Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phá Tam Giang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 7: Dòng 7:
==Phá Tam Giang trong văn hóa Việt Nam==
==Phá Tam Giang trong văn hóa Việt Nam==
Phá Tam Giang với [[cửa Thuận An]] và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành [[Huế]] nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Tuy là đầm nhưng vì có sóng nên [[Ca dao Việt Nam|ca dao]] có câu:
Phá Tam Giang với [[cửa Thuận An]] và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành [[Huế]] nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Tuy là đầm nhưng vì có sóng nên [[Ca dao Việt Nam|ca dao]] có câu:
:Đường vô xứ Huế quanh quanh
:Đường vô xứ [[Huế]] quanh quanh
:Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
:Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
:Thương em anh cũng muốn vô
:Thương em anh cũng muốn vô

Phiên bản lúc 02:28, ngày 8 tháng 9 năm 2019

Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, trên đường từ Hội An đến Huế

Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của bốn huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Hương TràPhú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tọa độ trung tâm phá khoảng 16°37′55″B 107°28′19″Đ / 16,63194°B 107,47194°Đ / 16.63194; 107.47194. Phá Tam Giang là một phá lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của cả nước.

Độ sâu của phá này từ 2–4 m, có nơi sâu tới 7 m. Hàng năm khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, , tôm các loại. Hiện nay có kế hoạch nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua Phá Tam Giang để có điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại vùng này.

Phá Tam Giang trong văn hóa Việt Nam

Phá Tam Giang với cửa Thuận An và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành Huế nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Tuy là đầm nhưng vì có sóng nên ca dao có câu:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang...

Giải thích: phá Tam Giang là nơi giao điểm của các con sông, cửa ra biển hẹp nên có nhiều vụng nước xoáy, sóng to gió lớn dễ gây lật thuyền nên thuyền bè không dám qua lại. Sau này quan Nôi tán Nguyễn Khoa Đăng (triều Nguyễn) đã cho lính cải tạo mở rộng cửa và đáy phá nên các tai nạn đã thuyên giảm đáng kể.

Vào thập niên 1970, trong giai đoạn ác liệt của cuộc chiến tranh Việt Nam, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã phổ nhạc cho một bài thơ của Tô Thùy Yên và đặt tên bài hát là Chiều trên phá Tam Giang. Bài hát có đoạn: "Chiều trên phá Tam Giang, anh chợt nhớ em. Nhớ sao là nhớ..."

Chợ nổi là một trong những đặc trưng của vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á này. Các phiên chợ nổi thường bắt đầu từ 4h sáng và tan khi bình minh ló rạng ( thường vào khoảng 6-7h). Không đông đúc và đa dạng như các phiên chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ, chợ nổi ở đây chủ yếu là mua các loại thủy sản của vùng đầm phá.

Phá Tam Giang

Xem thêm

Tham khảo