Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi của Hànquocthoaikkkkkk (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 57: Dòng 57:
Theo Hiệp định Paris, thì Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một trong hai chính thể (nhà nước) tồn tại ở miền Nam Việt Nam, và là một trong ba chính thể trên quốc gia Việt Nam.
Theo Hiệp định Paris, thì Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một trong hai chính thể (nhà nước) tồn tại ở miền Nam Việt Nam, và là một trong ba chính thể trên quốc gia Việt Nam.


Tính đến 24/1/1976,đã 90 nước công nhận quan hệ ngoại giao với chính thể này.Chính thể này tham gia ký [[Hiệp định Paris 1973]] với tư cách là một bên tham chiến. Chính phủ này tiếp quản các lãnh thổ thuộc kiểm soát của [[Việt Nam Cộng hòa]] sau [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975]]. Ngày [[2 tháng 7]] năm [[1976]], Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] thống nhất thành [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam]].
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được một số quốc gia công nhận. Chính thể này tham gia ký [[Hiệp định Paris 1973]] với tư cách là một bên tham chiến. Chính phủ này tiếp quản các lãnh thổ thuộc kiểm soát của [[Việt Nam Cộng hòa]] sau [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975]]. Ngày [[2 tháng 7]] năm [[1976]], Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] thống nhất thành [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam]].


==Thành lập==
==Thành lập==
Trước khi thành lập Chính phủ, các vùng do cách mạng kiểm soát đặt dưới sự quản lý của các Ủy ban nhân dân tự quản, sau là Ủy ban nhân dân giải phóng rồi Ủy ban nhân dân cách mạng. Đứng trước yêu cầu phải có một chính quyền Trung ương, Đảng Lao động Việt Nam chủ trương thành lập một chính phủ lâm thời. Một cuộc họp của các lãnh đạo Trung ương Cục gồm các ông Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh và Thường vụ TW Cục với đại diện Mặt trận ông Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát được tổ chức. Sau đó ông Phạm Hùng đi họp Bộ Chính trị ngoài Bắc xin ý kiến Trung ương. Sau khi được TW cho ý kiến, công tác tổ chức trực tiếp do ông Phạm Hùng và Nguyễn Văn Linh đảm nhiệm. Một hội nghị liên tịch giữa Thường trực TW Mặt trận Dân tộc giải phóng và Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình cũng được tổ chức để bàn về tổ chức Đại hội<ref>Chung một bóng cờ, Nhà xuất bản CTQG, H.1993, tr.493</ref>. Theo Chỉ thị 13/CTLT ngày 15-5-1968 của Trung ương Cục chỉ đạo thành lập chính quyền các cấp thì chính quyền một mặt phải bảo đảm tính chất chuyên chính của nó, mặt khác phải thể hiện tính chất rộng rãi, để "tiến hành triệt để cách mạng dân tộc dân chủ đến thắng lợi hoàn toàn, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc, và sau này sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội"<ref>Chung một bóng cờ, Nhà xuất bản CTQG, H.1993, tr.412</ref>
Trước khi thành lập Chính phủ, các vùng do cách mạng kiểm soát đặt dưới sự quản lý của các Ủy ban nhân dân tự quản, sau là Ủy ban nhân dân giải phóng rồi Ủy ban nhân dân cách mạng. Đứng trước yêu cầu phải có một chính quyền Trung ương, Đảng Lao động Việt Nam chủ trương thành lập một chính phủ lâm thời. Một cuộc họp của các lãnh đạo Trung ương Cục gồm các ông Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh và Thường vụ TW Cục với đại diện Mặt trận ông Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát được tổ chức. Sau đó ông Phạm Hùng đi họp Bộ Chính trị ngoài Bắc xin ý kiến Trung ương. Sau khi được TW cho ý kiến, công tác tổ chức trực tiếp do ông Phạm Hùng và Nguyễn Văn Linh đảm nhiệm. Một hội nghị liên tịch giữa Thường trực TW Mặt trận Dân tộc giải phóng và Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình cũng được tổ chức để bàn về tổ chức Đại hội<ref>Chung một bóng cờ, Nhà xuất bản CTQG, H.1993, tr.493</ref>. Theo Chỉ thị 13/CTLT ngày 15-5-1968 của Trung ương Cục chỉ đạo thành lập chính quyền các cấp thì chính quyền một mặt phải bảo đảm tính chất chuyên chính của nó, mặt khác phải thể hiện tính chất rộng rãi, để "tiến hành triệt để cách mạng dân tộc dân chủ đến thắng lợi hoàn toàn, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc, và sau này sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội"<ref>Chung một bóng cờ, Nhà xuất bản CTQG, H.1993, tr.412</ref>
Từ ngày [[6 tháng 6|6]]-[[8 tháng 6|8/6]]/[[1969]], Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam, mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam do Luật sư [[Trịnh Đình Thảo]] làm Chủ tịch, là nòng cốt, đã bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam do Kiến trúc sư [[Huỳnh Tấn Phát]] làm Chủ tịch, và Hội đồng Cố vấn Chính phủ do Luật sư [[Nguyễn Hữu Thọ]] làm Chủ tịch. Đại hội do ông Nguyễn Hữu Thọ và Trịnh Đình thảo chủ trì. Đại diện Đảng tham dự là ông Nguyễn Văn Linh. Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ [[Tháng sáu|tháng 6]]/[[1969]] đến cuối năm [[1975]], đã có hơn 50 nước trên thế giới (trong đó có nhiều nước [[Chủ nghĩa tư bản|Tư bản chủ nghĩa]]) công nhận và lập quan hệ ngoại giao <ref>[http://119.15.167.94/qdndsite/vi-VN/61/43/tap-chi-quoc-phong-toan-dan/su-menh-lich-su-cua-chinh-phu-cach-mang-lam-thoi-cong-hoa-mien-nam-viet-nam-trong-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc/80716.html Sứ mệnh lịch sử của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước]</ref>. 24/1/1976, [[Kuwait]] thiết lập quan hệ ngoại giao với chính thể này.
Từ ngày [[6 tháng 6|6]]-[[8 tháng 6|8/6]]/[[1969]], Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam, mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam do Luật sư [[Trịnh Đình Thảo]] làm Chủ tịch, là nòng cốt, đã bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam do Kiến trúc sư [[Huỳnh Tấn Phát]] làm Chủ tịch, và Hội đồng Cố vấn Chính phủ do Luật sư [[Nguyễn Hữu Thọ]] làm Chủ tịch. Đại hội do ông Nguyễn Hữu Thọ và Trịnh Đình thảo chủ trì. Đại diện Đảng tham dự là ông Nguyễn Văn Linh. Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ [[Tháng sáu|tháng 6]]/[[1969]] đến cuối năm [[1975]], đã có hơn 50 nước trên thế giới (trong đó có nhiều nước [[Chủ nghĩa tư bản|Tư bản chủ nghĩa]]) công nhận và lập quan hệ ngoại giao <ref>[http://119.15.167.94/qdndsite/vi-VN/61/43/tap-chi-quoc-phong-toan-dan/su-menh-lich-su-cua-chinh-phu-cach-mang-lam-thoi-cong-hoa-mien-nam-viet-nam-trong-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc/80716.html Sứ mệnh lịch sử của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước]</ref>.


Các chính phủ công nhận Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam trong nửa đầu [[Tháng năm|tháng 5]]/[[1975]] gồm: [[Thái Lan]], [[Thụy Điển]], [[Phần Lan]], [[Ấn Độ]], [[Đan Mạch]], [[Pakistan]], [[Jamaica]], [[Síp]], [[Chính phủ Liên hiệp Dân tộc Lâm thời Lào]], [[Nigeria]], [[Kuwait]], [[Nhật Bản]], [[Úc]], [[Nepal]], [[New Zealand]], [[Anh]], [[Ý]], [[Pháp]], [[Bỉ]], [[Canada]]; ngày [[18 tháng 5|18]] là [[Jordan]] và [[Ấn Độ]] lập quan hệ ngoại giao. Ngày [[25 tháng 6|25/6]]/[[1975]] lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Canada.Tính đến tháng 10/1975,có ít nhất 75 nước công nhận chính thể này và tiếp tục cho đến khi tái thống nhát Việt Nam 2/7/1976.
Các chính phủ công nhận Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam trong nửa đầu [[Tháng năm|tháng 5]]/[[1975]] gồm: [[Thái Lan]], [[Thụy Điển]], [[Phần Lan]], [[Ấn Độ]], [[Đan Mạch]], [[Pakistan]], [[Jamaica]], [[Síp]], [[Chính phủ Liên hiệp Dân tộc Lâm thời Lào]], [[Nigeria]], [[Kuwait]], [[Nhật Bản]], [[Úc]], [[Nepal]], [[New Zealand]], [[Anh]], [[Ý]], [[Pháp]], [[Bỉ]], [[Canada]]; ngày [[18 tháng 5|18]] là [[Jordan]] và [[Ấn Độ]] lập quan hệ ngoại giao. Ngày [[25 tháng 6|25/6]]/[[1975]] lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Canada.


Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam có quyền lực hành pháp. Hội đồng Cố vấn ban đầu có nhiệm vụ góp ý kiến với Chính phủ. Chính phủ không công khai chịu sự chỉ đạo từ ngoài Bắc hay của cấp ủy Đảng trong nam, nhưng vẫn thể hiện rõ miền Bắc chi viện miền Nam như là "hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn" và chịu chỉ đạo của Hồ Chí Minh và di chúc của Hồ Chí Minh (mà họ gọi là Hồ Chủ tịch) với tư cách là lãnh tụ của nhân dân cả nước (với Mặt trận thì gọi thêm là "lãnh tụ của mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam"). Các chỉ đạo chính sách trong Nam của Đảng ở TW là bí mật (theo chỉ thị của Ban Bí thư)<ref>Văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, H.2002, tập 26, tr.138</ref>
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam có quyền lực hành pháp. Hội đồng Cố vấn ban đầu có nhiệm vụ góp ý kiến với Chính phủ. Chính phủ không công khai chịu sự chỉ đạo từ ngoài Bắc hay của cấp ủy Đảng trong nam, nhưng vẫn thể hiện rõ miền Bắc chi viện miền Nam như là "hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn" và chịu chỉ đạo của Hồ Chí Minh và di chúc của Hồ Chí Minh (mà họ gọi là Hồ Chủ tịch) với tư cách là lãnh tụ của nhân dân cả nước (với Mặt trận thì gọi thêm là "lãnh tụ của mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam"). Các chỉ đạo chính sách trong Nam của Đảng ở TW là bí mật (theo chỉ thị của Ban Bí thư)<ref>Văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, H.2002, tập 26, tr.138</ref>

Phiên bản lúc 05:21, ngày 31 tháng 8 năm 2020

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
1969–1976

Tiêu ngữĐộc lập – Dân chủ – Hòa bình – Trung lập

Tổng quan
Vị thếChính phủ lâm thời và là Nhà nước liên minh với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thủ đôTây Ninh (19691972)
Lộc Ninh (19721973)
Đông Hà (19731975)
Sài Gòn - Gia Định (19751976)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Việt
Tôn giáo chính
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo
Chính trị
Chính phủChính phủ Cách mạng lâm thời
Chủ tịch Hội đồng Cố vấn 
• 1969–1976
Nguyễn Hữu Thọ
Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời 
• 1969–1976
Huỳnh Tấn Phát
Lịch sử
Thời kỳChiến tranh lạnh
• Thành lập
6 tháng 6 năm 1969
• Tiếp quản Việt Nam Cộng hòa
30 tháng 4 năm 1975
• Thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
2 tháng 7 năm 1976
Địa lý
Diện tích 
• 1973
173.809 km2
(67.108 mi2)
Dân số 
• 1973
19.370.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệĐồng
Tiền thân
Kế tục
Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam
Hiện nay là một phần của Việt Nam

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là một chính thể tại miền Nam Việt Nam được thành lập bởi Đại hội Quốc dân miền Nam Việt Nam, nòng cốt là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thành lập ở miền Nam Việt Nam với mục đích quản lý các vùng đất do phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam kiểm soát tại miền Nam Việt Nam. Chính phủ của chính thể này tên đầy đủ là: Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Theo Hiệp định Paris, thì Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một trong hai chính thể (nhà nước) tồn tại ở miền Nam Việt Nam, và là một trong ba chính thể trên quốc gia Việt Nam.

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được một số quốc gia công nhận. Chính thể này tham gia ký Hiệp định Paris 1973 với tư cách là một bên tham chiến. Chính phủ này tiếp quản các lãnh thổ thuộc kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thành lập

Trước khi thành lập Chính phủ, các vùng do cách mạng kiểm soát đặt dưới sự quản lý của các Ủy ban nhân dân tự quản, sau là Ủy ban nhân dân giải phóng rồi Ủy ban nhân dân cách mạng. Đứng trước yêu cầu phải có một chính quyền Trung ương, Đảng Lao động Việt Nam chủ trương thành lập một chính phủ lâm thời. Một cuộc họp của các lãnh đạo Trung ương Cục gồm các ông Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh và Thường vụ TW Cục với đại diện Mặt trận ông Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát được tổ chức. Sau đó ông Phạm Hùng đi họp Bộ Chính trị ngoài Bắc xin ý kiến Trung ương. Sau khi được TW cho ý kiến, công tác tổ chức trực tiếp do ông Phạm Hùng và Nguyễn Văn Linh đảm nhiệm. Một hội nghị liên tịch giữa Thường trực TW Mặt trận Dân tộc giải phóng và Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình cũng được tổ chức để bàn về tổ chức Đại hội[1]. Theo Chỉ thị 13/CTLT ngày 15-5-1968 của Trung ương Cục chỉ đạo thành lập chính quyền các cấp thì chính quyền một mặt phải bảo đảm tính chất chuyên chính của nó, mặt khác phải thể hiện tính chất rộng rãi, để "tiến hành triệt để cách mạng dân tộc dân chủ đến thắng lợi hoàn toàn, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc, và sau này sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội"[2]

Từ ngày 6-8/6/1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam, mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch, là nòng cốt, đã bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam do Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, và Hội đồng Cố vấn Chính phủ do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Đại hội do ông Nguyễn Hữu Thọ và Trịnh Đình thảo chủ trì. Đại diện Đảng tham dự là ông Nguyễn Văn Linh. Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ tháng 6/1969 đến cuối năm 1975, đã có hơn 50 nước trên thế giới (trong đó có nhiều nước Tư bản chủ nghĩa) công nhận và lập quan hệ ngoại giao [3].

Các chính phủ công nhận Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam trong nửa đầu tháng 5/1975 gồm: Thái Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Ấn Độ, Đan Mạch, Pakistan, Jamaica, Síp, Chính phủ Liên hiệp Dân tộc Lâm thời Lào, Nigeria, Kuwait, Nhật Bản, Úc, Nepal, New Zealand, Anh, Ý, Pháp, Bỉ, Canada; ngày 18JordanẤn Độ lập quan hệ ngoại giao. Ngày 25/6/1975 lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Canada.

Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam có quyền lực hành pháp. Hội đồng Cố vấn ban đầu có nhiệm vụ góp ý kiến với Chính phủ. Chính phủ không công khai chịu sự chỉ đạo từ ngoài Bắc hay của cấp ủy Đảng trong nam, nhưng vẫn thể hiện rõ miền Bắc chi viện miền Nam như là "hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn" và chịu chỉ đạo của Hồ Chí Minh và di chúc của Hồ Chí Minh (mà họ gọi là Hồ Chủ tịch) với tư cách là lãnh tụ của nhân dân cả nước (với Mặt trận thì gọi thêm là "lãnh tụ của mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam"). Các chỉ đạo chính sách trong Nam của Đảng ở TW là bí mật (theo chỉ thị của Ban Bí thư)[4]

Chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được tổ chức ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và thành phố, cấp huyện và cấp xã. Các cấp địa phương đều có Hội đồng Nhân dân Cách mạng và Ủy ban Nhân dân Cách mạng.

Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã công bố chương trình hành động 12 điểm nhằm động viên toàn quân, toàn dân miền Nam đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã kêu gọi toàn quân, toàn dân, không phân biệt chính đảng, tôn giáo, dân tộc, đoàn thể, công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, học sinh, sinh viên, các tổ chức công thương yêu nước, kiều bào ở nước ngoài và những cá nhân yêu nước trong guồng máy ngụy quân, ngụy quyền… tất cả cùng tăng cường đoàn kết, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ngày 7/11/1969, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố về chính sách chiến tranh xâm lược ngoan cố của chính quyền Nixon đối với miền Nam Việt Nam. Bản Tuyên bố nêu rõ:

Hệ thống chính trị

  • Đại hội Quốc dân
  • Chính phủ Cách mạng lâm thời: quản lý hành chính bao gồm cả Quân giải phóng Miền Nam, đại diện ngoại giao
  • Chính quyền địa phương: Hội đồng nhân dân cách mạng, Ủy ban nhân dân cách mạng cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã
  • Tòa án nhân dân cách mạng các cấp
  • Đoàn thể: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cấp trung ương đến địa phương, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam cấp trung ương và ở các thành phố, các chính đảng: Đảng Nhân dân cách mạng, Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội cấp tiến, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội...(Đảng Lao động VN có cử đại diện tại miền Nam)

Danh sách Chính phủ Cách mạng Lâm thời

Thủ bút hợp tác ngoại giao hai chính phủ VNDCCH và CHMNVN.

Các thứ trưởng:

Đại diện đặc biệt tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Nguyễn Văn Tiến (trưởng đại diện), 1 phó và 6 ủy viên.

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Bản đồ Việt Nam

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40)
   Nhà Triệu (207 – 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 – 43)
Bắc thuộc lần II (43 – 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 – 602)
Bắc thuộc lần III (602 – 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 – 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 – 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 – 980)
Nhà Tiền Lê (980 – 1009)
Nhà Lý (1009 – 1225)
Nhà Trần (1225 – 1400)
Nhà Hồ (1400 – 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 – 1527)
Nhà Lê trung hưng
(1533 – 1789)
Nhà Mạc (1527 – 1592)
TrịnhNguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 – 1802)
Nhà Nguyễn (1802 – 1945)
   Pháp thuộc (1887 – 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

Xem thêm

sửa

Danh sách Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời

Hoạt động 1969-1976

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tuyên bố là chủ thể có quyền hợp pháp tại miền Nam Việt Nam, khi thành lập không công nhận chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trong quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền ở miền Nam Việt Nam, nhưng không từ chối các tuyên bố về chủ quyền cả nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 2 miền lập đại diện. Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công nhận Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là chính quyền hợp pháp ở miền Nam Việt Nam, do đó các văn kiện của nhà nước này có lúc khẳng định có 2 chính thể độc lập nhau, nhưng có lúc vẫn khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là của cả nước, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam có chủ quyền tại Miền Nam. Vấn đề này chỉ được rõ ràng các văn kiện tại Hội nghị hiệp thương 1975 khi khẳng định Cộng hoà Miền Nam Việt Nam thi hành quyền lực pháp lý ở miền Nam, còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thi hành quyền lực ở miền Bắc. Chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã tổ chức các cuộc bầu cử ở cấp địa phương, và ra các văn bản pháp luật quản lý theo thẩm quyền. Sau khi Hồ Chí Minh qua đời, Mặt trận và Chính phủ cách mạng lâm thời tổ chức Quốc tang tại vùng kiểm soát, gọi Hồ Chủ tịch là "Lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam".

Tập tin:CHMNVNtembuuchanh.jpg
Tem bưu chính Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Từ ngày 5-7/4/1972, lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công chiếm được thị trấn Lộc Ninh (tỉnh Bình Long) với 28.000 dân. Tại Lộc Ninh đã diễn ra các đợt trao trả tù binh của 2 bên miền Nam Việt Nam sau khi ký Hiệp định Paris.

Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là 1 trong 4 bên tham gia hòa đàm tại Paris và ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973. Sau Hiệp định Paris, thị xã Đông Hà trở thành nơi đặt trụ sở của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Ngày 19/10/1973, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam công bố chính sách dân tộc gồm 8 điểm:

  1. Thực hiện bình đẳng dân tộc, đoàn kết các lực lượng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
  2. Ra sức bảo tồn và phát triển các dân tộc anh em.
  3. Thực hiện đầy đủ quyền tự do dân chủ...
  4. Tôn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc...
  5. Tôn trọng phong tục, tập quán tín ngưỡng, tôn giáo...
  6. Chăm lo quyền lợi về ruộng đất, nương rẫy cho đồng bào...
  7. Ra sức phát triển y tế, vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh bảo vệ bà mẹ trẻ em.
  8. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đông đảo đội ngũ cán bộ của dân tộc anh em.

Sau 30/4/1975 thiết lập cơ chế quân quản trước khi bộ máy chính quyền hoạt động bình thường. Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng Việt Nam Dân chủ cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên hợp quốc, tuy nhiên cả hai lần họp Hội đồng Bảo an trong tháng 8 và 9 năm 1975 đều bị Mỹ phủ quyết. Tháng 12 năm 1975 Bộ Chính trị ra Nghị quyết điều chỉnh lại địa giới các tỉnh miền Nam. Tháng 2 năm 1976 chính quyền chính thức ra quyết định điều chỉnh lại các đơn vị hành chính theo đó miền Nam có 20 tỉnh, thành - khi đó tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh đã phổ biến (trong khi miền Bắc 17 tỉnh), riêng Bình Trị Thiên được thành lập theo thỏa thuận giữa Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên cơ sở các đơn vị hành chính từ Quảng Bình đến Thừa Thiên ở bắc và nam vĩ tuyến 17, và chuyển giao cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa quản lý về cơ bản.

Các cơ quan chính quyền và Ủy ban nhân dân cách mạng cũng như hệ thống mặt trận, đoàn thể hoạt động bình thường dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cho đến khi chính thức thống nhất Nhà nước và các kỳ đại hội hợp nhất. Ở cấp trung ương thiết lập hệ thống đảng đoàn, ban cán sử đảng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 247 tháng 9 năm 1975 đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam và công tác tiến tới thống nhất Nhà nước. Trung ương Cục miền Nam và các Khu ủy giải thể, và thành lập Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam. Theo cơ chế lãnh đạo, thì Chính phủ Cách mạng lâm thời dưới quyền Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nhiều cơ quan ban ngành lần lượt được sáp nhập. Nhiều cán bộ được cử vào nam, và nhiều cán bộ miền Nam ra bắc công tác. Một số cán bộ từ miền Bắc vào Nam công tác vẫn giữ chức vụ ngoài Bắc. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương, đặc biệt ở một số lĩnh vực, ngành cần có sự lãnh đạo đồng bộ xuyên suốt từ Bắc chí Nam, bao gồm các lĩnh vực kinh tế then chốt. Tuy nhiên về pháp lý, thì Hội đồng cố vấn làm công tác lập pháp ban hành pháp lệnh, nghị quyết, và Chính phủ cách mạng lâm thời vẫn ra các văn bản các vấn đề ở miền Nam dưới chỉ đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tuyên bố kế thừa Việt Nam Cộng hòa

Ngày 30/4/1975, sau khi tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tuyên bố: “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam hiện nay thực hiện chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ của mình trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, là người đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, có đầy đủ quyền hành giải quyết những vấn đề quốc tế của miền Nam Việt Nam”. Thông qua tuyên bố này và việc tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã khẳng định Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức thực hiện quyền kế thừa quốc gia đối với Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là kế thừa chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam, trong đó có 2 quần đảo Hoàng SaTrường Sa. Trên thực tế, sau năm 1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã kế thừa lãnh thổ, các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế. Tất cả những kế thừa này của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đều được thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế và Công ước về kế thừa quốc gia đối với Điều ước quốc tế năm 1978[5].

Sau ngày 30/4/1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã có 1 loạt tuyên bố khẳng định quyền thừa kế đối với tài sản quốc gia của miền Nam Việt Nam ở nước ngoài. Ví dụ như: Tuyên bố ngày 1/5/1975 của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Miền Nam Việt Nam khẳng định mọi tài sản, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ lưu trữ, tài khoản ngân hàng, trụ sở, phương tiện giao thông và tất cả những tài sản khác của các cơ quan đại diện của Việt Nam Cộng hòa ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức quốc tế…) là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam và phải do Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quản lý... Cũng với cách tiếp cận tương tự, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã đòi quyền đại diện tại hầu như tất cả các tổ chức quốc tế trong và ngoài hệ thống Liên Hợp Quốc mà trước đó Việt Nam Cộng hòa đã tham gia (WHO, ILO, UNESCO, ICAO, IAEA, IMF, Ngân hàng Thế giới…). Việc Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản các cơ quan đại diện và tài sản của chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng như quy chế hội viên tại các tổ chức quốc tế diễn ra thuận lợi, không gặp 1 trở ngại nào về pháp lý vì các quốc gia và tổ chức quốc tế đều quan niệm rằng theo luật pháp quốc tế đây chỉ là sự thay đổi chính quyền trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, không làm phát sinh chủ thể mới. Theo họ đây là thừa kế chính phủ chứ không phải thừa kế quốc gia. Việc tuyệt đại đa số thành viên Hội đồng Bảo anĐại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa XXX (1975) biểu quyết ủng hộ kết nạp Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm thành viên Liên Hợp Quốc càng chứng minh rõ việc này (năm 1975 không được kết nạp là do phiếu phủ quyết của Mỹ[6] vào ngày 30 tháng 9[7]).

Thống nhất nhà nước

Sau ngày 30/4/1975, lãnh thổ toàn miền Nam thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam.

Vào ngày 25/4/1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành tổ chức cuộc Tổng tuyển cử để tái thống nhất nhà nước Việt Nam theo đúng các điều khoản về tiến hành các biện pháp chính trị để tái thống nhất Việt Nam trong Hiệp định Paris[8][9].

Về mặt đối nội, Ủy ban Quân quản ra Mệnh lệnh số 1: yêu cầu quân cán chính Việt Nam Cộng hòa ra trình diện chính quyền mới, đăng ký và nộp vũ khí bắt đầu từ ngày 8/5 - 31/5. Quân nhân cấp tướng và tá phải trình diện ở địa chỉ 213 Đại lộ Hồng Bàng, Sài Gòn. Cấp úy thì trình diện ở quận. Cảnh sát, tình báo thì phải đến Ủy ban An ninh Nội chính ở Sài Gòn. Hạ sĩ và binh lính thì đến Ủy ban phường. Sang tháng 6 thì mở đợt bắt giam các đối tượng trên trong các trại học tập cải tạo[10].

Vào tháng 9/1975, Hội nghị Trung ương lần thứ 24 của Đảng Lao động Việt Nam xác định mục tiêu thống nhất đất nước về mọi mặt[11]. Từ ngày 15-21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương Chính trị được tổ chức tại Sài Gòn, giữa đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Trường Chinh đứng đầu, và đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Phạm Hùng đứng đầu, đã tán thành tổ chức bầu cử Quốc hội Thống nhất.

Hội đồng Bầu cử theo Hội nghị Hiệp thương, và Bộ Chính trị chỉ đạo, gồm: 11 đại biểu miền Bắc (Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan, Xuân Thủy, Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khoa, Chu Văn Tấn, Trần Đình Tri, Nguyễn Thị Minh Nhã, Linh mục Võ Thành Trinh, Hòa thượng Trần Quảng Dung, Trương Tấn Phát), 11 đại biểu miền Nam (Phạm Hùng, Trần Lương, Bùi San, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, và 6 người khác hoặc nhân sĩ do Ban đại diện chỉ định), Chủ tịch: Trường Chinh, Phó Chủ tịch: Phạm Hùng.

Tháng 1/1976, cuộc họp liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòaHội đồng cố vấn Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ra quyết định: cuộc Tổng tuyển cử sẽ tiến hành vào chủ nhật 25/4/1976. Hội đồng bầu cử toàn quốc được thành lập do Trường Chinh làm Chủ tịch và Phạm Hùng làm Phó Chủ tịch.

Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử trong cả nước được tổ chức, bầu ra 492 đại biểu của Quốc hội Việt Nam thống nhất. Từ ngày 24/6-3/7/1976, Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua các nội dung:

Với sự kiện này, bắt đầu từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức hợp nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tham khảo

  1. ^ Chung một bóng cờ, Nhà xuất bản CTQG, H.1993, tr.493
  2. ^ Chung một bóng cờ, Nhà xuất bản CTQG, H.1993, tr.412
  3. ^ Sứ mệnh lịch sử của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
  4. ^ Văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, H.2002, tập 26, tr.138
  5. ^ “Sự tiếp nối chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
  6. ^ “CHXHCN Việt Nam có bị ràng buộc bởi công thư 1958?”. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ "Danh mục các đợt phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc"
  8. ^ “5. Cuộc tổng tuyển cử ngày 25 tháng 4 năm 1976 đánh dấu bước thắng lợi quyết định của nhân dân ta trên con đường thống nhất nước nhà về mặt nhà nước (Ngày 24 tháng 6 năm 1976)”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2 tháng 10 năm 2015. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  9. ^ “Lịch sử Quốc hội Việt Nam”. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  10. ^ Huy Phương và Võ Hương An. Chân dung H.O. & những cuộc đổi đời. Garden Grove, CA: Nam Việt, 2015. Tr. 22-32.
  11. ^ Tại Hội nghị TW 24 tháng 9 ra Nghị quyết có nêu: Nền kinh tế miền Nam, trong hai mươi năm qua, phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, nhằm phục vụ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Đó là một nền kinh tế lệ thuộc vào nước ngoài và tuy đã có một số cơ sở sản xuất hiện đại của chủ nghĩa tư bản, song sản xuất nhỏ còn khá phổ biến. Khó khăn lớn là sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu, xăng dầu và thiết bị kỹ thuật bên ngoài. Số người thất nghiệp rất đông, tiền tệ lạm phát, thị trường hỗn loạn. Chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ đã tăng cường sự thống trị và lũng đoạn của thế lực tư sản nước ngoài và tạo ra tầng lớp tư sản mại bản mới ở miền Nam nước ta. Bọn chúng nắm giữ hầu hết các cơ sở sản xuất và lưu thông phân phối quan trọng, cấu kết với bọn quân phiệt cầm quyền, làm giàu trong chiến tranh, sống trên xương máu của đồng bào; ngày nay chúng là bọn đầu sỏ đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường, gây tác hại đến đời sống nhân dân. Tư sản dân tộc tuy có phát triển hơn trước, nhưng vẫn là một lực lượng nhỏ bé và bị lép vế. Giai cấp địa chủ cơ bản đã bị xóa bỏ từ hồi kháng chiến chống Pháp; phần lớn ruộng đất của họ đã vào tay nông dân; số địa chủ còn lại ở vùng mới giải phóng không nhiều. Kinh tế nông thôn chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng nặng của chính sách thực dân mới của Mỹ, bị giai cấp tư sản, nhất là tư sản mại bản, thao túng và bóc lột. Tình hình chính trị và xã hội ở miền Nam hiện nay còn phức tạp; bọn phản động chưa bị quét sạch, vẫn tiếp tục những hoạt động phá hoại. Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại rất nặng nề. Nhưng mặt khác, miền Nam có những thuận lợi rất lớn: đông đảo quần chúng là yêu nước, có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, có xu hướng tiến bộ, nhạy bén trong việc tiếp thu kỹ thuật mới. Điều kiện thiên nhiên thuận lợi, chính quyền cách mạng tiếp quản được gần nguyên vẹn cơ sở vật chất và kỹ thuật của chế độ cũ. Thực hiện tốt sự kết hợp và hỗ trợ giữa hai miền thì miền Nam có khả năng khắc phục những khó khăn trước mắt, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển trong cả nước. Cuộc đấu tranh giai cấp ở miền Nam diễn ra trong điều kiện một xã hội vốn là thuộc địa kiểu mới tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn khá phổ biến tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh đó rất gay go, phức tạp và lâu dài, kết hợp đấu tranh nhằm quét sạch tàn tích của chủ nghĩa thực dân mới, của chế độ tư sản mại bản quan liêu quân phiệt và tàn tích phong kiến với đấu tranh để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trước mắt, cần chĩa mũi nhọn đấu tranh chủ yếu vào thế lực phản cách mạng phá hoại hiện hành và tư sản mại bản. Song phải nắm chắc nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, làm nhiệm vụ lâu dài và quyết định nhất đối với sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội.

Liên kết ngoài

Chính phủ
Lãnh đạo
Quốc ca
Tiền nhiệm
Việt Nam Cộng hòa
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
1975 – 1976
Kế nhiệm
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam