Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng quý phi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 17: Dòng 17:
Hoàng quý phi của Minh triều không có ghi chép cụ thể về vai trò, cũng như ghi nhận không phải chỉ duy nhất một Hoàng quý phi cùng tồn tại, như [[Đoan Hòa Cung Thuận Ôn Hi Hoàng quý phi|Hoàng quý phi]] Vương thị và [[Trang Thuận An Vinh Trinh Tĩnh Hoàng quý phi|Hoàng quý phi]] Thẩm thị đồng thời được tấn phong của [[Minh Thế Tông]] Chu Hậu Thông<ref>《明世宗实录》嘉靖十九年正月:“进封皇贵妃王氏,沈氏。”</ref>. Thời Thuận Trị, [[Thanh Thế Tổ]] tiếp tục lấy quy chế này của nhà Minh, sách lập sủng phi [[Đổng Ngạc phi|Đổng Ngạc thị]] làm Hoàng quý phi, là Hoàng quý phi đầu tiên của triều Thanh, từ đó thành điển lệ, được [[Thanh Thánh Tổ]] sử dụng để thiết lập hệ thống hậu cung nhà Thanh hoàn chỉnh về sau. Hoàng quý phi ở hàng thứ nhất, sau đó là 2 vị [[Quý phi]], 4 vị [[Phi (hậu cung)|Phi]], 6 vị [[Tần (hậu cung)|Tần]], dưới nữa là [[Quý nhân]], [[Thường tại]] và [[Đáp ứng]] là các tiểu thiếp không hạn định số người.
Hoàng quý phi của Minh triều không có ghi chép cụ thể về vai trò, cũng như ghi nhận không phải chỉ duy nhất một Hoàng quý phi cùng tồn tại, như [[Đoan Hòa Cung Thuận Ôn Hi Hoàng quý phi|Hoàng quý phi]] Vương thị và [[Trang Thuận An Vinh Trinh Tĩnh Hoàng quý phi|Hoàng quý phi]] Thẩm thị đồng thời được tấn phong của [[Minh Thế Tông]] Chu Hậu Thông<ref>《明世宗实录》嘉靖十九年正月:“进封皇贵妃王氏,沈氏。”</ref>. Thời Thuận Trị, [[Thanh Thế Tổ]] tiếp tục lấy quy chế này của nhà Minh, sách lập sủng phi [[Đổng Ngạc phi|Đổng Ngạc thị]] làm Hoàng quý phi, là Hoàng quý phi đầu tiên của triều Thanh, từ đó thành điển lệ, được [[Thanh Thánh Tổ]] sử dụng để thiết lập hệ thống hậu cung nhà Thanh hoàn chỉnh về sau. Hoàng quý phi ở hàng thứ nhất, sau đó là 2 vị [[Quý phi]], 4 vị [[Phi (hậu cung)|Phi]], 6 vị [[Tần (hậu cung)|Tần]], dưới nữa là [[Quý nhân]], [[Thường tại]] và [[Đáp ứng]] là các tiểu thiếp không hạn định số người.


Do chỉ ngay dưới danh hiệu Hoàng hậu, Hoàng quý phi trong văn hóa dân gian được gọi nôm na là ['''Thứ hậu''';后], thế nhưng thực tế mà nói thì Hoàng quý phi vẫn chỉ là tước vị dành cho một phi tần, không thể nói rằng Hoàng quý phi ngang bằng với Hoàng hậu. Theo quy định trong [[Quốc triều cung sử]], Hoàng quý phi đến Tần vị thứ cao, giúp Hoàng hậu [Tá nội trị; 佐内治]<ref>《国朝宫史, 卷八》: 皇后居中宫主内治皇贵妃一位贵妃二位妃四位嫔六位分居东西十二宫佐内治</ref>, có nghĩa là có thể đứng ra làm một số việc [''"phụ giúp"''] Hoàng hậu, nhưng không thể xem là [Chủ nội trị] được. Nói cách khác, Hoàng quý phi chỉ hơn các hậu cung từ tước Tần trở lên ở chỗ có đãi ngộ cao nhất. Còn những bậc Quý nhân trở xuống địa vị cực nhỏ, chỉ có thể [Cần tu nội chức; 勤修内职], tuân thủ nghiêm ngặt cung quy mà không có quyền tá lý nội trị như tước Tần trở lên<ref>《国朝宫史, 卷八》: 钦定册封贵人常在答应俱无定位随居十二宫勤修内职</ref>. Khoảng cách giữa các phi tần thời Thanh cũng chỉ khác về lễ nghi và cung phân, đây là bởi vì mọi phi tần (kể cả Hoàng quý phi) chỉ có thể xử phạt [[cung nữ]] và [[thái giám]] của riêng mình, còn lại chỉ có thể [''"Hạch tội"''] các phi tần, cung nữ hay thái giám ở nơi khác, phải do Hoàng hậu và Hoàng đế định đoạt.
Do chỉ ngay dưới danh hiệu Hoàng hậu, hơn nữa lại được Thuận Trị Đế tạo ra dùng để phong cho Đổng Ngạc phi, cái danh vị ''"Hoàng quý phi"'' trong văn hóa dân gian được gọi nôm na là '''Trung cung chi thứ''' (中宫之), '''Thủ tương nội trị''' (首襄内治) hay '''Phó hậu''' (副后). Thế nhưng thực tế mà nói thì Hoàng quý phi vẫn chỉ là tước vị dành cho một phi tần, không thể nói rằng Hoàng quý phi ngang bằng với Hoàng hậu. Theo quy định trong [[Quốc triều cung sử]], Hoàng quý phi đến Tần vị thứ cao, giúp Hoàng hậu [Tá nội trị; 佐内治]<ref>《国朝宫史, 卷八》: 皇后居中宫主内治皇贵妃一位贵妃二位妃四位嫔六位分居东西十二宫佐内治</ref>, có nghĩa là có thể đứng ra làm một số việc [''"phụ giúp"''] Hoàng hậu, nhưng không thể xem là [Chủ nội trị] được. Nói cách khác, Hoàng quý phi chỉ hơn các hậu cung từ tước Tần trở lên ở chỗ có đãi ngộ cao nhất. Còn những bậc Quý nhân trở xuống địa vị cực nhỏ, chỉ có thể [Cần tu nội chức; 勤修内职], tuân thủ nghiêm ngặt cung quy mà không có quyền tá lý nội trị như tước Tần trở lên<ref>《国朝宫史, 卷八》: 钦定册封贵人常在答应俱无定位随居十二宫勤修内职</ref>. Khoảng cách giữa các phi tần thời Thanh cũng chỉ khác về lễ nghi và cung phân, đây là bởi vì mọi phi tần (kể cả Hoàng quý phi) chỉ có thể xử phạt [[cung nữ]] và [[thái giám]] của riêng mình, còn lại chỉ có thể [''"Hạch tội"''] các phi tần, cung nữ hay thái giám ở nơi khác, phải do Hoàng hậu và Hoàng đế định đoạt.


Bên cạnh đó, hậu cung triều Thanh có quy định khá nghiêm ngặt về tác phong hậu phi, không thể không kể đến đoàn tháp tùng dùng các đồ vật mang tính chất lễ nghi trong các dịp quan trọng. Quý phi đến Hoàng quý phi là ['''Nghi trượng'''; 儀仗], hai bậc Tần cùng Phi có thể sử dụng một loại tùy tùng gọi là ['''Thải trượng'''; 采仗]. Riêng bậc Hoàng hậu cùng Hoàng thái hậu, hay Thái hoàng thái hậu thì đoàn tháp tùng được gọi là ['''Nghi giá'''; 儀駕]. Còn từ Quý nhân trở xuống đều không được phép sử dụng.
Bên cạnh đó, hậu cung triều Thanh có quy định khá nghiêm ngặt về tác phong hậu phi, không thể không kể đến đoàn tháp tùng dùng các đồ vật mang tính chất lễ nghi trong các dịp quan trọng. Quý phi đến Hoàng quý phi là ['''Nghi trượng'''; 儀仗], hai bậc Tần cùng Phi có thể sử dụng một loại tùy tùng gọi là ['''Thải trượng'''; 采仗]. Riêng bậc Hoàng hậu cùng Hoàng thái hậu, hay Thái hoàng thái hậu thì đoàn tháp tùng được gọi là ['''Nghi giá'''; 儀駕]. Còn từ Quý nhân trở xuống đều không được phép sử dụng.


Đến các đời [[Quang Tự]], [[Tuyên Thống]], do đã đến quá trình thoái trào của chế độ quân chủ, tước vị Hoàng quý phi đều trở thành vinh hàm, cùng một lúc có nhiều người, đặc biệt là 4 vị Hoàng quý phi thời Tuyên Thống: [[Đoan Khang Hoàng quý phi]], [[Kính Ý Hoàng quý phi]], [[Trang Hòa Hoàng quý phi]] và [[Vinh Huệ Hoàng quý phi]].
Tuy trên điển chế, một Hoàng đế chỉ một Hoàng quý phi, nhưng các triều sau vẫn thể tấn tôn Phi tần của triều trước lên, tạo ra tình trạng có thể cùng một lúc có nhiều người là Hoàng quý phi, đặc biệt biết đến là 4 vị Hoàng quý phi thời Tuyên Thống: [[Đoan Khang Hoàng quý phi]], [[Kính Ý Hoàng quý phi]], [[Trang Hòa Hoàng quý phi]] và [[Vinh Huệ Hoàng quý phi]].


=== Nhiếp lục cung sự ===
=== Nhiếp lục cung sự ===

Phiên bản lúc 15:59, ngày 6 tháng 9 năm 2019

Lệnh Ý Hoàng quý phi - sinh mẫu của Gia Khánh Đế.

Hoàng quý phi (chữ Hán: 皇貴妃; Bính âm: huángguìfēi) là một cấp bậc, danh phận của phi tần trong Hậu cung của Hoàng đế trong khối đồng văn Đông Á.

Từ thời nhà Minhnhà Thanh, tước vị Hoàng quý phi chỉ xếp sau Hoàng hậu và đứng đầu các phi tần trong Hậu cung, cùng một thời điểm chỉ có một người, là danh vị đặc biệt rất cao quý đối với phi tần trong Hậu cung nhà Thanh. Vì chỉ ngay sau Hoàng hậu, cộng thêm bề dày lịch sử nhạy cảm, tước vị Hoàng quý phi thường được gọi nôm na là Thứ hậu, tuy nhiên thực tế lại không như vậy.

Lịch sử

Trước thời nhà Minh, tước vị Quý phi là cao nhất dành cho các phi tần, năm đầu nhà Minh cũng theo như vậy. Khi Minh Tuyên Tông chuyên sủng Quý phi Tôn thị, đã cho phép Quý phi nhận Kim bảo lẫn Kim sách, trong khi theo quy chế chỉ có Hoàng hậu nhận Kim bảo, điều này được nhìn nhận là bước đệm lớn cho việc hình thành nên tước vị Hoàng quý phi của triều Minh về sau[1].

Năm Cảnh Thái thứ 7 (1457), tháng 8, Minh Đại Tông sách phong sủng phi Đường thị làm Hoàng quý phi, nhưng sau khi Minh Anh Tông đoạt lại ngôi, thân phận của Đường thị bị giáng truất và bị ép tuẫn táng, danh vị Hoàng quý phi của Đường thị theo đó cũng không được công nhận[2][3]. Thời Minh Hiến Tông, Vạn Quý phi đắc sủng trở thành Hoàng quý phi[4], là Hoàng quý phi đầu tiên được công nhận trong lịch sử. Từ đó, nhà Minh đều lấy Hoàng quý phi là phong hiệu cao quý nhất của các phi tần.

Sau này nhà Thanh nhập quan, tiếp tục noi theo chế độ của nhà Minh để lập ra tước vị cho hậu cung. Trong hậu cung nhà Thanh, tước vị Hoàng quý phi đứng đầu các phi tần, chỉ dưới Hoàng hậu, và chỉ 1 người được phong tại vị[5]. Sang nhà NguyễnViệt Nam cùng nhà Triều TiênHàn Quốc, do ảnh hưởng văn hóa đồng văn nên cũng thiết lập tước vị [Hoàng quý phi] trong Nội đình.

Địa vị

Vị phân cao nhất

Trong Hậu cung, Hoàng quý phi là phi tần địa vị tôn quý cao nhất, gần với Hoàng hậu nhất.

Hoàng quý phi của Minh triều không có ghi chép cụ thể về vai trò, cũng như ghi nhận không phải chỉ duy nhất một Hoàng quý phi cùng tồn tại, như Hoàng quý phi Vương thị và Hoàng quý phi Thẩm thị đồng thời được tấn phong của Minh Thế Tông Chu Hậu Thông[6]. Thời Thuận Trị, Thanh Thế Tổ tiếp tục lấy quy chế này của nhà Minh, sách lập sủng phi Đổng Ngạc thị làm Hoàng quý phi, là Hoàng quý phi đầu tiên của triều Thanh, từ đó thành điển lệ, được Thanh Thánh Tổ sử dụng để thiết lập hệ thống hậu cung nhà Thanh hoàn chỉnh về sau. Hoàng quý phi ở hàng thứ nhất, sau đó là 2 vị Quý phi, 4 vị Phi, 6 vị Tần, dưới nữa là Quý nhân, Thường tạiĐáp ứng là các tiểu thiếp không hạn định số người.

Do chỉ ngay dưới danh hiệu Hoàng hậu, hơn nữa lại được Thuận Trị Đế tạo ra dùng để phong cho Đổng Ngạc phi, cái danh vị "Hoàng quý phi" trong văn hóa dân gian được gọi nôm na là Trung cung chi thứ (中宫之次), Thủ tương nội trị (首襄内治) hay Phó hậu (副后). Thế nhưng thực tế mà nói thì Hoàng quý phi vẫn chỉ là tước vị dành cho một phi tần, không thể nói rằng Hoàng quý phi ngang bằng với Hoàng hậu. Theo quy định trong Quốc triều cung sử, Hoàng quý phi đến Tần vị thứ cao, giúp Hoàng hậu [Tá nội trị; 佐内治][7], có nghĩa là có thể đứng ra làm một số việc ["phụ giúp"] Hoàng hậu, nhưng không thể xem là [Chủ nội trị] được. Nói cách khác, Hoàng quý phi chỉ hơn các hậu cung từ tước Tần trở lên ở chỗ có đãi ngộ cao nhất. Còn những bậc Quý nhân trở xuống địa vị cực nhỏ, chỉ có thể [Cần tu nội chức; 勤修内职], tuân thủ nghiêm ngặt cung quy mà không có quyền tá lý nội trị như tước Tần trở lên[8]. Khoảng cách giữa các phi tần thời Thanh cũng chỉ khác về lễ nghi và cung phân, đây là bởi vì mọi phi tần (kể cả Hoàng quý phi) chỉ có thể xử phạt cung nữthái giám của riêng mình, còn lại chỉ có thể ["Hạch tội"] các phi tần, cung nữ hay thái giám ở nơi khác, phải do Hoàng hậu và Hoàng đế định đoạt.

Bên cạnh đó, hậu cung triều Thanh có quy định khá nghiêm ngặt về tác phong hậu phi, không thể không kể đến đoàn tháp tùng dùng các đồ vật mang tính chất lễ nghi trong các dịp quan trọng. Quý phi đến Hoàng quý phi là [Nghi trượng; 儀仗], hai bậc Tần cùng Phi có thể sử dụng một loại tùy tùng gọi là [Thải trượng; 采仗]. Riêng bậc Hoàng hậu cùng Hoàng thái hậu, hay Thái hoàng thái hậu thì đoàn tháp tùng được gọi là [Nghi giá; 儀駕]. Còn từ Quý nhân trở xuống đều không được phép sử dụng.

Tuy trên điển chế, một Hoàng đế chỉ có một Hoàng quý phi, nhưng các triều sau vẫn có thể tấn tôn Phi tần của triều trước lên, tạo ra tình trạng có thể cùng một lúc có nhiều người là Hoàng quý phi, đặc biệt biết đến là 4 vị Hoàng quý phi thời Tuyên Thống: Đoan Khang Hoàng quý phi, Kính Ý Hoàng quý phi, Trang Hòa Hoàng quý phiVinh Huệ Hoàng quý phi.

Nhiếp lục cung sự

Chỉ là phi tần, Hoàng quý phi không có quyền hành gì trong cung đình triều Thanh ngoài lễ ngộ cao nhất. Thời Thuận Trị, Thanh Thế Tổ lần đầu sách phong Hoàng quý phi, đã vì Đổng Ngạc thị mà chiếu cáo kèm đại xá thiên hạ vốn là đại lễ lập Hậu của nhà Thanh. Bên cạnh đó Thế Tổ còn dùng cụm từ [Sách lập; 册立] vốn chỉ dành cho Hoàng hậu để tiến hành tấn phong cho Đổng Ngạc phi. Đó là lần đầu tiên triều Thanh có Hoàng quý phi, và cũng là lần đầu tiên vị trí Hoàng quý phi phá rào cản, có thể ngang với Hoàng hậu.

Sang thời Càn Long, Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu băng thệ, Thanh Cao Tông phong Nhàn Quý phi Na Lạp thị làm Hoàng quý phi. Khi định chọn lễ tấn lập cùng nghi thức, Cao Tông tiếp tục noi theo việc làm của thời Thế Tổ, khiến cho danh vị Hoàng quý phi được xem ngang hàng với Hoàng hậu khi Hoàng đế dùng chữ [Sách lập] và tuyên cáo danh hiệu của Hoàng quý phi là 「Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi; 攝六宮事皇貴妃」[9]. Theo đó, Na Lạp thị tuy ở vị trí Hoàng quý phi, nhưng đã có quyền thay Hoàng hậu nhiếp chính việc của lục cung, nói cách khác thì Na Lạp thị đã là một nửa Hoàng hậu. Địa vị của Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi còn được khẳng định thông qua buổi lễ tấn phong của bà không khác gì Hoàng hậu, Càn Long Đế còn vì bà mà làm công bố chiếu cáo thiên hạ, loại đại lễ chỉ dành khi lập Chính cung Hoàng hậu và Đông cung Hoàng thái tử; ngay cả sinh thần của bà trong khi làm Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi cũng được án theo quy chế Quốc mẫu mà cử hành. Sau khi mãn tang 3 năm của Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu kết thúc, Hoàng quý phi Na Lạp thị chính thức trở thành Kế Hoàng hậu.

Theo điển chế nhà Thanh, Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi Na Lạp thị là vị Hoàng quý phi đầu tiên được dùng màu [Minh hoàng sắc; 明黄色] - loại màu vàng tươi sáng mà trước đó chỉ được dùng bởi Thái hoàng thái hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng đế cùng Hoàng hậu. Từ đó, Hoàng quý phi nhà Thanh cũng theo lệ như vậy, một số chi tiết quần áo và nghi trượng đều tương tự Đế-Hậu. Và cũng từ thời Càn Long đã hình thành nên một lệ bất thành văn của triều đình nhà Thanh: Hoàng hậu chính thất qua đời, vị phi tần tiếp theo có khả năng làm Hoàng hậu thì sẽ phong Hoàng quý phi trước, sau khi mãn tang Tiên hoàng hậu thì sẽ trở thành Kế Hoàng hậu, ví dụ như: Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu, Hiếu Hòa Duệ hoàng hậu cùng Hiếu Toàn Thành hoàng hậu đều như vậy.

Tuy nhiên, có những người đã là Hoàng quý phi mà mãi vẫn chưa được lập Hậu, như Lệnh Ý Hoàng quý phiKhang Từ Hoàng quý phi. Cả hai người sau khi mất mới được hưởng hiến tế cùng danh hiệu Hoàng hậu một cách danh dự mà thôi.

Lễ sách phong

Lễ sách phong của Hoàng quý phi triều Thanh, theo Quốc triều cung sử (国朝宫史) do Đại học sĩ Ngạc Nhĩ TháiTrương Đình Ngọc soạn thảo[10][11]:

Còn lễ sách phong của Kế Hoàng hậu Na Lạp thị, bà được nhận [Khánh hạ; 慶賀] - loại lễ chỉ được dùng cho dịp Tam đại lễ (Nguyên Đán, Đông chí, Vạn thọ), khi Hoàng đế đăng cơ, tấn lập Hoàng hậu và gia tôn huy hiệu cho Hoàng thái hậu. Trong ngày Khánh hạ, Na Lạp thị tại Giao Thái điện đã được hưởng [Lục túc tam quỵ tam bái lễ] từ Công chúa, Vương phi cùng Mệnh phụ. Điều này cho thấy vị trí [Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự] không giống Hoàng quý phi bình thường, như Thanh sử cảo đã nói:"Thể chế lễ nghi cùng tế cáo đều y như việc sách lập Trung cung".

Nhân vật nổi tiếng

Ôn Túc Đoan Tĩnh Thuần Ý Hoàng quý phi Vương thị, sau trở thành Hiếu Tĩnh Thái hậu.
Đoan Khang Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị - vị Hoàng quý phi có ảnh hưởng thời Tuyên Thống.
Thuần Hiến Hoàng quý phi - Hoàng quý phi của Triều Tiên Cao Tông.

Nhà Minh

  1. Hoàng quý phi Đường thị.
  1. Cung Túc Đoan Thận Vinh Tĩnh Hoàng quý phi Vạn thị.
  1. Trang Thuận An Vinh Trinh Tĩnh Hoàng quý phi Thẩm thị.
  2. Vinh An Huệ Thuận Đoan Hi Hoàng quý phi Diêm thị.
  3. Đoan Hòa Cung Thuận Ôn Hi Hoàng quý phi Vương thị.
  1. Ôn Túc Đoan Tĩnh Thuần Ý Hoàng quý phi Vương thị (Hiếu Tĩnh Thái hậu).
  2. Cung Khác Huệ Vinh Hòa Tĩnh Hoàng quý phi Trịnh thị (Hiếu Ninh Thái hậu).
  3. Cung Thuận Vinh Trang Đoan Tĩnh Hoàng quý phi Lý thị (Hiếu Kính Thái hậu).
  1. Hoàng quý phi Phạm thị.
  2. Hoàng quý phi Vương thị.
  3. Hoàng quý phi Nhậm thị.
  1. Cung Thục Đoan Huệ Tĩnh Hoài Hoàng quý phi Điền thị.

Nhà Thanh

  1. Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị (Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu).
  1. Hoàng quý phi Đông Giai thị (Hiếu Ý Nhân hoàng hậu).
  2. Khác Huệ Hoàng quý phi Đông Giai thị.
  3. Đôn Di Hoàng quý phi Qua Nhĩ Giai thị.
  4. Kính Mẫn Hoàng quý phi Chương Giai thị.
  1. Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị.
  2. Thuần Khác Hoàng quý phi Cảnh thị.
  1. Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi Na Lạp thị (Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu).
  2. Triết Mẫn Hoàng quý phi Phú Sát thị.
  3. Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Giai thị.
  4. Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô Giai thị.
  5. Thục Gia Hoàng quý phi Kim Giai thị.
  6. Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy Giai thị (Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu).
  7. Khánh Cung Hoàng quý phi Lục thị.
  1. Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị (Hiếu Hòa Duệ hoàng hậu).
  2. Hoà Dụ Hoàng quý phi Lưu Giai thị.
  3. Cung Thuận Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị.
  1. Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị (Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu).
  2. Khang Từ Hoàng quý phi Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị (Hiếu Tĩnh Thành hoàng hậu).
  3. Trang Thuận Hoàng quý phi Ô Nhã thị.
  1. Trang Tĩnh Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị.
  2. Đoan Khác Hoàng quý phi Đông Giai thị.
  1. Thục Thận Hoàng quý phi Phú Sát thị.
  2. Cung Túc Hoàng quý phi A Lỗ Đặc thị.
  3. Hiến Triết Hoàng quý phi Hách Xá Lý thị.
  4. Đôn Huệ Hoàng quý phi Tây Lâm Giác La thị.
  1. Ôn Tĩnh Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị.
  2. Khác Thuận Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị.

Nhà Nguyễn

Thời kì nhà Nguyễn, ngay từ thời Minh Mạng đã đặt ra Hoàng quý phi, với danh nghĩa ["Trợ giúp Hoàng hậu"], như vậy thì danh vị Hoàng quý phi thời Minh Mạng chưa thực sự xem là danh vị dành cho Chính thất thay thế Hoàng hậu. Về sau, danh vị này mới dần được xem như vị trí Đích thê.

Tuy đặt ra từ thời Minh Mạng, nhưng bản thân các Hoàng đế nhà Nguyễn rất ít khi phong Hoàng quý phi thật sự. Trong lịch sử Hậu cung nhà Nguyễn, chỉ có ba người từng là Hoàng quý phi:

Địa vị Hoàng quý phi trong Nội đình thời Nguyễn rất cao, bắt đầu từ thời Tự Đức đã cho chế ra quy định vái lạy và hành lễ, Hoàng quý phi được nhận mọi hành lễ của phi tần từ vái đến lạy, địa vị gần như thay thế Hoàng hậu, chứ không bị hạn chế như thời nhà Thanh. Riêng trường hợp Trương Như Thị Tịnh, bà được đồn là được Khải Định Đế giữ ngôi vị Hoàng quý phi, nhưng trong tư liệu thực lục và những chỉ dụ sắc phong không hề đề cập chuyện này, mà chỉ nhắc đến bà với tư cách là nguyên phối (vợ cả) của ông.

Nhà Triều Tiên

Triều Tiên là một Vương quốc vì các vị Vua của Triều Tiên chỉ xưng Vương. Năm 1897, Triều Tiên Cao Tông xưng Hoàng đế, chính thất của nhà vua từ Vương phi trở thành Hoàng hậu, Nhất phẩm Hậu cung từ Chính nhất phẩm Tần thành [Hoàng quý phi; 황귀비].

Triều đại này chỉ có duy nhất một vị Hoàng quý phi, là Thuần Hiến Hoàng quý phi Nghiêm thị, con gái của Nghiêm Trấn Tam (엄진삼, Eom Jin-sam).

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ 《明史稿·嘉礼》:册妃之仪。自洪武三年册孙氏为贵妃,定皇帝不御殿,承制官宣制曰:“妃某氏,特封某妃,命卿等持节行礼。”但授册,无宝,馀并如中宫仪。永乐七年,定册妃礼。皇帝皮弁服御华盖殿,传制。至宣宗立孙贵妃,始授宝,宪宗封万贵妃,始称皇,非洪武之旧矣。
  2. ^ 《大明英宗睿皇帝实录卷二百六十九》: 遣旗手卫官祭旗纛之神 命武清侯石亨为正使礼部尚书胡濙为副使持节册封妃唐氏为皇贵妃
  3. ^ 《彤管拾遗》: 唐氏者,景帝妃,都督唐兴女也。以景泰七年进宫,八年封皇贵妃,宠幸冠后廷。尝乘马随帝游西苑,马惊妃堕,帝乃命中官刘茂,选御厩之最良者,日控习以待。天顺元年二月革封号。郕王死,群臣议殉葬。及妃,妃无言,遂殉之,葬金山。
  4. ^ 《明史‧后妃一​​》: 二十三年春,暴疾薨,帝輟朝七日。諡曰「恭肅端慎榮靖皇貴妃」
  5. ^ 《清史稿·后妃传》(节选):康熙以后,典制大备。皇后居中宫;皇贵妃一,贵妃二,妃四,嫔六,贵人、常在、答应无定数,分居东、西十二宫。
  6. ^ 《明世宗实录》嘉靖十九年正月:“进封皇贵妃王氏,沈氏。”
  7. ^ 《国朝宫史, 卷八》: 皇后居中宫主内治皇贵妃一位贵妃二位妃四位嫔六位分居东西十二宫佐内治
  8. ^ 《国朝宫史, 卷八》: 钦定册封贵人常在答应俱无定位随居十二宫勤修内职
  9. ^ 乾隆十三年(1748)三月十一日,弘历的嫡皇后孝贤皇后病逝,中宫皇后的位子出现空缺。四个月后,乾隆帝发出一道上谕:“朕躬揽万几。勤劳宵旰。宫闱内政。全资孝贤皇后综理。皇后上侍圣母皇太后。承欢朝夕。纯孝性成。而治事精详。轻重得体。自妃嫔以至宫人。无不奉法感恩。心悦诚服。十余年来。朕之得以专心国事。有余暇以从容册府者。皇后之助也。兹奉皇太后懿旨。皇后母仪天下。犹天地之相成。日月之继照。皇帝春秋鼎盛。内治需人。娴贵妃那拉氏、系皇考向日所赐侧室妃。人亦端庄惠下。应效法圣祖成规。即以娴贵妃那拉氏继体坤宁。予心乃慰。即皇帝心有不忍。亦应于皇帝四十岁大庆之先。时已过二十七月之期矣。举行吉礼。佳儿佳妇。行礼慈宁。始惬予怀也。钦此。朕以二十余年伉俪之情。恩深谊挚。遽行册立。于心实所不忍。即过二十七月。于心犹以为速。但思皇后大事。上轸圣母怀思。久而弥笃。岁时令节。以及定省温凊。朕虽率诸妃嫔、及诸孙、问安左右。而中宫虚位。必有顾之而怆然者。固宜亟承慈命。以慰圣心。且嫔嫱内侍。掖庭之奉职待理者甚众。不可散而无统。至王妃命妇等、皆有应行典礼。允旷不举。亦于礼制未协。册立既不忍举行。可姑从权制。考之明太祖淑妃李氏宁妃郭氏、相继摄六宫事。国朝顺治十三年、册立皇贵妃。皇曾祖世祖章皇帝升殿命使翼日颁诏天下。典至崇重。今应仿效前规。册命娴贵妃那拉氏为皇贵妃。摄六宫事。于以整肃壸仪。上奉圣母。襄助朕躬。端模范而迓休祥。顺成内治。有厚望焉。所有应行典礼。大学士会同礼部、内务府、详议具奏。寻议、恭查皇贵妃册封大典。王妃命妇行礼。已有成例。惟贵妃行礼之处。外廷无案可稽。但皇贵妃摄行六宫事。二十七月后即正位中宫。既统理内政。体制自宜尊崇。贵妃亦应一体行礼。所有册封礼仪应前期一日。遣官祭告太庙。奉先殿告祭礼。上亲诣举行。届期设卤簿仪仗、中和韶乐。上御太和殿阅册宝。大学士等、捧节授持节使。持节使随册宝亭、至景运门授内监。皇贵妃具礼服恭迎。宣受如仪。次日上率王以下文武官员、诣皇太后宫行礼。礼毕。皇贵妃率贵妃以下、公主、王妃、命妇、行礼。上御太和殿受贺。颁诏天下。嗣后遇三大节。及庆贺大典。三品以上大臣官员、进笺庆贺。及每岁行亲蚕礼。应照例举行。得旨、依议册封典礼。著于明年三月后举行。其亲蚕礼。俟正位中宫后。该部照例奏请。
  10. ^ 國朝宮史卷五 - Phần chụp rõ sách chép tay nghi thức và cách tiến hành.
  11. ^ 國朝宮史/05 - Phần text có dấu trên Wikisource.
  12. ^ Một điện thờ sau nhà Thái Miếu, thờ tổ tiên của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Các phi tần khi tuyên cáo Thái Miếu lên tổ iên đều chỉ ở đây, Hoàng hậu mới tuyên cáo trên Thái Miếu chính thức.
  13. ^ Nguyên văn: [冊、寶亭; Sách, bảo đình]. Đây là một dạng án hình hộp vuông, nhìn như cái đình nhỏ và được khiêng để đựng sách, bảo tuyên phong cho hậu phi. Có thể xem Như Ý truyện tập 47, khi nhân vật Như Ý được lập Hậu. Toàn cảnh sách lập có thể tham khảo.
  14. ^ Nguyên văn: 六肅三跪三拜禮. Đây là lễ bái cao quý nhất, chỉ dành cho Đế-Hậu.