Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hương Thủy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 84: Dòng 84:


{{Huyện thị Thừa Thiên-Huế}}
{{Huyện thị Thừa Thiên-Huế}}
{{Thị xã Việt Nam}}
{{Các thành phố và thị tại Việt Nam}}


[[Thể loại:Thừa Thiên-Huế]]
[[Thể loại:Thừa Thiên-Huế]]

Phiên bản lúc 00:17, ngày 11 tháng 1 năm 2020

Hương Thủy
Thị xã
Thị xã Hương Thủy
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThừa Thiên - Huế
Trụ sở UBNDPhường Phú Bài
Phân chia hành chính5 phường, 7 xã
Thành lập9/2/2010
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2010
Địa lý
Tọa độ: 16°24′00″B 107°41′20″Đ / 16,4°B 107,689°Đ / 16.40; 107.689
Hương Thủy trên bản đồ Việt Nam
Hương Thủy
Hương Thủy
Vị trí thị xã Hương Thủy trên bản đồ Việt Nam
Diện tích458,17 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng113.964 người
Mật độ248 người/km²
Khác
WebsiteThị xã Hương Thuỷ

Hương Thủy là một thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam.[1]

Địa lý

Thị xã Hương Thủy nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Đông Nam thành phố Huế, có vị trí địa lý:

Toàn bộ địa bàn thị xã thuộc lưu vực sông Tả Trạch, thuộc hệ thống sông Hương. Sông Tả Trạch là nhánh sông chính bắt nguồn từ vùng núi trung bình huyện Nam Đông với độ cao tuyệt đối 900m. Sông chính chảy theo hướng chung Nam Đông Nam – Bắc Tây Bắc cho tới ngã ba Tuần thì hội nhập với sông Hữu Trạch và trở thành sông Hương. Tổng chiều dài của sông Hữu Trạch chảy qua thị xã Hương Thủy khoảng 32 km, chảy qua địa bàn các xã: Dương Hòa và Thủy Bằng.

Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Quảng Trị – Đà Nẵng đang được xây dựng đi qua.

Hành chính

Thị xã Hương Thuỷ gồm có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Phú Bài, Thuỷ Châu, Thuỷ Dương, Thuỷ Lương, Thuỷ Phương và 7 xã: Dương Hoà, Phú Sơn, Thuỷ Bằng, Thuỷ Phù, Thuỷ Tân, Thuỷ Thanh, Thuỷ Vân.

Lịch sử

Sau năm 1975, huyện Hương Thủy có 11 xã: Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân.

Ngày 11-3-1977, huyện Hương Thủy hợp nhất với huyện Phú Vang thành huyện Hương Phú, thuộc tỉnh Bình Trị Thiên.

Ngày 18-5-1981, thành lập xã Phú Sơn ở khu kinh tế mới Khe Sòng.

Ngày 11-8-1981, các xã Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy An (nay là 2 phường An ĐôngAn Tây), Thủy Dương và một phần xã Thuỷ Vân (các xóm Cồn Trâu, Cổ Thành, Vườn Trầu, Đồng Giáp) được sáp nhập vào thành phố Huế.

Ngày 17-9-1981, thành lập xã Dương Hòa tại vùng kinh tế mới.

Ngày 6-1-1983, thành lập thị trấn Phú Bài thuộc huyện Hương Phú trên cơ sở tách các thôn Phủ Lương thuộc xã Thủy Châu, thôn 1, thôn 2 thuộc xã Thủy Lương và sân bay Phú Bài, có tổng diện tích tự nhiên 700 ha.

Ngày 30-6-1989, tỉnh Thừa Thiên - Huế được tái lập từ tỉnh Bình Trị Thiên.

Tháng 9 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng quyết định chia lại huyện Hương Phú thành hai huyện Hương Thủy và Phú Vang; đồng thời chuyển 2 xã Thủy Bằng và Thủy Dương thuộc thành phố Huế về huyện Hương Thủy quản lý. Hương Thủy có 11 xã và 01 thị trấn, bao gồm thị trấn Phú Bài và các xã Thủy Lương, Thủy Châu, Thủy Phương, Thủy Dương, Thủy Bằng, Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Dương Hòa, Phú Sơn.

Năm 2010, thị trấn Phú Bài được công nhận là đô thị loại IV.

Ngày 09-02-2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 08/NQ-CP chuyển huyện Hương Thủy thành thị xã Hương Thủy. Đồng thời, chuyển thị trấn Phú Bài và 4 xã Thuỷ Châu, Thuỷ Dương, Thuỷ Lương, Thuỷ Phương thành 5 phường có tên tương ứng[1].

Dự kiến đến năm 2020, các xã Thủy Bằng và Thủy Vân sẽ được sáp nhập vào thành phố Huế.

Theo quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ thị xã Hương Thủy sẽ được nâng cấp lên thành thành phố Hương Thủy, gồm 8 phường: Phú Bài, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Phương, Thủy Thanh và 2 xã: Dương Hòa, Phú Sơn.

Kinh tế - xã hội

  • Công nghiệp: Thị xã có khu công nghiệp Phú Bài, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.
  • Nông nghiệp: Cây trồng chủ yếu là lúa, sắn, rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp (cao su, cà phê).

Chăn nuôi: gia súc, gia cầm.

  • Lâm nghiệp: Trồng rừng, khai thác đặc sản rừng, gia công đồ gỗ.
  • Ngư nghiệp: Đánh bắt thủy sản, nuôi tôm, cá.
  • Thương mại, dịch vụ, du lịch: Hoạt động du lịch chủ yếu là các tuyến du lịch đến các di tích lịch sử như: cầu ngói Thanh Toàn, lăng Thiệu Trị, lăng Khải Định...
Lăng Khải Định ở xã Thủy Bằng
  • Giáo dục: có 48 nhà trẻ, 16 trường mẫu giáo và 30 trường tiểu học, THCS và THPT.
  • Y tế: có 1 bệnh viện đa khoa, có 14 trạm y tế ở các xã, phường

Giao thông

Thị xã Hương Thủy thông thương với trong tỉnh và các vùng khác qua các tuyến đường: Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, và tuyến đường tỉnh lộ khác.

Chú thích

Tham khảo

  • Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên.