Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ninh Thuận”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 277: Dòng 277:
[[Tập tin:Deo_Song_Pha_1.jpg|thumb|250px|Đèo Sông Pha, Ninh Thuận, nhìn về hướng đông bắc.]]
[[Tập tin:Deo_Song_Pha_1.jpg|thumb|250px|Đèo Sông Pha, Ninh Thuận, nhìn về hướng đông bắc.]]
==Giao thông==
==Giao thông==

[[Tập tin:Đường phố ở TP.Phan Rang, Ninh Thuận.JPG|nhỏ|300px|giữa|Đường phố thành phố Phan Rang - Tháp Chàm]]

Thành phố [[Phan Rang - Tháp Chàm]] là nơi giao nhau của 3 trục giao thông chiến lược là [[Quốc lộ 1A]], [[đường sắt Bắc Nam]] và [[Quốc lộ 27]]. Tỉnh Ninh Thuận có [[Quốc lộ 1A]], [[Quốc lộ 27]] và tuyến đường đường tỉnh khác như tỉnh lộ 702, 703 đều đạt tiêu chuẩn cấp IV, các tuyến đường huyện và liên xã được nâng cấp và đảm bảo giao thông cơ giới thuận tiện quanh năm. Về hàng không thì tỉnh có [[sân bay Thành Sơn]] với 2 đường băng và chiều dài đường băng là 3200m/3200m.
Thành phố [[Phan Rang - Tháp Chàm]] là nơi giao nhau của 3 trục giao thông chiến lược là [[Quốc lộ 1A]], [[đường sắt Bắc Nam]] và [[Quốc lộ 27]]. Tỉnh Ninh Thuận có [[Quốc lộ 1A]], [[Quốc lộ 27]] và tuyến đường đường tỉnh khác như tỉnh lộ 702, 703 đều đạt tiêu chuẩn cấp IV, các tuyến đường huyện và liên xã được nâng cấp và đảm bảo giao thông cơ giới thuận tiện quanh năm. Về hàng không thì tỉnh có [[sân bay Thành Sơn]] với 2 đường băng và chiều dài đường băng là 3200m/3200m.



Phiên bản lúc 13:01, ngày 21 tháng 6 năm 2019

Ninh Thuận
Tỉnh
Tỉnh Ninh Thuận
Tập tin:Emblem of Ninhthuan Province.png
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ (Có khi được xếp vào Đông Nam Bộ)
Tỉnh lỵThành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Trụ sở UBNDSố 450 Đường Thống Nhất, Phường Mỹ Hương, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận
Phân chia hành chính1 thành phố, 6 huyện
Thành lập
Đại biểu quốc hội6
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDLưu Xuân Vĩnh
Chủ tịch HĐNDNguyễn Đức Thanh
Chánh án TANDVõ Văn Tiến
Viện trưởng VKSNDNguyễn Tiến Hải
Địa lý
Tọa độ: 11°33′56″B 108°59′25″Đ / 11,56556°B 108,99028°Đ / 11.56556; 108.99028
Ninh Thuan in Vietnam.svgBản đồ tỉnh Ninh Thuận
Diện tích3.355,34 km²[1]
Dân số (2018)
Tổng cộng612.400 người[1]
Thành thị221.750 người (36,21%)
Nông thôn490.650 người (63,79%)
Mật độ181 người/km²
Dân tộcKinh, Chăm, Raglai...
Khác
Mã hành chínhVN-36
Mã bưu chính66xxxx
Mã điện thoại0259
Biển số xe85
WebsiteNinh Thuận

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam.[2] Tỉnh lỵ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 340 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía Bắc và cách Nha Trang 100 km theo đường Quốc lộ 1A và cách Đà Lạt 110 km theo đường Quốc lộ 27, đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.[3]

Ngày 20 tháng 5 năm 1901, tỉnh Phan Rang được thành lập. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam thuộc tỉnh Bình Thuận. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận dự kiến sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập một tỉnh mới có tên là Thuận Lâm. Nhưng đến tháng 2 năm 1976, trung ương đã điều chỉnh việc sáp nhập cho sát với thực tế. Theo đó, các tỉnh Ninh Thuận, Bình ThuậnBình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải.[4] Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.[4]

Trong sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam hay Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Ninh Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê Việt Nam và Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào Đông Nam Bộ.[5][6] Một phần khác Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng Duyên hải miền Trung.[7]

Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hòa Lai (Ba Tháp) xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Po Klong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Po Rome xây dựng thế kỷ 17.

Vị trí địa lý

Bãi biển Cà Ná

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có hình thể giống như một hình bình hành, hai góc nhọn ở về phía tây bắcđông nam với toạ độ địa lý từ 11o18'14" đến 12o09'15" vĩ độ Bắc, 108o09'08" đến 109o14'25" kinh độ Ðông.[8] Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông.

Khi gió mùa Tây Nam mang mưa vào đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, thì hệ thống núi ở Tây Nguyên, Bình Thuận đã làm cho những cơn gió mùa tây nam này không đến được Ninh Thuận. Cũng như cơn gió mùa đông bắc, cơn gió mùa tây nam vào Ninh Thuận cũng bị tù túng. Cho nên trong khi nó mang mưa đến các vùng trong nước nhưng vào Ninh Thuận thì biến thành khô hanh.

Điều kiện tự nhiên

Sông Dinh đoạn chảy qua phường Đô Vinh và phường Bảo An
Tập tin:タイアン村のぶどう畑.JPG
Vườn nho Ninh Thuận

Ninh Thuận là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển Đông, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi 3 mặt núi với 3 dạng địa hình gồm núi, đồi gò bán sơn địa và đồng ven biển. Trong đó, đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 – 1.000 mét. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% và vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích đất tự nhiên.[9]

Ninh Thuận có từ khí hậu nhiệt đới Xavan đến cận hoang mạc với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh. Chính vì vậy thời tiết Ninh Thuận phân hóa thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưamùa khô. Trong đó, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700–800 mm. Nguồn nước phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm trong địa bàn tỉnh chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.[10]

Ninh Thuận có 3 cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải, có đường bờ biển dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, có trên 500 loài , tôm. Do thuộc vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn nên Ninh Thuận có điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp. Khoáng sản nơi đây tương đối phong phú về chủng loại bao gồm nhóm khoáng sản kim loại có wolfram, molipđen, thiếc gốc. Nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, cát thủy tinh, muối khoáng thạch anh. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có cát kết vôi, sét phụ gia, đá xây dựng[9]

Lịch sử

Dân số tỉnh Ninh Thuận 1967[11]
Quận Dân số
An Phước 25.760
Bửu Sơn 31.367
Du Long 6.053
Thanh Hải 72.893
Tổng số 136.073

Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng có tên là Phan Rang. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính Phan Rang, thuộc tỉnh Bình Thuận.

Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo.

Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị là Khánh Hải), An Phước (quận lị là Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị là An Sơn). Ngày 6 tháng 4 năm 1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly (nay thuộc xã Công Hải, huyện Thuận Bắc).

Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận gồm có 5 quận là Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du LongSông Pha. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận dự kiến sáp nhập với các tỉnh Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập tỉnh mới là Thuận Lâm. Nhưng đến tháng 2 năm 1976, do có sự điều chỉnh từ trung ương cho sát với thực tế, các tỉnh Ninh Thuận, Bình ThuậnBình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Lúc này tỉnh Ninh Thuận cũ có thị xã Phan Rang và 3 huyện là Ninh Sơn, Ninh HảiAn Phước.[4]

Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Theo Quyết Định số 124/CP của Hội đồng Chính phủ Việt Nam, thị xã Phan Rang và 3 huyện: Nhinh Hải, Ninh Phước, An Sơn hợp nhất thành 2 huyện là huyện An Sơn (huyện lỵ là thị trấn Tháp Chàm - thành lập từ một phần của thị xã Phan Rang) và huyện Ninh Hải mới (huyện lỵ là thị trấn Phan Rang - thành lập từ phần còn lại của thị xã Phan Rang).[12]

Vòng xoay góc đường Thống Nhất và đường 16-4 trung tâm thành phố Phan Rang

Ngày 1 tháng 9 năm 1981, theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, 2 huyện An SơnNinh Hải được chia tách trở lại thành thị xã Phan Rang và 3 huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn.[13] Ngày 1 tháng 4 năm 1981, tỉnh Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động, theo đó 2 huyện An SơnNinh Hải được chia tách lại thành thị xã Phan Rang và ba huyện là Ninh Sơn, Ninh HảiNinh Phước.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Ngày 1 tháng 4 năm 1992, Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động, lúc này Ninh Thuận có 4 đơn vị hành chính gồm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và 3 huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn.[4]

Ngày 3 tháng 6 năm 1993, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 33/CP, thành lập thị trấn Phước Dân thuộc huyện Ninh Phước.

Ngày 28 tháng 5 năm 1994, theo Nghị định số 42/CP, thành lập thị trấn Khánh Hải trực thuộc huyện Ninh Hải.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, tách xã Trà Co của huyện Ninh Sơn thành hai xã mới là Phước Tân và Phước Tiến, đồng thời xã Phước Đại được chia thành hai xã Phước ĐạiPhước Chính.

Ngày 14 tháng 8 năm 1998, huyện Ninh Phước thành lập một xã mới là Phước Minh.

Ngày 30 tháng 8 năm 2000, xã Tân Sơn thuộc huyện Ninh Sơn tách thành thị trấn huyện lỵ Tân Sơn và xã Lương Sơn.

Ngày 6 tháng 11 năm 2000, tái thành lập huyện Bác Ái.[14]

Ngày 25 tháng 12 năm 2001, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm thành lập thêm 3 phường mới.

Ngày 1 tháng 10 năm 2005, tái lập huyện Thuận Bắc.[4]

Đầu tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.[15]

Ngày 10 tháng 6 năm 2009, thành lập huyện Thuận Nam.[16]

Hành chính

Bản đồ tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thành phố và 6 huyện có 65 đơn vị hành chính cấp xã là 47 xã, 15 phường, 3 thị trấn.

Ðơn vị hành chính cấp Huyện Thành phố
Phan Rang - Tháp Chàm
Huyện
Bác Ái
Huyện
Ninh Hải
Huyện
Ninh Phước
Huyện
Ninh Sơn
Huyện
Thuận Bắc
Huyện
Thuận Nam
Diện tích (km²) 79,19 1.027 253,58 341,95 771,81 318,26 563,33
Dân số(người) 175.319 27.204 93.715 132.399 76.664 42.039 59.644
Mật độ dân số (người/km²) 2.214 27 370 387 99 132 106
Số đơn vị hành chính 15 phường, 1 xã 9 xã 1 thị trấn, 8 xã 1 thị trấn, 8 xã 1 thị trấn, 7 xã 6 xã 8 xã
Năm được công nhận 2007 2000 1992 1992 1992 2005 2009
Nguồn: Website tỉnh Ninh Thuận[17][18]

Kinh tế

Vườn nho tại Ninh Phước

Về nông nghiệp, Ninh Thuận nổi tiếng với những sản phẩm như: Nho, táo, hành, tỏi, tôm giống, muối,... đây là địa phương có quy mô trồng nho nhiều nhất nước, được trồng chủ yếu tại huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam. Hành và tỏi cũng là một trong những thế mạnh của Ninh Thuận, được trồng nhiều tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Hải. Ngoài ra, địa phương này còn là trung tâm tôm giống lớn của cả nước với quy mô sản xuất trong năm 2014 ước đạt 24,1 tỷ con giống.

Về công nghiệp, Ninh Thuận hiện có các khu công nghiệp: Du Long, Phước Nam, Thành Hải và đang trong quá trình xúc tiến để thành lập Khu công nghiệp Cà Ná.

Trong năm 2012, GDP tăng 10,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,1 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách đạt 1.320 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán[19]

Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 12,4%;Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.700 tỷ đồng (đạt 113,3% kế hoạch); GDP bình quân đầu người 26,8 triệu đồng; về cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm 23,8%, dịch vụ chiếm 37,7%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 7.615 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 55 triệu USD (đạt 78,6% kế hoạch).

Dân cư

Gốm Bàu Trúc - Làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại ở Ninh Thuận

Tính đến năm 2017, dân số toàn tỉnh đạt gần 606.984 người, mật độ dân số đạt 181 người/km²[20]. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 219.779 người, chiếm 36% dân số toàn tỉnh,[21] dân số sống tại nông thôn đạt 387.205 người, chiếm 64%.[22] Dân số nam đạt 306.145 người,[23] trong khi đó nữ đạt 300.839 người.[24] Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 11,66 ‰.[25] Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng duyên hải Nam Trung Bộ với hơn 606.984 dân.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Trên địa bàn toàn tỉnh có 34 dân tộc và 3 người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 432.399 người, tiếp sau đó là người Chăm với 67.274 người, xếp ở vị trí thứ ba là Raglay với 58.911 người, người Cơ Ho có 2.860 người, 1.847 người Hoa, cùng một số dân tộc ít người khác như Chu Ru, Nùng, Tày....[26]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Ninh Thuận có 10 Tôn giáo khác nhau chiếm 184.577 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo với 65.790 người, tiếp theo đó là Phật giáo với 43.192 người, thứ 3 là Bà La Môn 40.695 người, Hồi Giáo có 25.513 người, Tin Lành có 7.570 người, cùng các tôn giáo ít người khác như Cao Đài 1.784 người, Bahá'í có 26 người, Minh Sư Đạo có năm người, Phật giáo Hòa HảoTịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi đạo có một người.[26] Hiện tại (2018), Ninh Thuận là một trong những địa phương có số dân theo đạo Công giáo đông đảo nhất miền trung Việt Nam với 70.000 giáo dân, chiếm 12% dân số trong toàn tỉnh và cũng là địa phương có số dân theo Hồi giáo đông nhất toàn quốc với hơn 30.000 tín đồ.

Lịch sử phát triển
dân số
Năm Dân số
1995 466.500
1996 476.600
1997 487.100
1998 497.700
1999 507.400
2000 516.700
2001 525.800
2002 532.500
2003 538.200
2004 543.500
2005 547.900
2006 551.400
2007 555.800
2008 560.700
2009 565.800
2010 568.200
2011 569.000
2017 606.984
Nguồn:[27]

Du lịch

Bờ biển Ninh Thuận có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng và nhiều sông suối phục vụ du lịch như suối Vàng, thác Tiên, nhiều tháp Chàm như Pôklong Grai (Tháp Chàm), tháp Pôrômê (Ninh Phước). Nơi đây còn lưu giữ bảo tồn nhiều công trình văn hoá kiến trúc cổ Chămpa gắn với các lễ hội văn hoá dân tộc Chăm.[9]

Các bãi biển tại Ninh Thuận như Bãi biển Bình Tiên, Bãi biển Ninh Chữ, Bãi biển Bình Sơn, Bãi biển Cà Ná. Hiện Ninh Thuận hiện còn 3 tháp Chăm, được xây dựng cách đây khoảng 400 - 1100 năm gồm có Tháp Hòa Lai (Ba Tháp), Tháp Po Klong Garai, Tháp Po Rome. Các làng nghề Chăm cổ gồm Làng gốm Bàu Trúc và Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 2 khu du lịch sinh thái gồm Vườn quốc gia Núi ChúaVườn quốc gia Phước Bình.

Y tế & Giáo dục

Giáo dục

Trên địa bàn toàn tỉnh có 288 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 18 trường, Trung học cơ sở có 63 trường, Tiểu học có 147 trường, bên cạnh đó còn có 110 trường mẫu giáo.[28]

Bậc đào tạo cao sau cấp phổ thông gồm có:

Bậc đào tạo sau đại học gồm có:

  • Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung - Đại học Thủy Lợi
  • Đại học Nông Lâm - Phân hiệu Ninh Thuận

Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Ninh Thuận cũng đang dần tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.[28] Xây dựng nguồn nhân lực bản địa có trình độ khoa học cao, cho mục tiêu phát triển của tỉnh Ninh Thuận.

Y tế

Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Thuận có 80 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 6 Bệnh viện, 7 phòng khám đa khoa khu vực và 65 Trạm y tế phường xã, 1 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, với 1.565 giường bệnh và 298 bác sĩ, 454 y sĩ, 482 y tá và khoảng 209 nữ hộ sinh.[29]

Đèo Sông Pha, Ninh Thuận, nhìn về hướng đông bắc.

Giao thông

Đường phố thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là nơi giao nhau của 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc NamQuốc lộ 27. Tỉnh Ninh Thuận có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và tuyến đường đường tỉnh khác như tỉnh lộ 702, 703 đều đạt tiêu chuẩn cấp IV, các tuyến đường huyện và liên xã được nâng cấp và đảm bảo giao thông cơ giới thuận tiện quanh năm. Về hàng không thì tỉnh có sân bay Thành Sơn với 2 đường băng và chiều dài đường băng là 3200m/3200m.

Người Ninh Thuận nổi tiếng

  1. Ca sĩ hải ngoại Chế Linh
  2. Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara
  3. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
  4. Nhà thơ, phi tần vua Tự Đức Nguyễn Thị Bích
  5. Trung tướng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
  6. Diễn viên Thương Tín
  7. Nhà yêu nước, quan triều nguyễn Phan Cư Chánh
  8. Họa sĩ Đỗ Quang Em
  9. Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Pinăng Tắc, cha đẻ của Bẫy đá Pinăng Tắc
  10. Kỷ lục gia trí nhớ, Ths. Dương Anh Vũ, người sở hữu 4 kỷ lục trí nhớ học thuật thế giới.[30]
  11. Nhạc sĩ Từ Công Phụng

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Website Ninh Thuận
  3. ^ Phan Rang-Tháp Chàm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350 km, Theo Ninh Thuận
  4. ^ a b c d e Những thay đổi về địa danh, địa giới hành chính của tỉnh Ninh Thuận từ ngày được giải phóng, Cổng thông tin điện tử Ninh Thuận
  5. ^ Xem [1])
  6. ^ Bình Thuận và Ninh Thuận, Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam
  7. ^ Đồng bằng duyên hải miền Trung, Bộ kế hoạch & đầu tư
  8. ^ Khái quát điều kiện tự nhiên, Uỷ ban Dân tộc
  9. ^ a b c Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
  10. ^ Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Website Ninh Thuận
  11. ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.
  12. ^ Quyết định 124-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Thuận Hải do Hội đồng Chính phủ ban hành
  13. ^ Quyết định 45-HĐBT năm 1981 về việc chia hai huyện An Sơn và Ninh Hải thành thị xã Phan Rang-Tháp Chàm và các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước thuộc tỉnh Thuận Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  14. ^ Nghị định 65/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ninh Sơn để tái lập huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận
  15. ^ Du lịch Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm - Ninh Thuận, Phan rang Tháp chàm
  16. ^ Nghị quyết số 26/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc huyện Ninh Phước; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ninh Phước để thành lập huyện Thuận Nam
  17. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  18. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam
  19. ^ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại Ninh Thuận, Tạp chí điện tử Thanh Niên Việt
  20. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  21. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  22. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  23. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  24. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  25. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  26. ^ a b Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  27. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  28. ^ a b Thống kê về Giáo dục Việt Nam, Niên giám thống kê 2011, Theo tổng cục thống kê Việt Nam
  29. ^ Y tế, Văn hoá, Thể thao và Mức sống dân cư , Tổng cục thống kê
  30. ^ Ngọc Mai (8 tháng 11 năm 2016). “Chàng trai Việt có trí nhớ siêu phàm lập 4 kỷ lục thế giới”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Ninh Thuận