Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Acid perchloric”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Luckas-bot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm et:Perkloorhape
WikitanvirBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Sửa pl:Kwas nadchlorowy
Dòng 111: Dòng 111:
[[nl:Waterstofperchloraat]]
[[nl:Waterstofperchloraat]]
[[ja:過塩素酸]]
[[ja:過塩素酸]]
[[pl:Kwas chlorowy(VII)]]
[[pl:Kwas nadchlorowy]]
[[pt:Ácido perclórico]]
[[pt:Ácido perclórico]]
[[ro:Acid percloric]]
[[ro:Acid percloric]]

Phiên bản lúc 15:37, ngày 21 tháng 12 năm 2011

Acid perchloric
Axít pecloric
Hiđrôxiđôtriôxiđôclorin
Axít pecloric
Hiđrôxiđôtriôxiđôclorin
Nhận dạng
Số CAS7601-90-3
Số EINECS231-512-4
Số RTECSSC7500000
Thuộc tính
Công thức phân tửHClO4
Khối lượng mol100.46 g/mol
Bề ngoàichất lỏng không màu
Khối lượng riêng1.67 g/cm3
Điểm nóng chảy-17 C (hỗn hợp đẳng phí)[1]
-112 °C (anhydrous)
Điểm sôi203 C (hỗn hợp đẳng phí)[2]
Độ hòa tan trong nướctan
Độ axit (pKa)≈ −8[3]
Các nguy hiểm
MSDS1006
Phân loại của EUChất ôxi hóa (O)
Chất ăn mòn (C)
Chỉ mục EU017-006-00-4
NFPA 704

0
3
3
OX
Chỉ dẫn RR5, R8, R35
Chỉ dẫn S(S1/2), S23, S26, S36, S45
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanAxít hiđrôcloric
Axít hypoclorơ
Axít clorơ
Axít cloric
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Axít pecloric là một hợp chất vô cơcông thức hóa học là HClO4. Thường ở dạng chất lỏng, dung dịch không màu này là một axít rất mạnh so với axít sunfuricaxít nitric, và cũng là một chất ôxi hóa mạnh. Axít này thường được dùng để điều chế các muối peclorat, đặc biệt là amoni peclorat, một loại nhiên liệu tên lửa quan trọng. Axít pecloric còn là một hợp chất ăn mòn mạnh, và rất dễ gây cháy nổ.

Điều chế

Điều chế trong công nghiệp

Axít pecloric được điều chế trong công nghiệp bằng hai cách. Cách truyền thống là dựa vào tính tan của natri peclorat (209 g/100 mL nước tại nhiệt độ phòng). Cho tác dụng natri peclorat với axít clohiđric tạo ra axít pecloric và kết tủa trắng natri clorua:

NaClO4 + HCl → NaCl + HClO4

Axít đặc có thể được tinh chế bằng cách chưng cất. Cách thứ hai, trực tiếp hơn và không sử dụng chất phản ứng là muối, tạo ra ôxi hóa anôt của dung dịch nước clo tại điện cực bạch kim.[4]

Điều chế trong phòng thí nghiệm

Phản ứng hóa học giữa bari peclorat với axít sunfuric tạo ra kết tủa bari sunfat và axít pecloric.

BaClO4 + H2SO4 → BaSO4 + HClO4

Ngoài ra, người ta cũng có thể điều chế axít pecloric bằng cách cho axít nitric tác dụng vớiamoni peclorat. Phản ứng này tạo ra nitơ ôxit và axít pecloric.

Đặc tính

Axít pecloric khan là một chất lỏng sánh ở nhiệt độ phòng. Nó tạo thành ít nhất là năm kết tinh hiđrat, một trong số đó đã được đặc trưng thành tinh thể học tia X. Những chất rắn này chứa anion peclorat liên kết bằng các liên kết hiđrô với H2O vàH3O+ ở giữa.[5] Axít pecloric tạo thành một hỗn hợp đẳng phí với nước, chứa khoảng 72.5% axít. Hợp chất này của axít có độ bền vững vô thời hạn. Vì thế, nếu để trong không khí, axít pecloric đặc có thể tự làm loãng chính nó, do hấp thụ hơi nước từ không khí.

Quá trình khử nước trong axít pecloric tạo ra anhiđrit điclorin heptoxit:

2 HClO4 + P4O10 → Cl2O7 + H2P4O11

Ứng dụng

Axít pecloric được điều chế chủ yếu để tạo ra amôni peclorat, chất này được sử dụng để chế tạo nhiên liệu tên lửa. Sự phát triển của ngành công nghiệp tên lửa đã đẩy mạnh sản xuất axít pecloric. Nhiều triệu tấn axít pecloric được sản xuất mỗi năm.[4]

Ứng dụng trong hóa học

Axít pecloric, là một trong những axít mạnh nhất theo Thuyết axit-bazơ Brønsted-Lowry. pKa của nó là −10.[6] Nó có tính axít rất mạnh, vì thế không cần đến các muối phản ứng tiềm năng như sunfat hay clorit trong axít sunfuric và axít clohiđric. Mặc dù có khả năng cháy nổ cao khi sử dụng các muối peclorat, axít pecloric vẫn được chọn sử dụng trong nhiều sự tổng hợp.[7] Vì lý do tương tự, axít cũng là một dung môi hữu ích trong sắc ký trao đổi ion.

Axít pecloric cũng được sử dụng trong chạm, khắc lên bề mặt nhôm, môlybđen và một số kim loại khác.

An toàn

Anhiđrơ và mônôhiđrat axít pecloric là các chất gây cháy nổ. Ở trạng thái lỏng, các dung dịch sẽ phản ứng khi tiếp xúc với hợp chất hữu cơ. Axít này có thể ăn mòn, gây tổn thương da và mắt. Khi tiếp xúc với axít pecloric đậm đặc, các hợp chất hữu cơ, như quần áo hoặc gỗ, sẽ bốc cháy. Muối của axít này cũng là các chất ôxi hóa mạnh, và cũng có thể trở thành chất nổ. Muối peclorat, do bền hơn muối clorat, nên đã được sử dụng để chế tạo pháo hoa, bởi vì các lo ngại về độ an toàn.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ data for concentrated perchloric acid, ca. 70% msds.chem.ox.ac.uk
  2. ^ of Perchloric acid ameslab.gov
  3. ^ Housecroft, C. E.; Sharpe, A. G. (2004). Inorganic Chemistry (ấn bản 2). Prentice Hall. tr. 171. ISBN 978-0130399137.
  4. ^ a b Helmut Vogt, Jan Balej, John E. Bennett, Peter Wintzer, Saeed Akbar Sheikh, Patrizio Gallone "Chlorine Oxides and Chlorine Oxygen Acids" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry 2002, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a06_483.
  5. ^ Almlöf, Jan; Lundgren, Jan O.; Olovsson, Ivar "Hydrogen Bond Studies. XLV. Crystal structure of perchloric acid 2.5 hydrate" Acta Crystallographica Section B: Structural Crystallography and Crystal Chemistry 1971, volume 27, pp. 898-904.doi:10.1107/S0567740871003236
  6. ^ Kathleen Sellers; Katherine Weeks; William R. Alsop; Stephen R. Clough; Marilyn Hoyt; Barbara Pugh (2006). Perchlorate: environmental problems and solutions. CRC Press. tr. 16. ISBN 0849380812.
  7. ^ A. T. Balaban, C. D. Nenitzescu, K. Hafner and H. Kaiser (1973). “2,4,6-Trimethylpyrilium Perchlorate”. Organic Syntheses.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết); Collective Volume, 5, tr. 1106