Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 99: Dòng 99:
===Đường thủy===
===Đường thủy===
[[Tập tin:Ben Thuyen Quan 3 - Kenh Nhieu Loc.jpg|nhỏ|Bến thuyền tại phường 7, quận 3 về đêm]]
[[Tập tin:Ben Thuyen Quan 3 - Kenh Nhieu Loc.jpg|nhỏ|Bến thuyền tại phường 7, quận 3 về đêm]]
Vào tháng 9, 2015, hai bến thuyền trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được đưa vào sử dụng. Hai bến này nằm tại phường Đa Kao, quận 1 (dưới chân cầu Điện Biên Phủ), và phường 7, quận 3 (gần [[chùa Chantaransay]]). Được khai thác bởi Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn, hai bến thuyền này là nơi tổ chức các tour du ngoạn kết hợp nghe đờn ca tài tử dọc theo kênh với chiều dài 4,5km.<ref>[https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/du-lich-duong-thuy-chet-lam-sang-843089.html Du lịch đường thủy 'chết lâm sàng'] Hà Mai - Thanh Niên</ref><ref>[https://plo.vn/kinh-te/du-lich-tren-kenh-nhieu-loc-thi-nghe-co-gi-la-577005.html Du lịch trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có gì lạ?] TÚ UYÊN - Pháp Luật Online</ref>
Vào tháng 9, 2015, hai bến thuyền trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được đưa vào sử dụng. Hai bến này nằm tại phường Đa Kao, quận 1 (dưới chân cầu Điện Biên Phủ), và phường 7, quận 3 (gần [[chùa Chantaransay]]). Được khai thác bởi Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn, hai bến thuyền này là nơi tổ chức các tour du ngoạn kết hợp nghe đờn ca tài tử dọc theo kênh với chiều dài 4,5 km.<ref>[https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/du-lich-duong-thuy-chet-lam-sang-843089.html Du lịch đường thủy 'chết lâm sàng'] Hà Mai - Thanh Niên</ref><ref>[https://plo.vn/kinh-te/du-lich-tren-kenh-nhieu-loc-thi-nghe-co-gi-la-577005.html Du lịch trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có gì lạ?] TÚ UYÊN - Pháp Luật Online</ref>


==Môi trường==
==Môi trường==

Phiên bản lúc 09:07, ngày 28 tháng 5 năm 2020

Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn chảy qua cầu Hoàng Hoa Thám
Tên địa phươngNhiêu Lộc, Thị Nghè
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
TỉnhThành phố Hồ Chí Minh
Đặc điểm địa lý
Cửa sôngBa Son
Độ dài8,7 km
Diện tích lưu vực12 km2
Độ rộng 
 • trung bình27 - 90 m

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (còn được gọi tắt là kênh Nhiêu Lộc, riêng đoạn kênh ở quận 1 còn có tên là kênh Thị Nghè) là con kênh tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Kênh dài 8,7 km (trước kia dài khoảng 10 km[1]) chảy qua các quận Tân Bình, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh1 từ đầu nguồn tại cửa cống hộp sau lưng trường tiểu học Hoàng Văn Thụ đến cửa Ba Son đổ ra sông Sài Gòn. Hai con đường chạy dọc bờ kênh được đặt tên là Hoàng Sa (bên phía hữu ngạn) và Trường Sa (bên tả ngạn).

Địa lý

Toàn tuyến kênh dài gần 9km, bề rộng trung bình 27m ở thượng nguồn và mở rộng 90m ở hạ lưu; độ sâu của kênh trung bình là 5m, kênh chảy từ hướng Tây Bắc đến Đông Nam, với lưu vực kênh rộng 12 km2, đổ ra sông Sài Gòn tại bến Bạch Đằng.[2]

Lịch sử

Bản đồ Gia Định 1815 với sông Bình Trị

Trước khi có tên gọi Bà Nghè, Thị Nghè thì tên rạch được người Khmer gọi là Prêk Kompon Lu, sau đó người Việt gọi là rạch Nghi Giang, rạch Bình Trị.[3] Theo nhà văn Sơn Nam trong cuốn Bến Nghé Xưa, kênh Nhiêu Lộc bắt nguồn từ khu vực Bầu Cát, quận Tân Bình. Nhiêu Lộc từng có nhiều nhánh nhỏ nhưng nay đã bị lấp như suối Trường Bình, rạch Cầu Huệ, rạch Bà Tiệm.[2] Theo Gia Định thành thông chí, "Sông Bình Trị (tục xưng là sông Bà Nghè ở đất tổng Bình Trị) phía bắc trấn ly từ sông Tân Bình quanh sau trấn ly qua cầu ngang, ngược dòng mà về phía Tây 4 dặm rưỡi thì đến cầu Cao Miên, chảy về phía Tây Bắc chừng hai dặm đến cầu Chợ Chiểu, chảy về phía Nam chừng 4 dặm đến cầu Phú Nhuận (tục danh xóm Kèo), 6 dặm rưỡi nữa đến cầu Huệ, tột nguồn đất hoang đầy đầm ao"[2][4]

Tên kênh Thị Nghè hay kênh Bà Nghè được đặt theo tên bà Nguyễn Thị Khánh, trưởng nữ của quan Khâm sai Chánh thống Vân trường hầu Nguyễn Cửu Vân, có chồng là thư ký mỗ, nên người đương thời gọi là bà Nghè. Bà Nguyễn Thị Khánh là người đã xây cầu qua kênh cho dân đi lại, nên cả cầu và dòng kênh đều được đặt theo tên bà.[3] Kênh được mô tả như sau trong Bài phú cổ Gia Định:[5]

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chảy qua cầu Kiệu, quận Phú Nhuận vào năm 1955. Khu Cù Lao nằm ở phía trên hình

Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải.
Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai...

Bà Nghè còn lập chợ Thị Nghè men theo bờ kênh, là nơi giao thương rộn rịp bậc nhất nhờ thuận tiện giao thông thủy lộ.[3] Năm 1771-1772, em trai bà là tướng Nguyễn Cửu Đàm đã xây Lũy Bán Bích kèo dài từ đầu rạch Thị Nghè đến rạch Bến Nghé.[6][3] Trước khi bị Pháp chiếm năm 1859, bên cạnh khu chợ sầm uất là các ụ đóng tàu chuyên đóng tàu chiến cho quân binh chúa Nguyễn ở bến rạch Thị Nghè.[3] Trong trận thành Gia Định, 1859, rạch Thị Nghè là nơi giao tranh giữa quân Pháp và quân nhà Nguyễn. Tàu chiến Pháp từ rạch Thị Nghè và sông Sài Gòn bắn đại bác cấp tập vào thành. Ngược lại, pháo trên thành dội xuống tàu địch đậu ở phía rạch Thị Nghè (vị trí Thảo Cầm Viên ngày nay).[7]

Thị Nghè là nơi chứng kiến nhiều trận đánh nảy lửa và đẫm máu trong thời chiến tranh Đông Dươngchiến tranh Việt Nam. Tại đường Trường Sa bên bờ kênh Thị Nghè hiện có đài và bia do ĐH Mỹ thuật TP.HCM thiết ghi công các chiến sĩ đã hy sinh ở mặt trận cầu Thị Nghè diễn ra từ ngày 23 tháng 9 đến 18 tháng 10, 1945. Bia được khánh thành ngày 24 tháng 8, 2014.[3][8] Trong thời kỳ trước 1975, đoạn kênh chảy qua quận Phú Nhuận dài khoảng 2km. Qua khỏi Miếu Nổi, con rạch rẽ hai nhánh gọi chung là Rạch Miễu, khoanh thành khu Cù Lao gần như hình vuông, rộng khoảng 7ha. Tại khu vực đường Phan Xích Long giao với đường Hoa Sứ ngày nay, chính quyền Mỹ cho lắp đặt cống hộp thoát nước kéo dài từ sân bay Tân Sơn Nhất đổ xuống kênh. Cống rộng hai người chui vào lọt, quanh năm nước chảy đen kịt, bốc mùi hôi thối.[9]

Từ giữa thập niên 60, rạch Thị Nghè, cùng với rạch Bến Nghé - Tàu Hủ, bắt đầu bị hàng vạn nhà dân lấn chiếm.[10] Sau 1975, việc cải tạo môi trường nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bị lãng quên trong gần 10 năm, và dòng kênh trở nên ô nhiễm nặng.[11]

Giao thông

Đường bộ

Hai con đường nằm dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được đặt theo tên 2 quần đảo trên Biển Đông mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền: đường Trường Sa bên tả ngạn và đường Hoàng Sa bên hữu ngạn. Trong đó, Trường Sa có chiều dài 8,3 km và Hoàng Sa có chiều dài 7,4 km.[12] Hai con đường này được bắt đầu được nâng cấp mở rộng vào ngày 2 tháng 2, 2012[13] và khánh thành vào ngày 18 tháng 8, 2012.[12][14]

Danh sách cầu qua kênh

STT Tên cầu Chiều dài (m) Loại cầu Tuyến đường Số làn đường Số chiều chạy Hướng
(nếu lưu thông 1 chiều)
Tình trạng hiện tại
1 Cầu số 1 42 Cầu bê tông đơn Út Tịch Lê Bình 2 1 Trường Sa - Hoàng Sa Đang lưu thông
2 Cầu số 2 35 Cầu bê tông đơn Phạm Văn Hai 2 1 Hoàng Sa - Trường Sa Đang lưu thông
3 Ông Tạ 23 Cầu bê tông đơn Phạm Văn Hai 2 2 Đã bị đập bỏ
4 Cầu số 3 37 Cầu bê tông đơn Phạm Văn Hai 2 1 Trường Sa - Hoàng Sa Đang lưu thông
5 Cầu số 4 40 Cầu bê tông đơn Bùi Thị Xuân 2 1 Hoàng Sa - Trường Sa Đang lưu thông
6 Sạn (Sập) 20 Cầu bê tông đơn Bùi Thị Xuân 2 2 Đã bị đập bỏ
7 Cầu số 5 43 Cầu bê tông đơn Đặng Văn Ngữ 2 1 Trường Sa - Hoàng Sa Đang lưu thông
8 Cầu số 6 46 Cầu bê tông đơn 2 2 Đang lưu thông
9 Bà Xép (Đen) 40 Cầu đường sắt Đường sắt Bắc Nam Đang lưu thông
10 Cầu số 7 48 Cầu bê tông đơn 2 2 Đang lưu thông
11 Cầu số 8 48 Cầu bê tông đơn và dầm đôi 2 2 Đang lưu thông
12 Trần Quang Diệu 64 Cầu bê tông đơn Trần Quang Diệu 2 2 Đang lưu thông
13 Cầu số 9 64 Cầu bê tông đơn 2 1 Hoàng Sa - Trường Sa Đang lưu thông
14 Lê Văn Sĩ (Trương Minh Giảng trước 1975) 66 Cầu bê tông đơn Lê Văn Sĩ Trần Quốc Thảo 4 2 Đang lưu thông [15]
15 Công Lý 186 Cầu hỗn hợp bê tông và sắt đôi Nguyễn Văn Trỗi Nam Kì Khởi Nghĩa 6 2 Đang lưu thông
16 Kiệu 67 Cầu bê tông đơn Phan Đình Phùng Hai Bà Trưng 4 2 Đang lưu thông
17 Trần Khánh Dư 70 Cầu Bailey tạm đơn Trần Khắc Chân 2 2 Đang lưu thông
18 Hoàng Hoa Thám 284 Cầu bê tông đơn 4 2 Đang lưu thông
19 Bông 59 Cầu bê tông đơn Đinh Tiên Hoàng 4 2 Đang lưu thông
20 Bùi Hữu Nghĩa (Sắt, Đa Kao) 103 Cầu bê tông đơn Bùi Hữu Nghĩa Nguyễn Văn Giai 4 2 Đang lưu thông
21 Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản, Xa Lộ... trước 1975) 135 Cầu bê tông đôi Điện Biên Phủ 8 2 Đang lưu thông
22 Thị Nghè 272 Cầu bê tông đơn Xô Viết Nghệ Tĩnh Nguyễn Thị Minh Khai 4 2 Đang lưu thông
23 Thị Nghè (Nguyễn Hữu Cảnh) 136 Cầu bê tông đôi Nguyễn Hữu Cảnh 8 2 Đang lưu thông
24 Ba Lăng 104 Cầu sắt đơn Đập bỏ

Đường thủy

Bến thuyền tại phường 7, quận 3 về đêm

Vào tháng 9, 2015, hai bến thuyền trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được đưa vào sử dụng. Hai bến này nằm tại phường Đa Kao, quận 1 (dưới chân cầu Điện Biên Phủ), và phường 7, quận 3 (gần chùa Chantaransay). Được khai thác bởi Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn, hai bến thuyền này là nơi tổ chức các tour du ngoạn kết hợp nghe đờn ca tài tử dọc theo kênh với chiều dài 4,5 km.[16][17]

Môi trường

Quá trình phục hồi

Giai đoạn 1 (xây trạm bơm) của dự án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè được khởi công xây dựng từ năm 2003, tại số 10 Nguyễn Hữu Cảnh (phường 19, quận Bình Thạnh) với tổng vốn đầu tư 18 triệu USD (8.600 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của Ngân hàng Thế giới là 5.252 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách Thành phố là 3.348 tỷ đồng và phải di dời tới 7.000 hộ dân) [18], công suất thiết kế đạt 480.000 m3/ngày. Trạm bơm này đã được đưa vào sử dụng từ tháng 7-2012 nhưng chỉ dừng lại ở việc thu gom (không xử lý) nước thải ở lưu vực kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghề, sau đó đổ ra sông Sài Gòn để giải quyết tình trạng ô nhiễm và ngập úng cho 7 quận trung tâm thành phố, gồm 1, 3, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp. Trạm bơm của dự án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè được đưa vào sử dụng từ tháng 7-2012 với nhiệm vụ thu gom nước thải[19].

Tuy nhiên, dự án này chỉ xây dựng bờ bao, nạo vét kênh, làm các tuyến cống thu gom nước thải. Toàn bộ hệ thống nước thải đô thị lâu nay vẫn thải trực tiếp ra kênh này dù đã được thu gom, nhưng chỉ xử lý sơ bộ, lược rác, sau đó bơm thẳng ra sông thông qua hệ thống cống ngầm dưới lòng kênh chứ chưa được xử lý theo đúng tiêu chuẩn. Bề mặt dòng kênh này trong xanh, cá tung tăng bơi lội được là nhờ nước sông vào ra theo thủy triều. Thực chất, dòng kênh đen trước đây vẫn còn “đang tồn tại” ở dạng cống ngầm, và những nguy hại đối với môi trường vẫn đang ngày càng nghiêm trọng.[18]

Phó giám đốc Công ty TNHH Môi trường Đô thị TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện trung bình hai ngày một lần, công nhân của công ty vớt khoảng hơn 9 tấn rác thải trên dọc tuyến kênh.[18]

2016

Vào tháng 5, trên 70 tấn cá chết được vớt lên từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè [20]. Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP, cho biết tình trạng cá chết từng xảy ra trong năm 2014 và 2015 (mỗi năm hai đợt) nhưng lần này cá chết dày đặc nhất so với từ trước đến nay: “Nguyên nhân ban đầu dẫn đến cá chết là ô nhiễm hữu cơ và khí độc do cơn mưa đầu mùa cuốn lượng ô nhiễm này ra kênh. Kết quả xét nghiệm nước nói trên cũng tương đồng so với những lần cá chết trước đây...phân tích mẫu nước mới đây thấy có thêm nhiều chỉ tiêu vượt chuẩn như: pH, nhiệt độ trong nước... góp phần làm cho cá chết nhiều hơn so với trước đây.”

Kết quả phân tích cho thấy nhiều chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép như: độ trong của nước nhỏ hơn 20 cm (quy định từ 30 cm trở lên), pH 8,7 - 9 (quy định 6,8 - 8,5), NH3 0,36 mg/lít (quy định nhỏ hơn 0,3 mg/lít)...

Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giải thích thêm rằng cá chết nhiều ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè do đầu nguồn tuyến kênh này được nối với hệ thống cống thoát nước từ nhiều khu vực của Q.Tân Bình. Môi trường nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dễ bị ô nhiễm do mưa đầu mùa kéo theo nước thải sinh hoạt, các chất dơ bẩn, thậm chí rác đổ dồn vào đoạn kênh này. Các đơn vị của sở đã dùng 25 tấn chế phẩm sinh học zeolite rải xuống các khu vực có cá chết nhằm giúp cải thiện môi trường nước trên kênh. Chế phẩm này giúp làm trong nước, lắng các chất cặn bã, hấp thu và phân hủy các chất ô nhiễm.[20][21]

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ 1,3 km đoạn kênh phía thượng lưu đã bị ngầm hóa.
  2. ^ a b c VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC –THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng - ThS. Nguyễn Bá Cường
  3. ^ a b c d e f Thị Nghè: Rạch, cầu, chợ đều đi vào lịch sử PHẠM ĐÌNH - Pháp Luật Online
  4. ^ Bài 1: Lịch sử hình thành địa danh kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
  5. ^ Hành trình xanh lại dòng kênh - Bài 1: Ký ức một dòng kênh
  6. ^ Chuyện về Lũy Bán Bích và người đầu tiên quy hoạch Sài Gòn Trung Sơn - Vnexpress
  7. ^ Khúc bi tráng trận chiến thành Gia Ðịnh 17-2 TS NGUYỄN MINH HÒA - Pháp Luật Online
  8. ^ Nhớ ngày người Sài Gòn tử thủ trên những cây cầu xưa Tùng Nguyên - Báo Dân Trí
  9. ^ ​Đường Phan Xích Long: Từ xóm nước đen đến phố ẩm thực TIẾN LONG - YẾN TRINH - Tuổi Trẻ Online
  10. ^ Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 như thế nào CHUNG HAI - Tuổi Trẻ Online
  11. ^ Dòng kênh trong ký ức ĐỖ VIẾT NGHIỆM - SGGP Online
  12. ^ a b Khánh thành công trình kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè - Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang
  13. ^ Mở rộng toàn tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa N.ẨN - Tuổi Trẻ Online
  14. ^ Khánh thành kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và đường Hoàng Sa, Trường Sa Hoàng Anh Tuấn - Báo Tin Tức
  15. ^ “Thông xe cầu Lê Văn Sỹ”. Báo Tuổi Trẻ. ngày 30 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  16. ^ Du lịch đường thủy 'chết lâm sàng' Hà Mai - Thanh Niên
  17. ^ Du lịch trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có gì lạ? TÚ UYÊN - Pháp Luật Online
  18. ^ a b c “Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: Nhức nhối nghịch cảnh đẹp mà không sạch”. kinhtevadubao. 25 tháng 5 năm 2016. Truy cập 27 tháng 5 năm 2016.
  19. ^ Công ty cổ phần nước, môi trường và hạ tầng kỹ thuật Sài Gòn
  20. ^ a b “Đổ 25 tấn hóa chất ngăn cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè”. Tuổi Trẻ Online. 19 tháng 5 năm 2016. Truy cập 28 tháng 5 năm 2016.
  21. ^ “14 tấn cá chết, Nhiêu Lộc - Thị Nghè khác các kênh khác”. Tuổi Trẻ Online. 18 tháng 5 năm 2016. Truy cập 26 tháng 5 năm 2016.