Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp định thương mại tự do”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 29: Dòng 29:
== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==
* [http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1233 Hiệp định thương mại tự do dưới góc độ của Hàn Quốc]
* [http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1233 Hiệp định thương mại tự do dưới góc độ của Hàn Quốc]
{{Hiệp định Thương mại Tự do}}

{{sơ khai kinh tế học}}
{{sơ khai kinh tế học}}



Phiên bản lúc 12:08, ngày 4 tháng 7 năm 2019

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới có hơn 200 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.[1] Các Hiệp định thương mại tự do có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt được giữa một khối thương mại và một quốc gia như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Chi Lê, hoặc Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc [1]

Sự phát triển của các Hiệp định thương mại tự do

Số lượng các Hiệp định thương mại tự do đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Từ năm 1948 đến 1994, Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), tiền thân của WTO, đã nhận được 124 thư thông báo. Kể từ năm 1995 trên 300 hiệp định thương mại đã được ban hành.[2]

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết giữa các quốc gia châu Á đã tăng từ 3 hiệp định năm 2000 lên 56 hiệp định vào cuối tháng 8 năm 2009. Mười chín trong tổng số 56 hiệp định thương mại tự do đó được ký giữa 16 nền kinh tế châu Á, một xu hướng có thể giúp cho khu vực này trở thành khối mậu dịch hùng mạnh.[3]

Các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam

Tính đến nay, Việt Nam ký kết FTA song phương là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (Vietnam - Japan economic Partnership Agreement VJEPA) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Chile.[4] Đến cuối năm 2013, Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 6 hiệp định FTAs là Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), AJFTA, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA),khu vực thương mại tự do giữa các nước ASEAN, Australia và New Zealand (AANZFTA). Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán TPP, RCEP, FTA với EU, với Liên minh Thuế quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), các nước EFTA và Hàn Quốc[5][6]

Liên hiệp châu Âu (EU) và Việt Nam đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) sau cuộc gặp giữa Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội vào ngày 2 tháng 3 năm 2010.[7]

Ngày 02/12/2015, tại Brussel, Bỉ, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu - EU Cecilia Malmstrom đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Dự kiến EVFTA sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2018.

Tháng 10/2018 Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, đã đến thăm Châu Âu và gặp gỡ, trao đổi, thúc đẩy EVFTA. Ủy ban Châu Âu đã đồng thuận EVFTA cùng với sự chứng minh của chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, đồng ý trình EVFTA lên Hội đồng Châu Âu và chờ đợi Nghị viện Châu Âu thông qua, dự kiến vào đầu năm 2019.

Tham khảo

  1. ^ a b “Regional trade agreements”. World Trade Organization. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009.
  2. ^ “Facts and figures”. World Trade Organization. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009.
  3. ^ Châu Á: Nở rộ hiệp định thương mại tự do
  4. ^ “Đón cơ hội FTA Việt Nam - Chile”. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2014.
  5. ^ Các hiệp định thương mại tự do (FTAs)
  6. ^ “Việt Nam chưa tận dụng hết cam kết FTA”. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2014.
  7. ^ VN-EU khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do

Xem thêm

Liên kết ngoài