Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 143: Dòng 143:
#{{YK}} {{ping|Lengkeng91}} Tôi đã bỏ chữ "cuối cùng". Cái này ghi theo yêu cầu của Đức Anh phía dưới. Thực chất miễn có phiếu chống trong thời gian này thì có thể kích hoạt chức năng gia hạn. Bạn có thể xem xét lại lá phiếu. [[Thảo luận Thành viên:Nguyenhai314|<span style="color:#FF3399;">&nbsp;ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶&nbsp;</span>]] 03:56, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)
#{{YK}} {{ping|Lengkeng91}} Tôi đã bỏ chữ "cuối cùng". Cái này ghi theo yêu cầu của Đức Anh phía dưới. Thực chất miễn có phiếu chống trong thời gian này thì có thể kích hoạt chức năng gia hạn. Bạn có thể xem xét lại lá phiếu. [[Thảo luận Thành viên:Nguyenhai314|<span style="color:#FF3399;">&nbsp;ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶&nbsp;</span>]] 03:56, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)
#{{yk}} {{ping|Nguyenhai314}} nếu không đủ 10 người cho một phương án thì bạn nên có một ghi chú ví dụ như "số đông chọn phương án nào thì sẽ theo phương án ấy". Tôi lo ngại thực tế sẽ không đủ 10 phiếu cho một phương án riêng lẻ, tất nhiên vẫn có thể đạt được. Bạn nên phòng xa. Ngoài lề, như tôi đã nói trước đây, với những đóng góp có tính xây dựng hệ thống thì bạn hoàn toàn đủ tiêu chí để trở thành BQV tại dự án này. Bạn có thể tham khảo lịch sử các biểu quyết bầu chọn BQV trước đây và so sánh với họ, tôi thấy họ "của thời điểm ứng cử" cũng không có gì trội với bạn hiện tại. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc hoặc muốn chọn thời điểm thích hợp nếu bạn hứng thú. Chúc biểu quyết của bạn thành công.--[[Thành viên:Nacdanh|Nacdanh]] ([[Thảo luận Thành viên:Nacdanh|thảo luận]]) 00:29, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)
#{{yk}} {{ping|Nguyenhai314}} nếu không đủ 10 người cho một phương án thì bạn nên có một ghi chú ví dụ như "số đông chọn phương án nào thì sẽ theo phương án ấy". Tôi lo ngại thực tế sẽ không đủ 10 phiếu cho một phương án riêng lẻ, tất nhiên vẫn có thể đạt được. Bạn nên phòng xa. Ngoài lề, như tôi đã nói trước đây, với những đóng góp có tính xây dựng hệ thống thì bạn hoàn toàn đủ tiêu chí để trở thành BQV tại dự án này. Bạn có thể tham khảo lịch sử các biểu quyết bầu chọn BQV trước đây và so sánh với họ, tôi thấy họ "của thời điểm ứng cử" cũng không có gì trội với bạn hiện tại. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc hoặc muốn chọn thời điểm thích hợp nếu bạn hứng thú. Chúc biểu quyết của bạn thành công.--[[Thành viên:Nacdanh|Nacdanh]] ([[Thảo luận Thành viên:Nacdanh|thảo luận]]) 00:29, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)
#{{yk}} Không hiểu lắm về điều này, lỡ bỏ phiếu chống sát giờ có được gia hạn không? [[User:Alphama|<span style="background:#16BCDA;color:white;border-radius:4px;">&nbsp;<b>A</b> l p h a m a&nbsp;</span>]] <sup><span style="background:yellow;border:1px #16BCDA solid;border-radius:2px;">[[User talk:Alphama|Talk]]</span></sup> 20:47, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)
#{{yk}} Không hiểu lắm về điều này, lỡ bỏ phiếu chống sát giờ có được gia hạn không? Vậy nếu bỏ phiếu trước 4 ngày (ví dụ 3 ngày là hạn tối đa gia hạn) thì không được gia hạn? [[User:Alphama|<span style="background:#16BCDA;color:white;border-radius:4px;">&nbsp;<b>A</b> l p h a m a&nbsp;</span>]] <sup><span style="background:yellow;border:1px #16BCDA solid;border-radius:2px;">[[User talk:Alphama|Talk]]</span></sup> 20:47, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)


== '''Nội dung thứ tư:''' Thời gian gia hạn ==
== '''Nội dung thứ tư:''' Thời gian gia hạn ==

Phiên bản lúc 20:48, ngày 27 tháng 10 năm 2020

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI KHÔNG GIAN BIỂU QUYẾT CỘNG ĐỒNG CỦA WIKIPEDIA TIẾNG VIỆT

Như các bạn đã biết, sau khi cộng đồng thông qua quy định về việc hủy bỏ thời gian gia hạn trong tất cả các biểu quyết, khoảng trống quy định để lại nơi nhóm bài viết chất lượng càng ngày càng nhiều. Nhiều thành viên có xu hướng đọc bài và bỏ phiếu chống muộn, khiến người đề cử không đủ thời gian xoay xở và giải quyết các vấn được nêu ra. Không những thế, phiếu chống muộn còn có xu hướng khiến bài viết trở nên kém chất lượng đi vì nhiều mặt, vì nhiều thành viên trong khoảng thời gian hạn hẹp còn lại, không thoải mái để sửa bài, dẫn đến sửa qua loa để đáp ứng yêu cầu của người bỏ phiếu. Mặt khác, việc sửa đổi ngắn hạn cũng mang lại nhiều tác hại, khiến người đề cử tập trung quá nhiều cho bài viết đó mà không có thời gian thư giãn, giải quyết các vấn đề khác. Chưa kể đến còn có khả năng bỏ phiếu muộn vì động cơ trả thù, ghen tức hoặc bỏ phiếu sát giờ đóng biểu quyết, cố tình khiến bài viết thất bại. Tại sao chúng ta đặc cách nhóm bài viết chất lượng phải là đồng thuận 100% nhưng lại không cho phép ngoại lệ gia hạn để người đề cử có nhiều thời gian hơn để giải quyết phiếu chống muộn?

Sau khi tham khảo một số sự vụ có liên quan như Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Cái đêm hôm ấy... đêm gì?, trang thảo luận thành viên AlphamaWikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Guy Fawkes/Lần 2, tôi thấy được tính cấp thiết của việc thông qua quy định mới này, vừa cho phép thành viên có cơ hội được gia hạn biểu quyết trong trường hợp người bỏ phiếu chống quá sát giờ do lý do cá nhân để thành viên thoải mái thời gian sửa đổi, vừa ngăn chặn những hành vi cố ý vì tư thù cá nhân hoặc phá hoại, ngay sát giờ đóng biểu quyết.

Phạm vi áp dụng: Tại không gian gắn sao bài viết chất lượng (bài viết chọn lọc, bài viết tốt, danh sách chọn lọc) và chỉ áp dụng khi và chỉ khi bài viết đã có đủ phiếu thuận.

Hướng dẫn biểu quyết

Tiêu chuẩn bỏ phiếu

Tất cả thành viên tham gia bỏ phiếu cần đảm bảo các điều kiện sau:

  1. Là thành viên đã đăng nhập, có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 90 ngày 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu. Trường hợp không cần quan tâm đến số sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết là thành viên có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn có thể ý kiến.
  2. Các thành viên tham gia phải để lại chữ ký đằng sau lời bình luận của mình, chỉ cần gõ 4 dấu ngã: ~~~~ .

Cách thức tham gia

  • Lưu ý quan trọng: nếu thành viên bỏ phiếu  Chưa đồng ý hoặc  Phản đối tại phần Nội dung thứ nhất thì không cần bỏ phiếu ở những đề mục/nội dung tiếp sau.
  • Với Nội dung thứ nhấtNội dung thứ sáu, các thành viên bỏ phiếu ở một trong hai mục: "Đồng ý" hoặc "Phản đối".
  • Riêng Nội dung thứ haiNội dung thứ năm, thành viên chọn một trong các phương án để bỏ phiếu, không chấp nhận phiếu  Chưa đồng ý hoặc  Phản đối.
  • Với Nội dung thứ ba, Nội dung thứ tưNội dung thứ bảy, các thành viên chọn một trong các phương án và bỏ phiếu vào mục "Đồng ý"
  • Mỗi nội dung có phần ý kiến riêng để thành viên nêu quan điểm, xin đừng đưa những nội dung không liên quan, ngoài lề hoặc có liên quan đến đề mục khác vào.
  • Thời gian biểu quyết là 30 ngày (tính từ lúc mở biểu quyết).

Nội dung thứ nhất (nội dung tiên quyết): Thông qua quy định cho phép gia hạn tại nhóm bài viết chất lượng

Người viết bài/đề cử (hoặc thành viên nào đó) có nên được phép gia hạn biểu quyết thêm một khoảng thời gian nhất định trong trường hợp người bỏ phiếu bỏ phiếu chống muộn (trước thời gian biểu quyết kết thúc một khoảng thời gian nào đó) hay không?

Đồng ý

  1.  Đồng ý Tán thành như đề xuất tôi đưa ra.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  09:25, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Rất đồng ý với việc gia hạn. Tuy nhiên theo tôi nên gia hạn kể từ phiếu chống cuối cùng chứ không phải từ lúc hết thời gian 30 ngày. Đức Anh (thảo luận) 11:44, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Để tránh tình trạng chơi khăm vào giờ chót. Một số người có thể coi sao vàng, sao bạc chả là cái gì nhưng một số thành viên khác có thể sẽ uất ức khi công sức mình bỏ ra bị người nào đó phá. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 05:20, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Nên áp dụng quy tắc này, vì một số trường hợp những thành viên thù hằn với nhau sẽ bỏ phiếu chống vào "thời khắc" cuối cùng, rất có hại Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 07:52, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Tán thành với việc gia hạn, tạo thêm thời gian cho người đề cử giải quyết các vấn đề như bỏ phiếu muộn. Kishiryu 13:17, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Gia hạn cũng là một cách để thành viên có động lực sửa bài — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 15:58, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Là việc cần phải làm. ✠ Tân-Vương  02:34, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Gia hạn để thành viên có thể hoàn thiện bài viết luôn, tránh phải mở cuộc biểu quyết mới.--Namnguyenvn (thảo luận) 08:14, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Tôi đồng ý với việc gia hạn này. Vlblahvlblah123 (thảo luận) 13:02, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Phải làm cách này để tránh bị troll, nhưng cũng lưu ý rằng chỉ được gia hạn trong khoảng thời gian nhất định.  Cinderace J. Galar  I'm a Pokémon Master! 14:33, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Đồng ý với các thành viên trên. Keo010122Talk to me 14:43, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý với lý do tránh những thành viên cố tình bỏ phiếu chống không nhằm mục đích xây dựng Lengkeng91 (thảo luận) 03:35, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Nhưng nên có thêm biện pháp để tránh việc chính cái cơ chế mới này cũng bị lợi dụng. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:08, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn nên đọc dòng chữ màu đỏ phía trên. Nó ghi rõ: Phạm vi áp dụng: Tại không gian gắn sao bài viết chất lượng (bài viết chọn lọc, bài viết tốt, danh sách chọn lọc) và chỉ áp dụng khi và chỉ khi bài viết đã có đủ phiếu thuận. Tôi tin là bạn hiểu ý nghĩa của cụm từ này.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  04:10, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    À ừ, cảm ơn, giờ tôi hiểu rõ rồi :). Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:17, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý Ủng hộ ý kiến đã đề xuất. B.T.D (talk) 00:05, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  15.  Đồng ý không phản đối.--Nacdanh (thảo luận) 00:30, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phản đối

  1.  Chưa đồng ý Wikipedia không phải là "chính phủ" để mà cái gì cũng phải có quy định. Chúng ta đã có những quy định như Wikipedia:Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống để tránh các trường hợp quy định sẵn có bị lạm dụng. Dù bạn có viết một cái luật dài 100 trang đi nữa nhưng nếu họ muốn thì họ vẫn có thể LUÔN LUÔN tìm ra cách để lách luật. Thế giới này nó thiên biến vạn hóa lắm, không ai có thể nghĩ ra tất cả các trường hợp vì đơn giản nó là vô tận.
    Còn riêng về vụ BVCL/BVT, nếu thất cử có thể đề cử lại lần 2, lần 3 vân vân mà lo gì? Có bài đề cử lần thứ 4 mới thành công. Còn riêng tôi thì thật sự mà nói tôi không quan trọng cho lắm. Sao vàng, sao bạc chỉ là cái mác dù có hay không nó cũng không làm thay đổi được chất lượng thật sự của bài viết. Bài viết chất lượng là được, tất cả những thứ còn lại chỉ là phụ (có cũng được; không có cũng chả sao).
    Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ vỏn vẹn có 4 trang giấy mà nó đứng vẫn suốt gần 250 năm tới tận bây giờ (là hiến pháp có tuổi thọ lâu nhất tới bây giờ vẫn còn được áp dụng). Hiến pháp này đã làm nền tảng cho Hoa Kỳ vươn lên vị trí cường quốc số 1 thế giới. Sự thành công của nó đã chứng tỏ làm luật thì nên súc tích và cần có độ linh hoạt. Nó ngắn gọn, linh hoạt, và đặc biệt là dùng "common sense". Hiến pháp mấy nước khác thì có cái dài mấy chục trang hoặc nhiều khi cả trăm trang, bị sửa liên tục và nhiều khi phải xóa hết để viết lại từ đầu. Bạn nghĩ đặt luật 100 trang thì sẽ tốt hơn luật 1 trang trong 1 vấn đề nào đó? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:22, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Khi bạn nhắc tới lẽ thường thì chính bạn đang đề cập tới một dạng luật pháp, đó là "tập quán pháp". Cái "chơi trò luẩn quẩn với hệ thống" mà bạn nêu ra chỉ đề cập tới việc "diễn giải sai quy định hoặc không đúng tinh thần quy định" chứ không tồn tại trường hợp "đúng quy định nhưng đi ngược lại tinh thần chung". Một ví dụ đơn giản, thành viên Buiquangtu đóng biểu quyết bất tín nhiệm Tuanminh01 trong khi có rất nhiều thành viên tham gia. Về tinh thần chung, đó là hành động không chấp nhận được với nhiều người, nhưng về quy định, anh ta có toàn quyền làm điều đó, vì quy định trao cho anh ta cái quyền làm vậy. Chẳng hạn, một nhà nước nào đó có luật "mọi phụ nữ ra đường không được khỏa thân", thế là một cô nào đó mặc đồ lót ra đường, chẳng ai có thể phạt cô ta cả. Cái "lẽ thường" mà bạn đề cập nó chỉ tác động đến những tập quán được xã hội chấp nhận rộng rãi và tuân theo, trở thành một dạng "luật bất thành văn" hoặc cơ sở cho "luật thành văn". Một hành động nào đó đi ngược lại lẽ thường đều sẽ bị lên án, nhưng việc chế tài luật pháp là hết sức khiên cưỡng, có thể kéo theo kiện tụng hoặc mâu thuẫn lâu dài.
    "chơi trò luẩn quẩn với hệ thống" được áp dụng luôn cho trường hợp "đúng quy định nhưng đi ngược lại tinh thần chung". Một bộ luật luôn có những "loophole" để kẻ khác có thể lợi dụng (ví dụ ngoài đời là trốn thuế và rửa tiền). "Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống" là để xử lý các "loophole". Nếu ai đó "cố tình" bỏ phiếu vào phút chốt để bài thất cử thì cộng đồng sẽ lên án nên không cần tạo ra quy định mới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:38, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Trở lại với chủ đề chính. Một thành viên bỏ phiếu vào biểu quyết, dù là phút 90, miễn biểu quyết đó còn thời hạn hiệu lực thì thành viên đó vẫn không "chơi trò luẩn quẩn với hệ thống", vì quy định cho phép bỏ phiếu trong thời hạn 30 ngày. Thế tại sao tôi bỏ phiếu vào giây cuối cùng của biểu quyết lại bị cho là "sai quy định" trong khi không có một quy định, hướng dẫn nào đề cập đến việc này. Tương tự, tại sao hành vi bỏ phiếu ngay khi biểu quyết vừa mở lại có thể chấp nhận được nhưng hành động của tôi lại phải chịu chế tài? Thế còn việc bỏ phiếu thuận muộn thì sao? Bạn bận rộn việc gì đó, đến ngày cuối cùng mới nhìn thấy biểu quyết, trong đó nhận thấy bài viết quá tệ, bạn sẽ quyết định làm gì? Bỏ phiếu chống hay bỏ mặc vì sợ "luẩn quẩn với hệ thống"? Tất nhiên chúng ta không bao biện cho hành vi bỏ phiếu muộn nhiều lần như vậy, nhưng việc ngăn cản một người (có thể có thiện ý) bỏ phiếu trong thời hạn quy định của biểu quyết có phải là "diễn giải sai tinh thần quy định" hay không?
    Cùng lắm thì đề cử lại lần 2, 3, 4,... lần n. HOẶC nếu không bỏ phiếu chống, sau khi bài được gắn sao thì người đó có thể liên hệ người viết bài chính để nêu các ý kiến để tiếp tục cải thiện bài tốt hơn (gắn sao không đồng nghĩa với việc ngừng cải thiện). Tôi thấy chả mất mát gì. Quan trọng là chất lượng bài chứ không quan trọng cái sao vàng bạc đó (có cũng được; không có cũng chả sao). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:38, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn nên nhớ rằng, quy định này lập ra để tạo sự thoải mái cho cả hai bên: người bỏ phiếu và người đề cử. Người bỏ phiếu có thể thoải mái bỏ phiếu trong bất kỳ thời gian nào họ muốn mà không phải lo lắng về việc cộng đồng lên án, trong khi người đề cử cũng không phải lo lắng vì việc bỏ phiếu chống muộn có thể gây ức chế nữa. Gia hạn thêm năm bảy ngày để người đề cử có cơ hội giải quyết phiếu chống muộn có gì là sai, khi không gian biểu quyết này vốn dĩ bắt buộc phải đồng thuận 100%, vốn bất lợi nhiều bề cho người đề cử? Người chịu phiếu chống muộn sẽ cảm thấy như thế nào khi bài viết của mình còn vài phút là được gắn sao nhưng lại gặp phải một phiếu chống hết sức trớ trêu như thế, liệu họ sẽ tiếp tục đóng góp hay rời bỏ Wikipedia mãi mãi? Thêm vài ngày để họ có cơ hội chỉnh sửa, sau vài ngày đó nếu họ vẫn không giải quyết được phiếu chống thì chấp nhận thất bại. Kể cả thất bại như vậy vẫn cảm thấy thoải mái và vinh quang hơn rất nhiều so với việc thất bại cay đắng ngay phút cuối cùng, rồi sinh ra tâm lý chán nản, ức chế, bỏ wiki. Điều này đáng không Nguyentrongphu?
    Thứ nhất: chuyện ai đó bỏ phiếu ở ngày cuối cùng ở BVCL/BVT trên thực tế là chưa bao giờ xảy ra. Wikipedia không dự đoán tương lai. Thứ hai: trong 12 năm tôi tham gia, tôi NEVER thấy ai bỏ Wikipedia mãi mãi chỉ vì không đạt được sao vàng hoặc bạc. Tôi đã từng thấy một số thành viên bỏ đi vì những vụ rối nên thiết nghĩa phần ý kiến của tôi ở dưới về yêu cầu kiểm định có thể là quan trọng hơn BQ này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:38, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Một điều cuối cùng tôi thấy khá kỳ lạ. Bạn là người ủng hộ việc chỉnh sửa luật sau vụ việc Buiquangtu đóng biểu quyết bất tín nhiệm hợp lý, đúng tinh thần quy định (nhưng có thể trái tinh thần chung), nhưng lại đi phản đối một dự luật có tính chất tương tự với lý do "lẽ thường". Nếu thế thì vụ việc trước ta chỉ cần xử theo "lẽ thường" chứ cần chi xây dựng quy định cho tốn thời gian? Hơn nữa, dự luật này hoàn toàn có lợi chứ không có hại. Lợi cho người đề cử, lợi cho người bỏ phiếu và trên hết là lợi cho cả cộng đồng. Chắc bạn đang tự hỏi cộng đồng được lợi gì? Đơn giản thôi, cộng đồng sẽ không phải chứng kiến một thành viên ức chế mà rời bỏ dự án, cũng không phải chứng kiến một thành viên thực hiện đúng luật nhưng vẫn bị cấm, sinh ra tâm lý phẫn uất. Bạn nói hay nhưng không nhìn xa. Những lời chân thành này của tôi không phải gây áp lực buộc bạn phải thay đổi lá phiếu, cũng không kỳ vọng bạn thay đổi quan điểm. Tôi chỉ muốn bạn thấy được rằng, trong một dự án luôn thay đổi, các quy chuẩn "common sense" (lẽ thường) sẽ luôn thay đổi. Việc ôm khư khư một tập quán, nền tảng cũ rích để áp đặt và xử lý cho mọi trường hợp không phải lúc nào cũng tốt, và đôi khi nó mang lại hệ quả vô cùng tiêu cực.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:39, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    So sánh khập khiểng. Vụ B tự đóng BQ có ảnh hưởng lớn nó quan trọng hơn vụ này nhiều. Còn vấn đề này tôi thấy không quan trọng. Sao vàng bạc chỉ là cái mác, cái quan trọng là chất lượng của bài kia kìa. Dù có sao hay không thì chất lượng bài vẫn không thay đổi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:38, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Khi viết trả lời bạn cứ tóm gọn thành một, đừng chia ra rồi dán bên dưới câu trả lời của tôi, rất rối mắt. Thứ nhất, "chơi trò luẩn quẩn với hệ thống không hề được áp dụng cho trường hợp "đúng quy định nhưng đi ngược lại tinh thần chung", vì nếu như vậy, Buiquangtu đã bị cấm vì hướng dẫn này rồi. Trong vụ việc đó, quy chế nêu rõ "nếu cảm thấy còn nhiều sai sót có thể rút lui", trong trường hợp này cũng vậy, quy chế áp đặt biểu quyết gắn sao phải là 30 ngày, vậy tại sao tôi không thể bỏ phiếu vào phút cuối cùng được? Tương tự, có rất nhiều lá phiếu được bỏ vào BQ bất tín nhiệm/cấp quyền vào những phút chót, tại sao những lá phiếu đó không phải là "luẩn quẩn với hệ thống"? Về vụ loophole rửa tiền, nhiều quốc gia đã ban hành "luật chống rửa tiền" để ngăn chặn, đề ra các biện pháp đối phó tình trạng trên, tương tự với tội trốn thuế phải hầu tòa.
    Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống "có nghĩa là dùng các quy định và hướng dẫn của Wikipedia với ý đồ xấu" (đồng nghĩa với "đúng quy định nhưng đi ngược lại tinh thần chung"). B không bị cấm vì phải có hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần mới chứng minh được chơi trò hệ thống. "Luật chống rửa tiền và trốn thuế" vẫn còn nhiều loophole lắm bạn nhé, bạn có nghiên cứu kỹ? Nếu muốn lách luật thì người ta sẽ LUÔN LUÔN có thể nghĩ ra loophole nên dù bạn có đặt luật dài 1 triệu trang cũng vô ích thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:27, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn trích dẫn cũng đừng cắt xén thế chứ. Theo hướng dẫn, Cố gắng dùng những quy định này để làm chệch các quy trình Wikipedia, hoặc để tuyên bố ủng hộ cho một quan điểm rõ ràng trái ngược với những quy định đó, hoặc để tấn công một lập trường dựa trên quy định một cách đúng đắn bằng cách áp dụng sai các quy định Wikipedia một cách có chủ đích, là "chơi trò luẩn quẩn với hệ thống", một dạng sửa đổi phá hoại. Có nghĩa là "dùng các quy định và hướng dẫn của Wikipedia với ý đồ xấu", nhưng cách dùng phải sai. Chưa hết, bạn nói "B không bị cấm vì phải có hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần mới chứng minh được chơi trò hệ thống". Vậy một người có lý do chính đáng để bỏ phiếu muộn cũng là "luẩn quẩn với hệ thống" và phải nhận án cấm?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:24, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Thứ nhất: chữ "hoặc" bao gồm tất cả những trường hợp liệt kê ở trên là luẩn quẩn hệ thống. Thứ hai: đúng quy định nhưng cách dùng sai = dùng quy định với ý đồ xấu. Ví dụ: Vietbio chưa vi phạm quy định nào hết (đi ngược lại với tinh thần chung) nên vẫn bị bất tín nhiệm thành công. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:12, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Thứ hai, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để đương đầu với một kết quả thất bại sau biểu quyết, nhất là dạng bỏ phiếu chống phút chót, nó sẽ tạo ra áp lực tâm lý cực kỳ lớn, thậm chí gây ức chế, khiến người đề cử làm điều gì đó liều lĩnh hoặc từ bỏ dự án, và không ai đều thích phó mặc cho những sai sót rành rành trước mắt để cho bài viết được gắn sao cả, cấm đoán họ bỏ phiếu phút chót là một ý tồi, tước đi quyền tự do bỏ phiếu của các thành viên. Tại sao lại không quan trọng các sao vàng, bạc? Nếu thế thì đặt ra quy định, tiêu chuẩn cho các BVCL, BVT để làm gì? Bạn nói quan trọng là chất lượng bài viết, vậy xin hỏi khi một người nhận phiếu chống muộn dẫn đến thất cử, ngưòi đó có còn đủ tự tin, đủ sự kiên nhẫn và bình tĩnh để tiếp tục sửa bài hay không? Bạn có nhìn thấy tác hại của phiếu bất công chưa? Bạn có nhớ UCVBVCL GTA V không? Kết quả BQ là gì? Hiện nay bài viết đó có được cải thiện lên chút nào không?
    "tước đi quyền tự do bỏ phiếu của các thành viên" -> Tôi đề nghị tước quyền bỏ phiếu hồi nào? Người đó có 2 sự lựa chọn. 1 là bỏ phiếu vào phút chót -> bài thất cử -> người viết bài đề cử lại lần 2 là xong (nếu cố tình bỏ phiếu chống vào phút chót lần 2 thì có thể cấm vì chơi trò luẩn quẩn hệ thống). 2 là cứ để bài được gắn sao rồi liên lạc với người viết bài chính để nêu ra những lỗi cần sửa.
    Bạn quan trọng sao vàng bạc là chuyện của bạn. Còn tôi chỉ quan trọng chất lượng, còn lại thì tôi không quan tâm. Thiên Đế hồi xưa phải đề cử bài Giuse Maria Trịnh Văn Căn NĂM lần mới thành công nhé (trước thời có luật "vô hiệu lá phiếu" nên có nhiều phiếu chống rất tào lao). Sao Thiên Đế vẫn kiên nhẫn tới cùng? Bài GTA V phiếu chống vô lý đã bị gạch. Người viết bài chính tự nản thôi chứ liên quan gì đến vấn đề bỏ phiếu phút chót? Bạn lạc đề quá rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:27, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tại sao phải đến lần hai? Tại sao không phải là lần một? Hai cái lựa chọn của bạn đèu tạo ra tính bất tiện và thừa thãi không cần thiết. Thứ nhất, nếu người bỏ phiếu nhận thấy bài còn nhiều sai sót nhưng vì lý do nào đó, sỡ hãi mà không bỏ phiếu nghĩa là chúng ta đã ngăn trở họ đưa ra ý kiến của riêng mình, đồng nghĩa với việc "tước đi quyền tự do bỏ phiếu của các thành viên". Trường hợp thứ hai, người bỏ phiếu vẫn cho phiếu vào phút chót--> bài thất cử. Dãn cách tiếp một tháng mới được mở biểu quyết tiếp, rồi chưa kể tâm lý phải chịu phiếu chống muộn. Bạn đừng có lôi Thiên Đế vào đây. Nhiều người không giống như bạn, cũng như không giống như những người bạn kể. Cái ví dụ GTA 5 thực ra rất liên quan, đó là kết quả mà tâm lý tạo ra bởi phiếu chống vô lý, cũng tương tự như bỏ phiếu phút chót. Làm sao bạn dám chắc người viết bài sẽ không nản nếu có ai đó bỏ phiếu phút chót vào bài viết của họ?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:31, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Có rất nhiều lý do để khiến thành viên viết bài nản. Nhiều khi phiếu chống hợp lý (bỏ phiếu từ sớm) vẫn có thể dẫn tới nản do người viết không đủ khả năng viết BVCL (vậy giờ sao? Phải có quy định gì để người viết bài không bị nản từ những phiếu chống hợp lý?). Vậy tại sao lý do nản này nên có quy định còn mấy lý do nản kia thì không? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:27, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Theo quan điểm của bạn, "chuyện ai đó bỏ phiếu ở ngày cuối cùng ở BVCL/BVT trên thực tế là chưa bao giờ xảy ra. Wikipedia không dự đoán tương lai". Điều đó là không đúng. "Wikipedia không dự đoán tương lai" không áp dụng cho trường hợp xây dưng quy định. Nhắc lại lời Minh Huy, nếu Wikipedia không dự đoán tương lai thì đã chẳng có những chiến lược phát triển được lập ra liên tục với tầm nhìn 5, 10 năm. Hiến pháp Hoa Kỳ cũng vậy, nếu nó không "dự đoán tương lai" thì đã chẳng tồn tại đến ngày hôm nay. Bạn cứ nhìn đơn giản, năm cột trụ của Wikipedia tương ứng với 27 tu chính án trong Hiến pháp Hoa Kỳ, còn các quy định tượng trưng cho các điều luật. Hiến pháp ít thay đổi, luật pháp liên tục thay đổi nhưng vẫn trên tinh thần hiến pháp.
    Hiến pháp Hoa Kỳ nó tồn tại tới ngày nay vì nó súc tích chứ không phải là vì nó "dự đoán tương lai" (bạn đừng có vặn Hiến pháp Hoa Kỳ theo quan điểm của bạn). Tôi học ở Hoa Kỳ từ bé nên Hiến pháp Hoa Kỳ tôi rất là rành. Nhiều hiến pháp của các nước khác dài hơn Hiến pháp Hoa Kỳ rất nhiều và phải sửa liên tục, tại sao?
    "Wikipedia không dự đoán tương lai" không áp dụng cho trường hợp xây dựng quy định -> cái này là quan điểm chủ quan của bạn. Trên thực tế, không có cái quy định nào được đặt ra để phòng chống một vụ việc "chưa bao giờ xảy ra". Suốt 15 năm của Wikipedia tiếng Việt, chuyện bỏ phiếu giờ chót chưa bao giờ xảy ra trong không gian BVCL/BVT. Bạn đặt luật để làm kiểng? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:27, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn sai rồi. Một hiến pháp súc tích nhưng không định hình đủ lâu, định hướng đủ xa rồi cũng chết yểu mà thôi. Nhiều nội dung trong Hiến pháp Hoa Kỳ vẫn đúng với thời điểm hiện tại. Đó là minh chứng của "dự đoán tương lai". Một quốc gia chưa từng có vụ giết người nào thì không cần xây dựng các điều khoản để xử lý các trường hợp giết người hay sao? Bạn cho rằng "chuyện bỏ phiếu giờ chót chưa bao giờ xảy ra trong không gian BVCL/BVT". Căn cứ nào cho khẳng định đó. Bạn lại sai nữa. Nhìn vào biểu quyết Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/How Brown Saw the Baseball Game, DangTungDuong bỏ phiếu khi biểu quyết còn chưa đến 1 ngày. Bạn có nhìn thấy hậu quả của hành động này giả sử người bỏ phiếu không có lòng "khoan dung"?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:40, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn chưa học chuyên sâu về Hiến pháp Hoa Kỳ (gọi tắt HP) nên suy luận sai hoàn toàn. Tôi đã từng viết bài luận văn về HP trên 10 trang giấy rồi đấy! Những người sáng lập ra HP hoàn toàn không có ý định "dự đoán tương lai". Họ muốn tạo ra một cái khuôn vừa súc tích vừa bao hàm những khái niệm quan trọng như quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình vân vân và phụ thuộc rất nhiều vào "common sense" vì họ tin vào các thế hệ tương lai (mấy trăm năm sau) sẽ dùng "common sense" để tạo ra những bộ luật tôn trọng những khái niệm mà HP đề cao. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:12, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Về vụ của Buiquangtu, đó là một so sánh không khập khiễng, bạn không bao giờ đo được mức độ ảnh hưởng của bất cứ điều gì nếu không trực tiếp nhìn vào kết quả mà điều đó mang lại. Kết quả của việc Buiquangtu rút khỏi cuộc biểu quyết BTN Tuanminh01 lúc đó đã quá rõ ràng: biểu quyết được mở lại bởi thành viên khác, thành viên rút biểu quyết thì bị một loạt phiếu chống tại biểu quyết cấp quyền không lâu sau đó, trong khi kết quả của trường hợp này tệ hơn nhiều lần (nếu nó xảy ra): một thành viên bị cấm, một thành viên ức chế, hoặc bỏ wiki, hoặc trả thù.
    Bạn suy diễn xa quá vậy? Sao không nghĩ đơn giản là đề cử lại lần 2 rồi sẽ được gắn sao? Hậu quả việc B tự đóng BQ sẽ nghiêm trọng hơn nếu không được mở lại bởi thành viên khác. Bạn chỉ đưa ra những lập luận để củng cố quan điểm của bạn, còn những lập luận khác thì bạn cố tình làm ngơ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:27, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi chả suy diễn. Thế như bạn nói "hậu quả việc B tự đóng BQ sẽ nghiêm trọng hơn nếu không được mở lại bởi thành viên khác" chẳng phải suy diễn là gì. Trong một tình huống có nhiều trường hợp xảy ra, ta phải lường trước tình huống xấu nhất. Vụ của Buiquangtu nó chưa đạt đến tình huống xấu nhất, và vụ DangTungDuong cũng chưa đạt đến tình huống xấu nhất. Vậy cớ nào bạn cho rằng hai trường hợp này khập khiễng?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:42, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "một thành viên bị cấm, một thành viên ức chế, hoặc bỏ wiki, hoặc trả thù" -> tôi chưa thấy thành viên nào bị như vậy vì bị phiếu chống vào phút chót. Cái đó là suy diễn. DTD bỏ phiếu phút chót nhưng chả có ai bị cấm hay ức chế cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:23, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Câu cuối cùng, "Dù có sao hay không thì chất lượng bài vẫn không thay đổi". Sai. Nếu người viết đề cử bài thì tức là họ muốn bài viết được gắn sao, nếu thất bại (theo cách thông thường) tất nhiên họ sẽ phấn đấu, cố gắng, nhưng nếu thất bại theo một cách hết sức tồi tệ, cú sốc đó sẽ tác động rất lớn đến người đó về lâu dài. Khi cú sốc đến, họ chả rảnh hoặc để tâm cải thiện bài viết nữa đâu.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:23, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn cố tình không hiểu hay thật sự bạn không hiểu ý của tôi? Giờ giả sử thành viên X "đã" sửa xong hết tất cả các lỗi của tất cả các phiếu chống nhưng bị 1 phiếu tào lao nên thất bại (chuyện này hay xảy ra hồi xưa trước khi có luật "vô hiệu hóa lá phiếu"). Vậy thì dù có được sao hay không thì chất lượng bài cũng rất là tốt thôi (không thay đổi). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:27, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Đó là chuyện của bạn. Các thành viên khác không thấy vậy. Bạn nói thế thì nên dẹp hết các BVCL, BVT, DSCL đi cho khỏe người, khỏi bầu bán, biểu quyết gì sất. Cứ để vậy mà so sánh xem chất lượng bài bình thường nó sẽ thành ra làm sao. Bạn cứ hình dung không gian bài viết chất lượng đột nhiên biến mất để biện hộ cho cái quan điểm đến từ tầm nhìn cá nhân bạn, tôi không có ý kiến.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:46, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi kêu dẹp hồi nào? Tôi đánh giá các không gian BVCL/BVT rất có ích và giúp bài hoàn thiện và tốt hơn để phục vụ độc giả. Tôi vẫn rất tôn trọng và ngưỡng mộ những bạn đạt được nhiều thành tích sao vàng bạc. Chỉ là chất lượng đối với tôi là mối quan tâm hàng đầu chứ không phải là mấy cái sao. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:18, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Thật ra chẳng có Wiki nào dùng khái niệm gia hạn cả, không hiểu sao các bạn lại thích gia hạn đến vậy. Đã từng có 1 biểu quyết bỏ gia hạn tất cả biểu quyết ở Wikipedia Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết, giờ lại thêm vào lại. Một biểu quyết thì có thể đề cử mấy chục lần cũng được, nếu có chưa đủ chất lượng thì lần sau đề cử, việc này không cần cứ phải cố gắng hết mức cho nó chất lượng và được gán sao cho bằng được. Còn việc người ta lạm dụng sát giờ bỏ phiếu thì chỉ cần xem xét phiếu chống bỏ trước vài ngày hết hạn là được. Việc thêm gia hạn làm cách tính rối ra gây phiền toái khác, thế thì sao không để thời gian biểu quyết = thời gian biểu quyết cũ + gia hạn cho xong rồi vì khi hết thời gian biểu quyết thì gia hạn tự động kích hoạt?  A l p h a m a  Talk 20:44, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1.  Ý kiến Thay vì mở BQ về vấn đề tôi nghĩ không thật sự cần thiết thì bạn nên mở 1 BQ để tạo ra quy định chỉ tài khoản (trên 3k sửa đổi và trên 6 tháng) mới được yêu cầu kiểm định để tránh các trường hợp lùm xum như vừa qua. Tránh trường hợp các thành viên rối (đã bị cấm vĩnh viễn) tạo ra tài khoản mới và yêu cầu kiểm định tùm lum với những bằng chứng "tào lao" để chia rẽ và làm đổ vỡ cộng đồng để chúng dễ bề thao túng các bài chính trị. Ai có nghi ngờ chính đáng thì cứ việc lấy tài khoản chính ra để yêu cầu kiểm định. Tài khoản mới te thì biết cái gì mà kiểm định ngoài việc có ý đồ xấu? BQ đó tôi sẽ cho 1 phiếu ủng hộ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:28, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Ryusoul nhờ bạn đến xem và bỏ phiếu ở phần này vì đây là phần tiên quyết, tức không bỏ phiếu ở đây sẽ không thể bỏ phiếu ở những đề mục tiếp sau. Thân ái!  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  07:51, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến @Mongrangvebet: Bạn vẫn chưa bỏ phiếu ở mục này. Đây là nội dung quan trọng, tiên quyết quyết định các lá phiếu phía sau.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  15:28, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến mình không đủ điều kiện bỏ phiếu nhưng xin có chút ý kiến: đề xuất gia hạn là đúng, nhưng phải rõ ràng , nếu trong khoảng gia hạn, tức từ ngày thứ 30 trở lên tiếp tục có phiếu chống do thù hằn gì đó... ko lẽ lại gia hạn tiếp nữa hả Lê Hoàng Khánh - Kim cương xanh 16:19, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nội dung thứ 6 sẽ quyết định trường hợp này. Meigyoku Thmn (💬🧩) 16:30, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nội dung thứ hai: Điều kiện thành viên gia hạn

Nhóm thành viên nào được phép yêu cầu/đề xuất gia hạn biểu quyết?

Phương án 1: Không cần điều kiện, tự động gia hạn

  1.  Đồng ý: Tôi đồng ý phương án này. Tuy nhiên cách thức gia hạn tự động của tôi có phần khác, mong các bạn đọc phần ý kiến khác ở cuối trang. Đức Anh (thảo luận) 11:39, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phương án 2: Mọi thành viên tự động xác nhận

  1.  Đồng ý Tôi thấy nhóm thành viên tự động xác nhận nên biểu quyết thì hơn nếu như người đề cử hoặc người viết chính không có trách nhiệm với đề cử của mình. Vlblahvlblah123 (thảo luận) 13:04, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phương án 3: Mọi thành viên tự động xác nhận (nếu có chấp sự chấp thuận của người đề cử hoặc người viết chính)

  1.  Đồng ý Nên để người đề cử/viết chính tự do lựa chọn, tương tự Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  09:26, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phương án 4: Chỉ người đề cử hoặc viết chính

  1.  Đồng ý Với tôi thì ai là người đề cử hoặc viết chính thì phải có trách nhiệm với đề cử đó. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 05:23, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý người đề cử hoặc viết chính nên quyết định. Kishiryu 07:47, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Những người này nắm rõ những mặt tồn tại của bài viết hơn những thành viên khác, và nhanh chóng tìm lỗi sai chỉnh sửa, tránh "đốt" thời gian tìm văn bản để chỉnh sửa vốn không cần thiết — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 15:15, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Để thực sự công bằng, tôi thấy nên để người đề cử gia hạn, nhưng với 1 thời hạn nhất định.  Cinderace J. Galar  I'm a Pokémon Master! 14:31, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Muốn gia hạn thêm là quyền của họ, tránh trường hợp thành viên khác yêu cầu gia hạn nhưng người đề cử/viết chính không đồng ý. Keo010122Talk to me 14:48, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Có lẽ Nguyenhai đã thuyết phục được tôi đổi phiếu với những lý luận có phần đúng (tuy tôi vẫn không đồng tình 100% lý luận của bạn). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:55, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý chính xác, để họ có trách nhiệm với bài viết Lengkeng91 (thảo luận) 03:45, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Cơ chế này đúng là nên để "tùy tâm" của người tạo ra biểu quyết. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:12, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Đồng ý, nên để người viết hoặc người đề cử tự đóng biểu quyết. B.T.D (talk) 00:07, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Giới hạn trong nhóm có liên quan.--Nacdanh (thảo luận) 00:30, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

Nội dung thứ ba: Điều kiện để yêu cầu/đề xuất gia hạn

Phiếu chống được bỏ trước thời gian đóng biểu quyết tối đa bao nhiêu ngày thì thành viên được phép lập yêu cầu/đề xuất xin gia hạn biểu quyết (tự động gia hạn)?

Các lựa chọn: (MX) ngày. Trong đó, X là số ngày cụ thể.

Ví dụ, thành viên A chọn 1 ngày, lá phiếu của thành viên đó được viết là (M1).

Đồng ý

  1. (M3) 3 ngày là quãng thời gian tối đa, vừa đủ để kích hoạt chức năng gia hạn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  09:27, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2. (M3) theo tôi là hợp lý — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 15:16, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3. (M5) Các bạn cần nhớ là rất nhiều thành viên của chúng ta tận dụng thời gian rảnh rỗi để viết bài, vì là thời gian rảnh nên thời gian bị phân mảnh, vụn vặt. Tại sao lại cản trở họ với công việc đang xúc tiến (gắn sao) chỉ vì đời sống bận rộn của họ, khi họ đang tham gia dự án tự nguyện. Đã rất nhiều lần tôi phải hoãn ứng cử bài mới, chung quy có một nỗi lo: mình quá bận, không theo sát được, gần ngày đóng lỡ có phiếu chống thì chỉnh sửa chưa kịp lúc. ✠ Tân-Vương  02:36, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4. (M4) Tôi thấy 4 ngày là đủ để kích hoạt chức năng gia hạn. Vlblahvlblah123 (thảo luận) 13:06, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5. (M3) Tôi thích số 3. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:58, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  6. (M1) vì ở trên nói rất rõ là Phiếu chống cuối cùng được bỏ trước thời gian đóng biểu quyết 1 ngày là đúng nhất, vì nếu thời gian xa quá, ví dụ, như 7 ngày, thì còn tới 6 ngày nữa lận, làm sao biết được phiếu chống đó là Phiếu chống cuối cùng được bỏ trước thời gian đóng biểu quyếtLengkeng91 (thảo luận) 03:48, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    (M5) Giống với ý kiến của bạn Thiên Đế, bản thân tôi cũng khá bận cho nên tôi cứu không kịp bài Truth in Numbers ở lần đề cử thứ nhất của bài đó :). Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:14, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  7. (M3) Sau khi chú ý kĩ hơn tới dòng chữ màu đỏ của mô tả biểu quyết, tôi thấy không nhất thiết cần nhiều đến 5 ngày, 3 ngày là đủ vì khi cần áp dụng cơ chế này, bài viết được đề cử thì hẳn đã gần đạt chất lượng tốt rồi. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:19, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Đính chính là chỉ cần 3 ngày là đủ để người ta "lập yêu cầu xin gia hạn", đây không phải là thời gian dành cho việc cứu bài. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:37, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi đã chỉnh lại câu từ cho khúc chiết hơn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  04:39, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  8. (M3) Như vậy là đủ. B.T.D (talk) 00:10, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  9. (M3) Rảnh mới vào chứ ai đi canh me suốt ngày.--Nacdanh (thảo luận) 00:32, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  10. (M3) Keo010122Talk to me 14:08, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1.  Ý kiến @Lengkeng91: Tôi đã bỏ chữ "cuối cùng". Cái này ghi theo yêu cầu của Đức Anh phía dưới. Thực chất miễn có phiếu chống trong thời gian này thì có thể kích hoạt chức năng gia hạn. Bạn có thể xem xét lại lá phiếu.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  03:56, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến @Nguyenhai314: nếu không đủ 10 người cho một phương án thì bạn nên có một ghi chú ví dụ như "số đông chọn phương án nào thì sẽ theo phương án ấy". Tôi lo ngại thực tế sẽ không đủ 10 phiếu cho một phương án riêng lẻ, tất nhiên vẫn có thể đạt được. Bạn nên phòng xa. Ngoài lề, như tôi đã nói trước đây, với những đóng góp có tính xây dựng hệ thống thì bạn hoàn toàn đủ tiêu chí để trở thành BQV tại dự án này. Bạn có thể tham khảo lịch sử các biểu quyết bầu chọn BQV trước đây và so sánh với họ, tôi thấy họ "của thời điểm ứng cử" cũng không có gì trội với bạn hiện tại. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc hoặc muốn chọn thời điểm thích hợp nếu bạn hứng thú. Chúc biểu quyết của bạn thành công.--Nacdanh (thảo luận) 00:29, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Không hiểu lắm về điều này, lỡ bỏ phiếu chống sát giờ có được gia hạn không? Vậy nếu bỏ phiếu trước 4 ngày (ví dụ 3 ngày là hạn tối đa gia hạn) thì không được gia hạn?  A l p h a m a  Talk 20:47, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nội dung thứ tư: Thời gian gia hạn

Là thời gian mà thành viên được phép yêu cầu/đề xuất (tự động) gia hạn biểu quyết hay ngắn gọn, là thời gian được phép dùng để chỉnh sửa yêu cầu mà người bỏ phiếu chống đặt ra.

Các lựa chọn: (MX) ngày. Trong đó, X là số ngày cụ thể.

Ví dụ, thành viên A chọn 1 ngày, lá phiếu của thành viên đó được viết là (M1).

Đồng ý

  1. (M7) Để các thành viên có quỹ thời gian thoải mái chỉnh sửa bài.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  09:30, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2. (M7) Thêm 1 tuần để vừa dịu cơn sốc khi bị bỏ phiếu chống lúc phút chót, vừa giải quyết vấn đề bài viết— Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 15:17, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3. (M7) 1 tuần là quá đủ. Dαɾƙ Eʅϝ 06:46, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4. (M7) Tôi hoàn toàn đồng ý. Có như thế thì mới thực sự đủ thời gian cho mọi người xem xét.  Cinderace J. Galar  I'm a Pokémon Master! 14:34, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5. (M7) Thời gian như này là hợp lí. Vlblahvlblah123 (thảo luận) 16:02, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  6. (M7) Hợp lý. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:57, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  7. (M7) Nãy tôi nhầm phần này với phần trên 😃, khoảng thời gian để yêu cầu gia hạn là 3 ngày, còn thời gian gia hạn thêm là 7 ngày là hợp lý. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:23, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  8. (M7) Hợp lý. B.T.D (talk) 00:16, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  9. (M7) Không phản đối.--Nacdanh (thảo luận) 00:33, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  10. (M7) Keo010122Talk to me 14:09, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  11. (M7) hợp lý! Kishiryu 15:11, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1.  Ý kiến Tôi thấy hiện tại tất cả các phiếu trong nội dung này là đồng ý với M7 (tức gia hạn 7 ngày), tuy nhiên thì tôi không biết có phải các bạn thật sự muốn như vậy không hay chỉ là do đây là mức cao nhất. Tôi nghĩ nên bổ sung thêm lựa chọn (M8, M9,...) hoặc tốt nhất là không có lựa chọn nào cả, mỗi người sẽ tự cho một con số hợp lý, không bị giới hạn. Nguyenhai314 thấy đề xuất này như thế nào? A + B + C = 180° 12:09, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Q.Khải: Một tuần là con số đẹp, bạn không thấy sao? Vả lại, thời gian một tuần tôi nghĩ là đủ để sửa bài. Một người bận rộn như tôi cùng lắm khi sửa bài chỉ mất 3, 4 ngày là xong. Kéo dài thêm thời gian biểu quyết e rằng sẽ gây ra nhiều điều phiền toái.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:12, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314: Có thể bạn thấy vậy nhưng người khác thì không, chúng ta nên có nhiều lựa chọn nhất có thể để đảm bảo tính cộng đồng, cho dù bản thân bạn thấy một lựa chọn nào đó là "nghiễm nhiên hợp lý". Với lại, một tuần này cũng không chỉ cho người viết hoặc đề cử sửa lại bài mà còn là thời gian để người bỏ phiếu chống xem xét và gạch phiếu. Tôi tin có rất nhiều người bận đến nỗi cả tháng chỉ có 2,3 sửa đổi nên một tuần đơn giản là không đủ thời gian để thuyết phục được họ thay đổi quan điểm. Người bỏ phiếu không có tâm huyết như người viết/đề cử, cả tuần mà người viết/đề cử không dòm ngó gì tới bài của mình thì tôi đồng ý đó là lỗi của họ còn nếu nói như vậy với người bỏ phiếu thì hơi bất công. Một người chỉ có thể đề cử tối đa 2 BVCL + 2 BVT nhưng còn bỏ phiếu thì bao nhiêu bài cũng được. Tôi muốn mọi người có một cái nhìn đa chiều nhất có thể về vấn đề này. A + B + C = 180° 12:22, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Q.Khải: Tôi đã điều chỉnh tại các ND3, ND4 và ND7, bạn có thể xem lại và chỉnh sửa sao cho rõ nghĩa hơn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:33, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nội dung thứ năm: Cách thức gia hạn

Là thời điểm thời gian gia hạn bắt đầu có hiệu lực.

Phương án 1: Ngay khi thành viên đề xuất hoặc tự động gia hạn có hiệu lực

Phương án 2: Ngay khi biểu quyết kết thúc

  1.  Đồng ý Đơn giản, dễ tính toán. Khi biểu quyết kết thúc thì bắt đầu gia hạn thôi.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  03:36, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Khi biểu quyết kết thúc thì bắt đầu gia hạn thôi là hợp lý, dễ tính thời gian. Kishiryu 07:45, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Dễ tính toán, không phải "xem lịch sử" lằng nhằng — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 15:18, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Dễ tính toán, dễ "bẻ lái" kết quả. Vlblahvlblah123 (thảo luận) 16:04, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Đơn giản là trên hết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:57, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Đây là cách đơn giản nhất. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:24, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Đơn giản mà tiện lợi. B.T.D (talk) 00:17, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý không phản đối.--Nacdanh (thảo luận) 00:34, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Keo010122Talk to me 14:10, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

Nội dung thứ sáu: Bỏ phiếu trong thời gian gia hạn

Một thành viên khác có thể tiếp tục bỏ phiếu (chống hoặc thuận) trong thời gian biểu quyết đang được gia hạn?

Đồng ý

  1.  Đồng ý Vậy gia hạn thời gian biểu quyết để làm gì khi không bỏ phiếu thêm? Có thể phần phiếu này tính riêng ra để có thẻ dễ dàng so sánh. Ví dụ trong thời gian biểu quyết chính có 10 phiếu thuận và 3 phiếu chống trong khi số phiếu trong thời gian bổ sung là 2 phiếu thuận và 1 phiếu chống thì so sánh có phải dễ dàng hơn không? Hoặc cộng gộp lại để so sánh. Vlblahvlblah123 (thảo luận) 16:09, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Vlblahvlblah123: Có thể bạn chưa hiểu hết nội hàm vấn đề. Không gian bài viết chất lượng buộc tất cả các phiếu phải 100% là thuận. Do đó, nếu người đề cử gặp một phiếu chống dù có 100 phiếu thuận cũng thất bại. Chính sự bất cập này mới sinh ra những dạng thức phá hoại như bỏ phiếu chống muộn khiến bài thất cử. Để ngăn chặn tình trạng này, việc bỏ thêm phiếu trong thời gian gia hạn phải được cân nhắc kĩ lưỡng giữa nên hay không nên.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  16:16, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    nếu có quy định này, tôi thấy nên bỏ phiếu thay đổi là phiếu thuận nhiều hơn phiếu chống. Chứ để vậy thì phiếu chống quá quyền lực rồi, biểu quyết cái này còn kinh khiếp hơn bầu cử nữa chứ, thực tế nhiều người thắng cử, ví dụ tổng thống Trump ổng còn chưa chắc được 100% phiếu thuận nữa Lengkeng91 (thảo luận) 04:09, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cái này là cơ chế hơn 10 năm của Wikipedia tiếng Việt. Thay đổi nó cần một dự thảo và tầm nhìn định hướng rất lớn. Hơn nữa, nhiều người đã quá quen với cơ chế này và họ khó có thể thay đổi.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  04:14, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "Hơn nữa, nhiều người đã quá quen với cơ chế này và họ khó có thể thay đổi", nói vậy tôi không đồng ý, tôi nghĩ cơ chế, quy định không hợp lý thì thay đổi thôi, quy định là chết, con người là sống mà. Tôi nghĩ thành viên Nguyenhai314 nên nghiên cứu biểu quyết về vấn đề này thấy hay hơn. Lý do để đạt 100% phiếu thuận để làm gì? đó là số phiếu quá lý tưởng, không thực tế một chút nào Lengkeng91 (thảo luận) 04:42, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Lengkeng91: Cảm ơn bạn đã tin tưởng. Tôi sẽ nghiên cứu xây dựng dự luật và đề xuất trong tương lai gần.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  04:44, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Lengkeng91: Theo tôi hiểu thì những bài viết chất lượng phải đảm bảo "hoàn hảo" trong mắt cộng đồng, phiếu chống coi như là khuyết điểm của bài và ta phải làm sao thuyết phục được người bỏ phiếu gạch bỏ phiếu chống của họ, vậy nên mới có quy định đó. Keo010122Talk to me 14:21, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  1.  Đồng ý Tại sao không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn? Đức Anh (thảo luận) 00:23, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nhiều bạn vẫn cứ nhầm lẫn. Dự luật áp dụng cho trường hợp bài viết đã có đủ 3 phiếu thuận, bỗng nhiên phải gặp 1 phiếu chống và tạo điều kiện cho người viết có thời gian giải quyết phiếu chống đó chứ không phải là gia hạn thêm. Bạn Đức Anh cũng nên bỏ phiếu ở các mục phía trên nhằm tạo ra một cái "thuật toán" theo đúng ý mình.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  00:32, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314: Gặp một phiếu chống thì làm sao? Thì rằng người khác không có quyền bỏ thêm phiếu chống hả? Vô lý thế! Đức Anh (thảo luận) 00:49, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cộng đồng sẽ quyết định.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  01:03, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phản đối

  1.  Chưa đồng ý Nên áp dụng ngoại lệ cho trường hợp này, để thời gian gia hạn là thời gian bổ sung thay vì nối dài thời gian chính thức, tránh tái lập việc bỏ phiếu chống muộn một lần nữa.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  10:57, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Khoảng thời gian gia hạn chỉ nên là khoảng thời gian để giải quyết phiếu chống muộn, không nên bỏ phiếu thêm phiếu gì hết. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 05:35, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Chưa đồng ý Theo tôi, đây là thời gian KHÔNG BỎ THÊM BẤT CỨ PHIẾU CHỐNG NÀO. Có tới 30 ngày để đưa phiếu chống, và gia hạn thêm 7 ngày để chỉnh sửa. Nếu người bỏ phiếu vẫn không đồng ý thì BQ sẽ thất bại. Nhưng nếu thấy nội dung phiếu chống không hợp lý hoặc có dấu hiệu rối thì sử dụng Vô hiệu lá phiếu — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 15:22, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4.  Chưa đồng ý để không tạo ra loophole thì đây là phương án hợp lý. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:56, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5.  Chưa đồng ý Kết hợp với lựa chọn số lần gia hạn là 1 lần ở bên dưới, trong khoảng thời gian này nên không được cho phép bỏ phiếu chống lẫn phiếu thuận nữa, khoảng thời gian này chỉ là để giải quyết phiếu chống muộn, không nên để cho nó rắc rối thêm. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:32, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  6.  Chưa đồng ý Nên đưa vào mục ý kiến, không nên xâm phạm thời gian vá lỗi trước đó. Nếu bài không thỏa mãn, vẫn có thể bị rút sao qua biểu quyết rút sao.--Nacdanh (thảo luận) 00:36, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1.  Ý kiến Quy định này có một lỗ hỏng lớn, tạo ra vấn đề mà chính quy định này đang cố giải quyết. Giả sử bài viết được gia hạn thêm 7 ngày. Vào ngày thứ 37 (ngày cuối cùng), bỗng nhiên có 1 thành viên (thành viên có thiện ý) Wikibreak dài hạn tái xuất rồi thấy bài có một số lỗi nên muốn bỏ phiếu chống nhưng theo quy định này thì thành viên này sẽ không được phép bỏ phiếu chống nữa! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:38, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cáo buộc của bạn là vô căn cứ. Tại "Nội dung thứ sáu", các thành viên có quyền lựa chọn giữa "cho phép bỏ phiếu" và "không được bỏ phiếu". Bạn cho rằng "theo quy định này thì thành viên này sẽ không được phép bỏ phiếu chống nữa". Bạn nên đọc kĩ nội dung biểu quyết rồi hãy đánh giá. Giả sử thành viên bỏ phiếu ở mục "được phép bỏ phiếu", dĩ nhiên vòng lặp phiếu chống muộn có thể xuất hiện một lần nữa. Do đó mới có "Nội dung thứ bảy", cho thành viên lựa chọn "bao nhiêu lần được phép gia hạn". Nếu chọn một lần thì vòng lặp sẽ không tồn tại, và nếu người tham gia bỏ phiếu vừa chọn "không được bỏ phiếu" ở ND6 và "một lần" ở ND7 thì chuyện phiếu chống muộn coi như được giải quyết. Thời gian gia hạn này là thời gian "giải quyết phiếu chống muộn" chứ không phải thời gian biểu quyết, vì trên thực tế thời gian biểu quyết đã kết thúc. 30 ngày bạn ở đâu tôi không biết, đến ngày thứ 37 xuất hiện bỏ phiếu, theo lẽ thường biểu quyết đã kết thúc rồi. Tôi đưa ra các lựa chọn để cộng đồng quyết định, nếu cộng đồng không muốn thành viên bỏ phiếu trong thời gian gia hạn thì chúng ta không cần bận tâm tới chuyện đó.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:57, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến @Nguyễn jonny: Bạn vẫn còn quên chưa cho ý kiến ở mục này.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:42, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn Keo010122 vẫn chưa cho ý kiến ở mục này.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  03:15, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn Cinderace Galar vui lòng ghé qua mục này cho ý kiến nhé.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  03:16, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nội dung thứ bảy: Số lần được phép gia hạn trên một biểu quyết

Trong một biểu quyết, thành viên được phép gia hạn bao nhiêu lần?

Các lựa chọn: (MX) lần. Trong đó, X là số lần cụ thể.

Ví dụ, thành viên A chọn 1 lần, lá phiếu của thành viên đó được viết là (M1).

Đồng ý

  1. (M1) Một lần là quá đủ.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  09:31, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2. (M1) Không cần nhiều lần làm gì. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 05:44, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3. (M1) Chỉ cần 1 lần là đủ. Kishiryu 07:46, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4. (M1) Một lần là đủ — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 15:23, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5. (M1) Không cần nhiều để làm gì. 1 lần là đủ rồi. Vlblahvlblah123 (thảo luận) 16:10, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  6. (M1) Không nên rườm rà. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:58, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  7. (M1) Một lần là đủ Lengkeng91 (thảo luận) 04:13, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  8. (M1) Một lần thôi, tránh lôi thôi. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:29, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  9. (M1)--Nacdanh (thảo luận) 00:38, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  10. (M1) Keo010122Talk to me 14:27, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1.  Ý kiến Cho dù như thế nào thì tôi thấy chỉ cần 1 lần là đủ, nhưng đôi khi 1 số biểu quyết có rất nhiều yếu tố khiến người ta phải kéo dài thời gian.  Cinderace J. Galar  I'm a Pokémon Master! 14:39, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến khác

Sơ đồ minh họa cách của tôi. Gia hạn tự động kể từ phiếu chống cuối.
Cũng là sơ đồ minh họa cách của tôi. Nhưng thời gian gia hạn kể từ phiếu chống cuối nếu phiếu đó ghi vào 3 ngày cuối.
Sơ đồ minh họa cách gia hạn kiểu cũ. Gia hạn phải được thông báo (không tự động) và tính từ lúc hết 30 ngày quy định.
  1.  Ý kiến Mình cũng muốn đồng ý mở gia hạn. Tuy nhiên kiểu mở gia hạn của mình lại khác. Mình vẫn cho phép các phiếu chống bỏ đến tận phút cuối. Kiểu của mình là tự động gia hạn, chứ không phải xin gia hạn. Kiểu của mình như sau:
Tức là:
  • Một ứng cử viên A được đề cử từ 00:00 ngày 1 tháng 9, nhận được phiếu chống cuối cùng 00:00 ngày 30 tháng 9, gia hạn tự động đến 00:00 ngày 3 tháng 10. Thời gian gia hạn tự động đã vượt thời gian quy định. Như vậy đóng biểu quyết vào 00:00 ngày 3 tháng 10.
  • Một ứng cử viên B được đề cử từ 00:00 ngày 1 tháng 9, nhận được phiếu chống cuối cùng 00:00 ngày 20 tháng 9, gia hạn tự động đến 00:00 ngày 23 tháng 9. Thời gian gia hạn tự động vẫn nằm trong thời gian quy định. Như vậy vẫn đóng biểu quyết vào 00:00 ngày 1 tháng 10.
  • Một ứng cử viên A được đề cử từ 00:00 ngày 1 tháng 9, nhận được phiếu chống cuối cùng 00:00 ngày 30 tháng 9, gia hạn tự động đến 00:00 ngày 3 tháng 10. Tuy nhiên có một phiếu chống (hoặc thuận) được bỏ thêm vào 00:00 ngày 2 tháng 10, những phiếu bỏ trong sau thời gian quy định là không hợp lệ, phiếu đó bị gạch.
Tôi thấy kiểu gia hạn tự động này rất bình đẳng cho mọi ứng cử viên, đề cử viên và người bỏ phiếu. Mong mọi người đọc ý kiến của mình đừng phớt lờ. :( Đức Anh (thảo luận) 11:24, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Trường hợp của bạn quá cố định. Để dung hòa, tôi mở biểu quyết này để mọi người cùng tự do lựa chọn "số ngày còn lại" và "số ngày gia hạn". Trường hợp của bạn tương đồng với M3 cho cả hai Đề mục 3 và 4, tập hợp con trong một tập hợp lớn hơn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:30, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314: Trường hợp của tôi không hề tương đồng với bất cứ cái nào. Đây là gia hạn tự động, không ai cần phải xin cũng có. Vả lại tôi tính gia hạn bắt đầu từ phiếu chống cuối chứ không phải từ khi biểu quyết kết thúc. Đức Anh (thảo luận) 11:32, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Để thỏa mãn ý kiến của bạn, tôi sẽ bổ sung thêm 1 đề mục "gia hạn tự động" ở nội dung thứ hai và thêm dòng "kể từ phiếu chống cuối cùng tại nội dung thứ ba.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:35, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314: Nếu theo tinh thần của tôi, thì người bỏ phiếu thích bỏ phiếu chống lúc nào cũng được trong thời gian quy định, kể cả muộn, và thời gian gia hạn thì tính từ phiếu chống cuối đó. Cũng theo tin thần của tôi thì thời gian gia hạn tự động không phải cứ biểu quyết kết thúc thì mới bắt đầu, mà bắt đầu từ phiếu chống cuối cùng. Đức Anh (thảo luận) 11:38, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Tôi hỏi bạn một câu nhé. Thời gian gia hạn bắt đầu trong thời gian quy định thì gia hạn làm cái gì? Biểu quyết mở ngày 1 tháng 4, kết thúc 1 tháng 5, nếu bỏ phiếu chống vào ngày 20 tháng 4 thì gia hạn đến 23 tháng 4, thế thì khỏi cần gia hạn, chỉ cần sửa bài thôi.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:45, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314: Đúng rồi đấy, cái đấy chính là tự động gia hạn. Đức Anh (thảo luận) 11:46, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi không biết các thành viên khác nghĩ gì về việc gia hạn của bạn. Nó hoàn toàn vô nghĩa. Phiếu chống được đặt trong thời gian biểu quyết còn dài thì gia hạn làm cái gì. Từ ngày 20 đến ngày 23 vẫn trong thời gian biểu quyết thì việc gia hạn đó có mang lại lợi ích gì không, khi mà biểu quyết vẫn kết thúc đúng thời gian quy định?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:50, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314: Lối tự động gia hạn đó sẽ tự động thêm thời gian cho ứng cử bị bỏ phiếu chống 3 ngày cuối, không thêm thời gian cho ứng cử nhận phiếu chống trước 3 ngày cuối. Đức Anh (thảo luận) 11:48, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thế thì bạn chỉ cần chọn M3 cho 2 mục Nội dung 3 và Nội dung 4 là được, vấn đề được giải quyết. Bạn đang tìm câu trả lời gì từ tôi?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:53, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314: Nếu bạn học thuật toán thì bạn sẽ biết cách của tôi có hơi hướng của một thuật toán. Mong bạn suy nghĩ lại. Đức Anh (thảo luận) 11:52, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi chả quan tâm thuật toán thuật văn gì ở đây cả. Trường hợp bạn chọn là 3 ngày trước khi BQ hết hạn, gia hạn thêm 3 ngày thì chỉ cần chọn M3 cho cả hai nội dung 3 và 4, còn thành viên khác muốn bao nhiêu ngày họ sẽ tự có ý kiến của mình. Nên nhớ tôi mở biểu quyết để tham khảo cộng đồng chứ không phải tham khảo riêng mình bạn. Biểu quyết đã bao hàm các trường hợp đúng ý bạn rồi thì bạn chỉ việc tuân theo cái bao hàm, cái tập hợp con đó thôi, có gì phức tạp?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:56, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314 Cũng là 1 kiểu nhưng là 2 cách viết:
  • Cách viết "không vô nghĩa": Nếu bỏ phiếu chống từ ngày 1 đến ngày 27 thì không được gia hạn. Nếu bỏ phiếu chống từ ngày 27 đến 30 thì tự động gia hạn 3 ngày kể từ phiếu chống cuối.
  • Cách viết "vô nghĩa": Tự động gia hạn 3 ngày kể từ phiếu chống cuối.

Tôi cho rằng cách viết "không vô nghĩa" rất vô nghĩa, vì thừa, chỉ cần đoạn cuối là có thể hoạt động được. Đức Anh (thảo luận) 11:56, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi không hiểu bạn đang nói cái gì cả. Bạn có thể giải thích để làm tỉnh đầu óc mông muội của tôi ra không. Ý bạn rốt cuộc là thế nào?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:02, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Này nhé. Giả sử hôm nay là ngày 1 tháng 4, đến 1 tháng 5 thì X phải đi học. Ngày 27 tháng 4 mẹ X bảo X "con cứ nghỉ học thêm 3 ngày nữa, thế thì đến ngày 1 tháng 5 thì X lại phải đi học. Có gì khác nhau giữa "gia hạn" và "không gia hạn" theo "tinh thần" của bạn?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:08, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314: Bạn nên nhớ tinh thần của tôi khá giống với việc ngày nghỉ trùng với chủ nhật thì không được nghỉ bù. Tinh thần của tôi không phải quan tâm đến gia hạn có phải được lợi, hại hay vô nghĩa, mà là cách và kết quả vận hành. Chúng ta nên nói chuyện tại trang thảo luận của bạn hoặc tôi. Đức Anh (thảo luận) 12:14, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314: Tức là 2 cách viết trên tuy khác về chứ nhưng giống y hệt nhau về cách và kết quả vận hành. Cách thứ hai là cách của tôi và bị bạn bảo là "vô nghĩa". Còn cách thứ nhất tôi sửa lại sao cho "không vô nghĩa". Đức Anh (thảo luận) 12:08, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Lý do kiểu gia hạn cũ là bất tiện vì:

  • Thành viên phải xin gia hạn, thông báo các kiểu, trong khi tự động thì không cần xin, cứ tự động mà gia hạn.
  • Gia hạn X ngày kể từ kết thúc biểu quyết. Việc này sẽ tạo ra sự bất công. Ví dụ một biểu quyết có phiếu chống cuối trước 30 phút lúc kết thúc và một biểu quyết có phiếu chống trước 2 ngày lúc kết thúc. Nghiễm nhiên biểu quyết 1 chỉ có 3 ngày 30 phút để sửa đổi, trong khi biểu quyết 2 lại có tận 5 ngày để sửa đổi.

Còn tôi không can thiệp vào ý kiến mọi người. Đức Anh (thảo luận) 12:08, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thế thì tôi đã sửa lại ý một số mục để bạn tiện biểu quyết rồi. Bạn còn đòi hỏi gì khác ở tôi?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:10, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Tôi đã thêm mục "Nội dung thứ năm phân chia cách thức biểu quyết. Tôi nghĩ đề mục này sẽ phần nào làm thỏa mãn "thuật toán" của bạn. Bạn xem lại toàn bộ xem còn thiếu sót gì thì báo tôi.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:21, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314 Nếu gọi là "thỏa mãn" ý của tôi thì cần một mục mới. Chứ mục này chọn này, mục kia chọn cái khác thì thuật toán này không vận hành được. Nếu được xin phép bạn cho tôi mở mục mới. Đức Anh (thảo luận) 13:32, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Bạn cứ mở. Tôi sẽ xem xét sau.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:38, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có điều này khá khó hiểu, nếu bạn muốn vận hành "thuật toán" của bản thân, chỉ cần bỏ phiếu theo thứ tự: ND2 (PA1), ND3 và ND4 (M3), ND5 (PA1) là được, sao phải rườm rà làm rối trí người biểu quyết?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:44, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Tại sao bạn có thể vận hành thuật toán trên bằng cách đi theo sơ đồ tôi đã dẫn nhưng lại chọn mở thêm một mục rồi diễn giải lòng vòng thì ai mà thèm bỏ phiếu vào cái biểu quyết này? Đây không phải là nơi suy luận toán học, thuật toán, giải thuật, toán logic để biện giải theo phương trình X, Y. Bạn có thể đơn giản hóa mọi chuyện bằng cách bỏ phiếu theo quy trình kia, rồi ghim đoạn thuật toán của bạn xuống phần ý kiến, khi bỏ phiếu chỉ cần nêu "như ý kiến của tôi tại mục ý kiến" là đủ. Một biểu quyết là nơi dung hòa các ý kiến khác nhau trong cùng các dạng đề mục. Chúng ta hoạt động theo nguyên tắc cộng đồng.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  15:14, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn cứ copy đi copy lại mỗi một đoạn rồi dán khắp cái biểu quyết này thì cũng không làm cái thuật toán của bạn dễ hiểu hơn đâu. Tôi không hiểu bạn đang nghĩ gì khi có một phương pháp giản đơn hơn nhiều thì lại không lam mặc dù cả hai đều tương đương nhau. Bạn cứ bỏ phiếu theo trình tự thuật toán của bạn và dẫn giải dưới phần ý kiến. Bạn có tham khảo các biểu quyết khác không. Hành động của bạn khiến cuộc biểu quyết rối loạn cả lên. Bạn nghĩ thành viên nào sẽ vào bỏ phiếu ở cái đống hổ lốn, phức tạp này?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  15:19, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chọn cách bạn Nguyenhai314 nói để vận hành được cách của tôi nếu được thì tôi đã làm từ lâu. Đức Anh (thảo luận) 15:42, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tốt nhất không nên gọi đây là thuật toán vì nó cũng chẳng để giải toán. Bạn có thể xóa mục của tôi đi cũng không sao. Đức Anh (thảo luận) 15:44, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Này nhé, ở ND2, bạn chọn phương án 1 (tự động gia hạn), ND3 bạn chọn M3 (3 ngày), ND4 bạn chọn M3 (3 ngày), ND5 bạn chọn phương án 1 (tính từ thời điểm yêu cầu (tự động) gia hạn thì mặc nhiên biến thành thuật toán của bạn rồi còn gì. Bạn có thể cho tôi biết xem liệu còn chỗ nào khuyết thiếu ở đó mà chưa thỏa mãn được cái thuật toán cuả bạn hay không?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  15:48, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314 Một mẫu xe tốt không phải được lắp ráp từ các bộ phận được bình chọn là tốt nhất mà lắp ráp từ các bộ phận phù hợp với nhau nhất. Khi có nhiều người bình chọn, tôi không nghĩ nếu tôi bình chọn cho các bộ phận của xe mình muốn thì lắp ráp sẽ thành xe mình muốn. Tôi không muốn bình chọn các bộ phận tốt nhất để lắp thành một chiếc xe mà muốn đưa ra hẳn một mẫu xe để cho mọi người nhận xét. (Tôi không hề có ý áp đặt cách của tôi là cách tốt) Đức Anh (thảo luận) 15:57, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không cách nào ở đây là tốt cả. Biểu quyết mở ra để cộng đồng tự do lựa chọn phương án theo ý mình, theo một trình tự dễ hiểu và đơn giản, trực quan và dễ đối sánh. Không phải lúc nào các bộ phận trong toàn thể cũng tốt, điều đó tùy thuộc vào lựa chọn của cộng đồng. Cộng đồng lựa chọn những bộ phận để ráp thành chiếc xe tồi tức là họ mặc định chấp thuận với sự nối kết ấy. Người bỏ phiếu nên được tự do sắp xếp và lắp ráp các bộ phận theo ý mình muốn. Nếu cộng đồng thấy thuật toán của bạn tốt, tự nhiên họ sẽ đi theo quy trình ấy và tạo thành một chiếc xe giống với xe của bạn. Ở đây chúng ta cho họ sự lựa chọn từ những cái căn bản nhất, không phải dựng sẵn một mô hình rồi buộc họ phải chọn. Tôi sẽ xóa bỏ đề mục bạn đưa vào vì nó quá thừa thãi, rườm rà, do đã có quy trình thay thế. Bạn có thể lựa chọn giữa việc đi theo quy trình ấy để tạo ra chiếc xe như ý mình hoặc không bỏ phiếu. Chào bạn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  16:08, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi bận quá nên giờ không nói gì nhiều được, chỉ đề nghị các bác dùng từ ngữ cho rạch ròi, thời gian là thời gian, còn thời điểm là thời điểm. Cái đáng gọi là "thời điểm" thì mấy bác lại dùng "thời gian" cho nên rất khó bám theo ý của mấy bác ạ. Meigyoku Thmn (💬🧩) 15:45, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Cái biểu quyết ban đầu đơn giản vô cùng nhưng "thần đồng toán học" Đức Anh làm mọi chuyện phức tạp lên. 😂 171.248.46.10 (thảo luận) 15:33, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Với tư cách người từng đưa đề xuất gia hạn vào Quy chế, tôi muốn hỏi Nguyenhai314 nghĩ gì về khả năng gia hạn biểu quyết cho các ứng cử chưa đủ phiếu sau 30 ngày? Có nên có ngoại lệ nào cho nó (Ý của tôi có thể tham khảo biểu quyết Sửa Quy chế điều 20). ✠ Tân-Vương  15:56, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ngoại lệ này theo tôi là hợp lý. Có thể thêm một quy trình mới dành riêng cho trường hợp này, tương tự quy trình phiếu chống nêu trên, nhưng bỏ đi đề mục ND3, ND5 và ND6 vì chúng không cần thiết, hoặc tạo lập một đề mục khác cho riêng trường hợp này, trong đó chọn sẵn thời gian gia hạn và tự động gia hạn cho họ (như BQ sửa đổi điều 20 quy chế biểu quyết). ThiênĐế98 có đề xuất gì không?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  16:27, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Sau khi xem xét kĩ lưỡng vấn đề, tôi thấy chưa nên đưa vấn đề gia hạn trong trường hợp không đủ phiếu vì các lý do sau:
    • Theo quy chế hiện hành, một thảo luận thay đổi quy định chính thức phải được bàn bạc từ 7-10 ngày mới có thể đưa ra biểu quyết. Vấn đề mà tôi đưa ra cách đây hơn 1 tuần không bao hàm trường hợp trên. Nếu muốn, có thể dành cho cuộc thảo luận sau.
    • Một lý do quan trọng. Việc đề cử không đủ phiếu rồi thất cử thường ít gây ức chế hơn so với việc nhận phiếu chống muộn và thất cử, chưa kể có thể gây ra vòng lặp, gia hạn liên hồi hoặc phiếu chống muộn. Điều đó cần phải được tính toán chi li và tôi sẽ cân nhắc kĩ bổ sung vào quy chế này (nếu nó được thông qua).
    Lời cuối, đây là vấn đề quan trọng với nhóm bài viết chất lượng nói riêng và dự án nói chung. Với tư cách một người thường xây dựng các bài viết chất lượng, bạn chắc hiểu rõ sức ảnh hưởng do tâm lý gây ra bởi phiếu chống muộn, cũng như ý thức được rằng ngăn trở sự tự do bỏ phiếu mọi lúc trong thời hạn quy định là một hành động bất hợp lý. Hy vọng ThiênĐế98 cân nhắc lợi, hại, dành chút thời gian quý báu đọc qua dự thảo, cũng như cân nhắc tham gia biểu quyết này.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:30, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Đúng vậy, Nguyenhai314, với tư cách người thường tham gia khu vực bài viết chất lượng, tôi lấy làm cảm tạ bạn đã bỏ công, bỏ thời gian trình bày một dự thảo để xác nhận rõ việc cải thiện bài viết và các lá phiếu tạo khó khăn. Dĩ nhiên, là người đầu tiên bày ra "gia hạn", tôi hoàn toàn đồng thuận, tuy vậy đang có việc bận và sẽ dành thời gian nghiên cứu thêm để chọn các đề mục mà tôi lấy là hợp lý để tham gia biểu quyết. Chúc bạn ngày tốt lành! ✠ Tân-Vương  14:26, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Không biết về mấy cái thuật toán, công nghệ các thứ nhưng tôi đoán có thể bạn Đức Anh là một lập trình viên cao cấp hay nhà phát triển phần mềm nên bị bệnh nghề nghiệp một chút, áp dụng những thứ mình làm và học mọi lúc mọi nơi. Không sao cả, tôi thông cảm cho bạn, bạn Nguyenhai314 cũng nên như vậy, bởi những người như Đức Anh do công việc nặng tính đầu óc, trí tuệ nên đôi khi họ bị lẫn lộn công việc. Nhưng dù sao thì đây là môi trường thảo luận Wikipedia cho nhiều thành viên, bạn cứ viết cho dễ hiểu minh bạch ra, vả lại đọc cái sơ đồ khối của bạn tôi cũng không thấy ý tưởng phức tạp đến mức phải "thuật toán" đao to búa lớn làm gì. Bạn cứ viết "Nếu...thì..." bình thường thôi cũng được mà, vậy thì sẽ dễ cho các thành viên không phải dân công nghệ như tôi có thể dễ dàng hiểu và góp ý thảo luận. Về phần các đề xuất của bạn Hai thì tôi vẫn đang đọc, cảm ơn bạn gửi thư mời cho ý kiển biểu quyết. --Tàn Kiếm (thảo luận) 04:04, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tàn Kiếm Tôi cũng bảo bạn Nguyehai314 đừng gọi là thuật toán mà bạn vẫn cứ gọi :) Ở đây các bạn nghĩ gia hạn là công cụ giúp kéo dài thời gian. Còn theo quan điểm của tôi gia hạn chỉ là một công cụ trung gian cho ta biết thời gian đóng biểu quyết hợp lý nhất. Tuy tôi nêu ra một cách nghe chừng rất phức tạp nhưng khi bạn thử tưởng tượng sự vận hành của nó thì sẽ thấy nó đơn giản và chặt chẽ vô cùng. Đức Anh (thảo luận) 06:25, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Chính bạn gọi nó ngay từ đầu là một "thuật toán" thì tôi gọi vậy thôi. Chúng ta là một cộng đồng, do đó có những người am hiểu một lĩnh vực khác nhau. Xây dựng quy định là đảm bảo tất cả mọi người đều hiểu đúng cùng một nội dung, mới không dẫn đến mâu thuẫn, từ đó đi đến đồng thuận. Bạn không thể áp lối suy nghĩ và tư duy của bản thân lên toàn thể rồi nói rằng điều này rất dễ hiểu mà không đơn giản hóa đi được. Có những người hiểu, có những người không hiểu. Chúng ta hướng về số đông mọi người.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  07:29, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến Phiền các bạn Baoothersks — Namnguyenvn — Keo010122 — Truy Mộng: xem xét các đề mục tiếp sau. Nếu các bạn chỉ bỏ phiếu ở mục "Nội dung thứ nhất" thì chúng ta không thể hoàn thiện được quy định vì chỉ mới định hình được cái "khung", từ đó dẫn đến quy định bị "khuyết thiếu", "rách nát". Hy vọng các bạn dành ra chút thời gian xem xét toàn bộ dự luật và ý kiến sớm nhất có thể.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:37, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tham khảo