Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phế Thục nghi Văn thị”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
n Hoanghauphuongdong123 đã đổi Phế Thục nghi Văn thị thành Văn thục nghi
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 15:33, ngày 9 tháng 11 năm 2020

Phế Thục nghi Văn thị (廢淑儀 文氏, 17171776) là hậu cung của Triều Tiên Anh Tổ. Thân mẫu của Hòa Ninh Ông chúaHòa Cát Ông chúa. Luôn luôn đối lập với Trang Hiến Thế tử và cuối cùng bị phế cho mưu hại Triều Tiên Chính Tổ, thường được gọi là Văn nữ (文女).

Cuộc đời

Hậu cung

Ban đầu là cung nữ. Mà theo dã sử là hầu hạ Hiền tần Triệu thị (賢嬪 趙氏), phu nhân của Hiếu Chương Thế tử, Anh Tổ năm thứ 27 (1751) Triệu thị qua đời[1]. Anh Tổ năm thứ 29 (1753), Văn thị được sắc phong hậu cung, Chính tứ phẩm Chiêu viên. Anh Tổ năm thứ 47 (1771) tấn phong Tòng nhị phẩm Thục nghi[2]. Sau thông đồng với Kim Thượng Tổ (金尚魯), là một trong số những người gây ra cái chết của Trang Hiến Thế tử. Bấy giờ ai ai cũng biết việc này chỉ trừ Anh Tổ, do đó nên bà không bị hành quyết[3].

Phế vị

Chính Tổ nguyên niên (1776), Chính Tổ, con trai của Trang Hiến Thế tử quá cố, phế truất Văn thị làm thứ dân và đuổi về tư phủ, em trai Văn Thánh Quốc (文聖國) của Phế Thục nghi, người được cho là có câu kết với bà, bị biến thành nô lệ, còn mẹ bà thì bị đày ra đảo Jeju.[4] Sau Văn thị thường được gọi là Văn nữ (文女). Ngày 13 tháng 5 âm lịch năm đó, Chính Tổ tố cáo tội lỗi của bà,[5] ngày hôm sau ông đuổi bà ra khỏi kinh thành.[6] Nhưng ngay đó có rất nhiều người đã yêu cầu trừng phạt bà và phế truất Hòa Ninh Ông chúa. Ngày 10 tháng 8 âm lịch cùng năm, quốc tang của Anh Tổ kết thúc, Chính Tổ hạ lệnh xử tử Phế Thục nghi Văn thị[7].

Gia quyến

Thân gia Văn thị (文氏)
Hoàng tộc Toàn Châu Lý thị (全州 李氏)

Trong văn hóa đại chúng

Drama

Phim ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ . ISBN 978-89-7337-880-7. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)|tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ 한국학중앙연구원 - 한국역대인물 종합정보 시스템 〈숙의문씨1〉
  3. ^ 《조선왕조실록》영조 100권, 38년(1762 임오 / 청 건륭 27년) 9월 14일(계유) 2번째기사
  4. ^ 《조선왕조실록》정조 1권, 즉위년(1776 병신 / 청 건륭 41년) 3월 30일(신축) 2번째기사
  5. ^ 《조선왕조실록》정조 1권, 즉위년(1776 병신 / 청 건륭 41년) 5월 13일(계미) 2번째 기사
  6. ^ 《조선왕조실록》정조 1권, 즉위년(1776 병신 / 청 건륭 41년) 5월 14일(갑신) 2번째기사
  7. ^ 《조선왕조실록》정조 2권, 즉위년(1776 병신 / 청 건륭 41년) 8월 10일(기유) 1번째기사