Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu Thường Phương”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 19: Dòng 19:
| thông tin niên hiệu =
| thông tin niên hiệu =
| niên hiệu = ''không có'' <br> thỉnh thoảng được gọi là ''Lộ vương Lâm quốc'' <br> (潞王臨國)
| niên hiệu = ''không có'' <br> thỉnh thoảng được gọi là ''Lộ vương Lâm quốc'' <br> (潞王臨國)
| thụy hiệu = hoàng đế
| thụy hiệu = ''không có''
| miếu hiệu = [[Huy Tông]]
| miếu hiệu = ''không có''
| hoàng tộc = [[Nhà Minh]]
| hoàng tộc = [[Nhà Minh]]
| cha = Lộ Giản vương <br> [[Chu Dực Lưu]]
| cha = Lộ Giản vương <br> [[Chu Dực Lưu]]

Phiên bản lúc 03:56, ngày 23 tháng 11 năm 2019

Chu Thường Phương
朱常淓
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế nhà Nam Minh
Tại vị16451646
Tiền nhiệmMinh An Tông
Kế nhiệmMinh Thiệu Tông
Thông tin chung
Sinh1608
Vệ Huy
Mất23 tháng 5 năm 1646 (38 tuổi)
Bắc Kinh
Tên đầy đủ
Chu Thường Phương (朱常淓)
Niên hiệu
không có
thỉnh thoảng được gọi là Lộ vương Lâm quốc
(潞王臨國)
Thụy hiệu
không có
Miếu hiệu
không có
Hoàng tộcNhà Minh
Thân phụLộ Giản vương
Chu Dực Lưu
Thân mẫuDương thị

Chu Thường Phương (chữ Hán: 朱常淓; 160823 tháng 5 năm 1646), tự là Kính Nhất (敬一), là một vị vua được truy phong của nhà Nam Minh - một triều đại yếu ớt chống lại sự xâm lược của quân Mãn Thanh. Ông là vị vua duy nhất của nhà Nam Minh không được truy tôn thụy hiệu cũng như miếu hiệu cho riêng mình. Ông cũng không đặt một niên hiệu nào trong suốt khoảng thời gian trị vì của mình, thỉnh thoảng vẫn gọi là Lộ vương Lâm quốc (潞王臨國).

Thân thế

Chu Thường Phương là con trai thứ ba của Lộ Giản vương Chu Dực Lưu (潞简王.朱翊镠), hoàng tử thứ tư của Minh Mục Tông Chu Tái Hậu. Mẹ ông là Dương Thứ phi (杨次妃), thiếp thất của Chu Dực Lưu. Đích mẫu là Lý Vương phi (王妃李). Cha ông vì quá đau buồn sau cái chết của Từ Thánh Hoàng thái hậu nên cũng đời sau đó không lâu, năm đó ông mới lên 6 tuổi.

Năm 1618, Chu Thường Phương tập tước Lộ vương. Tuy là con thứ nhưng do 2 người anh mất khi còn nhỏ nên ông được xem là con trưởng của Lộ Giản vương. Năm Sùng Trinh thứ 17 (1644), ngày 2 tháng 2, quân đội của Lý Tự Thành vây Hoài Khánh phủ (Thấm Dương ngày nay), vùng phía đông là Vệ Huy, thái ấp của Lộ vương bị đe dọa. Ngày 19 tháng 2, Chu Thường Phương chạy đến Vô Tích, Nam Kinh rồi đến Hàng Châu.

Lên ngôi Giám quốc

Tháng 6 năm 1645, tin Phúc vương Chu Do Tung bị bắt tại Tiêu Tác truyền đến Hàng Châu. Các đại thần Mã Sĩ Anh, Nguyễn Đại Thành, Chu Đại Điển, Viên Hoằng Huân, Trương Bỉnh Trinh, Hà Luân bàn lập Lộ vương lên Giám quốc[1]. Cuối tháng 6, Trâu Thái hậu[2] lệnh cho ông lên ngôi giám quốc. Ngày hôm sau, Lộ vương Chu Thường Phương xưng ngôi Giám quốc tại Hàng Châu. Theo ý của Mã Sĩ Anh, Lộ vương để cho Trần Hồng Phạm thay mình để hòa đàm với quân Thanh.

5 ngày sau khi lên ngôi Giám quốc (6 tháng 7 năm 1645), do chống cự không nổi trước thế lực của quân Thanh, Lộ vương đem quân ra hàng. Tháng 9 năm đó, cùng Hoằng Quang đế và Trâu Thái hậu bị áp giải về Bắc Kinh.

Tháng 5 năm 1646, Hoằng Quang đế Chu Do Tung, Lộ vương Chu Thường Phương cùng các thân vương khác của nhà Minh, tất cả 21 người bị đem hành quyết tại Thái Thị Khẩu. Chu Duật Kiện kế vị, tức Long Vũ đế.

Nghệ thuật

Lộ vương Chu Thường Phương là người am tường về thư pháp và tranh quốc họa cổ xưa. Ngoài ra, ông còn sáng chế hơn 3000 loại cổ cầm khác nhau, có pha lẫn các chi tiết của phương Tây. Ông còn bắt chước Tuyên hòa bác cổ đồ của Tống Huy Tông, cho làm nhiều đồ đùng bằng đồng rồi đem chôn xuống đất[3].

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Nguyên văn: 于是马士英、阮大铖、朱大典、袁宏勋、张秉贞、何纶等商量请当时在杭州的朱常淓监国
  2. ^ Kế thất của Phúc vương Chu Thường Tuân
  3. ^ Nguyên văn: 又仿《宣和博古图》造铜器数千,埋于土中