Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hades”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tôi đã bổ sung thêm thông tin
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
sửa lỗi chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 26: Dòng 26:
'''Trong điện ảnh.'''
'''Trong điện ảnh.'''


Trong hầu hết các tác phẩm điện ảnh ( đặc biệt là 2 bộ phim Clash of Titans ( 2010 ) và Wash of Titans ( 2012 ) do tài tử Ralph Finness đảm nhận vai Hades) Hades được tạo hình với hình ảnh là người đàn ông lớn tuổi, râu dài, khuôn mặt khắc khổ, luôn mặc đồ đen, tay cầm cây trượng 2 chạc và luôn luôn căm thù Zeus vì Zeus được cai quản bầu trời, nơi tràn ngập ánh sáng và tiếng cười nói của vạn vật còn ông thì lại ở nơi âm ty lạnh lẽo, nơi chỉ có cái chết ngự trị. Điều này vô tình đã làm mọi người hiểu lầm về vai trò và sự thật về ông.
Trong hầu hết các tác phẩm điện ảnh ( đặc biệt là 2 bộ phim Clash of the Titans ( 2010 ) và Wrath of the Titans ( 2012 ) do tài tử Ralph Finness đảm nhận vai Hades) Hades được tạo hình với hình ảnh là người đàn ông lớn tuổi, râu dài, khuôn mặt khắc khổ, luôn mặc đồ đen, tay cầm cây trượng 2 chạc và luôn luôn căm thù Zeus vì Zeus được cai quản bầu trời, nơi tràn ngập ánh sáng và tiếng cười nói của vạn vật còn ông thì lại ở nơi âm ty lạnh lẽo, nơi chỉ có cái chết ngự trị. Điều này vô tình đã làm mọi người hiểu lầm về vai trò và sự thật về ông.


== Hades địa phủ ==
== Hades địa phủ ==

Phiên bản lúc 09:23, ngày 29 tháng 2 năm 2020

Hades
Vua của thế giới ngầm
Thần của người chết và sự giàu sang
Heraklion Archaeological Museum
Hades/Serapis cùng Cerberus
Nơi ngự trịThế giới ngầm
Biểu tượngCerberus, sừng sung túc, quyền trượng, cây trắc bá, cây thủy tiên, chìa khóa
Thông tin cá nhân
Cha mẹCronusRhea
Anh chị emPoseidon, Demeter, Hestia, Hera, Zeus
Phối ngẫuPersephone
Con cáiMacaria, MelinoeZagreus,Plutus,Thanatos
Tương ứng La MãDis Pater, Orcus

Trong thần thoại Hy Lạp, Hades (tiếng Hy Lạp: Άδης), hay còn gọi là Aides, vừa là địa ngục, nơi cai quản của thần Hades, vừa là tên của vị thần này. Người La Mã gọi Hades với tên Pluto. Trong thần thoại La Mã, Hades/Pluto còn được biết đến với tên gọi Dis PaterOrcus. Aita là tên gọi của một vị thần khác có địa vị tương tự như Hades trong tôn giáo của người Etruscan. Biểu tượng gắn liền với Hades là Mũ Tàng Hình và con chó ngao ba đầu Cerberus.

Thần Hades là con trưởng của CronusRhea, và là anh của ZeusPoseidon. Hades cùng với anh em mình đánh bại các Titan và từ đó chia quyền cai quản thế giới: Zeus nhận lấy bầu trời, Poseidon ở đại dương Hades cai quản địa phủ, và mặt đất nằm trong quyền lực của cả ba người. Vì Hades là thần cai quản địa ngục, nhiều người vẫn nhầm Hades với thần chết.

Tên được sử dụng cho bản dịch của Sheol trong phiên bản Hy Lạp của Cựu Ước. Và cũng trong Tân Ước.

Trong điện ảnh.

Trong hầu hết các tác phẩm điện ảnh ( đặc biệt là 2 bộ phim Clash of the Titans ( 2010 ) và Wrath of the Titans ( 2012 ) do tài tử Ralph Finness đảm nhận vai Hades) Hades được tạo hình với hình ảnh là người đàn ông lớn tuổi, râu dài, khuôn mặt khắc khổ, luôn mặc đồ đen, tay cầm cây trượng 2 chạc và luôn luôn căm thù Zeus vì Zeus được cai quản bầu trời, nơi tràn ngập ánh sáng và tiếng cười nói của vạn vật còn ông thì lại ở nơi âm ty lạnh lẽo, nơi chỉ có cái chết ngự trị. Điều này vô tình đã làm mọi người hiểu lầm về vai trò và sự thật về ông.

Hades địa phủ

Trong thần thoại Hy Lạp xưa, Hades là nơi ảm đạm, tối tăm, nơi linh hồn người chết tìm đến. Triết học Hy Lạp sau này thêm vào ý tưởng rằng linh hồn người chết sẽ bị phán xét ở địa phủ, tùy theo công tội mà thưởng phạt. Rất ít người phàm trần, trong số đó có Heracles, AenasPsyche, có thể đến đặt chân đến địa phủ mà có thể quay về.

Địa phủ được chia thành 3 vùng: vườn địa đàng Elysian (Elysium) dành cho linh hồn người tốt và anh hùng, vườn Asphodel dành cho người thường, và địa ngục Tartarus nơi giam giữ, và trừng phạt những linh hồn tội lỗi, độc ác và phản trắc. Sự phân chia này thực ra không nhất quán trong thần thoại. Có một số truyền thuyết lại kể về vườn Hesperides, nơi dừng chân của các anh hùng.

Trên đường đến địa phủ, người chết phải dùng một đồng tiền (mà thân nhân đặt vào miệng họ) để nhờ người lái đò Charon giúp vượt sông Acheron. Trong tác phẩm Aenid, Virgil kể về linh hồn của những kẻ ăn mày và những kẻ cô độc, vì không được chôn cất tử tế, phải dạt lại bên bờ sông, không có tiền để đi đò sang sông. Bờ bên kia sông được canh giữ bởi con chó ngao ba đầu Cerberus. Vượt qua Cerberus, linh hồn người chết tiến vào địa phủ để được phán xét.

Có năm dòng sông chảy qua địa phủ, mỗi dòng đều mang ý nghĩa tượng trưng riêng: Acheron (đau khổ, bất hạnh), Cocytus (than khóc), Phlegeton (lửa), Lethe (quên lãng), Styx (căm ghét). Trong số này, Styx, chia cắt ranh giới giữa dương gian và địa ngục, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thần thoại Hy Lạp, đến mức có thể ràng buộc lời thề của thần linh: Zeus thề rằng sẽ ban cho Semele bất cứ thứ gì nàng yêu cầu, và buộc phải thực hiện đúng lời thề, dẫn đến cái chết của Semele. Lời thề tương tự của thần mặt trời Helios đối với con trai mình, Phaeton cũng dẫn đến cái chết của anh ta. Trong một huyền thoại khác, tiên nữ Thetis, mẹ của Achilles, đã cầm gót chân đứa con sơ sinh của mình, nhúng cả thân người đứa bé xuống nước sông Styx, giúp Achiles trở nên bất khả xâm phạm ở mọi nơi trên cơ thể, chỉ trừ gót chân.

Hades thần cai quản địa phủ

Trong thần thoại Hy Lạp, Hades (vị thần vô hình), chủ nhân của địa phủ, là con trai trưởng của Titan CronusRhea. Vì lo sợ bị lật đổ, Cronus đã nuốt sống tất cả những đứa con của mình vào bụng khi họ mới được sinh ra. Duy chỉ có Zeus, vị thần cuối cùng, may mắn thoát khỏi số phận đó, khi trưởng thành, đã thành công trong việc giải thoát những người anh chị của mình, và cùng họ lật đổ Cronus và kết thúc sự thống trị của các Titan. Trong cuộc chiến đó, 3 Cyclop con trai của Uranus được các vị thần giải thoát khỏi Tartarus đã dâng cho Zeus lưỡi tầm sét, cho Poseidon lưỡi giáo ba chĩa, và cho Hades mũ tàng hình ( tuy nhiên có tài liệu lại cho rằng các Cyclop đã dâng cho Hades một cây trượng 2 đầu, còn chiếc mũ tàng hình thì do sau này khi con quái vật Typhon gây chiến tranh với các vị thần Olympus nó đã phun chất độc vào mặt Hades khiến ông trở nên xấu xí và đáng sợ do đó mà ông đã tự rèn ra chiếc mũ tàng hình để tránh mọi người nhìn thấy mình ). Đêm trước trận đánh, Hades đội mũ tàng hình, xâm nhập vào căn cứ của các Titan, và phá hủy hết tất cả vũ khí của họ. Sau chiến thắng, Hades cùng với 2 em gái của mình là Demeter, Hera và 2 em trai cùng một người chị gái là Zeus, PoseidonHestia trở thành 6 vị thần đầu tiên thống trị trên đỉnh Olympus. Hades, Poseidon và Zeus rút thăm để phân chia lãnh địa cai quản: Zeus giữ lấy bầu trời, Poseidon nhận lấy biển khơi, và Hades cai quản địa phủ, nơi linh hồn người chết tìm đến, và tất cả lãnh địa bên dưới mặt đất. Trở thành một trong ba vị thần tối cao của Hy Lạp.

Vì là thần cai quản địa phủ, nơi phán xét linh hồn người chết, Hades thường bị nhầm lẫn với thần chết. Mặc dù quan niệm đương đại vẫn gắn liền cái chết với sự xấu xa, độc ác, Hades trong thần thoại lại là người có khuynh hướng nhân hậu. Ông thường được miêu tả rất tự tại, điềm tĩnh, chứ không độc ác. Là người đứng giữa sự sống và cái chết, Hades thực chất là vị thần gìn giữ sự cân bằng của tạo hóa.

Hades cai quản tất cả linh hồn trong địa hạt của mình thông qua những phụ tá dưới quyền ông. Ông tuyệt đối ngăn cấm và sẽ nổi giận nếu bất cứ ai dưới quyền mình rời khỏi địa phủ hoặc trộm lấy linh hồn từ địa phủ. Cơn thịnh nộ của Hades và những hình phạt mà nó mang đến là cái giá rất đắt phải trả cho những kẻ trốn tránh cái chết hoặc chọc giận ông, như đối với SisyphusPirithous.

Hades và vợ, Persephone

Tham khảo

Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus
Zeus | Hera | Poseidon | Hestia | Demeter | Aphrodite | Athena | Apollo | Artemis | Ares | Hephaistos | Hermes