Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lục Ngạn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
cho chính xác hơn
Dòng 70: Dòng 70:
Nền kinh tế của huyện tập trung vào ngành [[nông nghiệp]] với thế mạnh là [[trồng trọt]] [[cây ăn quả]], điển hình là [[vải thiều]], [[nhãn]], [[hồng]], [[na]]... Có nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn đã [[xuất khẩu]] rau quả tươi và đóng hộp sang các nước.
Nền kinh tế của huyện tập trung vào ngành [[nông nghiệp]] với thế mạnh là [[trồng trọt]] [[cây ăn quả]], điển hình là [[vải thiều]], [[nhãn]], [[hồng]], [[na]]... Có nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn đã [[xuất khẩu]] rau quả tươi và đóng hộp sang các nước.


Huyện cũng có tiềm năng du lịch sinh thái: miệt vườn, khu sinh thái hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần... Ngoài ra, có danh lam thắng cảnh như đền Hả, chùa Khánh Vân, chùa Am Vãi (Khả Lã, xã Tân Lập).
Huyện cũng có tiềm năng du lịch sinh thái: miệt vườn, khu sinh thái hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần... Ngoài ra, có danh lam thắng cảnh như đền Hả, chùa Khánh Vân, chùa Am Vãi (Biềng, xã Nam Dương).


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 08:38, ngày 4 tháng 3 năm 2020

Lục Ngạn
Huyện
Huyện Lục Ngạn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhBắc Giang
Huyện lỵThị trấn Chũ
Phân chia hành chính1 thị trấn, 28 xã
Địa lý
Tọa độ: 21°22′24″B 106°33′58″Đ / 21,3733°B 106,566°Đ / 21.3733; 106.566
Lục Ngạn trên bản đồ Việt Nam
Lục Ngạn
Lục Ngạn
Vị trí huyện Lục Ngạn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1.012 km2
Dân số (2019)
Tổng cộng226.540 người
Mật độ223 người/km2
Dân tộcKinh, Sán Dìu, Nùng, Cao Lan, Hoa
Khác
Biển số xe98-E1
WebsiteHuyện Lục Ngạn

Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Địa lý

Huyện Lục Ngạn nằm ở phía đông tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía đông. Địa giới hành chính huyện Lục Ngạn:

Lục Ngạn là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Bắc Giang, có địa hình đồi và núi xen lẫn. Nhiệt độ trung bình là 23,5 °C, ít chịu ảnh hưởng của bão. Có nguồn nước dồi dào từ sông Lục Nam, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và đập Thum,...

Lịch sử

Thời Lý - Trần, huyện có tên là Nam Ngạn, gồm địa bàn 2 huyện Lục Ngạn và Lục Nam ngày nay.

Thời kỳ thuộc Minh chia làm 2 huyện Lục Nam và Nam Ngạn thuộc châu Lạng Giang, phủ Lạng Thương.

Đến thời Lê đổi thành Lục Ngạn thuộc phủ Lạng Giang.

Thời kỳ Pháp thuộc (1889), thực dân Pháp tách tả ngạn sông Thương thành 3 huyện: Hữu Lũng, Lục Ngạn, Bảo Lộc.

Tháng 9 năm 1891, thực dân Pháp đổi thành Đạo quan binh 1 – Phả Lại.

Tháng 10 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương thành lập lại huyện Lục Ngạn.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bỏ cấp phủ, châu, quận, gọi chung là huyện. Huyện Lục Ngạn khi đó có 32 xã: Bắc Sơn, Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hòa Bình B, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Kim Sơn, Mỹ An, Nam Dương, Nam Sơn, Nghĩa Hồ, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu, Yên Sơn B.

Ngày 21 tháng 1 năm 1957, tách 5 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hòa Bình B, Yên Sơn B, Mỹ An để thành lập huyện Lục Nam. Huyện còn lại 27 xã: Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Kim Sơn, Nam Dương, Nghĩa Hồ, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu.

Ngày 28 tháng 7 năm 1958, chuyển xã Mỹ An thuộc huyện Lục Nam về huyện Lục Ngạn quản lý.

Ngày 21 tháng 8 năm 1958, thành lập thị trấn Chũ, thị trấn huyện lỵ huyện Lục Ngạn trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Nghĩa Hồ.

Ngày 14 tháng 3 năm 1963, chuyển xã Đèo Gia thuộc huyện Sơn Động về huyện Lục Ngạn quản lý.

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, mở rộng thị trấn Chũ trên cơ sở sáp nhập 184 ha và 844 nhân khẩu thuộc xã Trù Hựu (gồm làng Chũ, làng Nhật Đức và các hộ dân cư thuộc xã Trù Hựu đang sống xen cư trên địa bàn thị trấn Chũ).

Ngày 21 tháng 11 năm 2019, sáp nhập xã Nghĩa Hồ vào thị trấn Chũ.[1]

Huyện Lục Ngạn có 1 thị trấn và 28 xã như hiện nay.

Hành chính

Huyện Lục Ngạn có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Chũ (huyện lỵ) và 28 xã: Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đèo Gia, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Kim Sơn, Mỹ An, Nam Dương, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu.

Trung tâm huấn luyện Cấm Sơn nằm trên địa bàn huyện và không thuộc về xã nào.

Kinh tế

Nền kinh tế của huyện tập trung vào ngành nông nghiệp với thế mạnh là trồng trọt cây ăn quả, điển hình là vải thiều, nhãn, hồng, na... Có nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn đã xuất khẩu rau quả tươi và đóng hộp sang các nước.

Huyện cũng có tiềm năng du lịch sinh thái: miệt vườn, khu sinh thái hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần... Ngoài ra, có danh lam thắng cảnh như đền Hả, chùa Khánh Vân, chùa Am Vãi (Biềng, xã Nam Dương).

Chú thích

Tham khảo