Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Huy Quang”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Dòng 1: Dòng 1:
'''Phạm Huy Quang''' (1846-1888), tên lúc nhỏ là '''Phạm Huy Ôn''', quê làng Phù Lưu huyện Đông Quan tỉnh Nam Định (thời vua Tự Đức), nay là xã Đông Sơn huyện [[Đông Hưng]] tỉnh [[Thái Bình]]. Phạm Huy Quang, từng làm quan [[nhà Nguyễn]] tới chức Giám sát ngự sử đạo Đông Bắc (chức quan thuộc [[Đô sát viện nhà Nguyễn]]), là nghĩa quân chống [[Pháp]], từng cùng [[Nguyễn Thiện Thuật]], [[Tạ Hiện]] chỉ huy đánh Pháp trong [[trận Bắc Lệ]], sau đó cùng Tạ Hiện lãnh đạo [[Phong trào Cần Vương|Cần Vương]] kháng Pháp tại Thái Bình và Nam Định theo lời kêu gọi của vua [[Hàm Nghi]].
'''Phạm Huy Quang''' (1846-1888), tên lúc nhỏ là '''Phạm Huy Ôn''', quê làng Phù Lưu huyện Đông Quan tỉnh Nam Định (thời vua Tự Đức), nay là xã [[Đông Sơn]] huyện [[Đông Hưng]] tỉnh [[Thái Bình]]. Phạm Huy Quang, từng làm quan [[nhà Nguyễn]] tới chức Giám sát ngự sử đạo Đông Bắc (chức quan thuộc [[Đô sát viện nhà Nguyễn]]), là nghĩa quân chống [[Pháp]], từng cùng [[Nguyễn Thiện Thuật]], [[Tạ Hiện]] chỉ huy đánh Pháp trong [[trận Bắc Lệ]], sau đó cùng Tạ Hiện lãnh đạo [[Phong trào Cần Vương|Cần Vương]] kháng Pháp tại Thái Bình và Nam Định theo lời kêu gọi của vua [[Hàm Nghi]].


== Tiểu sử ==
== Tiểu sử ==

Phiên bản lúc 06:00, ngày 23 tháng 2 năm 2019

Phạm Huy Quang (1846-1888), tên lúc nhỏ là Phạm Huy Ôn, quê làng Phù Lưu huyện Đông Quan tỉnh Nam Định (thời vua Tự Đức), nay là xã Đông Sơn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Phạm Huy Quang, từng làm quan nhà Nguyễn tới chức Giám sát ngự sử đạo Đông Bắc (chức quan thuộc Đô sát viện nhà Nguyễn), là nghĩa quân chống Pháp, từng cùng Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện chỉ huy đánh Pháp trong trận Bắc Lệ, sau đó cùng Tạ Hiện lãnh đạo Cần Vương kháng Pháp tại Thái Bình và Nam Định theo lời kêu gọi của vua Hàm Nghi.

Tiểu sử

Thuở nhỏ, Phạm Huy Quang theo học cụ đồ Phạm ở Cổ Dũng. Năm 1861, ông theo học trường tư Đại tập thành Nam của đốc học Doãn Khuê và trường của phó bảng Phạm Quý Đức. Lúc này, ông làm bạn với Bang Tốn, Mai Quý Khanh, những người sau này sát cánh cùng ông kháng Pháp ở Thái Bình. Năm 1863, ông theo học trường công ở tỉnh thành Nam Định (cũng do Doãn Khuê đỡ đầu), và xếp loại giỏi của tỉnh. Năm 1864, cùng Bang Tốn, ông đỗ Tú tài, đang tiếp tục học và chuẩn bị cho kỳ thi Hương, thì triều đình Huế ký hòa ước Giáp Tuất chính thức nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) cho Pháp. Các nho sinh yêu nước trường Nam Định, trong đó có Phạm Huy Quang, bức xúc trước việc đó đã tiến hành phá trường thi, bãi khóa, dâng biểu phản đối hòa ước. Và từ đây ông đi theo cách mạng.

Tham khảo