Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dòng sông Danube xanh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.20.101.115 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của HugoAWB
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 11: Dòng 11:


Trong cảm xúc ấy, "Dòng Danube xanh" xuất hiện giữa dòng ngất ngây của tình yêu.
Trong cảm xúc ấy, "Dòng Danube xanh" xuất hiện giữa dòng ngất ngây của tình yêu.

P/s: Đ!T MẸ ĐỨA NÀO VIẾT BÀI VỪA RỒI!!!
==Trình diễn==
==Trình diễn==
Lúc đầu bản nhạc trứ danh này được viết dành cho dàn [[hợp xướng]] với lời ca sáo rỗng do một nhà thơ địa phương viết<ref name="ReferenceB">http://www.nhaccodien.vn/tabId/70/ItemId/591/TGId/591/PreTabId/58/Default.aspx</ref>. Nhưng rồi nó được bỏ đi.
Lúc đầu bản nhạc trứ danh này được viết dành cho dàn [[hợp xướng]] với lời ca sáo rỗng do một nhà thơ địa phương viết<ref name="ReferenceB">http://www.nhaccodien.vn/tabId/70/ItemId/591/TGId/591/PreTabId/58/Default.aspx</ref>. Nhưng rồi nó được bỏ đi.

Phiên bản lúc 14:59, ngày 14 tháng 7 năm 2020

"Dòng Danube xanh" (tên đầy đủ là Bên dòng sông Danube xanh và đẹp, tiếng ĐứcAn der schönen blauen Donau) là bản waltz cực kỳ nổi tiếng của ông vua nhạc waltz Johann Strauss II. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1866. Nó là một trong những bản waltz hay nhất và là khuôn mẫu tiêu biểu cho kiểu waltz của triều đại waltz nhà Strauss.

Hoàn cảnh ra đời

Bản nhạc waltz có xuất phát từ mối tình không thể nào quên của chính Johann Strauss II.

Tác phẩm này ra đời khi Johann Strauss II đã có vợ. Vợ của nhà soạn nhạc dành cho ông một tình yêu vô bờ bến, tận tụy. Rồi một ngày, bà phát hiện ra chồng mình có một nhân tình trẻ trung.

Một buổi sáng, bà đến tìm cô nàng này. Trước khi mở cửa, cô háo hức vì tưởng nhân tình Strauss sẽ đến. Nhưng rồi cô cảm thấy lo lắng vì trước mặt cô là vợ của người đàn ông. Cô cứ nghĩ đến một cuộc đánh ghen khủng khiếp, ghê gớm sẽ đến với mình. Nhưng không, bà chỉ đến để cảm ơn người nhân tình của chồng mình và dặn chăm sóc chu đáo ông. Cô gái từ chỗ lo lắng đã bàng hoàng trước những lời nói đó. Cô gái ấy đã bật khóc, rồi chợt tỉnh ra, cố gắng đuổi theo người đàn bà cao thượng kia. Trong lúc ấy, người vợ của Strauss đã ra khỏi khách sạn, rồi bà không thể trụ được nữa. Bà ngã quỵ xuống. Nhìn thấy sự gục ngã ấy, cô nhân tình biết rằng không thể làm tổn thương trái tim người phụ nữ kia được nữa, liền xách vali ra đi.

Đúng lúc đó, Strauss đến khách sạn tìm cô nàng ấy. Ông gặp vợ mình ngất xỉu, lo lắng đưa bà tới bệnh viện. Bà vợ, khi tỉnh lại, đã nói lời xin lỗi vì tìm cố gái kia. Strauss lại tức tốc đến khách sạn, nhưng cô gái đã đi rồi. Ông đuổi theo thì tàu đã rời bến. Strauss ngẩn ngơ vì mọi thứ xảy ra, nhưng cũng cảm thấy rất hạnh phúc vì hai người phụ nữ ông yêu đều cao thượng và biết hy sinh.

Trong cảm xúc ấy, "Dòng Danube xanh" xuất hiện giữa dòng ngất ngây của tình yêu.

Trình diễn

Lúc đầu bản nhạc trứ danh này được viết dành cho dàn hợp xướng với lời ca sáo rỗng do một nhà thơ địa phương viết[1]. Nhưng rồi nó được bỏ đi.

Nét đẹp

Dòng Danube xanh đã làm mê đắm bao người nghe và cũng khiến những nhà soạn nhạc danh tiếng đương thời khâm phục. Trong trang đầu của bản nhạc, Johannes Brahms, nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức đã viết:

[cần dẫn nguồn]

Dòng Danube xanh đã củng cố thêm danh tiếng "vua nhạc waltz" của Johann Strauss II[1].

Âm thanh

Bản waltz Dòng Danube xanh

Lời Việt

Nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt cho nhạc phẩm này với tựa là Dòng sông xanh và được biết đến nhiều qua giọng hát của Thái Thanh.

Có một dị bản khác do nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ lời Việt qua giọng hát của ca sĩ Đoan Trang

Chú thích