Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Phi (khu vực)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
EdBever (thảo luận | đóng góp)
n Removing external link: *.anhkien.webchuyennghiep.net -- per m:Talk:Spam blacklist
Dòng 4: Dòng 4:
{{legend|#00ff00|[[Southern African Development Community]] (SADC)}}]]
{{legend|#00ff00|[[Southern African Development Community]] (SADC)}}]]
'''Nam Phi''' là khu vực phía Nam châu Phi. Khu vực này được phân định theo các cách hơi khác nhau về địa lý hoặc địa chính trị, chiếm khoảng hơn 1/3 tổng diện tích [[châu Phi]], bao gồm cả các quần đảo và đảo. Trong khu vực là nhiều quốc gia và lãnh thổ, trong đó có [[Cộng hòa Nam Phi]].
'''Nam Phi''' là khu vực phía Nam châu Phi. Khu vực này được phân định theo các cách hơi khác nhau về địa lý hoặc địa chính trị, chiếm khoảng hơn 1/3 tổng diện tích [[châu Phi]], bao gồm cả các quần đảo và đảo. Trong khu vực là nhiều quốc gia và lãnh thổ, trong đó có [[Cộng hòa Nam Phi]].

33. [http://anhkien.webchuyennghiep.net/ du lịch châu phi]
34. [http://anhkien.webchuyennghiep.net/du-lich-ai-cap.html tour du lịch ai cập]
35. [http://anhkien.webchuyennghiep.net/du-lich-nam-phi.html tour du lịch nam phi]
36. [http://anhkien.webchuyennghiep.net/du-lich-ma-roc.html tour du lịch Maroc]


== Các định nghĩa ==
== Các định nghĩa ==

Phiên bản lúc 11:32, ngày 7 tháng 10 năm 2011

  Khu vực Nam Phi (UN subregion)
  địa lý, bao gồm cả vùng trên

Nam Phi là khu vực phía Nam châu Phi. Khu vực này được phân định theo các cách hơi khác nhau về địa lý hoặc địa chính trị, chiếm khoảng hơn 1/3 tổng diện tích châu Phi, bao gồm cả các quần đảo và đảo. Trong khu vực là nhiều quốc gia và lãnh thổ, trong đó có Cộng hòa Nam Phi.

Các định nghĩa

Theo phân định của Liên hợp quốc, khu vực Nam Phi bao gồm 5 quốc gia:

Vùng này còn thường được cho là bao gồm cả các lãnh thổ khác:

Cộng hòa Dân chủ CongoTanzania, tuy thường được coi là thuộc về Trung Phi và Đông Phi, nhưng đôi khi cũng được xem là thuộc về Nam Phi. Apropos, Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC) được thành lập năm 1980 để tạo điều kiện cho sự hợp tác trong khu vực bao gồm tất cả các nước trên trừ Comoros (tổng cộng 15 thành viên).

Liên minh Thuế quan Nam Phi (SACU), thành lập năm 1969, bao gồm 5 quốc gia trong tiểu vùng Nam Phi theo định nghĩa của Liên hợp quốc.

Tự nhiên

Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn 1000 mét. Phần trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Kalahari. Phần Đông Nam được nâng lên rất cao tạo thành dãy Drakensberg cao hơn 3000 mét ăn sát ra biển. Phần lớn khu vực Nam Phi nằm trong môi trường nhiệt đới, nhưng ẩm và dịu hơn khu vực Bắc Phi. Phần phía đông, nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Đông Nam thổi từ đại dương vào, nên thời tiết quanh năm nóng ẩm, mưa tương đối nhiều. Trên các đồng bằng duyên hải và sườn núi hướng ra biển có rừng nhiệt đới bao phủ. Càng đi sâu vào nội địa, lượng mưa càng giảm, khí hậu trở nên khô hạn dần, rừng nhiệt đới ẩm chuyển sang rừng thưa rồi xa van. Rừng thưa và xa van ở Nam Phi có diện tích khá rộng với giới động vật phong phú không kém xa van ở Trung Phi. Dải đất hẹp ở cực Nam có khí hậu Địa Trung Hải, thích hợp trồng các loại cây ăn quả cận nhiệt đới.

Kinh tế - Xã hội

Ở Nam Phi hầu như không có thành phố nào trên năm triệu dân nhưng cũng có các thành phố tương đối lớn có từ một triệu đến năm triệu dân như: Luanda, Lusaka, Harare, Pretoria, Maputo, Johannesburg, Cape Town, Durban. Dân cư Nam Phi đang chịu hậu quả của sự bùng nổ dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các khu vực châu phi là cao nhất thế giới (2,4%). Dân số tăng nhanh và hạn hán triền miên đã làm cho nhiều người ở Nam Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa. Ngoài ra, đại dịch AIDS cũng ảnh hưởng xấu lên sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Dân cư thuộc khu vực Nam Phi thuộc các chủng tộc Nê-grô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít và người lai, phần lớn theo đạo Thiên Chúa. Trên đảo Ma-da-ga-xcangười Man-gát thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít. Nam Phi có nhiều tộc người, với nhiều thổ ngữ khác nhau.

Nền kinh tế của nhiều nước Nam Phi vẫn là tự cung tự cấp. Việc trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa còn quá ít, khiến sự ngăn cách giữa các bộ tộc càng thêm nặng nề. Trước đây, Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có chế độ phân biệt chủng tộc (chế độ A-pac-thai) nặng nề bậc nhất thế giới. Phong trào đấu tranh của người da đen chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã giành được thắng lợi với cuộc tổng tuyển cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên được tổ chức vào cuối tháng 4 năm 1994.

Kinh tế

Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch. Trong khi Cộng hòa Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất ở châu Phi thì Mô-dăm-bích, Ma-la-uy... lại là những nước nông nghiệp lạc hậu. Cộng hòa Nam Phi là nước xuất khẩu vàng nhiều nhất và cũng là một trong những nước sản xuất uranium, kim cương, crôm...chủ yếu của thế giới. Các ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hóa chất... Sản phẩm nông nghiệp chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu của Nam Phi, chủ yếu là hoa quả cận nhiệt đới, ngô...