Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đắk Lắk”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1: Dòng 1:
{{distinguish|Đăk La}}
{{Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam|tỉnh
{{Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam|tỉnh
| tên = Đắk Lắk
| tên = Đắk Lắk

Phiên bản lúc 13:54, ngày 19 tháng 7 năm 2020

Đắk Lắk
Tỉnh
Tỉnh Đắk Lắk
Biểu trưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
Tỉnh lỵthành phố Buôn Ma Thuột
Trụ sở UBNDSố 09 đường Lê Duẩn, Phường Tự An, Thành phố Buôn Ma Thuột
Phân chia hành chính1 thành phố, 1 thị xã, 13 huyện
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Ngọc Nghị
Chủ tịch HĐNDY Biêr Niê
Chánh án TANDNguyễn Duy Hữu
Viện trưởng VKSNDLê Quang Tiến
Địa lý
Tọa độ: 12°45′59″B 108°19′31″Đ / 12,766268°B 108,325195°Đ / 12.766268; 108.325195
Dak Lak in Vietnam.svgBản đồ tỉnh Đắk Lắk
Diện tích13.030,5 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng1.869.322 người [1]
Thành thị462.013 người (24,7%)
Nông thôn1.407.309 người (75,3%)
Mật độ146 người/km²
Dân tộcKinh, Ê Đê, M'Nông, Nùng, Tày, Thái, Dao
Khác
Mã hành chínhVN-33
Mã bưu chính63xxxx
Mã điện thoại0262
Biển số xe47
Website[1]

Đắk Lắk hay Darlac (theo tiếng M'nông Dak Lak [daːk laːk] (phát âm gần giống như "đác lác") nghĩa là "hồ Lắk", với dak nghĩa là "nước" hay "hồ",[2] đồng căn với Việt nước/nác, Khmer ទឹក tɨk) là một tỉnh có diện tích lớn thứ 4 nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam.

Năm 2018, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 9 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.919.200 người dân[3], số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 78.686 tỉ Đồng (tương ứng với 3,4175 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 41,00 triệu đồng (tương ứng với 1.781 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,82%.[4]

Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km, cách thành phố Đà Nẵng 647 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tách tỉnh Đăk Lăk thành hai tỉnh là Đăk LăkĐăk Nông[5]. Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại được thế giới công nhận.

Địa lý

Vị trí địa lý

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107°28'57"Đ- 108°59'37"Đ và từ 12°9'45"B - 13°25'06"B[6]. Tỉnh Đắk Lắk có vị trí địa lý:

Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk.

Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử chia tách và sáp nhập nên 9.300 ha nằm giữa xã Ea Trang (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) nằm trong diện tranh chấp để phân định địa giới hành chính giữa hai tỉnh.[8]

Điều kiện tự nhiên

Suối trong rừng Ea-so
Thác Dray K'nao ở M'Drak

Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc: nằm ở phía tây và cuối dãy Trương Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dòng sông chính. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng[9]. Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600–1800 mm.

Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước[7] với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn. Khoáng sản với trữ lượng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã được xác định là sét cao lanh, sét gạch ngói, ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác như vàng, phốt pho, than bùn, đá quý… có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh [10].

Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng trữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô. Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo như hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea sô[10]

Nạn phá rừng

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, năm 2017 tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn có hơn 720.000 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng hơn 526.000 ha, độ che phủ rừng đạt hơn 39,3% (tính cả cây cao su). Rừng được giao cho 15 công ty lâm nghiệp, 7 ban quản lý rừng đặc dụng, 4 ban quản lý rừng phòng hộ, 69 doanh nghiệp có chức năng quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, khoanh nuôi bảo vệ rừng và 1 phần giao cho UBND cấp huyện, cấp xã quản lý, Thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2017, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 1.407 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu 2.441,7 m3 gỗ và 717 phương tiện các loại, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 18,8 tỷ đồng. So với năm 2016, số vụ vi phạm lâm luật giảm 217 vụ, tuy số vụ giảm, nhưng những vụ phá rừng với quy mô lớn và táo bạo vẫn diễn ra

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng là do chính quyền địa phương có rừng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao trong quản lý bảo vệ rừng. Một số cán bộ, công chức trong lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu trách nhiệm, thậm chí bao che, tiếp tay cho lâm tặc nên còn sơ hở để các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm.[11]

Lịch sử

Đắk Lắk (còn ghi theo tiếng PhápDarlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương.

Từ DAK có những từ tương đồng như Dar, đạ, đà. Các từ này tương ứng với các từ chỉ nơi chốn như Đà Nẵng, Đà Lạt, Đạ Tẻn, Đak Hà....v.v....Từ Dak=Dar = Đạ = Đà có nghĩa như một vùng lãnh thổ xuất hiện trong vùng đất của quốc gia Chăm Pa cổ xưa. Ngoài ra từ (Dar = dak = Đạ = Đà) cũng có nghĩa là nước, nhưng nó không ám chỉ nước để uống hay sinh hoạt, đó là cái nhìn thực dụng của những người nghiên cứu không có chuyên môn. Nước ở đây là nói về một đất nước, vùng lãnh thổ, một dạng tiểu bang. Trong các nghiên cứu về Chăm Pa, một số nhận định của các nhà nghiên cứu cũng cho rằng Champa quản lí đất nước giống như các tiểu bang thời nay ở nước ngoài.

Từ LAK có từ tương đồng LAC. Theo các già làng ở vùng cao nguyên cũng cho rằng từ LAC là phiên âm của từ LẠCH. Theo dân gian thì người Lạch là các nhà buôn và trao đổi hàng hóa gốm xứ ở vùng cao nguyên (thương gia người dân tộc Lạch) trong thời Chăm Pa cổ. Các sử thi như sử thi Đăm Săn cũng nói về người Lạch.

Từ DAKLAK hay DARLAC hoặc ĐẠ LẠCH ý nói như vùng đất hay địa bàn mà người Lạch hay trao đổi hàng hóa tại đây.

Các công sứ Pháp từ 1900 - 1930 là:

  1. Leon Bourgeois (1899 - 1904)[12]
  2. Charles J. Bardin (1904 - 1905)
  3. Henri Besnard (1905[13] - 1909)
  4. Antoine G. Groslier (1909 - 1912)
  5. Louis Cottez (1912 - 1913)
  6. Leopold Sabatier (1913 - 1925[14][15])
  7. Paul E. Giran (1925 - 1931[16])
  8. Desteney (1931 - 1934; về sau làm Công sứ tỉnh Thừa Thiên[17])
  9. Henri Gerbinis (1935 - 1938)[18]....

Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đăk Lăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn hay bon), người Ê Đê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M'dhur có 120 làng, người M'Nông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đắk Lắk được chia làm 5 quận, gồm có Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, LắkM'Đrăk, dưới có 440 làng.

Ngày 15 tháng 4 năm 1950, Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đắk Lắk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.

Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đắk Lắk (được ghi là Darlac) có 5 quận, 21 tổng và 77 xã. Trong đó, Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng, Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng, Quận M'Đrak có 4 tổng, Quận Đak Song có 2 tổng và Quận Buôn Hồ có 4 tổng.

Ngày 23 tháng 1 năm 1959, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 24/NV, tách gần như toàn bộ quận Đak Song của tỉnh Darlac, lập ra tỉnh Quảng Đức. Như vậy tỉnh Darlac còn lại 4 quận. Sau đó quận M'Đrak lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh Khánh Hòa và một phần nhập vào tỉnh Phú Yên. Tháng 12 năm 1960, Chính phủ cách mạng chính thức thành lập tỉnh Quảng Đức dựa trên sự phân chia ranh giới của địch, lấy mật danh là B4.

Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuyển về Thuận Hiếu. Sau này lại bỏ cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã.

Dân số tỉnh Darlac 1967[19]
Quận Dân số
Ban Mê Thuột 95.664
Buôn Hồ 31.527
Lạc Thiện 19.456
Phước An 10.887
Tổng số 157.534

Tỉnh Đắk Lắk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh DarlacQuảng Đức, có diện tích lớn thứ hai Việt Nam sau tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Đắk Mil, Đắk Nông, Krông Búk, Krông Pắc, Lắk. Tỉnh chỉ lớn nhất nước khi tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách làm đôi, khi đó Đắk Lắk diện tích 19.800 km². Số huyện tăng dần cho đến 18 huyện.

Ngày 30 tháng 8 năm 1977, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông BúkEa Súp; chia huyện Krông Pắk thành 2 huyện: Krông PắkM'Đrăk.[20]

Ngày 3 tháng 4 năm 1980, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Ea H'leo.[21]

Ngày 19 tháng 9 năm 1981, thành lập huyện Krông Ana trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Pắk và thị xã Buôn Ma Thuột; chia huyện Krông Pắk thành 2 huyện: Krông Pắk và Krông Bông.[22]

Ngày 23 tháng 1 năm 1984, chia huyện Ea Súp thành 2 huyện: Ea SúpCư M'gar.[23]

Ngày 22 tháng 2 năm 1986, chia huyện Đắk Nông thành 2 huyện: Đắk NôngĐắk R'lấp.[24]

Ngày 13 tháng 9 năm 1986, thành lập huyện Ea Kar trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Krông PắkM'Đrăk.[25]

Ngày 9 tháng 11 năm 1987, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông BúkKrông Năng; thành lập huyện Krông Nô trên cơ sở tách một số xã thuộc các huyện Đắk Mil, Đắk NôngLắk.

Ngày 19 tháng 6 năm 1990, thành lập huyện Cư Jút trên cơ sở tách ra từ huyện Đắk Milthị xã Buôn Ma Thuột.[26]

Ngày 21 tháng 1 năm 1995, chuyển thị xã Buôn Ma Thuột thành thành phố Buôn Ma Thuột.[27]

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia huyện Ea Súp thành 2 huyện: Ea SúpBuôn Đôn.[28]

Ngày 21 tháng 6 năm 2001, thành lập huyện Đắk Song trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Đắk NôngĐắk Mil.[29]

Đến cuối năm 2002, tỉnh Đắk Lắk có tỉnh lị là thành phố Buôn Ma Thuột và 18 huyện: Buôn Đôn, Cư Jút, Cư M'gar, Đắk Mil, Đắk Nông, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Nô, Krông Pắk, Lắk, M'Đrắk.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/QH.11[30], tỉnh Đăk Lăk tách thành hai tỉnh mới là Đăk LăkĐăk Nông, nên số huyện giảm xuống còn 12[31]:

Ngày 28 tháng 2 năm 2005, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại II.[32]

Ngày 27 tháng 8 năm 2007, chia huyện Krông Ana thành 2 huyện: Krông AnaCư Kuin.[33]

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, thành lập thị xã Buôn Hồ trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Búk.[34]

Tỉnh Đắk Lắk có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện như ngày nay.

Ngày 9 tháng 2 năm 2010, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận là là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.[35]

Hành chính

Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, với 184 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 20 phường, 12 thị trấn và 152 xã.[36]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Đắk Lắk[36][37][38]
Tên
Dân số (2019)
Hành chính
Thành phố (1)
Buôn Ma Thuột
502.170
13 phường, 8 xã
Thị xã (1)
Buôn Hồ
127.920
7 phường, 5 xã
Huyện (13)
Buôn Đôn
70.650
7 xã
Cư Kuin
103.842
8 xã
Cư M'gar
173.024
2 thị trấn, 15 xã
Ea H'leo
128.347
1 thị trấn, 11 xã
Tên
Dân số (2019)
Hành chính
Ea Kar
150.895
2 thị trấn, 14 xã
Ea Súp
67.120
1 thị trấn, 9 xã
Krông Ana
95.210
1 thị trấn, 7 xã
Krông Bông
100.900
1 thị trấn, 13 xã
Krông Búk
63.850
7 xã
Krông Năng
124.577
1 thị trấn, 11 xã
Krông Pắc
207.226
1 thị trấn, 15 xã
Lắk
77.390
1 thị trấn, 10 xã
M'Đrắk
85.080
1 thị trấn, 12 xã

Kinh tế - xã hội

Kinh tế

Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về [du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước[39]. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...

Quảng trường trung tâmthành phố Buôn Ma Thuột

Năm 2016, Đánh giá về việc thực hiện 18 chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2016 cho thấy, có 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, nổi bật nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) khoảng 44.571 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch; tăng trưởng kinh tế 7,02%. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản đạt 44,81%; công nghiệp - xây dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68% (kế hoạch năm 2016 tương ứng là: 43 - 44%, 16 - 17%, 36 - 37%).

-Ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 18.892 tỷ đồng, bằng 107,6% KH, tăng trưởng 4,25% (KH: 17.559 tỷ đồng, tăng 3,5-4%). Giá trị sản xuất của các loại cây trồng lâu năm và hằng năm trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 250,4 tỷ đồng, tương ứng giá trị tăng thêm 118 tỷ đồng

-Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.100 tỷ đồng, bằng 97,6% kế hoạch do HĐND tỉnh giao (kế hoạch: 4.200 tỷ đồng) và đạt 120,2% kế hoạch Trung ương giao (kế hoạch: 3.671 tỷ đồng), tăng 20,2% so với thực hiện năm 2015

-Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2016 thực hiện 13.750 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2015, đạt 108,2% kế hoạch.

Phấn đấu năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đề ra chỉ tiêu: Tổng sản phẩm xã hội đạt khoảng 51.480 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 7,8-8%, thu nhập bình quân đầu người 41 triệu đồng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội 27.720 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 600 triệu USD, thu ngân sách nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng.

Giáo dục

Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk có 695 trường học ở cấp phổ, trong đó có Trung học phổ thông có 53 trường, Trung học cơ sở có 221 trường, Tiểu học có 417 trường và 5 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 235 trường mẫu giáo[40]. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Đắk Lắk cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[40].

Danh sách các trường Trung học Phổ thông

Stt Mã trường Tên trường Stt Mã trường Tên trường
1
001
Sở Giáo dục - Đào tạo Đăk Lăk
38
038
Trung học Phổ thông Lê Hữu Trác
2
002
Trung học Phổ thông Buôn Ma Thuột
39
039
Trung học Phổ thông Trần Nhân Tông
3
003
Trung học Phổ thông Chu Văn An
40
040
Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn
4
004
Trung học Phổ thông Quang Trung
41
041
Trung tâm Giáo dục từ xa M’Drăk
5
005
Trung học Phổ thông Trần Phú
42
042
Trung tâm Giáo dục từ xa Ea Kar
6
006
Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng
43
043
Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng
7
007
Trung Tâm Giáo dục từ xa Đắk Lắk
44
044
Trung tâm Giáo dục từ xa Krông Bông
8
008
Trung học Phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm
45
045
Trung tâm Giáo dục từ xa Buôn Ma Thuột
9
009
Trung học Phổ thông Lê Hồng Phong
46
046
Trung học Phổ thông Hùng Vương
10
010
Trung học Phổ thông Buôn Hồ
47
047
Trung cấp dạy nghề Đăk Lăk
11
011
Trung học Phổ thông Cư M’Gar
48
048
Cao đẳng Nghề Thanh niên Dân tộc, Đăk Lăk
12
012
Trung học Phổ thông Krông Ana
49
049
Trung học Phổ thông Phú Xuân
13
013
Trung học Phổ thông Việt Đức
50
050
Trung học Phổ thông Phan Chu Trinh
14
014
Trung học Phổ thông Phan Bội Châu
51
051
Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ
15
015
Trung học Phổ thông Ngô Gia Tự
52
052
Trung học Phổ thông Lý Tự Trọng
16
016
Trung học Phổ thông Trần Quốc Toản
53
053
Trung tâm Giáo dục từ xa Buôn Đôn
17
017
Trung học Phổ thông Krông Bông
54
054
Trung tâm Giáo dục từ xa Ea Súp
18
018
Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành
55
055
Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đắk Lắk
19
019
Trung học Phổ thông Ea H’leo
56
056
Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk
20
020
Trung học Phổ thông huyện Lăk
57
057
Trường Văn Hóa 3
21
021
Trung học Phổ thông Ea Sup
58
058
Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú Tây Nguyên
22
022
Trung học Phổ thông Hồng Đức (Buôn Ma Thuột)
59
059
Trung học Phổ thông Thực hành Cao Nguyên
23
023
Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi
60
060
Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ
24
024
Trung học Phổ thông Chuyên Nguyễn Du
61
061
Trung học Phổ thông Nguyễn Văn Cừ
25
025
Trung học Phổ thông Cao Bá Quát
62
062
Trung học Phổ thông Lê Duẩn
26
026
Trung học Phổ thông Phan Đình Phùng
63
063
Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai
27
027
Trung học Phổ thông Buôn Đôn
64
064
Trường năng khiếu Thể dục Thể thao
28
028
Trung tâm Giáo dục từ xa Krông Ana
65
065
Trung học Phổ thông Phan Đăng Lưu
29
029
Trung tâm Giáo dục từ xa Krông Pắk
66
066
Trung học Phổ thông Trường Chinh
30
030
Trung tâm Giáo dục từ xa Buôn Hồ
67
067
Trung học Phổ thông Trần Quang Khải
31
031
Trung tâm Giáo dục từ xa huyện Lăk
68
068
Trung học Phổ thông Nguyễn Thái Bình
32
032
Trung tâm Giáo dục từ xa Cư M’Gar
69
069
Trung học Phổ thông Trần Đại Nghĩa
33
033
Trung tâm Giáo dục từ xa Ea H’Leo
70
070
Trung tâm Giáo dục từ xa Cư Kuin
34
034
Trung tâm Giáo dục từ xa Krông Năng
71
071
Trung học Phổ thông Phạm Văn Đồng
35
035
Trung học Phổ thông Hai Bà Trưng
72
072
Trung học Phổ thông Ea Rốk
36
036
Trung học Phổ thông Nguyễn Công Trứ
73
073
Trung học Phổ thông Trần Hưng Đạo
37
037
Trung học Phổ thông Y Jut

Trường Đại Học / Cao đẳng

Dân cư

Năm Số dân
(người)
Năm Số dân
(người)
Năm Số dân
(người)
Năm Số dân
(người)
1995
1.398.300
2000
1.860.900
2005
1.658.500
2010
1.754.400
1996
1.501.800
2001
1.912.200
2006
1.677.800
2011
1.771.800
1997
1.605.100
2002
1.954.500
2007
1.696.600
2014
1.834.800
1998
1.703.100
2003
1.995.600
2008
1.715.100
2015
1.850.000
1999
1.793.400
2004
1.635.600
2009
1.735.700
2016
1.874.500
2019
1.869.322

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt 1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km²[41] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 462.013 người, chiếm 24,7% dân số toàn tỉnh[42], dân số sống tại nông thôn đạt 1.407.309 người, chiếm 75,3% dân số[43]. Dân số nam đạt 942.578 người[44], trong khi đó nữ đạt 926.744 người[45]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,75 ‰[46] Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Nguyên với hơn 1,8 triệu dân.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Đắk Lắk có 13 Tôn giáo khác nhau chiếm 577.920 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo với 265.760 người, thứ hai là Đạo Tin Lành với 181.670 người, thứ ba là Phật giáo với 126.660, thứ tư là Đạo Cao Đài có 3.572 người, cùng với các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 162 người, Hồi giáo có 65 người, Bửu sơn kỳ hương có 23 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có ba người, Bahá'í có hai người, ít nhất là Minh Sư Đạo, Minh Lý ĐạoĐạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa mỗi đạo có một người[47].

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là Người Ê Đê có 298.534 người, thứ ba là Người Nùng có 71.461 người, thứ tư là Người Tày có 51.285 người. Cùng các dân tộc ít người khác như M'nông có 40.344 người, Người Mông có 22.760 người, Người Thái có 17.135 người, Người Mường có 15.510 người[47]...

Văn hóa

Bến nước Kodung

Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M'Nông...như các đàn đá, đàn T'rưng, đàn k'lông pút... Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Các lễ hội đáng chú ý gồm có Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng Bến nước, Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức đều đặn hàng năm như một truyền thống. Các Di tích lịch sử tại Đắk Lắk như Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Khu Biệt điện Bảo Đại, Toà Giám mục tại Đắk Lắk, Hang đá Đắk TurTháp Yang Prong...

Y tế

Đắk Lắk là trung tâm về Y tế vùng Tây Nguyên. Với một số bệnh viện lớn cấp Vùng như Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên với quy mô 800 giường bệnh nội trú. Với nỗ lực của các Y - Bác sĩ, bệnh viện đã hạn chế được một phần về tình trạng bệnh nhân cấp cứu phải chuyển tuyến đến các bệnh viện tuyến trên như: Bệnh viện Chợ Rẫy (Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đà Nẵng (Đà Nẵng), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Du lịch

Du khách đi voi ở hồ Lắk

Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông Kmar, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo[48]

Giao thông

Nhà ga sân bay‎ Buôn Ma Thuột

Tỉnh Đắk Lắk có Sân bay Buôn Ma Thuột tuyến từ Buôn Ma Thuột đến các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Cần Thơ Ngoài ra, 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước và Bình Dương...Song song với biên giới Campuchia có quốc lộ 14C. Quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 26 từ Đắk Lắk đi Tỉnh Khánh Hòa, nối với quốc lộ 1A tại thị trấn Ninh Hoà, huyện Ninh Hoà, Tỉnh Khánh Hòa. Quốc lộ 29 nối thị xã Buôn Hồ với tỉnh Phú Yên tại cảng Vũng Rô.

Hình ảnh

Trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột về đêm
Toàn cảnh khu vực chợ Thành phố Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao

Tham khảo

  1. ^ “Niên giám thống kê tóm tắt 2017”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. tr. 50. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
  2. ^ “Mon-Khmer Etymological Dictionary”.
  3. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam”. Tổng cục Thống Kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 09 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  4. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Đắk Lắk năm 2018”. UBND tỉnh Đắk Lắk. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  5. ^ Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/QH.11, tách tỉnh Đăk Lăk thành hai tỉnh mới là Đăk Lăk và Đăk Nông, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.
  6. ^ Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, Cổng thông tin điện tử Tỉnh Đắk Lắk.
  7. ^ a b Phía Tây Đắk Lắk giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  8. ^ “Gấp rút xác định ranh giới Đắk Lắk - Khánh Hòa”.
  9. ^ Giới thiệu sơ lược về tỉnh Đắk Lắk, Website tỉnh Đắk Lắk.
  10. ^ a b Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  11. ^ “Nạn phá rừng ở Tây Nguyên vẫn tiếp diễn”. nhandan. 5 tháng 11 năm 2014. Truy cập 16 tháng 5 năm 2016.
  12. ^ Louis Victor Bourgeois, công sứ Pháp đầu tiên ở Đắc Lắc (lúc đó Đắc Lắc thuộc Lào, năm 1904 thì thuộc về Việt Nam), cai trị tỉnh này từ năm 1899 - 1904. Bộ máy cai trị Đắc Lắc khá đơn giản, ngoài ông ta (Công sứ Bourgeois) thì còn có phó công sứ de Blakovitch; chỉ huy lính bản xứ Henry. Bourgeois là tên thực dân Pháp cáo già, lên Tây Nguyên vào những năm 90 của thế kỷ XIX; năm 1890, Bourgeois đã lần lượt thu phục các tù trưởng Khumjunop (vua săn voi nổi tiếng ở Bản Đôn), Ama Y Thuột, Ama Jhao (thất bại)... Ngày 2/11/1899, Bourgeois lập ra hạt đại lý khu vực Bản Đôn làm nơi thí điểm để bình định các dân tộc Edeh, M’nông (nhóm Kpă và Bih) vùng hạ lưu sông Krông Ana và sông Krông Nô...nhưng thất bại. Năm 1900, cuộc nổi dậy của N’Trang Gưh, người Bih chống lại Bourgeois làm tên này phải đối phó rất vất vả (1900 - 1914)
  13. ^ Năm cai trị của tên công sứ Besnard căn cứ theo "Monographie de la Province du Darlac (1930)" của A. Monfleur, p. 13 và "Lịch sử di tích cách mạng nhà ngục Đắk Mil", tr. 26
  14. ^ Leopold Sabatier, công sứ Pháp ở Đắc Lắc từ năm 1914 - 1925. Thời gian đầu khi cai trị, Sabatier đón tiếp Henri Maitre (Tham biện hạng nhất, đóng ở Peksa). Ông ta liên tiếp đem quân chống phá các cuộc khởi nghĩa của N'Trang Lơng, cưới một người vợ Tây Nguyên (có chỗ ghi là người Lào) là Sao Nhuôn; ra thông tri về cai trị vùng Mọi (cho người dân tộc làm rưộng nước trên nương rẫy, trồng cây ăn quả). Trong Cuộc thương nghị của lời thề, ông lệnh cho các già làng làm ruộng (có trồng ngô và khoai) theo kế hoạch đã được định ra của Sabatier: "Ông công sứ "Những kẻ đầu cá kroa và đầu cá kenh cứng cổ, ta đã nói cho cac ngươi phải làm như thế nào. Tuy cac ngươi chỉ là những con trâu, ta vẫn muốn cứu các ngươi, nhưng ta sẽ làm cho những kẻ không nghe lời ta phải hối hận. Ta ra lệnh cho các ngươi làm ruộng vụ hè khắp nơi, ở nơi có đầm lầy và đất thấp có thể tưới nước. Các ngươi chặn dòng sông khắp nơi ở những nơi có thể. Trên bờ các ngươi làm ruộng trồng ngô và khoai để thu hoạch và phơi khô dành cho mùa ian mdé phùn (10)[…]" Ta ra lệnh cho các ngươi làm ruộng vụ hè. Ta ra lệnh cho các ngươi cày chứ không phải là dẫm đất. Ta nói với các ngươi chỉ một người với chỉ một con trâu kéo cày, sẽ làm ít vất vả hơn công việc của mười người và mười con trâu giẫm đất. Ngươi, Y Bak, được người ta gọi là "Vua của thóc lúa", đó là gì? Ta cấm người ta gọi ngươi như vậy, nếu không để chế diễu ngươi mà biết bao ruộng lúa không được cày xới. Ta sẽ đưa cho các ngươi hai mươi cái cày. Y Đê, Y Đjut và Y Đong đã học ở Huế, sẽ bày cho các ngươi cách làm và cách dùng. Các ngươi có nghe thấy không? Các tù tưởng Đã nghe rồi. Hây. Công sứ Các ngươi có hiểu không? Các tù trưởng Sao chúng tôi không hiểu. Hây. Công sứ Nếu các ngươi hiểu, thì năm nay sẽ không có nạn đói. Nếu trong một làng, ta thấy một người gầy, ta sẽ bỏ tù chủ làng. Chưa hết đâu. Ta sẽ phát cho các ngươi mười nghìn cây cà phê, năm nay ta sẽ phân phát ba mươi nghìn. Ta đã nói với các ngươi, mỗi dầu dân đinh phải trồng mười cây cà phê"" Ông cũng là người sưu tầm, soạn thảo ra Luật tục Êđê gồm 236 điều với khoảng trên dưới 8.000 câu. Cuối thời cai trị của mình, ông đã ra lệnh tuyệt cấm người Việt lên lập nghiệp ở Darlac với chủ trương cực đoan "đất Tây Nguyên của người Tây Nguyên", rồi lại vận động khâm sứ Trung Kỳ là Pierre Pasquier áp dụng chung chính sách này cho toàn cao nguyên Trung phần. Chính vì quá độc quyền vùng Tây Nguyên nên ông ta bị nhân dân phản đối. Cuộc biểu tình của người Ê Đê do Y Jut lãnh đạo đã buộc Pháp phải đuổi ông ta về nước (10/1925). Giran lên thay.
  15. ^ “Monographie de la province du Darlac 1931 — Bộ sưu tập Sách Đông Dương”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  16. ^ Giran, tên đầy đủ là Paul Giran, ông này thay Leopold Sabatier làm Công sứ tỉnh Đắc Lắc khi ông này (tức Sabatier) bị Tổng thanh tra Đông Dương đuổi do có hành động miệt thị dân Thượng (đấu tranh của nhân dân Edeh do thầy giáo Y Jut lãnh đạo (1925)). Dưới thời Công sứ Giran, Pháp cho xây dựng Tòa Công sứ Đắc Lắc (1926 - 1927) và tiếp tục đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp, nhất là khởi nghĩa N'Trang Lơng.
  17. ^ “LƯỢC SỬ GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  18. ^ “LƯỢC SỬ GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT”. Truy cập 10 tháng 8 năm 2016.
  19. ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.
  20. ^ Quyết định 230-CP năm 1977 về việc chia huyện Krông Buk thành huyện Krông Buk và huyện Ea Sup và chia huyện Krông Pắk thành huyện Krông Pắk và huyện M'Đrắk thuộc tỉnh Đắk Lắk
  21. ^ Quyết định 110-CP năm 1980 về việc chia huyện Krông Buk thành hai huyện, huyện Krông Buk và huyện Ea H'Leo và thành lập một số xã mới của huyện Ea Súp thuộc tỉnh Đắk Lắk
  22. ^ Quyết định 75-HĐBT năm 1981 phân vạch địa giới của huyện và thị xã Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk
  23. ^ Quyết định 15-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới huyện Ea Sup thuộc tỉnh Đắk Lắk
  24. ^ Quyết định 19-HĐBT năm 1986 về việc chia huyện Đăk Nông thành hai huyện Đăk Nông và huyện Đăk R'lấp thuộc tỉnh Đắk Lắk
  25. ^ Quyết định 108-HĐBT năm 1986 về việc thành lập huyện Ea Kar thuộc tỉnh Đắk Lắk
  26. ^ Quyết định 227-HĐBT năm 1990 thành lập huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đắk Lắk
  27. ^ Nghị định 08/CP năm 1995 về việc thành lập thành phố Buôn Ma Thuột và điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố với các huyện Cư Jút, Ea Súp, Krông Pắk thuộc tỉnh Đắk Lắk
  28. ^ Nghị định 61-CP năm 1995 về việc chia xã và thành lập huyện mới thuộc tỉnh Đắk Lắk
  29. ^ Nghị định 30/2001/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đắk Nông và huyện Đắk Mil để thành lập huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Lắk
  30. ^ “NGHỊ QUYẾT 22/2003/QH.11 VỀ VIỆC CHIA VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ TỈNH”.
  31. ^ Ban hành Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, Trang Khánh Hòa
  32. ^ Quyết định 38/2005/QĐ-TTg công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại II do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  33. ^ Nghị định 137/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc các huyện: Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M'Drắk, Ea H'Leo; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Ana để thành lập huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
  34. ^ Nghị định 07/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Krông Búk, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Búk để thành lập thị xã Buôn Hồ và thành lập các phường trực thuộc thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
  35. ^ Quyết định 228/QĐ-TTg năm 2010 công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  36. ^ a b Đơn vị hành chính, Đất đai và Khí hậu Niên giám thống kê 2011, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  37. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam
  38. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  39. ^ Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, Trang thông tin lễ hội cà phê.
  40. ^ a b Thống kê về Giáo dục Việt Nam, Niên giám thống kê 2011, Theo tổng cục thống kê Việt Nam
  41. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  42. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  43. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  44. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  45. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  46. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  47. ^ a b Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  48. ^ Tính đến ngày 31/12/2000, toàn tỉnh có 23 di tích lịch sử cách mạng, 2 di tích lịch sử văn hoá, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Liên kết ngoài