước thân xe của Tiger I nhưng động năng của viên đạn có thể gây nứt và suy yếu kết cấu vỏ giáp, và đến phát đạn thứ 2 (cũng ở 1.500 mét) thì viên đạn 85mm có thể xé rách giáp trước của Tiger I[14].

Nhìn chung, nếu đánh trực diện ở cự ly xa (trên 1 km), Tiger với lớp giáp dày hơn và pháo mạnh hơn sẽ vượt trội hoàn toàn so với T-34. Tuy nhiên, do vật cản, khói bụi và sự hỗn loạn của chiến trường, phần lớn các cuộc đấu tăng thời đó chỉ xảy ra ở cự ly 1.000 mét đổ lại, do vậy ưu thế đánh xa của Tiger ít khi được phát huy. Ngược lại, nếu Tiger không phát hiện và bắn trúng được T-34/85 trước khi nó áp sát vào tầm 1.000 mét, lợi thế cận chiến khi đó sẽ nghiêng về T-34 nhờ tốc độ cao và độ linh hoạt của nó. Mặt khác, nếu T-34/85 dùng lối đánh tạt sườn và ngắm bắn được vào phần hông xe của Tiger (nơi có giáp mỏng hơn), nó có thể tiêu diệt Tiger từ cự ly tới 1,5 km. Cộng thêm ưu thế số lượng (do giá thành sản xuất rẻ và dễ sửa chữa), trong giai đoạn cuối chiến tranh, T-34/85 đã hoàn toàn áp đảo Tiger.

Một ví dụ về tính hiệu quả của T-34/85 trong giai đoạn cuối chiến tranh là trận Kielce-Khmielnik, diễn ra trong Chiến dịch Wisla-Oder. Ngày 13/1/1945, Tiểu đoàn tăng hạng nặng số 524 của Đức có trong trang bị 23 xe tăng hạng siêu nặng Tiger II và 29 xe tăng hạng nặng Tiger I đã tấn công từ Khmielnik ở phía Nam và từ khu vực gần Kielce về phía bắc, ngoài ra tiểu đoàn 424 còn được yểm trợ bởi 13 xe tăng Panther từ Sư đoàn xe tăng số 16. Lữ đoàn xe tăng cận vệ số 61 của Liên Xô đã huy động 40 xe tăng T-34/85 chặn đánh ở làng Lisow. Các xe tăng T-34/85 đã ngụy trang khéo léo, chờ đến khi xe tăng Đức vào phạm vi 150 mét thì mới nổ súng, phá hủy ngay lập tức 4 chiếc Tiger và phá hủy tiếp 9 chiếc khác sau đó, khiến quân Đức phải rút lui. Sau thất bại của cuộc tấn công đầu tiên, người Đức huy động 30 xe tăng Tiger (một nửa trong số đó là Tiger II) và 13 xe tăng Panther để tấn công lần nữa. Bất chấp việc quân Đức có ưu thế vượt trội (40 xe tăng hạng trung T-34 Liên Xô phải chống lại 43 xe tăng hạng nặng Đức), các xe T-34-85 sử dụng ưu thế cơ động đã liên tục di chuyển giữa những ngôi nhà đang cháy, và tiếp tục bắn vào xe tăng Đức ở cự ly gần. Đến 6 giờ tối, trận đánh kết thúc. Quân Đức tổn thất nặng với 7 chiếc Tiger I, 5 chiếc Tiger II và 5 xe tăng Panther đã bị phá hủy hoặc bị bỏ lại, nhiều xe khác bị hỏng nặng nhưng được kéo về. Tổng cộng trong 2 đợt tấn công thất bại, phía Đức đã bị phá hủy ít nhất 35 xe tăng các loại (gồm phần lớn là các xe tăng hạng nặng Tiger ITiger II), nhiều xe khác bị hỏng nặng. Trong khi đó, Liên Xô chỉ tổn thất 11 xe tăng T-34/85 bị phá hủy và 11 chiếc khác bị hư hại nhưng có thể sửa lại dễ dàng (số xe hỏng được sửa chữa xong vào ngay hôm sau). Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng số 524 tinh nhuệ của Đức gần như bị xóa sổ sau thất bại này, cả tiểu đoàn trưởng cũng tử trận[15][16]

Sản xuất

Xe tăng T-34/76 Model 1940 trang bị pháo 76mm nòng ngắn L-11. Đây chỉ là phiên bản thử nghiệm tiền sản xuất, phiên bản T-34 được sản xuất đầu tiên là T-34 Model 1941 trang bị pháo 76mm nòng dài hơn, có khả năng chống tăng tốt hơn

Việc sản xuất T-34 là một thách thức mới của nền công nghiệp Liên Xô. Vỏ giáp được tăng cường của nó khiến T-34 trở nên nặng hơn bất cứ loại xe tăng hạng trung nào của Liên Xô trong thời gian đó, và nhiều bộ phận của xe tăng lại đến từ những nhà máy khác nhau: động cơ diesel V-2 do Nhà máy Diesel Kharkov số 75 sản xuất, Nhà máy Kirovsky ở Leningrad (trước đó mang tên là nhà máy Putilov) đảm trách khẩu pháo tăng L-11, và Nhà máy Dinamo tại Moskva sản xuất các phụ tùng điện tử cho T-34. Ban đầu T-34 được sản xuất tại nhà máy KhPZ số 183, đến đầu năm 1941 thì nó được chế tạo tại Nhà máy máy kéo Stalingrad (STZ), và từ tháng 7 trở đi (không lâu sau khi quân Đức xâm lược Liên Xô) thì Nhà máy Krasnoye Sormovo số 112 Gorky đảm trách việc sản xuất T-34. Tuy nhiên lúc đó vỏ giáp của xe tăng vẫn mắc nhiều khuyết điểm và gây ra khá nhiều phiền toái[17]. Và do trong thời gian đó, động cơ diesel V-2 chưa được sản xuất với số lượng lớn tại Liên Xô, vì vậy những chiếc T-34 đầu tiên xuất xưởng ở Gorky phải sử dụng động cơ xăng MT-17 của dòng tăng BT để thay thế. Chúng cũng buộc phải sử dụng hệ thống truyền độngkhớp kém chất lượng hơn của các xe tăng BT[18].

Thời kỳ đầu, chỉ có các xe tăng dành cho chỉ huy mới được trang bị hệ thống bộ đàm vì những thứ này rất đắt và hiếm ở Liên Xô lúc đó. Khẩu pháo tăng L-11 cũng không đạt hiệu quả như mong muốn, vì vậy Phòng thiết kế của Vasiliy Gavrilovich Grabin tại Nhà máy Gorky số 92 đã thiết kế cho T-34 một mẫu pháo 76,2 ly mạnh hơn mang tên F-34. Mặc dù chưa được sự cho phép của trung ương, nhà máy Gorky và KhPZ đã "xé rào" và tự ý sản xuất mẫu súng mới này. Mãi sau khi nhận được những báo cáo tích cực về khẩu F-34 từ mặt trận, Ủy ban Quốc phòng Xô Viết mới chính thức chấp thuận việc sản xuất đại trà khẩu pháo F-34[19].

Việc sản xuất T-34 chịu nhiều sức ép chính trị đến từ các thế lực bảo thủ trong Hồng quân Liên Xô, họ mong muốn quân đội tập trung tài lực cho việc phát triển các mẫu tăng T-26 và BT, hoặc muốn đình chỉ việc sản xuất T-34 cho đến khi hoàn tất việc thiết kế mẫu T-34M tân tiến hơn. Sức ép này đến từ những nhóm thiết kế các mẫu KV-1, những đối thủ cạnh tranh với T-34. (Sức ép chính trị giữa các nhóm thiết kế và các nhà máy sản xuất những loại tăng khác nhau nhưng đáp ứng cùng một yêu cầu do cấp trên đưa ra vẫn tiếp tục trong nhiều năm sau chiến tranh, bao gồm cả quãng thời gian mà các loại tăng T-55, T-64, T-72, T-80 cùng được sản xuất tại những nhà máy xe tăng nằm dưới quyền của nhiều nhóm khác nhau trong nội bộ Xô Viết Tối cao[20]). Tuy nhiên cuộc tấn công của phát xít Đức vào ngày 22 tháng 6 năm 1941 (tức chiến dịch Barbarossa) buộc Liên Xô phải tập trung vào việc sản xuất T-34 và đình chỉ mọi kế hoạch phát triển các mẫu tăng khác.

Động cơ Diesel 12 xilanh V-2 của xe tăng T-34's 12-cylinder Model V-2, trưng bày tại Bảo tàng xe tăng Parola tại Parola, Hattula, Phần Lan.

Cuộc tấn công chớp nhoáng của Đức buộc các nhà máy xe tăng phải thực hiện một cuộc sơ tán gấp rút và với quy mô chưa từng thấy về khu vực Ural. Các cơ sở sản xuất của KhPZ được tái thiết lập tại Nhà máy ôtô ray Dzherzhinski UralNizhny Tagil và đổi tên thành Nhà máy xe tăng Stalin số 183. Nhà máy Kirovsky được sơ tán chỉ vài tuần trước khi Leningrad bị quân Đức bao vây, và cùng với Nhà máy máy kéo Stalin di chuyển về vùng Chelyabinsk - không lâu sau đó Chelyabinsk nhanh chóng có biệt danh "Thành phố xe tăng" (Tankograd) do xe tăng trở thành sản phẩm chủ yếu của khu công nghiệp này. Nhà máy xe tăng Voroshilov số 174 sơ tán từ Leningrad và sát nhập với Nhà máy Ural để hình thành nên Nhà máy Omsk số 174. Nhà máy cơ khí hạng nặng Ordzhonikidze Ural (UZTM) tại Sverdlovsk sát nhập một số nhà máy nhỏ với nó. Trong khi các nhà máy kể trên được sơ tán với một tốc độ kỷ lục, khu liên hợp xung quanh Nhà máy máy kéo Stalin sản xuất đến 40% số xe tăng T-34[21].

Đến nửa cuối năm 1942, khi chiến sự lan đến tận khu vực Stalingrad và nhà máy bị bao vây bởi những cuộc chiến đấu đẫm máu giữa hai bên, tình hình sản xuất xe tăng trở nên tồi tệ vì thiếu hụt nguyên liệu, điều này dẫn đến nhiều thay đổi quan trọng trong quy trình sản xuất nhằm ứng phó với tình hình. Những xe tăng T-34 chưa được quét sơn, chưa được lắp ráp thiết bị phụ nhưng vẫn tiến thẳng ra mặt trận chiến đấu với quân Đức[22]. Các nhà máy ở Stalingrad tiếp tục công việc sản xuất cho đến tháng 9 năm 1942 thì bị Đức ném bom phá hủy.

Chi phí chế tạo

Vì tình hình chiến tranh, những cải tiến nhằm làm tăng tốc độ sản xuất và giảm chi phí chế tạo xe tăng liên tục được áp dụng. Những phương pháp mới đã được áp dụng vào kỹ thuật hàn tự động và tôi thép, bao gồm cả những cải tiến do giáo sư Yevhen Oskarovych Paton.[23] Bản thiết kế của khẩu pháo 76,2 ly F-34 được sửa đổi: từ 861 chi tiết giảm xuống còn 614 chi tiết[24]. Chỉ trong vòng 2 năm, chi phí sản xuất một chiếc xe tăng giảm từ 26,95 vạn rúp (1941) còn 19,3 vạn rúp và sau đó là 13,5 vạn rúp[24].

Thời gian sản xuất cũng giảm một nửa vào cuối năm 1942 bất chấp thực tế là nhà nước Xô Viết đã phải tổng động viên nhiều công nhân lành nghề và lực lượng công nhân thay thế bao gồm 50% là phụ nữ, 15% là trẻ em trai, 15% là người già, người tàn tật. Vì vậy chiếc xe tăng T-34, từng được coi là "chiếc xe tăng được chế tạo tinh xảo với vẻ đẹp bên ngoài ngang ngửa, thậm chí là hơn hẳn các xe tăng của Tây Âu và Hoa Kỳ", trở thành một cỗ máy có bề ngoài thô thiển hơn, mặc dù chất lượng và độ tin cậy của xe tăng không vì thế mà suy giảm[25]. Thời gian sản xuất mỗi chiếc T-34 liên tục giảm xuống: từ 8.000 giờ công lao động (năm 1941) giảm xuống còn 3.700 giờ (năm 1943) và chỉ còn 3.000 giờ vào năm 1944. Đối với T-34/85, thời gian sản xuất chỉ cao hơn đôi chút (3.250 giờ công lao động, số liệu ngày 1/1/1945 tại Nhà máy số 183). Tốc độ này là cực nhanh so với các mẫu xe tăng của các nước khác (ví dụ như M4 Sherman của Mỹ tốn khoảng 17.000-25.000 giờ công, Panther của Đức tốn 150.000 giờ công, Tiger I thì tốn đến 300.000 giờ công[26]). Vì vậy, bất chấp việc các nhà máy thiếu hụt công nhân lành nghề, sản lượng T-34 vẫn liên tục tăng qua các năm và đưa nó trở thành loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong thế chiến 2.

Chi phí sản xuất ban đầu của mẫu tăng T-34-85 lớn hơn chừng 22% so với T-34-76 mẫu 1943 (164.000 rúp), nhưng đến năm 1945 thì giá thành của nó đã giảm xuống còn 142.000 rúp[27]. Trong suốt cuộc chiến tranh, chi phí thực tế cho việc sản xuất xe tăng T-34 giảm một nửa so với ban đầu (chi phí năm 1941 là 27 vạn rúp)[27], trong khi đó tốc độ tối đa của xe tăng được giữ nguyên, sức công phá của đạn pháo và giáp trước của nó thì tăng gần như gấp đôi[28].

Khi so với xe tăng hạng trung của các nước khác, chi phí của xe tăng T-34 cũng khá rẻ. Tính theo USD (thời giá 1945), mỗi chiếc T-34 có giá khoảng 25.500 USD (phiên bản T-34/76) hoặc 27.000 USD (phiên bản T-34/85), trong khi xe tăng M4 Sherman của Mỹ có giá khoảng 46.000 USD, xe tăng Cromwell của Anh có giá khoảng 42.700 USD, xe tăng Panzer IV của Đức có giá khoảng 46.000 USD. Nhờ giá thành rẻ, Liên Xô có thể sản xuất một lượng lớn T-34 để bù đắp cho tổn thất trên chiến trường. Khả năng sản xuất với chi phí rẻ là một trong những ưu điểm lớn nhất của thiết kế T-34 để thích ứng với cường độ tổn thất cực lớn trong chiến tranh tổng lực.

Số lượng T-34

Dây chuyền sản xuất T-34 tại nhà máy Uralmash
Xe tăng T-34-85 của quân đội Ba Lan

Đến cuối năm 1945, hơn 57.000 chiếc xe tăng T-34 đã được sản xuất: 34.780 chiếc T-34 nguyên mẫu ra lò trong các năm 1940–44 và 22.559 xe tăng T-34-85 được sản xuất trong các năm 1944–45[29]. Cơ sở sản xuất nhiều xe tăng T-34 nhất là Nhà máy số 183 của UTZ với sản lượng 28952 chiếc T-34 và T-34-85 từ năm 1941 đến năm 1945. Đứng thứ hai là Nhà máy số 112 của Krasnoye Sormovo tại Gorki với sản lượng 12.604 chiếc trong cùng thời gian[30]. Năm 1946, sau chiến tranh, 2701 chiếc T-34 được sản xuất, và sau đó việc sản xuất T-34 với quy mô lớn bị dừng lại. Việc sản xuất T-34-85 được tái khởi động sau đó và do Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (1951–1955) và Tiệp Khắc (1951–1958) nắm bản quyền sản xuất; với sản lượng lần lượt 1.380 và 3.185 chiếc tính đến năm 1956. Sau đó các mẫu tăng hiện đại hơn như T-54/55 và T-72 cũng được sản xuất bên ngoài lãnh thổ Liên Xô.

Đến cuối thập niên 1960, Liên Xô bắt đầu chương trình hiện đại hóa các xe tăng T-34-85 của mình thành mẫu T-34-85M dành cho lực lượng dự bị và dành cho việc xuất khẩu. Các mẫu xe tăng T-34 này được trang bị các bộ phận truyền động cho dòng T-54/55 — một dấu hiệu của mức độ tiêu chuẩn hóa trong việc thiết kế xe tăng của Liên Xô.

Ước tính có tổng cộng 84.070 xe tăng T-34 cộng với 13.170 pháo tự hành đặt trên thân xe T-34 được chế tạo[31]. T-34 là loại xe tăng được sản xuất nhiều thứ hai trong lịch sử (chỉ đứng sau T-54) trong khi thời gian phục vụ của nó lâu dài nhất trong các loại xe tăng. Một số trong T-34 vẫn được sử dụng trong các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và cho tới tận đầu thế kỷ 21, T-34 vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong các cuộc chiến tại châu Á và châu Phi.

Xe tăng hạng trung Xô Viết trong Thế chiến 2[32]
Phiên bản T-34 Model 1940 T-34 Model 1941 T-34 Model 1942 T-34 Model 1943 T-43 bản thử nghiệm T-34-85 T-44
Trọng lượng 26 tấn 26.5 tấn 28.5 tấn 30.9 tấn 34 tấn 32 tấn 31.9 tấn
Pháo 76.2 mm L-11 76.2 mm F-34 76.2 mm F-34 76.2 mm F-34 76.2 mm F-34 85 mm ZiS-S-53 85 mm ZiS-S-53
Dự trữ đạn 76 viên 77 viên 77 viên 100 viên 60 viên 58 viên
Nhiên liệu 460 L (100 gal Anh; 120 gal Mỹ) 460 L (100 gal Anh; 120 gal Mỹ) 610 L (130 gal Anh; 160 gal Mỹ) 790 L (170 gal Anh; 210 gal Mỹ) 810 L (180 gal Anh; 210 gal Mỹ) 642 L (141 gal Anh; 170 gal Mỹ)
Tầm hoạt động 300 km (190 mi) 400 km (250 mi) 400 km (250 mi) 465 km (289 mi) 300 km (190 mi) 360 km (220 mi) 300 km (190 mi)
Vỏ giáp 15–45 mm (0,59–1,77 in) 20–52 mm (0,79–2,05 in) 20–65 mm (0,79–2,56 in) 20–70 mm (0,79–2,76 in) 16–90 mm (0,63–3,54 in) 20–90 mm (0,79–3,54 in) 15–120 mm (0,59–4,72 in)
Giá thành 270,000 rubles 193,000 rubles 135,000 rubles 164,000 rubles

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai

T-34-85 vẫn là xương sống của lực lượng xe tăng Liên Xô cho đến giữa những năm 1950, cho tới khi xe tăng T-54 được sản xuất với số lượng đủ lớn để thay thế nó. Sau khi được loại khỏi lực lượng tăng chiến đấu thường trực, nó được đưa vào phục vụ trong quá trình đào tạo huấn luyện của lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô cho đến những năm 1970. Nó vẫn tiếp tục góp mặt vào hầu hết mọi cuộc xung đột sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 trong suốt hơn 70 năm, từ sa mạc ở Ai Cập, rừng nhiệt đới ở Cuba đến thảo nguyên ở Angola và xa hơn thế nữa. T-34 đã chứng tỏ khả năng của nó trên chiến trường, thậm chí là khi phải đối đầu với các thế hệ xe tăng tiến tiến hơn của Phương Tây.

Trong Chiến tranh Triều Tiên, những chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô được Quân đội Nhân dân Triều Tiên sử dụng để chống lại Mỹ, Hàn Quốc và các nước đồng minh. Với việc triển khai một số lượng lớn tăng T-34 từ khu vực phi quân sự (DMZ), Quân đội Triều Tiên đã áp đảo hoàn toàn xe tăng M24 Chaffee của quân đội Mỹ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Mỹ đã phải triển khai những chiếc xe tăng chiến đấu hạng nặng M26 Pershing vào tháng 8/1950. M26 với vũ khí chính là pháo 90mm và lớp vỏ dày đã tỏ ra trội hơn những chiếc tăng hạng trung T-34. Đến cuối năm 1950, Triều Tiên đã mất gần 100 chiếc T-34-85 (khoảng một nửa là do bị xe tăng Mỹ bắn hạ). Trong khi đó, lực lượng tăng thiết giáp Mỹ mất tổng cộng 34 xe tăng (bao gồm 6 chiếc M26). Tuy nhiên, T-34 vẫn dễ dàng hạ gục những chiếc xe tăng hạng nhẹ M-24 và nhỉnh hơn về mặt vỏ giáp và hỏa lực so với những chiếc xe tăng hạng trung M4A3E8 Sherman của Mỹ.

Xe tăng T-34 mà lãnh tụ cách mạng Cuba, Fidel Castro, đã dùng để tham gia chiến đấu trong trận đánh ở Vịnh Con Lợn

Những chiếc T-34 của Liên Xô cũng góp mặt tại chiến trường Cuba vào tháng 4/1961 trong sự kiện Vịnh Con Lợn. Khi đó, lực lượng vũ trang lưu vong người Cuba do Mỹ hậu thuẫn đã tiến hành đổ bộ lên bờ biển nước này nhằm hòng lật đổ chính phủ cách mạng Cuba. Dù được trang bị gồm 10 chiếc M4 Sherman và 20 chiếc xe bọc thép trinh sát M8, cụm quân này đã bị đánh tan hoàn toàn bởi những chiếc T-34 của Quân đội Cách mạng Cuba trong thời gian ngắn ngủi. Nhà lãnh đạo của cách mạng Cuba là Fidel Castro, đã đích thân chỉ huy một chiếc T-34 dẫn đầu đội hình chiến đấu của quân đội Cuba trong cuộc chiến trên vịnh Con lợn. Đặc biệt chiếc T-34 do ông chỉ huy đã bắn hạ 2 chiếc Shermans ngay khi tham chiến.

Trong Chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967, do bị bất ngờ, tinh thần và chiến thuật thấp đã khiến lực lượng tăng thiết giáp Ai Cập mất tới 251 chiếc T-34-85, chiếm gần 1/3 tổng số tăng của Quân đội Ai Cập. Trái ngược với Ai Cập, lực lượng tăng thiết giáp của Quân đội Syria và các nước Ả Rập khác có chiến thuật tốt, họ chỉ mất tổng cộng 73 chiếc tăng bao gồm T-34-85, T-54Panzer IV, trong khi đó phía Israel bị phá hủy tới 160 chiếc xe tăng các loại.

Năm 1974, khiThổ Nhĩ Kỳ tấn công đảo Síp đang do Hy Lạp nắm giữ, Hy Lạp đã điều động 32 chiếc T-34-85 đối đầu với 200 chiếc xe tăng M48 Patton của Thổ Nhĩ Kỳ. Kết thúc cuộc chiến, Hy Lạp bị mất 12 chiếc xe tăng trong đó có 4 chiếc là bị bỏ lại, còn Thổ Nhĩ Kỳ bị phá hủy 19 chiếc M48 Patton. T-34 đã gây ngạc nhiên lớn, bởi khi đó nó đã được xem là rất lạc hậu nhưng vẫn đánh thắng xe tăng chiến đấu hiện đại của Mỹ.

Việt Nam

18 giờ 33 phút ngày 13/7/1960, tại ga Vĩnh Yên, chiếc xe tăng T-34 mang số hiệu 114 dưới sự điều khiển của Trung sĩ Đào Văn Bàn đã rời toa tàu, đây là thời khắc bộ đội Tăng - Thiết giáp Việt Nam chính thức tiếp nhận những vũ khí trang bị đầu tiên.

Tuy nhiên, phải đến cuối năm 1970, Tiểu đoàn xe tăng 397 thuộc Trung đoàn 202 trang bị xe T-34 mới được đưa vào nam Quân khu 4 để chuẩn bị tham gia chiến dịch phản công Đường 9- Nam Lào cùng các Tiểu đoàn 297 (trang bị T-54/59) và 198 (trang bị PT-76). Khi đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sử dụng xe tăng T-34-85 tiến công quân Mỹ lần đầu tiên trong Chiến dịch đường 9 - Nam Lào tháng 3/1971.

Năm 1971, T-34 tham gia chiến dịch Cánh đồng Chum tại Lào. Tiểu đoàn 195 thuộc Trung đoàn 202, có 2 đại đội 9 và 18, trang bị 18 xe T-34, 3 xe PT-76 và 4 xe thiết giáp K-63. Các xe tăng đã dẫn đầu mũi tấn công, chi viện bộ binh tiêu diệt từng lô cốt công sự, đánh chiếm các cứ điểm.

Năm 1972, tại Quảng Trị, lực lượng xe tăng tham gia cuộc Tổng tiến công năm 1972 gồm 2 trung đoàn 202 và 203, song số lượng T-34 chỉ có 10 xe được biên chế vào Đại đội 7, Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 203. Trong đó nổi bật là trận đánh ngày 17/8/1972, chỉ 1 xe T-34 số 164 đã đánh tan 1 đại đội ở La Vang, diệt 37 lính.

Chiều ngày 19/3/1975, trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Đại đội xe tăng 7 (với 6 xe tăng T-34) bí mật cơ động vào tập kết ở Phương Lang Đông (Triệu Phong, Quảng Trị). Ngày 23/3, Đại đội đã phối hợp với Tiểu đoàn bộ binh 3 của Quảng Trị đánh tan Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến 8 và giải phóng quận lỵ Mai Lĩnh, bắn cháy 2 xe tăng M41. Trong các ngày 24 và 25,3, Đại đội 7 tiếp tục cùng bộ binh tiến công quận lỵ Hướng Điền. Đại đội 7 (lúc này còn 4 xe T-34) vượt lên dẫn đầu đội hình truy kích, bắn cháy 1 xe tăng M48 Patton và 1 xe tăng M41, truy kích đến Bắc Thuận An, góp phần giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 25/3/1975. Đây cũng là trận đánh cuối cùng của các T-34 tại chiến trường Việt Nam.

Trong suốt 15 năm, đã có hàng trăm chiếc T-34 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong suốt chiến tranh, tuy nhiên do đã lạc hậu về vỏ giáp và hỏa lực, vai trò của nó không nổi bật như xe tăng T-54. Đến thập niên 1980, một số chiếc T-34 đã được tháo dỡ để lấy tháp pháo làm công sự hỏa lực trên một số đảo ở Trường Sa.

Đến năm 2010, T-34-85 không còn nằm trong lực lượng trực chiến của quân đội Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều chiếc vẫn nằm trong các kho dự trữ hoặc để thực hiện huấn luyện.

Các phiên bản T-34

Xe tăng T-34 mẫu 1943 bị phát xít Đức bắt được.

Sự khác biệt giữa các phiên bản T-34 có thể nhận thấy được, ví dụ như hình dáng tháp pháo, các chi tiết bề mặt và các trang thiết bị khác nhau nhiều giữa các nhà máy. Ngoài ra, các mẫu tăng cũ cũng được nâng cấp với chi tiết mới, hoặc các chi tiết này được gắn vào các xe tăng đời cũ ngay khi chúng chưa được ráp xong. Các xe tăng bị bắn hỏng cũng được lắp ráp các phụ tùng mới trong quá trình sửa chữa chúng. Một số xe tăng có các mẩu giáp ghép làm bằng thép phế thải với độ dày khác nhau, hàn vào thân xe và tháp pháo. Các loại tăng "nâng cấp" kiểu này được gọi là с экранами (nghĩa là "có giáp")[33]. Các xe tăng T-34 đời 1940 về sau được gắn thêm hệ thống bộ đàm sóng vô tuyến 10-RT 26E, không lâu sau đó được thay bằng loại 9-RS vốn được dùng trên pháo tự hành SU-100. Kể từ năm 1953 trở đi, các xe T-34-85 được trang bị hệ thống bộ đàm R-113 Granat.

Các tài liệu tình báo phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai gọi hai dòng tăng T-34 chủ yếu là T-34/76T-34/85, còn các mẫu thứ yếu thì được thêm chữ cái vào cuối tên để phân biệt, ví dụ như T-34/76A. Cách đặt tên này trở nên thông dụng ở phương Tây, nhất là trong văn học đại chúng.

Xe tăng T-43

Về phía Nga, thật ra Hồng quân chưa có một chính sách nhất quán nào cho việc đặt tên các mẫu xe tăng như vậy[34]. Tuy nhiên kể từ năm 1980 trở đi nhiều tài liệu khoa học (nhất là các tài liệu của Steven Zaloga, chuyên gia nghiên cứu về phương tiện chiến đấu bọc thép) đã sử dụng cách đặt tên "kiểu Liên Xô": T-34 với T-34-85, và thêm năm sản xuất (chứ không phải thêm chữ cái) để phân biệt các dòng tăng T-34. Ví dụ như T-34 mẫu 1940. Đây là hệ thống đặt tên dùng trong bài này. Một số nhà sử học Nga dùng cách đặt tên hơi khác, ví dụ họ gọi dòng tăng T-34 đầu tiên là mẫu 1939 chứ không phải là mẫu 1940. Các mẫu T-34 với tháp pháo nguyên thủy và pháo tăng F-34 được gọi chung là mẫu 1941 (thay vì chia ra 1941 và 1942), còn các mẫu cải tiến với tháp pháo hình lục giác được gọi là mẫu 1942 (thay vì 1943)[35].

Những xe tăng T-34 bị phát xít Đức bắt được đổi tên là Panzerkampfwagen T-34(r), với chữ "r" là viết tắt của Russland, tức "Nga".

Người Phần Lan gọi xe tăng T-34 là Sotka theo tên của loài vịt Common Goldeneye vì bóng của chiếc T-34 trông giống như một con vịt đang bơi dưới nước (điều này căn cứ theo hồi ký của người lính xe tăng Phần Lan Lauri Heino). Còn phiên bản T-34-85 được gọi là "Sotka nòng dài" (pitkäputkinen Sotka).

Tham khảo

  1. ^ Zaloga 1984:184.
  2. ^ George Parada (n.d.), "Panzerkampfwagen T-34(r)" tại trang web Achtung Panzer! truy nhập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  3. ^ Меллентин Ф. В. Танковые сражения 1939-1945 гг.: Боевое применение танков во второй мировой войне. – М.: ИЛ,Изд-во Иностр. лит-ры, 1957. Bản gốc tiếng Anh: F. W. von Mellenthin. Panzer battles 1939-1945: A study of the employment of armour in the second world war. Kimber. 1956. (Friedrich Wilhelm Mellenthin. Các trận chiến xe tăng 1939-1945. Kimber. London. 1956. Chương XIX: Hồng quân. Mục 3: Đặc điểm của các loại vũ khí)
  4. ^ “Báo Đất Việt”. Báo Đất Việt. Truy cập 7 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ Zaloga & Grandsen 1984:111.
  6. ^ a b Zaloga & Grandsen 1984:66, 111.
  7. ^ Zheltov 1999
  8. ^ Yaziv, D.; Chocron, S.; Anderson, Jr., C.E.; Grosch, D.J. "Oblique Penetration in Ceramic Targets". Proceedings of the 19th International Symposium on Ballistics IBS 2001, Interlaken, Switzerland, 1257–64
  9. ^ Một nhóm thiết kế ở Leningrad cũng đã từng thử phát triển một mẫu tăng tân tiến thay thế cho T-26 nhưng kế hoạch này bị cản trở do nhiều vấn đề kỹ thuật phát sinh cũng như do các biến động chính trị. Cuối cùng thì vẫn có 69 xe tăng hỗ trợ bộ binh T-50 được sản xuất tại Omsk, Siberia vào mùa đông năm 1941, nhưng vào thời điểm đó hàng nghìn xe tăng T-34 đã được tung vào trận và chứng tỏ được khả năng của mình, vì vậy khái niệm xe tăng hỗ trợ bộ binh nhanh chóng bị lãng quên/ (Zaloga 1984:114)
  10. ^ Zaloga 1994:5
  11. ^ a b Zaloga 1994:6
  12. ^ Zaloga & Grandsen 1983:6
  13. ^ “Chiếc xe tăng huyền thoại”. Quân đội Nhân dân. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  14. ^ http://tankarchives.blogspot.com/2013/03/soviet-85-mm-guns-vs-tigers.html
  15. ^ https://forums.spacebattles.com/threads/tiger-armageddon-near-lisow.385154/
  16. ^ http://www.feldgrau.net/forum/viewtopic.php?t=13910
  17. ^ Zaloga 1983:6
  18. ^ Zheltov 2001:40–42
  19. ^ Zaloga & Grandsen 1984:130
  20. ^ Sewell 1998
  21. ^ Zaloga & Grandsen 1983:13
  22. ^ Zaloga & Sarson 1994:23
  23. ^ "Paton Evgeny Oscarovich", at the E.O. Paton Electric Welding Institute, truy nhập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  24. ^ a b Zaloga & Grandsen 1984:131
  25. ^ Zaloga & Grandsen 1983:17
  26. ^ http://www.stardestroyer.net/Armour/ShepStuff/Website/EconomicStats.htm
  27. ^ a b Harrison 2002:181
  28. ^ Zaloga 1984:113, 184, 225
  29. ^ The Russian Battlefield 1998
  30. ^ Michulec & Zientarzewski 2006:220
  31. ^ Zaloga & Grandsen 1996:18
  32. ^ Zaloga & Grandsen (1984:113, 184), Harrison (2002:181), KMDB (2006).
  33. ^ Zaloga 1983:14
  34. ^ Zaloga 1994:19
  35. ^ Zheltov 2001, passim

Liên kết ngoài