Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yên Bái (thành phố)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 218: Dòng 218:
[[Thể loại:Tỉnh lỵ Việt Nam]]
[[Thể loại:Tỉnh lỵ Việt Nam]]
[[Thể loại:Yên Bái]]
[[Thể loại:Yên Bái]]
[[Thể loại:Thành phố của Việt Nam]]

Phiên bản lúc 01:04, ngày 29 tháng 6 năm 2020

Yên Bái
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Yên Bái
Một con đường đi qua trung tâm thành phố Yên Bái
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhYên Bái
Phân chia hành chính9 phường, 6
Thành lập2002
Loại đô thịLoại III
Năm công nhận2001
Địa lý
Tọa độ: 21°42′2″B 104°52′28″Đ / 21,70056°B 104,87444°Đ / 21.70056; 104.87444
Yên Bái trên bản đồ Việt Nam
Yên Bái
Yên Bái
Vị trí thành phố Yên Bái trên bản đồ Việt Nam
Diện tích108,15 km² [1]
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng85.676 người
Thành thị71,85%
Nông thôn28,15%
Mật độ792 người/km²
Khác
Mã bưu chính331xx
Biển số xe21-B1-B2
WebsiteThành phố Yên Bái

Yên Báithành phố tỉnh lỵ của tỉnh Yên Bái, Việt Nam.

Địa lý

Thành phố Yên Bái nằm cạnh sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 183km, phía đông và đông bắc giáp huyện Yên Bình, phía tây và tây nam giáp huyện Trấn Yên. Thành phố rộng 108,15 km² và có 125.000 người (năm 2018) của gồm 18 dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số.

Dân cư của thành phố Yên Bái mang đặc trưng của cư dân thành thị vùng cao. Những năm đầu thế kỷ XX dân cư của thị xã Yên Bái thưa thớt. Người Kinh chiếm hầu như đa số, họ tập trung ở Bách Lẫm, Giới Phiên và thị xã Yên Bái với mật độ dân số là trên 10 người/km². Tuy nhiên, khi thực dân Pháp mở tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai và do chính sách tiểu đồn điền nên các luồng cư dân theo đường sông Hồng lên ngày một gia tăng, vì vậy dân số ở thị xã được tăng khá nhanh. Họ từ mạn Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Thái Bình lên sinh sống tại các vùng Bách Lẫm, Nam Cường. Trong dòng người nhập cư này phải kể thêm một số người từ các tỉnh miền xuôi lên đây khai thác lâm sản, buôn bán rồi ở lại luôn.

Ở vị trí nằm trên các tuyến đường giao thông huyết mạch thuỷ, bộ nên thành phố Yên Bái trở thành một trong những đầu mối thông thương quan trọng giữa miền ngược và miền xuôi. Đạo Phật, đạo Thiên Chúa đã thâm nhập vào đây từ rất sớm chứng tỏ đây là một vùng đất mở để đón nhận những khả năng và tiềm thức mới để thúc đẩy sinh hoạt và đời sống cộng đồng.

Khí hậu

Dữ liệu khí hậu của Yên Bái
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 29.6 34.8 35.5 36.9 40.0 39.3 39.8 39.6 37.3 37.2 33.1 30.8 40,0
Trung bình cao °C (°F) 19.2 19.9 23.0 27.0 31.2 32.5 32.6 32.5 31.5 28.6 25.2 21.7 27,1
Trung bình ngày, °C (°F) 15.7 16.8 19.7 23.5 26.7 28.0 28.1 27.8 26.6 24.1 20.6 17.3 22,9
Trung bình thấp, °C (°F) 13.6 14.8 17.8 21.1 23.7 25.0 25.2 24.8 23.6 21.3 17.8 14.5 20,3
Thấp kỉ lục, °C (°F) 3.3 5.1 6.8 11.0 16.8 18.6 19.5 18.3 16.9 11.3 6.8 2.9 2,9
Giáng thủy mm (inch) 33
(1.3)
45
(1.77)
75
(2.95)
131
(5.16)
219
(8.62)
291
(11.46)
310
(12.2)
364
(14.33)
283
(11.14)
180
(7.09)
66
(2.6)
27
(1.06)
2.024
(79,69)
Độ ẩm 87.5 88.3 89.1 88.2 84.4 84.7 85.6 86.2 85.3 85.4 84.8 85.0 86,2
Số ngày giáng thủy TB 14.9 17.2 21.2 21.2 16.9 16.8 18.8 18.4 14.3 12.4 9.4 9.1 190,6
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 52 39 44 70 149 149 168 178 174 148 121 104 1.397
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[2]

Lịch sử

Thành phố Yên Bái trong suốt chiều dài lịch sử đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa danh và địa giới hành chính. Thời các Vua Hùng, mảnh đất này nằm trong bộ Tân Hưng, thời phong kiến Bắc thuộc nằm trong vùng đất Tượng Quận, Giao Chỉ rồi Phong Châu. Đến thế kỷ XI (thời nhà Lý) thuộc Châu Đăng. Thế kỷ XV (đời Lê Thánh Tông) nằm trong lộ Quy Hoá thuộc tỉnh Hưng Hoá. Cuối thế kỷ XVI là một làng nhỏ bé trong tổng Bách Lẫm, phủ Quy Hoá thuộc tỉnh Hưng Hoá.

Ngày 15 tháng 4 năm 1888, thực dân Pháp phân chia các địa bàn từ Thanh Hóa trở ra Bắc thành 14 quân khu. Địa bàn thành phố Yên Bái ngày nay thuộc Quân khu Yên Bái.

Sau một thời gian, toàn quyền Đông Dương Jean-Marie de Lanessan đã ra Nghị định bãi bỏ các quân khu để thiết lập các đạo quan binh hoàn toàn nằm trong chế độ quân quản. Dưới đạo quan binh là các tiểu quân khu. Ngày 9 tháng 9 năm 1891, toàn quyền Đông Dương quy định đạo lỵ quan binh Yên Bái đặt tại xóm Đồng Thị, xóm Gò Cau tại làng Yên Bái, tổng Bách Lẫm huyện Trấn Yên. Đứng đầu đạo quan binh là một viên trung tá.

Ngày 11 tháng 4 năm 1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Yên Bái, tỉnh lỵ được đặt tại làng Yên Bái thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên. Thị xã Yên Bái được hình thành là trung tâm của tỉnh nằm ở chân đồn Cao - khu vực quân sự của thực dân Pháp (phường Nguyễn Phúc ngày nay) với diện tích chưa đầy 2 km². Năm 1905, một số làng thuộc tổng Bách Lẫm được đưa vào thị xã. Thị xã Yên Bái lúc đầu chỉ là một phố thuộc phủ Trấn Yên rồi dần dần hình thành 4 khu phố nhỏ là phố Hội Bình, Yên Lạc, Yên Hòa, Yên Thái (khu vực phường Hồng Hà ngày nay).

Tháng 7 năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, thị xã Yên Bái được tái lập và mở rộng. Ngày 7 tháng 4 năm 1956 theo Nghị định số 72/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tái lập thị xã Yên Bái. Đồng thời, thôn Lò Vôi thuộc xã Minh Bảo và xóm nhà thờ thuộc xã Nam Cường, huyện Trấn Yên được sáp nhập vào thị xã Yên Bái.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, ba tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ (trừ 2 huyện Bắc YênPhù Yên nhập vào tỉnh Sơn La) và Lào Cai hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, thị xã Yên Bái được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Hoàng Liên Sơn, gồm 4 phường: Hồng Hà, Minh Tân, Nguyễn Thái Học, Yên Thịnh.

Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 15-CP về việc phân vạch địa giới hành chính của một số xã thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn[3]. Theo đó, sáp nhập các xã Tuy Lộc, Nam Cường, Tân Thịnh và Minh Bảo của huyện Trấn Yên vào thị xã Yên Bái.

Ngày 6 tháng 6 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 101-HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính một số phường thuộc thành phố Yên Bái[4]. Theo đó:

  • Chia phường Hồng Hà thành hai phường Hồng Hà và Nguyễn Phúc
  • Chia phường Nguyễn Thái Học thành hai phường Nguyễn Thái Học và Yên Ninh
  • Chia phường Minh Tân thành hai phường Minh Tân và Đồng Tâm

Từ đó, thị xã Yên Bái có 7 phường và 4 xã trực thuộc.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Yên Bái được tái lập, thị xã Yên Bái trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Yên Bái.[5]

Năm 2001, thị xã Yên Bái được công nhận là đô thị loại III.

Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 05/2002/NĐ-CP thành lập thành phố Yên Bái trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Yên Bái.[6]

Ngày 4 tháng 8 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2008/NĐ-CP sáp nhập 6 xã: Văn Phú, Văn Tiến, Hợp Minh, Giới Phiên, Phúc Lộc, Âu Lâu thuộc huyện Trấn Yên vào thành phố Yên Bái.[7]

Ngày 12 tháng 12 năm 2013, chuyển 2 xã Nam CườngHợp Minh thành 2 phường có tên tương ứng.[8]

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Phúc Lộc vào xã Giới Phiên và sáp nhập xã Văn Tiến vào xã Văn Phú.[9]

Thành phố Yên Bái có 9 phường và 6 xã như hiện nay.

Hành chính

Thành phố Yên Bái có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Đồng Tâm, Hồng Hà, Hợp Minh, Minh Tân, Nam Cường, Nguyễn Phúc, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Yên Thịnh và 6 xã: Âu Lâu, Giới Phiên, Minh Bảo, Tân Thịnh, Tuy Lộc, Văn Phú.

Giao thông

Các tuyến đường chính của thành phố Yên Bái: Âu Cơ, Lê Trực, Trần Phú, Nguyễn Tất Thành, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Văn Cừ, Điện Biên, Quang Trung, Yên Ninh, Lý Thường Kiệt, Cao Thắng, Lê Chân, Thành Công, Lê Hồng Phong, Hòa Bình, Đại lộ Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Hòa Bình, Nguyễn Du, Ngô Minh Loan, Kim Đồng, Trương Quyền.

Các cây cầu tại thành phố Yên Bái: cầu Văn Phú, cầu Bách Lẫm, cầu Yên Bái và cầu Tuần Quán.

Chú thích

  1. ^ Nghị định số 87/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
  2. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ Quyết định 15-CP năm 1979 phân vạch địa giới hành chính của một số xã thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn
  4. ^ Quyết định 101-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, phường của huyện Trấn Yên và thị xã Yên Bái thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn
  5. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  6. ^ Nghị định 05/2002/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Yên Bái thuộc tỉnh Yên Bái
  7. ^ Nghị định 87/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
  8. ^ Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2013 Thành lập phường Nam Cường thuộc thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
  9. ^ Nghị quyết số 871/NQ-UBTVQH14

Liên kết ngoài


Trạm Tấu, Yên Bái