Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quảng Cung Công chúa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:

{{thiếu nguồn}}
'''Địa Mẫu''' hay '''Mẫu Đệ Tứ''', '''Mẫu Địa Phủ''', có tài liệu gọi là '''Địa Mẫu Nương Nương''', hay '''Quảng Cung Công Chúa''' là vị nữ thần quản lí vùng địa ngục, nguồn gốc cho mọi sự sống và là một vị thần cai quản âm phủ trong thần thoại Việt Nam và Trung Quốc. Bà là Vu Tổ sáng lập ra luân hồi trong thần thoại Trung Quốc, Địa Mẫu trong thần thoại Việt Nam là phiên bản phụ nữ của [[Diêm Vương|Diêm La Vương]] đứng đầu [[Thập Điện Diêm vương|Thập Điện Diêm Vương]] chịu trách nhiệm phán xét linh hồn người chết. Còn trong thần thoại Trung Hoa thì Địa Mẫu là nữ vu tổ sáng tạo ra luân hồi sinh ra từ giọt tinh huyết của thần Bàn Cổ. Còn có một truyền thuyết về Địa Mẫu cai quản đất đai và các thổ địa. Có thể ba truyền thuyết này kể về ba nhân vật khác nhau, ba vị Địa Mẫu khác nhau nhưng đều được gọi chung là Địa Mẫu có nghĩa là "mẹ của Đất".
'''Địa Mẫu''' hay '''Mẫu Đệ Tứ''', '''Mẫu Địa Phủ''', có tài liệu gọi là '''Địa Mẫu Nương Nương''', hay '''Quảng Cung Công Chúa''' là vị nữ thần quản lí vùng địa ngục, nguồn gốc cho mọi sự sống và là một vị thần cai quản âm phủ trong thần thoại Việt Nam và Trung Quốc. Bà là Vu Tổ sáng lập ra luân hồi trong thần thoại Trung Quốc, Địa Mẫu trong thần thoại Việt Nam là phiên bản phụ nữ của [[Diêm Vương|Diêm La Vương]] đứng đầu [[Thập Điện Diêm vương|Thập Điện Diêm Vương]] chịu trách nhiệm phán xét linh hồn người chết. Còn trong thần thoại Trung Hoa thì Địa Mẫu là nữ vu tổ sáng tạo ra luân hồi sinh ra từ giọt tinh huyết của thần Bàn Cổ. Còn có một truyền thuyết về Địa Mẫu cai quản đất đai và các thổ địa. Có thể ba truyền thuyết này kể về ba nhân vật khác nhau, ba vị Địa Mẫu khác nhau nhưng đều được gọi chung là Địa Mẫu có nghĩa là "mẹ của Đất".



Phiên bản lúc 12:24, ngày 2 tháng 9 năm 2020

Địa Mẫu hay Mẫu Đệ Tứ, Mẫu Địa Phủ, có tài liệu gọi là Địa Mẫu Nương Nương, hay Quảng Cung Công Chúa là vị nữ thần quản lí vùng địa ngục, nguồn gốc cho mọi sự sống và là một vị thần cai quản âm phủ trong thần thoại Việt Nam và Trung Quốc. Bà là Vu Tổ sáng lập ra luân hồi trong thần thoại Trung Quốc, Địa Mẫu trong thần thoại Việt Nam là phiên bản phụ nữ của Diêm La Vương đứng đầu Thập Điện Diêm Vương chịu trách nhiệm phán xét linh hồn người chết. Còn trong thần thoại Trung Hoa thì Địa Mẫu là nữ vu tổ sáng tạo ra luân hồi sinh ra từ giọt tinh huyết của thần Bàn Cổ. Còn có một truyền thuyết về Địa Mẫu cai quản đất đai và các thổ địa. Có thể ba truyền thuyết này kể về ba nhân vật khác nhau, ba vị Địa Mẫu khác nhau nhưng đều được gọi chung là Địa Mẫu có nghĩa là "mẹ của Đất".

Trong vấn hầu ngày nay không có thỉnh Mẫu Địa, nên cũng không có chuyện Mẫu giáng phán truyền. Tuy trong các thần điện không có thờ tượng Mẫu nhưng trong tâm thức, trong nếp thờ tự đời truyền đời đều nhớ đến Địa Mẫu. Khi có việc cũng đều kêu cầu Mẫu Bà. Rồi khi ra đồng lúc nào cũng đều có riêng một mâm cơm cúng Mẫu Địa. Ngày lễ của Mẫu vào ngày 14 tháng 04 hằng năm.

Miền Nam Việt Nam, Mẫu Địa được hiển hoá trong một hoá thân khác và được thờ rất nhiều nơi với hình tượng Thánh Mẫu Bà Chúa.[1]

Thân thế

Thần Thoại Việt Nam

Diêm La Vương là một vị mẫu được gọi là Địa Mẫu, bà vốn là con gái của Ngọc Hoàng Đại Đế. Tương truyền khi sinh ra cơ thể bà đã bị phân hủy, bốc mùi hôi thối xấu xí vô cùng làm ai cũng sợ hãi tránh xa bà. Buồn bã vì bị mọi người xa lánh, bà rời khỏi Thiên Phủ. Khi hạ phàm, bà đào một cái hang sâu tận lòng đất tới mức một tia sáng cũng không thể lọt vào được để không ai phải nhìn thấy mình nữa. Bà đặt tên cho ngôi nhà mới của mình là Địa Phủ. Thế nhưng tháng ngày u buồn quá chán nản, bà tự cắt chiếc bóng của mình ra (có dị bản là dùng đất nặn) và hóa phép để chúng làm những người bạn tâm sự cùng mình. Vì chúng được tạo ra từ tâm trạng u uất của bà nên hình dáng cũng chẳng mấy xinh đẹp, lại chẳng có bóng của riêng mình vì chính bản thân chúng đã là chiếc bóng, dân gian về sau gọi đó là "quỷ". Thế nên mới có câu: "Xấu như ma chê quỷ hờn".

Thần thoại Trung Quốc

Truyền thuyết Hồng Hoang, sau khi bàn cổ khai thiên lập địa rồi chết đi 12 giọt tinh huyết của ông hóa thành 12 tổ vu, Địa Mẫu là 1 trong 12 tổ vu ấy.

Cai quản linh hồn

Lúc bấy giờ những lớp người sinh sôi rồi lại chết đi, linh hồn của họ không có nơi để đi nên quanh quẩn trần thế, không ít những hồn ma bóng quế quấy hại người sống. Ngọc Hoàng thấy vậy lệnh cho Mẫu Địa thu nhận những âm hồn ấy về chốn Địa Phủ. Quảng Cung Công chúa vâng lệnh, bà nhìn thấy tuy những linh hồn kia đã mất đi xác thân nhưng bản tính vẫn còn, trăm nghiệp lúc sống vương vấn quanh mình nên cũng muốn chúng được đối xử bình đẳng. Địa Mẫu vốn là một người ưa công bằng nên bà không chấp nhận việc các linh hồn được đối xử như nhau dù lúc sống đã gây ra nhiều sai phạm. Thế là bà lập ra nơi phân xử công tội của con người sau khi chết, những chiếc bóng của bà thì trở thành quỷ sai hành tội. Trong tín ngưỡng dân gian ta, Mẫu Địa Phủ ngồi trên một cỗ xe ngựa, cấm thòng lọng đi thu gom linh hồn người đã khuất. Hồn nào bị thòng lọng của bà tròng qua đầu thì phải hồi quy Địa Phủ nghe lệnh. Địa Mẫu trở thành Phán Quan để xác định số phận của mỗi linh hồn khi đến thế giới bên kia. Những kẻ chết xấu xa bị đày vào 18 tầng địa ngục để trả giá cho tội ác của chúng, Địa Mẫu trông chừng những người đã chết trong thanh thản vì tuổi già, bệnh tật. Bà chăm sóc trẻ em và phụ nữ chết trong khi sinh. Bà hướng dẫn những linh hồn không chọn con đường chiến tranh, hận thù, bạo lực để được siêu thoát thông qua vòng quay luân hồi đi đầu thai chuyển kiếp.[2]

Về sau do ảnh hưởng của Phật GiáoĐạo Giáo nên nhiệm vụ này thuộc về Ngưu Giác Mã Tùng hoặc Hắc Bạch Vô Nhị Vị Song Án.

Thập Điện Diêm vương

Người sinh ra ngày càng nhiều, thiên tai, loạn lạc, con người giết hại lẫn nhau khiến cho số hồn ma bóng quỷ cũng nhiều đếm không xuể, một mình Mẫu không thể giải quyết, lũ quỷ lại không đủ thông minh để đảm nhiệm công việc thay bà nên bà chọn ra linh hồn của chín người đã tạo đủ phước đức lúc sinh thời và phong họ là Cửu Điện Diêm Vương, Địa Phủ từ đó mà chia ra chín cửa ngục đế phán xét các âm hồn.

Đầu thai chuyển kiếp

Thần Thoại Trung Hoa

Trong trung quốc có một hồi vu-yêu đại kiếp nạn, trong đó địa mẫu trời sinh lương thiện thấy sinh linh đồ thán, linh hồn vất vưởng lên mới hướng thiên đạo lập địa thành lục đạo Luân hồi. Thế giới bàn cổ tạo ra bản nguyên ko có Luân hồi địa mẫu thấy sinh linh chết mà hồn vẫn còn lên từ bi hướng thiên đạo lập địa hóa thành Luân hồi.

Thần thoại Việt Nam

Bọn ma cũ sau khi chịu tội xong không còn nơi nào để đi bèn tiếp tục ở lại Địa Phủ, chúng cứ thế hợp sức cùng bọn ma mới để làm loạn. Thánh Mẫu là người nhân đức muốn dùng đạo để thu phục chúng nên ngày đêm nghĩ cách giải quyết ổn thỏa việc này, đúng lúc đó lũ quỷ dẫn đến hai linh hồn. Một người nam thì kể ra cuộc đời của tất cả nhân sinh cho tới thượng cầm hạ thú như thể anh ta sống cuộc đời của tất cả chúng sinh vậy, còn người nữ thì không nhớ bất kỳ thứ gì kể cả mình là ai cũng chẳng nhớ. Biết ngay đây là người của nhà Trời phái xuống giúp việc, bà bèn phong người nam làm Chuyển Luân Vương cai quản luân xa, ngự trên bánh xe luân hồi mà lo việc đầu thai chuyến thế cho âm hồn, hợp sức cùng chín vị Địa Vương kia trở thành Thập Điện Diêm Vương. Còn người nữ kia gọi là Mạnh Bà đảm nhận công việc pha cháo lú (canh Vong Xuyên) cho linh hồn ăn để bọn họ quên hết tất cả mọi thứ ở kiếp này trước khi được đầu thai.

Tham khảo

  1. ^ “Mẫu Đệ Tứ Địa Phủ Mẫu Địa”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  2. ^ “Truyền thuyết: Địa tiên thánh mẫu”.