Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Gia Triệu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20: Dòng 20:


== Chú thích ==
== Chú thích ==
{{tham khảo}}5.https://suckhoedoisong.vn/cha-va-con-nhung-su-tiep-noi-tot-dep-n151518.html
{{tham khảo}}

[[Thể loại:Sinh 1919]]
[[Thể loại:Sinh 1919]]
[[Thể loại:Mất 1990]]
[[Thể loại:Mất 1990]]

Phiên bản lúc 12:26, ngày 18 tháng 4 năm 2019

Phạm Gia Triệu (1918-1990) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quân y Trung ương Quân đội 108[1][2][3][4]

Thân thế và sự nghiệp

Sinh thời, Thiếu tướng, GS.TS. Phạm Gia Triệu đã có nhiều đóng góp trong ngành quân y qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông được Nhà nước phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân từ rất sớm (năm 1967) và là đại biểu Quốc hội khóa VI.

GS. Phạm Gia Triệu sinh ra trong một gia đình Nho học, ở một làng khoa bảng nổi tiếng là làng Hành Thiện (xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhà có ba anh chị em tự đùm bọc nuôi nhau học hành. Phạm Gia Triệu bắt đầu học chữ Nho ở làng, được chú ruột là dược sĩ Phạm Tề, một nhân sĩ yêu nước nuôi ăn học ở Nam Định. Rồi Phạm Gia Triệu lên Hà Nội vừa làm, vừa học hết tú tài; sau đó đi dạy thêm vào buổi tối, phụ giúp gia đình người chú để có tiền theo học tại Trường Y Hà Nội. Năm 1943, Phạm Gia Triệu được công nhận là sinh viên nội trú của các bệnh viện Yersin (Bệnh viện Việt Đức ngày nay) và De Lanessar (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày nay). Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 ở Hà Nội nổ ra, Phạm Gia Triệu đang nội trú ở Bệnh viện De Lanessar. Ông tình nguyện nhập ngũ và nhận lệnh ra Đông Triều thành lập cơ sở quân y đầu tiên của Đệ tứ chiến khu, sau đó trở thành Trạm xá quân y của Trung đoàn 98. Tháng 3/1947, quân Pháp tấn công đường 18, Trạm xá của BS. Phạm Gia Triệu đang ở làng Đại Bộ bị địch bao vây. Tuy chưa học qua trường lớp chỉ huy quân sự nào, nhưng BS. Triệu vẫn bình tĩnh tổ chức cho đơn vị cơ động tránh địch hiệu quả. Thời gian này, vợ ông sinh con trai đầu. Vai đeo ba lô, tay bế con nhỏ, ông lại cùng đồng đội luồn rừng ở hậu cứ sau lưng địch. Quân Pháp rắp tâm xóa sổ quân y Trung đoàn 98. Nhưng dưới sự chỉ huy của bác sĩ trạm trưởng, chỉ sau vài ngày chạy giặc, lều lán lại dựng lên, các ca phẫu thuật, cấp cứu cho thương binh lại được tiến hành. Vòng vây kẻ thù siết chặt, hàng ngày cán bộ, chiến sĩ của trạm quân y gặp vô vàn nguy hiểm, thiếu thốn. Giữa lúc ấy, viên sếp bốt Đông Triều bí mật gửi đến BS. Phạm Gia Triệu lá thư chiêu hồi. Kẻ địch chắc mẩm, một người có trình độ chuyên môn cao, từng là học trò cưng của GS. Huard (Giáo sư hiệu trưởng Trường Y Đông Dương; từng được điều động vào quân đội, mang hàm quan Năm Pháp) sẽ không cưỡng nổi sức hút về suất học bổng hấp dẫn tại châu Âu, cùng những ưu đãi mà chúng dành cho gia đình bác sĩ. Nhận được thư chiêu hồi của phía bên kia, BS. Phạm Gia Triệu lập tức báo cáo lên Ban Chỉ huy Trung đoàn, ông tỏ rõ sự kiên định về lập trường, phục vụ đến cùng cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc. Vượt qua được những tháng ngày gian khổ ở mặt trận Đông Bắc, cấp trên điều BS. Phạm Gia Triệu về Trường Y tá trưởng, tiếp đến là Trường Quân y sĩ Việt Bắc. Năm 1950, ông tham gia Chiến dịch Biên giới với Đội điều trị 1 phục vụ tại mặt trận Đông Khê. Cuối năm 1952 đầu 1954, ông là Viện trưởng Phân viện 8, tiền thân của Bệnh viện Trung ương Quân y 108 ngày nay. Mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông được tăng cường cho các đội điều trị ở tuyến trước, cuối chiến dịch ông cùng BS. Tôn Thất Tùng đi kiểm tra tuyến, chỉ đạo kỹ thuật mổ cho các trạm cứu thương tại mặt trận.


Hòa bình lập lại trên miền Bắc, BS. Phạm Gia Triệu được cử đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô; năm 1960 bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ), chuyên ngành phẫu thuật thần kinh tại Viện Bourdenko với đề tài “U gai não thất IV”. Về nước, ông được bổ nhiệm làm Viện phó Viện Quân y 108, kiêm Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật thần kinh và là chuyên viên đầu ngành ngoại khoa toàn quân. Năm 1968, ông vào Mặt trận B5 phục vụ. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đang lúc cao trào, ông chỉ đạo cấp cứu ngoại khoa chung và trực tiếp mổ các thương binh về sọ não, cột sống. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn - Gia Định, ông dẫn đầu đoàn chuyên viên quân y cùng với Phòng quân y B2 tiếp nhận sự đầu hàng của các cơ sở kỹ thuật quân y của quân nguỵ... Có một chuyện mà những đồng nghiệp và học trò vẫn thường kể cho nhau về sự bình tĩnh, dũng cảm của ông trong khi làm nhiệm vụ. Mỹ quay lại ném bom miền Bắc, tập trung đánh vào các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. Trong một cuộc mổ vào tháng 4/1972, GS. Phạm Gia Triệu đang phẫu thuật sọ não cho thương binh Lò Văn Phèn thì có một tiếng nổ inh tai nhức óc, một quả rốc két của máy bay địch phóng trúng khu vực phòng mổ. Kính đèn mổ vỡ vụn, một mảnh bắn vào trán, máu chảy trên mặt giáo sư. Nhưng ông vẫn bình tĩnh lệnh cho kíp mổ sơ tán, còn mình ở lại với thương binh cùng xuống hầm mổ. Buổi tối hôm đó, trong hầm của Viện Quân y 108 ông tiến hành mổ lại và thương binh Lò Văn Phèn đã được cứu sống.

Trong suốt 30 năm (1960-1990), GS. Phạm Gia Triệu cùng các đồng nghiệp công tác tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã xây dựng thành công một ngành phẫu thuật còn rất mới mẻ, là phẫu thuật thần kinh chuyên cứu chữa, điều trị cho thương binh ở những vùng tổn thương rất dễ gây tử vong. Buổi đầu, hằng năm khoa chỉ phẫu thuật khoảng 100 ca, sau này đã nâng lên trung bình là 250 ca, với tỷ lệ thành công ngày càng cao. Giáo sư cùng với các cộng sự đã hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu: U máu não; dị vật trong não; vết thương sọ não do bom bi; chẩn đoán sớm áp-xe não; tổn thương não thất trong phẫu thuật lấy áp-xe não; dùng khoan trục mềm lấy bản sọ để cấy vào chỗ khuyết xương sọ... Với cương vị chuyên viên đầu ngành ngoại khoa, một thành công lớn nữa của ông là đã cùng tập thể phẫu thuật viên từ những thực tế cứu chữa, hoàn thành biên soạn cuốn Điều lệ xử lý vết thương chiến tranh. Cuốn điều lệ này không chỉ có giá trị trong ngành quân y, mà còn phát huy tác dụng trong kết hợp quân dân y, thực hiện đường lối quốc phòng toàn dân của Nhà nước ta hiện nay.

Với các nhà phẫu thuật, giai đoạn mổ và hậu phẫu là lúc căng thẳng nhất. Không hiếm bác sĩ khi đó thường tỏ ra nóng nảy. GS. Phạm Gia Triệu bao giờ cũng giữ được sự bình tĩnh và khẩn trương tìm cách khắc phục các khó khăn nảy sinh một cách êm thấm nhất. Trong cuộc sống đời thường, ai không hiểu thường cảm thấy ông là người lạnh lùng, ít tình cảm. Ở lâu mới biết, ông luôn giữ được sự cân bằng, an nhiên tự tại, vui không quá mức, giận không quá đáng. Những học trò bao giờ cũng thấy ở thầy sự bao dung nhân hậu của người cha nghiêm khắc, người đồng nghiệp mẫu mực. Ông còn luôn khuyến khích mọi người phải thường xuyên rèn luyện thân thể, vượt qua bệnh tật, bản thân ông là một tấm gương sáng về điều đó. Ông thích nhất và tập đều hai môn bơi và quần vợt. Sau Tết Canh Ngọ (1990) ông phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. Bất ngờ nhưng không hoảng sợ, sau đợt điều trị, đã thấy người khỏe hơn, ông vẫn dành nhiều thời gian tham gia các công việc hàng ngày như khi chưa bị bạo bệnh: giao ban chỉ huy,  điểm bệnh, thông qua mổ... Và trong những ngày tháng cuối cùng ấy của cuộc đời, ông vẫn làm công việc chuyên môn một cách bình tĩnh, cẩn trọng lạ thường.

Những người con của ông

GS. Phạm Gia Triệu có 4 người con trai: Phạm Mạnh Long, Phạm Mạnh Lương, Phạm Gia Lượng và Phạm Hòa Bình. Trước hết phải kể đến sự giống cha “như đúc” của người con trai út. Nếu như 3 người anh khi lớn lên đều theo các ngành nghề khác, thì PGS.TS. Phạm Hòa Bình tiếp nối một cách hoàn hảo nghề y của cha, với phần lớn cuộc đời công tác tại nơi cha làm việc trước kia là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Và ông cũng trở thành một chuyên viên đầu ngành của quân đội về phẫu thuật thần kinh. Quân hàm Thiếu tướng, giống như cha, ông từng nhiều năm giữ chức vụ Phó Giám đốc về ngoại của bệnh viện. Cần nói thêm, năm 1987, BS. Phạm Hòa Bình sang nước bạn làm nghiên cứu sinh, cũng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y học tại Viện Bourdenko (Liên Xô) và giáo sư hướng dẫn chính là bạn học của cha ngày trước. Hiện nay, Thiếu tướng, PGS.TS. Phạm Hòa Bình tuy đã có quyết định nghỉ hưu, nhưng theo đề nghị của trên, vẫn tiếp tục ở lại làm Giám đốc chuyên môn của Trung tâm mổ theo yêu cầu của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Người con trai đầu của ông đang là bác sĩ ngoại khoa tại bệnh viện này và sắp sửa bảo vệ tiến sĩ y khoa về phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt. Hàng ngày sau giờ làm việc, ông cũng có sở thích thể thao như cha, thường tập hai môn bơi lội và quần vợt.

Hai kỹ sư Phạm Mạnh Long và Phạm Gia Lượng kế thừa từ người cha  đức tính hăng say công việc và trong đời sống thường nhật cũng tích cực luyện tập, rèn luyện thân thể. Riêng người con thứ hai, TS. Phạm Mạnh Lương thì còn giống cha hơn ở nghị lực vượt qua bệnh tật. Năm 1982, Thượng úy Phạm Mạnh Lương bảo vệ thành công học vị tiến sĩ tại Học viện Pháo binh Penza, Liên Xô. Về nước, ông làm việc tại Viện Kỹ thuật quân sự, Viện Tên lửa. Bệnh tật đến với ông cũng bất ngờ như cha gặp phải ngày trước. Đầu tiên là một lần bị đau ruột thừa cấp, cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi tại Viện Quân y 108. Rồi ông bị thoát vị đĩa đệm cột sống, đã có lúc phải ngồi xe lăn. Kiên trì tập theo hướng dẫn của thầy thuốc, ông đã đi lại được bình thường. Năm 2014, bỗng dưng ông bị mắc chứng trào ngược dạ dày và đau rát vùng thực quản. Xét nghiệm phát hiện có polyp ở thực quản, sinh thiết thấy “tế bào lạ”. Căn bệnh ung thư hiện hữu, ông phải mổ cắt polyp và thường xuyên định kỳ kiểm tra, uống thuốc chữa bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định của bác sĩ, trong đời thường ông luôn giữ nếp sống lạc quan, yêu đời và thường xuyên tập luyện nâng cao thể trạng. Ham thích nhiều môn thể thao, nhưng rồi ông chọn bóng bàn vì môn này vận động khá nhẹ nhàng, thích hợp với độ tuổi gần 70. Hàng ngày vào buổi chiều, ông đều đặn đến câu lạc bộ chơi dăm ba séc bóng bàn, rồi ngồi đàm đạo vui vẻ với bạn bè. Đến nay đã qua hơn 4 năm, sức khỏe của ông ổn định, tiến triển theo chiều hướng ngày càng tốt lên.

Chú thích

  1. ^ “Các vị tướng quân y: Thầm lặng giữ lời thề Hy-pô-crat (Tiếp theo và hết)”.
  2. ^ “Thiếu tướng, Anh hùng LLVT, Giáo sư Phạm Gia Triệu (1918-1990)”.
  3. ^ “Làng có nhiều cha, con cùng là giáo sư”.
  4. ^ “Tiếp bước truyền thống- xứng danh anh hùng”.

5.https://suckhoedoisong.vn/cha-va-con-nhung-su-tiep-noi-tot-dep-n151518.html