Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quảng Ngãi (thành phố)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 11: Dòng 11:
| kinh giây =
| kinh giây =
| diện tích = 16.015,34 ha <ref name="chinhphu.vn">http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=1&mode=detail&document_id=171272</ref>
| diện tích = 16.015,34 ha <ref name="chinhphu.vn">http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=1&mode=detail&document_id=171272</ref>
| dân số = 302.450 người <ref name="chinhphu.vn"/>
| dân số = 221.112 người <ref name="chinhphu.vn"/>
| thời điểm dân số = 2019
| thời điểm dân số = 2019
| dân số thành thị =
| dân số thành thị =

Phiên bản lúc 09:15, ngày 23 tháng 6 năm 2019

Thành phố Quảng Ngãi là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ngãi ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam.[1]

Ngày 26 tháng 8 năm 2005, thị xã Quảng Ngãi được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh bằng quyết định số 112/2005/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.

Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết định số 123/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 24 tháng 9 năm 2015, thành phố Quảng Ngãi được công nhận là đô thị loại II[2].

Địa lý

Thành phố Quảng Ngãi nằm ở trung lộ Việt Nam; cách Thủ đô Hà Nội 898 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 819 km. Cách các thành phố khác: Đà Nẵng 132 km, Quy Nhơn 176 km, Kon Tum 198 km.

Địa giới hành chính:

Sông Trà Khúc đi qua giữa lòng thành phố, chia thành phố thành bờ Bắc và bờ Nam.

Khí hậu

Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới gió mùa (Köppen Am). Nhiệt độ rất ấm áp quanh năm, mặc dù chúng giảm đáng kể từ tháng 10 đến tháng 3. Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến giữa tháng 1 với nguy cơ lớn là bão và mùa khô kéo dài từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 7

Dữ liệu khí hậu của Quảng Ngãi
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 33.6 35.3 37.6 39.4 39.5 41.4 40.3 40.3 39.0 34.6 33.7 32.1 41,4
Trung bình cao °C (°F) 25.7 27.1 29.5 31.9 33.6 34.2 34.4 34.2 32.0 29.6 27.4 25.3 30,4
Trung bình ngày, °C (°F) 21.6 22.4 24.3 26.6 28.3 28.9 28.9 28.6 27.2 25.7 24.0 22.2 25,7
Trung bình thấp, °C (°F) 19.2 19.7 21.1 23.1 24.7 25.2 24.9 24.9 24.1 23.2 21.8 19.9 22,6
Thấp kỉ lục, °C (°F) 12.4 14.1 13.4 17.3 19.6 20.0 21.1 20.0 20.6 17.0 15.5 12.9 12,4
Giáng thủy mm (inch) 123
(4.84)
41
(1.61)
38
(1.5)
49
(1.93)
99
(3.9)
110
(4.33)
92
(3.62)
126
(4.96)
303
(11.93)
639
(25.16)
563
(22.17)
284
(11.18)
2.466
(97,09)
Độ ẩm 87.5 86.6 85.2 83.3 81.1 79.7 79.1 80.3 84.7 87.6 88.4 88.5 84,3
Số ngày giáng thủy TB 14.8 8.4 5.5 5.8 9.7 8.9 9.9 12.2 16.4 20.7 22.2 21.5 156,2
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 125 154 209 231 259 237 251 232 193 157 111 90 2.248
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[3]

Hành chính

Thành phố Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 160,1534 km², chia thành 23 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 14 xã.

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ (người/km²) Năm
Nội thành 33,89 123.158 3.633 2015
1 Phường Nguyễn Nghiêm 0,51 11.391 22.335 1999
2 Phường Trần Hưng Đạo 0,48 8.401 17.502 1999
3 Phường Chánh Lộ 2,51 11.108 4.426 1999
4 Phường Trần Phú 2,24 8.510 3.799 1999
5 Phường Nghĩa Lộ 4,14 11.880 2.870 1999
6 Phường Nghĩa Chánh 4,04 11.385 2.818 2001
7 Phường Quảng Phú 7,27 16.220 2.231 2001
8 Phường Lê Hồng Phong 3,44 7.004 2.036 1999
9 Phường Trương Quang Trọng 9,26 12.175 1.339 2013
Ngoại thành 126,26 140.282 1.111 2015
10 Xã Nghĩa Dũng * 6,12 8.874 1.450 1999
11 Xã Nghĩa Dõng * 6,17 7.832 1.269 1999
12 Xã Nghĩa Hà 14,67 17.340 1.182 2005
13 Xã Nghĩa Phú * 4,38 7.654 1.748 2005
14 Xã Nghĩa An 3,16 16.002 5.064 1999
15 Xã Tịnh Ấn Tây * 7,03 7.045 1.002 1999
16 Xã Tịnh Ấn Đông 10,12 5.406 534 1999
17 Xã Tịnh Long 7,45 9.056 1.216 1999
18 Xã Tịnh An 8,87 8.592 969 1999
19 Xã Tịnh Châu 6,31 6.820 1.081 1999
20 Xã Tịnh Khê * 15,62 13.337 854 1999
21 Xã Tịnh Thiện 11,92 8.201 688 1999
22 Xã Tịnh Hòa 17,72 12.383 699 1999
23 Xã Tịnh Kỳ 3,41 8.363 2.452 1999
Toàn thành phố 160,15 263.440 1.645 2015

Các xã (*) đang được đầu tư, nâng cấp để trở thành phường vào năm 2020.

Lịch sử

  • Năm 1807 nhà Nguyễn xây dựng trấn Quảng Ngãi trên diện tích khoảng 26 ha tại xã Chánh Mông, thuộc huyện Chương Nghĩa. Đến năm 1896, đường xuyên Việt chạy ngang qua xã, nên đổi tên là xã Chánh Lộ. Người Pháp đặt tên là Chánh Lộ phố, được gọi là vùng trung tâm trấn. Chánh Lộ phố có hai phường: Bắc Lộ phường và Nam Lộ phường. Đến năm 1929 mở rộng lên ngã ba Thu Lộ, thành lập thêm Thu Lộ phường.
  • Cách mạng Tháng Tám 1945, trên cơ sở ba phường của Chánh Lộ phố, chính quyền cách mạng tỉnh quyết định thành lập thị xã Quảng Nghĩa. Đến ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, các cơ quan tỉnh và đồng bào nội thị chuyển ra nông thôn, thị xã Quảng Nghĩa sáp nhập với làng Ngọc Án, gọi là xã Nghĩa Lộ, trực thuộc huyện Tư Nghĩa.
  • Thời Việt Nam Cộng hòa, chính quyền Sài Gòn tách Bắc Lộ phường thành hai, đặt ra bốn ấp: Bắc Môn, Bắc Lộ, Nam Lộ, Thu Lộ, lập nên xã Cẩm Thành. Để tiện cho việc chỉ đạo cuộc kháng chiến, tháng 6 năm 1965, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi quyết định tái lập đơn vị thị xã Quảng Nghĩa trực thuộc tỉnh, gồm 4 ấp nói trên và các thôn của hai xã Nghĩa Lộ, Nghĩa Dõng, cùng một số thôn của các xã Nghĩa Điền, Tịnh Ấn.
  • Ngày 24 tháng 3 năm 1975, thị xã Quảng Nghĩa được hoàn toàn giải phóng.
  • Sau năm 1975, hai tỉnh Bình ĐịnhQuảng Ngãi hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình, thị xã Quảng Nghĩa gồm 4 phường: Lê Hồng Phong, Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 13 xã: Nghĩa An, Nghĩa Điền, Nghĩa Dõng, Nghĩa Hà, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Hòa, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lộ, Nghĩa Phương, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thương, Nghĩa Trung. Thị xã Quảng Nghĩa thuộc tỉnh Nghĩa Bình, tỉnh lỵ đóng tại Quy Nhơn. Do bị mất vai trò là tỉnh lỵ trong thời gian dài (1975-1989), thị xã mất đi nhiều cơ hội phát triển nên dần thua kém các đô thị khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
  • Ngày 24 tháng 3 năm 1979, chia xã Nghĩa Lộ thành 2 xã: Nghĩa Phú và Nghĩa Chánh.[4]
  • Ngày 23 tháng 4 năm 1979, đổi tên xã Nghĩa Phú thành xã Nghĩa Lộ.[5]
  • Ngày 24 tháng 8 năm 1981, tách 11 xã: Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Trung, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phương, Nghĩa Hòa, Nghĩa An, Nghĩa Hà, Nghĩa Thương, Nghĩa Điền để tái lập huyện Tư Nghĩa; đổi tên thị xã Quảng Nghĩa thành thị xã Quảng Ngãi; thành lập xã Quảng Phú trên cơ sở tách 2 thôn 2 và 3 của xã Nghĩa Điền thuộc huyện Tư Nghĩa đưa sang; chia xã Nghĩa Dõng thành 2 xã: Nghĩa Dõng và Nghĩa Dũng[6]. Kể từ đó, thị xã Quảng Ngãi có 4 phường: Lê Hồng Phong, Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 5 xã: Nghĩa Chánh, Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Nghĩa Lộ, Quảng Phú.
  • Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tái lập tỉnh Quảng Ngãi từ tỉnh Nghĩa Bình, thị xã Quảng Ngãi thực sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ngãi[7].
  • Ngày 22 tháng 2 năm 1991, chia xã Nghĩa Lộ thành xã Nghĩa Lộ và phường Chánh Lộ.
  • Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chuyển xã Nghĩa Lộ thành phường Nghĩa Lộ.
  • Ngày 17 tháng 12 năm 2001, chuyển xã Nghĩa Chánh và Quảng Phú thành 2 phường có tên tương ứng[8].
  • Đến ngày 23 tháng 12 năm 2002, thị xã Quảng Ngãi được Chính phủ công nhận xếp vào hạng đô thị loại 3 với 8 phường: Chánh Lộ, Lê Hồng Phong, Nghĩa Chánh, Nghĩa Lộ, Nguyễn Nghiêm, Quảng Phú, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 2 xã: Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, gần 12 vạn dân. Hạ tầng cơ sở được xây dựng ngày càng khang trang.
  • Ngày 26 tháng 8 năm 2005, thị xã Quảng Ngãi được nâng cấp lên thành phố Quảng Ngãi theo Nghị định 112/2005/NĐ-CP của Chính phủ.[9] Thành phố Quảng Ngãi có 3.712 ha diện tích tự nhiên và 133.843 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Lê Hồng Phong, Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Nghĩa Chánh, Chánh Lộ, Nghĩa Lộ, Trần Phú, Quảng Phú và các xã: Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng.
  • Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết định số 123/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Sơn Tịnh (huyện Sơn Tịnh) và 9 xã: Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ thuộc huyện Sơn Tịnh và 3 xã: Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa An thuộc huyện Tư Nghĩa về thành phố Quảng Ngãi quản lý; chuyển thị trấn Sơn Tịnh thành phường Trương Quang Trọng.[10]
  • Ngày 24 tháng 9 năm 2015, thành phố Quảng Ngãi được công nhận là đô thị loại II[2].
  • Tên đường của Quảng Ngãi trước năm 1975
  • Đường Võ Tánh nay là đường Nguyễn Nghiêm
  • Đường Phan Bội Châu nay là đường Hùng Vương & Nguyễn Chánh
  • Nguyễn Thái Học nay là Nguyễn Bá Loan
  • Trần Thúc Nhẫn nay là Trương Quang Trọng
  • Phan Thanh Giản nay là Lê Khiết
  • Hòa Bình nay là Nguyễn Thụy
  • Trần Cao Vân nay là Nguyễn Tự Tân và Lê Ngung
  • Lê Lợi nay là Phạm Xuân Hòa

Kinh tế

Công nghiệp

Khu công nghiệp Quảng Phú (nơi ra đời các sản phẩm như bia Dung Quất, nước khoáng Thạch Bích, sữa đậu nành Fami Vinasoy, bánh kẹo Quảng Ngãi Biscafun

Nông lâm ngư nghiệp

Dân cư sống ở các xã phía đông thành phố vẫn sống chủ yếu vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Thành phố có đến 3 xã giáp biển (Tịnh Kỳ, Tịnh Khê, Nghĩa An), đây là nơi tập trung đội tàu đánh bắt của thành phố

Dịch vụ

Việc kinh doanh, buôn bán và các dịch vụ khác tập trung ở khu vực nội thành. Sầm uất nhất là khu vực phía Đông nội thành gồm các phường Lê Hồng Phong, Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Chánh Lộ, Nghĩa Chánh.

Kinh tế 2015

Năm 2015, kinh tế của TP. Quảng Ngãi tiếp tục có bước phát triển khá, tổng giá trị sản xuất ước đạt 44.560 tỷ đồng, tăng 13,16% so với năm 2014; tổng giá trị gia tăng 13.197 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,79%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Dịch vụ 48,32%; công nghiệp - xây dựng 38,12% và nông lâm ngư nghiệp 13,56%.Trong năm, có 927 hộ thoát nghèo; giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động...

Mục tiêu kinh tế

Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố đề ra mục tiêu trong 5 năm đến là xây dựng và phát triển thành phố trở thành đô thị “năng động và thân thiện”, với tỷ lệ đô thị hóa đạt 60%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm đạt 30.000 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch: Dịch vụ 53,29%; công nghiệp - xây dựng 36,6% và nông nghiệp 10,11%. Đồng thời, sẽ tạo việc làm mới và tăng thêm việc làm hằng năm 7.000 - 8.000 lao động; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.000 USD/người/năm...

Cơ sở hạ tầng

Giao thông

Đường bộ

  • Quốc lộ 1A chạy qua thành phố Quảng Ngãi gọi là Đường tránh Đông (đường Bà Triệu - Đinh Tiên Hoàng - Lý Thường Kiệt)
  • Đường Mỹ Trà - Mỹ Khê (đường Hoàng Sa)
  • Đường bờ nam sông Trà (đường Trường Sa)
  • Bến xe mới Quảng Ngãi (02 -Trần Khánh Dư, phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi). Bến xe Chín Nghĩa (đường Trần Thủ Độ).
  • Cầu Trà Khúc 1, cầu Trà Khúc 2, cầu đường sắt Trường Xuân
  • Biển số xe: 76B1 - XXX.XX, 76B2 - XXX.XX 76U1 - XXX.XX,

Đường sắt

Ga Quảng Ngãi là một trong những ga chính trên trục Bắc - Nam của đường sắt thống nhất nằm ở phía Tây trung tâm thành phố trên đường Trần Quốc Toản, phường Trần Phú.

Đường thủy

Cảng Sa Kỳ (xã Tịnh Kỳ) nằm cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 12 km về phía Đông Bắc. Đây là tuyến đường thủy nội địa nối với Lý Sơn.

Đường hàng không

Sân bay Chu Lai (tỉnh Quảng Nam, được sử dụng chung với thành phố Quảng Ngãi) cách thành phố Quảng Ngãi 35 km về phía Bắc. Trong thành phố có sân bay cũ đã ngừng hoạt động (thuộc đường Hoàng Hoa Thám, phường Quảng Phú)

Các dự án đang thực hiện

  • Tuyến đường Dung Quất - Sa Huỳnh và Cầu Cửa Đại bắt qua sông Trà Khúc phía đông thành phố
  • Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi ở phía Tây thành phố và cầu bắt qua sông Trà Khúc thuộc dự án này
  • Cầu Thạch Bích nối phường Trần Phú với bờ Bắc dự kiến sẽ khánh thành năm 2019
  • Cầu Cửa Đại nối xã Nghĩa Phú với xã Tịnh Khê bắt qua sông Trà Khúc khởi công năm 2017 dự kiến sẽ khánh thành năm 2020

Thủy lợi, cấp nước

  • Thủy lợi Thạch Nham cung cấp nước tưới tiêu cho thành phố
  • Nhà máy nước Quảng Phú cung cấp nước cho thành phố công suất 20.000 m³/ngày đêm.

Bưu chính viễn thông

  • Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi (Số 70 Quang Trung, Phường Lê Hồng Phong)
  • Giao dịch cấp 1 (Số 80 Phan Đình Phùng).

Bệnh viện

  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi (đường Lê Hữu Trác);
  • Bệnh viện Đa khoa thành phố Quảng Ngãi (đường Nguyễn Du);
  • Bệnh viện Y học Cổ Truyền (đường Hùng Vương);
  • Bệnh viện Sản - Nhi (đường Hùng Vương);
  • Bệnh viện Nhân Tâm (đường Đinh Tiên Hoàng);
  • Bệnh viện Phúc Hưng (đường Cao Bá Quát);
  • Bệnh viện Mắt (đường Nguyễn Tự Tân).

Khách sạn

  • Central Hotel - đường Lê Lợi và đường Quang Trung
  • Thiên Ấn Riverside - số 01 đường An Dương Vương
  • La DoHa Palais - đường Trường Chinh
  • Mỹ Trà Hotel - ngoài cầu Trà Khúc I
  • Khách sạn Cẩm Thành - số 118 đường Lê Trung Đình
  • Petro Sông Trà Hotel - số 02 đường Quang Trung
  • Hùng Vương hotel - đường Hùng Vường
  • Hơn 50 khách sạn khác đạt chuẩn khác.

Chợ, siêu thị

  • Siêu thị Thành Nghĩa, Quảng Ngãi (số 70, Đại lộ Hùng Vương);
  • Siêu thị Co.Opmart (đường Lê Khiết);
  • Siêu thi Điện máy Hòa Bình (376 Quang Trung)
  • Siêu thị Nội Thất Thanh Thủy (596-598-608-610-533 Quang Trung);
  • Trung tâm Mua Sắm Điện Máy Việt Cường (415 - 419 - 421 Quang Trung và 210 - 212 Phan Bội Châu),
  • Trung tâm điện máy Minh Quang (436 Quang Trung)
  • Siêu thị Nội thất Dafuco (39 Cách mạng tháng Tám),
  • Trung tâm Thương mại Chợ Quảng Ngãi (đường Nguyễn Nghiêm): ngôi chợ này bị cháy ngày 09 tháng 02 năm 2012 và đã được xây mới vào năm 2016
  • Đại lý Honda Sông Trà (270 Hai Bà Trưng, 55 Quang Trung và Tổ dân phố Trường Thọ Đông phường Trương Quang Trọng)
  • Đại lý Yamaha Sáng Thu (368 Quang Trung)
  • Chợ đầu mối nông sản thành phố Quảng Ngãi (đường Nguyễn Hữu Cảnh).
  • Vincom shophouse Quảng Ngãi (đường Lê Thánh Tôn).

Báo

Báo điện tử Quảng Ngãi (02 Cao Bá Quát)

Truyền hình

Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi (PTQ) - 165 Hùng Vương.

Du lịch

Công viên Ba Tơ

Nằm ở giữa hai đầu cầu Trà Khúc 1 và Trà Khúc 2, được giới hạn bởi 2 tuyến đường Bà Triệu và Tôn Đức Thắng. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động du xuân, thưởng hoa mỗi khi tết đến xuân về.

Bảo tàng tổng hợp tỉnh

Địa chỉ: 99 Lê Trung Đình.

Đây là nơi trưng bày các di vật tìm thấy của văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, văn hóa các dân tộc tỉnh.

Quảng trường tỉnh

Nằm ở đường Thành Cổ Núi Bút hay đường Phạm Văn Đồng. Đây là quảng trường lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi. Nới đây là nơi người dân thường tập thể dục thể thao, và tổ chức các hoạt động, sự kiện lớn của tỉnh.

Thành cổ Châu Sa

Thành cổ Châu Sa nằm ở xã Tịnh Châu. Đây là một trong các di tích của người Chăm.

Thắng cảnh Thiên Ấn

Thiên Ấn niêm hà được mệnh danh là đệ nhất thắng cảnh tỉnh Quảng Ngãi. Nhìn từ xa, núi Thiên Ấn như một chiếc ấn trời niêm xuống dòng sông Trà Khúc. Trên núi Thiên Ấn có chùa Thiên Ấn và di tích mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Khu chứng tích Sơn Mỹ

Khu chứng tích Sơn Mỹ (Khu chứng tích Mỹ Lai) nằm ở xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi. Đây là nơi ghi lại tội ác của Đế quốc Mỹ thảm sát 504 người ngày 16/03/1968.

Núi Thiên Bút

Núi Thiên Bút nằm ở phường Nghĩa Chánh. Núi Bút đang được triển khai xây dựng thành công viên thứ hai của Thành phố.

Bến Tam Thương, núi Phú Thọ

Là danh thắng nằm ở cửa Đại

Biển Mỹ Khê

Nằm ở xã Tịnh Khê, nơi đây được xem là bãi biển đẹp hàng đầu Quảng Ngãi, cùng với biển Khe hai và biển Sa Huỳnh.

Định hướng phát triển đô thị

Phạm vi nghiên cứu lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Quảng Ngãi được xác định: Phía Bắc giáp ranh giới quy hoạch mở rộng của Khu kinh tế Dung Quất. Phía Nam giáp các xã Nghĩa Điền, Nghĩa Hòa và thị trấn La Hà - huyện Tư Nghĩa. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Tây giáp tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực nghiên cứu lập quy hoạch là 14.199,54ha.

TP Quảng Ngãi được xác định là thành phố đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ngãi. Là một trong những trung tâm kinh tế khu vực miền Trung về công nghiệp chế biến, gia công, thương mại, dịch vụ, du lịch và đặc biệt là hậu phương quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực. Dự kiến đến năm 2030, thành phố sẽ đạt chuẩn đô thị loại I với dân số toàn thành phố là 357.100 người, trong đó dân số đô thị là 299.400 người. Năm 2015 dự kiến diện tích đất xây dựng đô thị sẽ đạt khoảng 4.238ha, trong đó đất dân dụng khoảng 1.831ha. Thực hiện Nghị quyết 02 của Thành ủy phấn đấu đưa 5 thành 5 phường : Nghĩa Dũng , Nghĩa Dõng , Nghĩa Phú, Tịnh Ấn Tây , Tịnh Khê vào năm 2020 . Thành phố đang được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt chuẩn đô thị loại I vào năm 2030. Đến năm 2030 dự kiến diện tích đất xây dựng sẽ đạt khoảng 5.160ha, trong đó đất dân dụng khoảng 2.365ha. 

Thành phố Quảng Ngãi sẽ được phân vùng theo 4 khu chức năng cơ bản bao gồm: vùng đô thị trung tâm, vùng mặt tiền bờ sông, vùng công viên sinh thái, vùng bờ biển. 

Thứ nhất - Vùng đô thị trung tâm: diện tích tự nhiên khoảng 4.096ha, dân cư dự kiến khoảng 202.100 người. Tại đây bố trí các trung tâm chính trị và hành chính của tỉnh và thành phố, các trung tâm dịch vụ thương mại, y tế, các công trình đầu mối giao thông khu vực. Đây là khu vực đô thị hiện hữu sẽ không có các thay đổi lớn, trừ việc mở rộng lộ giới một số tuyến đường để xây dựng tuyến đường sắt nhẹ. Hoàn thiện nâng cấp các trung tâm hành chính, thương mại dịch vụ, công viên cây xanh, các khu ở đô thị phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đô thị mới. Tại khu vực này dự kiến sẽ xây dựng tổ hợp nhà ga đường sắt cao tốc Bắc Nam. 

Thứ hai - Vùng mặt tiền bờ sông: diện tích tự nhiên khoảng 4.836ha, dân số dự kiến khoảng 75.533 người. Đây là khu vực phát triển mới của thành phố theo quan điểm khai thác giá trị cảnh quan sông nước. Tại khu vực này sẽ xây dựng đập dâng giữ nước sông Trà Khúc cùng hệ thống đê kè linh hoạt theo địa hình. Cải tạo sông Trà Khúc và hệ thống các đảo ven sông tạo thành không gian mở, xanh sinh thái phục vụ các khu du lịch và thương mại ven sông, đô thị hóa các điểm dân cư dọc hai bờ sông. Bảo tồn phát triển các vùng dân cư nông thôn, nông nghiệp theo hướng sinh thái, chất lượng cao. 

Thứ ba - Vùng công viên sinh thái: diện tích tự nhiên khoảng 3.114ha dân số hiện dự kiến khoảng 46.575 người. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa khu vực xây dựng tập trung tới khu vực ven biển. Dự kiến xây dựng đập dâng giữ nước thứ hai cùng hệ thống đê kè để khai thác không gian mở ven sông Trà Khúc phục vụ phát triển du lịch và đô thị ven sông. Bảo tồn phát triển các vùng dân cư nông thôn, nông nghiệp theo hướng sinh thái, chất lượng cao. 

Thứ tư - Vùng bờ biển: diện tích tự nhiên khoảng 2.153ha, dân số dự kiến khoảng 32.892 người. Dự kiến xây dựng thành một khu đô thị với những dịch vụ nghỉ dưỡng ven biển chất lượng cao.

Về định hướng quy hoạch giao thông: 

Sân bay Chu Lai là sân bay quốc tế cấp hạng 4F theo quy hoạch hàng không sẽ đóng vai trò sân bay đối ngoại quốc tế chính cho thành phố Quảng Ngãi. Dự kiến bố trí một sân bay trực thăng trong thành phố Quảng Ngãi tại khu vực nền sân bay cũ trong thành phố. 

Đường sắt cao tốc chạy ven phía Tây thành phố, song song với trục đường bộ cao tốc. Dự kiến sẽ có một ga hành khách bố trí tại cửa ngõ vào thành phố. Đường sắt nhẹ kết nối thành phố với Khu kinh tế Dung Quất và sân bay Chu Lai. Đường sắt Bắc Nam sẽ giữ nguyên tuyến hiện nay, nâng cấp ga hiện có, hoàn chỉnh hệ thống giao thông đô thị kết nối với ga. Xây dựng mới một ga hàng hóa tại phía Bắc thành phố với quy mô khoảng 15ha, đất kho tàng khoảng 20ha. 

Trục đường bộ cao tốc có hai điểm đấu nối với hệ thống giao thông đô thị tại phía Bắc và phía Nam, trung tâm thành phố. Quốc lộ 1A được quản lý triệt để giảm các điểm giao cắt, bố trí hệ thống đường gom theo quy định. 

Đối với những khu vực nội thị hiện hữu: Bổ sung hệ thống bãi đỗ xe, công trình quảng trường và đầu mối kết nối với hệ thống giao thông đối ngoại. Những khu vực mới xây dựng dọc sông Trà Khúc sẽ xây dựng hệ thống giao thông theo tiêu chuẩn đô thị loại II, tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ cảnh quan dọc hai bờ sông. 

Tại các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Xây dựng mạng lưới đường ngoài mục tiêu phục vụ phương tiện giao thông công cộng, đáp ứng các yêu cầu về khai thác cảnh quan, thân thiện với môi trường. 

Về định hướng cấp nước: 

Nguồn cấp nước cho thành phố là nguồn nước mặt từ sông Trà Khúc và nước ngầm khai thác tại khu vực hạ lưu sông. Dự kiến đến 2030 sẽ nâng công suất các trạm cấp nước từ nguồn nước ngầm lên 25.000m3/ngđ, xây dựng và nâng công suất nhà máy nước Quảng Phú lên 60.000m3/ngđ, xây dựng nhà máy nước Tịnh An có công suất 25.000m3/ngđ. Hệ thống đường ống phân phối cấp nước sạch được chia làm 3 cấp phân bố đều tại các khu chức năng với đường kính tối đa là 200mm, tối thiểu là 100mm. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ nguồn nước và công trình đầu mối cấp nước. 

Về định hướng cấp điện: 

Nguồn điện cho thành phố Quảng Ngãi được cấp từ trạm điện 110kV Quảng Ngãi công suất 50MVA, dài hạn sẽ nâng lên 2x40MVA, xây dựng mới hai trạm điện Quảng Phú (công suất 2x40MVA) và Sơn Tịnh (công suất 2x25MVA). Lưới điện: sử dụng lưới điện phân phối trung áp (22kV) để cấp điện cho các khu chức năng trong thành phố. Hạn chế sử dụng đường dây trên không để đảm bảo mỹ quan đô thị. Lưới điện hạ áp thiết kế dạng mạch vòng có liên kết dự phòng. Lưới điện chiếu sáng đảm bảo chiếu sáng cho các tuyến đường có chiều rộng từ 3m trở lên. 

Các giải pháp về bảo vệ môi trường: 

Trong giai đoạn đến 2015 phải có giải pháp xử lý ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ còn tồn tại trong các khu dân cư và trong dài hạn phải thực hiện di dời về các khu công nghiệp tập trung. Ưu tiên tăng cường mật độ cây xanh trong các khu chức năng đô thị. Tổ chức các không gian cây xanh mặt nước tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sống. Có giải pháp phân loại bố trí các xí nghiệp sản xuất theo các ngành nghề với mức độ ô nhiễm khác nhau để có giải pháp kiểm soát môi trường thích hợp.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Thiên Mỹ Lộc, khu đô thị An Phú Sinh, khu đô thị Phan Đình Phùng - Nam Lê Lợi, khu đô thị Phú Mỹ, khu đô thị Tịnh Ấn...

Cơ sở giáo dục

Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm giáo dục- đào tạo của tỉnh Quảng Ngãi. Trên địa bàn thành phố tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và phân hiệu các đại học lớn của Việt Nam.

Đại học - Cao đẳng

Trung cấp

  • Trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Ngãi

Trung học phổ thông

Thành phố kết nghĩa

Hình ảnh

Đọc thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=1&mode=detail&document_id=171272
  2. ^ a b “Quyết định số 1654/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận thành phố Quảng Ngãi là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi”.
  3. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2018.
  4. ^ Quyết định 127-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Nghĩa Bình
  5. ^ thuvienphapluat.vn. “Quyết định 175-CP đổi tên xã Nghĩa Phú thị xã Quảng Nghĩa, Nghĩa Bình, thành xã Nghĩa Lộ - bản lưu trữ”. thuvienphapluat.vn.
  6. ^ thuvienphapluat.vn. “Quyết định 41-HĐBT thành lập huyện thuộc tỉnh Nghĩa Bình - bản lưu trữ”. thuvienphapluat.vn.
  7. ^ thuvienphapluat.vn. “Nghị quyết phân vạch đại giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên - bản lưu trữ”. thuvienphapluat.vn.
  8. ^ thuvienphapluat.vn. “Nghị định 97/2001/NĐ-CP thành lập phường Nghĩa Chánh và phường Quảng Phú thuộc thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi - bản lưu trữ”. thuvienphapluat.vn.
  9. ^ thuvienphapluat.vn. “Nghị định 112/2005/NĐ-CP thành lập Thành phố Quảng ngãi thuộc tỉnh Quảng ngãi - bản lưu trữ”. thuvienphapluat.vn.
  10. ^ thuvienphapluat.vn. “Nghị quyết 123/NQ-CP năm 2013 điều chỉnh địa giới hành chính Sơn Tịnh Tư Nghĩa Quảng Ngãi - bản lưu trữ”. thuvienphapluat.vn.
  11. ^ VCCorp.vn. “Quảng Ngãi: Giải thể trường tư thục Nguyễn Bỉnh Khiêm vì không tuyển được học sinh”.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Danh sách phường, xã thuộc thành phố Quảng Ngãi Bản mẫu:TPVN