Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Tây An”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5: Dòng 5:


== Lịch sử ==
== Lịch sử ==
Tương truyền vào năm [[1820]] dưới triều [[Minh Mạng]], [[tổng đốc]] Nguyễn Nhật An đã cho dựng tạm một am thờ bằng tre lá nơi chân [[núi Sam]], mà bây giờ chùa Tây An tọa lạc. Tuy nhiên, tổng đốc Nguyễn Nhật An là một nhân vật được dân gian phối ghép suy tôn lên, trong lịch sử nhà Nguyễn không có nhân vật Nguyễn Nhật An giữ chức tổng đốc năm 1820, vì chỉ xuất hiện chức vụ tổng đốc ở các tỉnh [[Nam Kỳ]] từ sau cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng năm 1832. Trước đó chức vụ tương đương với vùng Châu Đốc tỉnh An Giang nơi chùa Tây An tọa lạc, thuộc trấn Vĩnh Thanh (năm 1832 được chia thành 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long) do quan trấn thủ Vĩnh Thanh là [[Thoại Ngọc Hầu|Nguyễn Văn Thoại]] quản hạt vào năm 1820. Chính sử nhà Nguyễn thời kỳ 1820 cũng không ghi chép về một vị có tên là Nguyễn Nhật An nào làm tổng đốc thời kỳ 1820.
Tương truyền vào năm [[1820]] dưới triều [[Minh Mạng]], [[tổng đốc]] Nguyễn Nhật An đã cho dựng tạm một am thờ bằng tre lá nơi chân [[núi Sam]], mà bây giờ chùa Tây An tọa lạc. Tuy nhiên, tổng đốc Nguyễn Nhật An là một nhân vật được dân gian phối ghép suy tôn lên, trong lịch sử nhà Nguyễn không có nhân vật Nguyễn Nhật An giữ chức tổng đốc năm 1820, vì chỉ xuất hiện chức vụ tổng đốc ở các tỉnh [[Nam Kỳ]] từ sau cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng năm 1832. Trước đó, vùng Châu Đốc tỉnh An Giang nơi chùa Tây An tọa lạc, thuộc trấn Vĩnh Thanh (năm 1832 được chia thành 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long) do quan trấn thủ Vĩnh Thanh là [[Thoại Ngọc Hầu|Nguyễn Văn Thoại]] quản hạt vào năm 1820. Chính sử nhà Nguyễn thời kỳ 1820 cũng không ghi chép về một vị có tên là Nguyễn Nhật An nào làm tổng đốc thời kỳ 1820.


Năm [[1847]], tổng đốc An-Hà ([[An Giang]] và [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]]) [[Doãn Uẩn]] vui mừng vì lập được đại công đánh đuổi được quân [[Xiêm La]], bình định được [[Chân Lạp]], nên đã cho xây dựng lại bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói; và đặt tên là '''Tây An tự''' với hàm ý trấn yên bời cõi [[phía Tây]] <ref>Nhiều người soạn, ''Địa chí An Giang'' (Tập 2). Chính quyền tỉnh An Giang ấn hành, 2007, tr. 243. Ngoài ra, tên "Tây An" còn là đảo tự tên ''"An Tây" mưu mưu tướng'' mà nhà vua đã phong tặng cho Doãn Uẩn.</ref>.
Năm [[1847]], tổng đốc An-Hà ([[An Giang]] và [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]]) [[Doãn Uẩn]] vui mừng vì lập được đại công đánh đuổi được quân [[Xiêm La]], bình định được [[Chân Lạp]], nên đã cho xây dựng lại bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói; và đặt tên là '''Tây An tự''' với hàm ý trấn yên bời cõi [[phía Tây]] <ref>Nhiều người soạn, ''Địa chí An Giang'' (Tập 2). Chính quyền tỉnh An Giang ấn hành, 2007, tr. 243. Ngoài ra, tên "Tây An" còn là đảo tự tên ''"An Tây" mưu mưu tướng'' mà nhà vua đã phong tặng cho Doãn Uẩn.</ref>.

Phiên bản lúc 02:58, ngày 27 tháng 9 năm 2011

Chùa Tây An núi Sam

Chùa Tây An còn được gọi là Chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi núi Sam (nay thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang).

Ngôi chùa này đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng là "di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia" theo quyết định số: 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 07 năm 1980; và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là "ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam" [1].

Lịch sử

Tương truyền vào năm 1820 dưới triều Minh Mạng, tổng đốc Nguyễn Nhật An đã cho dựng tạm một am thờ bằng tre lá nơi chân núi Sam, mà bây giờ chùa Tây An tọa lạc. Tuy nhiên, tổng đốc Nguyễn Nhật An là một nhân vật được dân gian phối ghép suy tôn lên, trong lịch sử nhà Nguyễn không có nhân vật Nguyễn Nhật An giữ chức tổng đốc năm 1820, vì chỉ xuất hiện chức vụ tổng đốc ở các tỉnh Nam Kỳ từ sau cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng năm 1832. Trước đó, vùng Châu Đốc tỉnh An Giang nơi chùa Tây An tọa lạc, thuộc trấn Vĩnh Thanh (năm 1832 được chia thành 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long) do quan trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại quản hạt vào năm 1820. Chính sử nhà Nguyễn thời kỳ 1820 cũng không ghi chép về một vị có tên là Nguyễn Nhật An nào làm tổng đốc thời kỳ 1820.

Năm 1847, tổng đốc An-Hà (An GiangHà Tiên) Doãn Uẩn vui mừng vì lập được đại công đánh đuổi được quân Xiêm La, bình định được Chân Lạp, nên đã cho xây dựng lại bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói; và đặt tên là Tây An tự với hàm ý trấn yên bời cõi phía Tây [2].

Năm 1861, Hòa thượng Nhất Thừa cho trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Năm 1958, Hòa thượng Nguyễn Thế Mật đứng ra vận động xây dựng mới ba ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chính điện, nên chùa có diện mạo như ngày hôm nay.

Vị sư trụ trì đầu tiên là Hòa thượng Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu Hải Tịnh, tu theo phái Lâm Tế, nên có người còn gọi chùa Tây An là chùa Lâm Tế [3]

Cũng trong khoảng thời gian này ông Đoàn Minh Huyên (1807-1856), người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đến tu, nên chùa càng nổi tiếng.

Sách Đại Nam nhất thống chí viết về chùa Tây An như sau:

Chùa ở địa phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa vào vòm núi, tiếng người vắng lặng, cổ thụ âm u, cũng là một thắng cảnh thiền lâm vậy[4].

Kiến trúc

Chùa Tây An tọa lạc trên nền cao, thoáng rộng, trong khuôn viên có diện tích 15.000 m2. Phía sau có núi Sam như bức bình phong nổi bật lên với màu xanh thẫm. Điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa.

Chùa cất theo lối chữ “tam”, có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt. Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, bên trong cổng là một sân chùa nhỏ có một cột phướn cao 16 m.

Mặt tiền chùa, ở giữa là tháp thờ Phật cao hai tầng. Tầng trên là tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các hộ pháp trấn giữ, phía trước có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng.

Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, qui, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879).

Trong chính điện có khoảng 150 [5] pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông v.v...Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.

Trùng tên

Sau khi Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An) rời cốc ông đạo Kiến trên cù lao Ông Chưởng (xưa thuộc làng Long Kiến, nay thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đến tu ở chùa Tây An nơi chân núi Sam; nhân dân địa phương đã tự nguyện dựng lên nơi đây một ngôi thờ Tam bảo để ghi nhớ công ơn ông. Về sau, người ta cũng gọi ngôi thờ này là Tây An cổ tự nên mới xảy ra việc trùng tên chùa.

Ảnh

Chú thích

  1. ^ Theo [1].
  2. ^ Nhiều người soạn, Địa chí An Giang (Tập 2). Chính quyền tỉnh An Giang ấn hành, 2007, tr. 243. Ngoài ra, tên "Tây An" còn là đảo tự tên "An Tây" mưu mưu tướng mà nhà vua đã phong tặng cho Doãn Uẩn.
  3. ^ Phái Lâm Tế: một trong năm dòng phái chánh: Lâm Tế, Tào Động, Quy Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Tất cả đều phát xuất từ Trung Quốc.
  4. ^ Dẫn lại theo Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng trong. NXB TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr.380.
  5. ^ Theo Nguyễn Hữu Hiệp, "Tây An Cổ Tự ở Núi Sam" trong Nam Bộ đất và người (Viện Khoa học Lịch sử TP. HCM và NXB Trẻ hợp tác xuất bản, 2005, tr. 426-427-428).

Liên kết ngoài

Một số bài viết liên quan đến chùa miếu ở An Giang
Chùa Linh SơnMiếu Bà Chúa XứChùa Phật LớnChùa Ông BắcChùa Tây AnĐình Mỹ PhướcChùa Giồng ThànhChùa Phước ĐiềnChùa Phi Lai, Chùa Tam BửuĐền thờ Quản cơ Trần Văn ThànhĐình Châu PhúChùa Xà Tón