Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phù Cát”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 36: Dòng 36:


==Hành chính==
==Hành chính==
Huyện Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: [[Ngô Mây, Phù Cát|Ngô Mây]] (huyện lỵ), Cát Tiến và 16 xã: [[Cát Chánh]], [[Cát Hải, Phù Cát|Cát Hải]], [[Cát Hanh]], [[Cát Hiệp]], [[Cát Hưng]], [[Cát Khánh]], [[Cát Lâm, Phù Cát|Cát Lâm]], [[Cát Minh]], [[Cát Nhơn]], [[Cát Sơn]], [[Cát Tài]], [[Cát Tân, Phù Cát|Cát Tân]], [[Cát Thắng]], [[Cát Thành, Phù Cát|Cát Thành]], [[Cát Trinh]], [[Cát Tường, Phù Cát|Cát Tường]].
Huyện Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: [[Ngô Mây, Phù Cát|Ngô Mây]] (huyện lỵ), [[Cát Tiến]] và 16 xã: [[Cát Chánh]], [[Cát Hải, Phù Cát|Cát Hải]], [[Cát Hanh]], [[Cát Hiệp]], [[Cát Hưng]], [[Cát Khánh]], [[Cát Lâm, Phù Cát|Cát Lâm]], [[Cát Minh]], [[Cát Nhơn]], [[Cát Sơn]], [[Cát Tài]], [[Cát Tân, Phù Cát|Cát Tân]], [[Cát Thắng]], [[Cát Thành, Phù Cát|Cát Thành]], [[Cát Trinh]], [[Cát Tường, Phù Cát|Cát Tường]].


==Lịch sử==
==Lịch sử==

Phiên bản lúc 07:52, ngày 14 tháng 1 năm 2021

Phù Cát
Huyện
Huyện Phù Cát
Một góc thị trấn Ngô Mây
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhBình Định
Huyện lỵThị trấn Ngô Mây
Phân chia hành chính2 thị trấn, 16 xã
Địa lý
Tọa độ: 14°00′B 109°12′Đ / 14°B 109,2°Đ / 14; 109.20
Phù Cát trên bản đồ Việt Nam
Phù Cát
Phù Cát
Vị trí huyện Phù Cát trên bản đồ Việt Nam
Diện tích679 km²
Dân số
Tổng cộng205.200 người
Mật độ302 người/km².
Dân tộcKinh, Ba Na
Khác
Biển số xe77-E1
Websitephucat.binhdinh.gov.vn

Phù Cát là một huyện ven biển thuộc tỉnh Bình Định, Việt Nam.

Địa lý

Huyện Phù Cát nằm ở phía đông tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:

Huyện có diện tích là 679 km². Dân số là 205.200 người, trong đó nữ 105.600 người. Mật độ dân số đạt 302 người/km². Các dân tộc trên địa bàn huyện chủ yếu là người Kinh, một số ít là người Ba Na.

Hành chính

Huyện Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Ngô Mây (huyện lỵ), Cát Tiến và 16 xã: Cát Chánh, Cát Hải, Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Hưng, Cát Khánh, Cát Lâm, Cát Minh, Cát Nhơn, Cát Sơn, Cát Tài, Cát Tân, Cát Thắng, Cát Thành, Cát Trinh, Cát Tường.

Lịch sử

Sau năm 1975, huyện Phù Cát có 12 xã: Cát Chánh, Cát Hải, Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Khánh, Cát Minh, Cát Nhơn, Cát Sơn, Cát Tài, Cát Thắng, Cát Trinh, Cát Tường.

Ngày 24 tháng 3 năm 1979, chia xã Cát Trinh thành 2 xã Cát Trinh và Cát Tân.[1]

Ngày 29 tháng 10 năm 1983, chia xã Cát Hiệp thành hai xã lấy tên xã Cát Hiệp và xã Cát Lâm; chia xã Cát Thắng thành hai xã lấy tên xã Cát Thắng và xã Cát Hưng; chia xã Cát Chánh thành hai xã lấy tên xã Cát Chánh và xã Cát Tiến; chia xã Cát Khánh thành hai xã lấy tên xã Cát Khánh và xã Cát Thành.[2]

Ngày 12 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Ngô Mây, thị trấn huyện lỵ của huyện Phù Cát trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của các xã Cát Trinh và Cát Tân.[3]

Ngày 12 tháng 1 năm 2021, thành lập thị trấn Cát Tiến trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Cát Tiến.[4]

Huyện Phù Cát có 2 thị trấn và 16 xã như hiện nay.

Giáo dục

Các trường THPT gồm: THPT Phù Cát 1, THPT Phù Cát 2, THPT Phù Cát 3,THPT Nguyễn Hồng Đạo, THPT Nguyễn Hữu Quang, THPT Ngô Mây.

Giao thông

Phù Cát có sân bay Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn 35 km về phía Bắc.[5]

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định đi qua đang được xây dựng.

Du lịch

Du lịch của huyện có suối nước nóng Hội Vân, chùa Ông núi (Linh phong Tự) tại T.T Cát Tiến, có bãi biển Tân Thanh, Vĩnh Hội, Cát Tiến và Đề Gi, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là Hòn Vọng Phu tại núi Bà...

Ngoài ra, Phù Cát còn có các làng nghề truyền thống như: đan lát(Trung Chánh), gạch ngói (Gia Thạnh), làng muối (Đức Phổ) thuộc Xã Cát Minh), nước mắm cá cơm (Đề Gi-Cát Khánh),đá mỹ nghệ (Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng)...

Du lịch của huyện có suối nước nóng Hội Vân (Hội Vân), chùa Ông núi (Linh Phong Tự) tại xã Cát Tiến, có bãi biển Cát Hải, Cát Tiến và Đề Gi nổi tiếng, có Hòn Vọng Phu tại núi Bà...ngoài ra, Phù Cát còn có suối nước nóng Chánh Thắng thuộc xã Cát Thành, phong cảnh rất hữu tình, mộng mơ.

Phù Cát có đặc sản nổi tiếng là chả cá, bánh ít lá gai, bánh tráng gạo. Dân gian có câu: "Anh đi ngang cửa Đề Gi, Nghe mùi chả cá chân đi không đành."

Ngoài ra, Phù Cát còn có các làng nghề truyền thống như: đan lát(Trung Chánh), gạch ngói (Gia Thạnh), làng muối (Đức Phổ) của xã Cát Minh), nước mắm cá cơm (Đề Gi-Cát Khánh), đá mỹ nghệ (Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng)...

Tham khảo

  1. ^ “Quyết định 127-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Nghĩa Bình”.
  2. ^ “Quyết định 123-HĐBT năm 1983 về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Nghĩa Bình”.
  3. ^ “Quyết định 52-HĐBT năm 1987 về việc chia một số xã và thành lập một số thị trấn của các huyện Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức, Phù Cát, Sơn Tịnh, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình”.
  4. ^ http://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=51226
  5. ^ “VVPC - Airport”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)