Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Vĩnh Trọng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{recent death}}
{{Viên chức
{{Viên chức
| tên = Trương Vĩnh Trọng<br> Hai Nghĩa
| tên = Trương Vĩnh Trọng<br> Hai Nghĩa

Phiên bản lúc 12:55, ngày 11 tháng 3 năm 2021

Trương Vĩnh Trọng
Hai Nghĩa
Trương Vĩnh Trọng vào tháng 6 năm 2011
Chức vụ
Nhiệm kỳ28 tháng 6 năm 2006 – 3 tháng 8 năm 2011
5 năm, 36 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Sinh Hùng
Kế nhiệmHoàng Trung Hải
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ21 tháng 4 năm 2001 – 11 tháng 4 năm 2007
5 năm, 355 ngày
Tiền nhiệmPhạm Quốc Anh (Quyền)
Kế nhiệmNguyễn Bá Thanh
Phó Trưởng banPhạm Quốc Anh
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – 19 tháng 1 năm 2011
4 năm, 269 ngày
Nhiệm kỳ22 tháng 4 năm 2001 – 19 tháng 1 năm 2011
9 năm, 272 ngày
Thông tin chung
Sinh11 tháng 11, 1942
Bình Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre, Liên bang Đông Dương
Mất19 tháng 2, 2021(2021-02-19) (78 tuổi)
Bình Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre, Việt Nam
Nơi ởBình Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
WebsiteCổng Thông tin điện tử Chính phủ

Trương Vĩnh Trọng (11 tháng 11 năm 1942 - 19 tháng 2 năm 2021) là một chính trị gia Việt Nam. Ông nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng nhiệm kỳ Quốc hội Việt Nam khóa XII. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, X, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 11 tháng 11 năm 1942, quê ở xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông còn có tên gọi là Hai Nghĩa, theo thông tục của người miền Nam.

Thời niên thiếu, ông theo học bậc tiểu học và trung học tại địa phương. Từ năm 1960, ông bắt đầu hoạt động bí mật trong phong trào học sinh chống chế độ Ngô Đình Diệm. Năm 1962, ông thoát ly gia đình, tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục tỉnh Bến Tre. Ngày 25 tháng 10 năm 1964, ông được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam Việt Nam và được đề bạt làm Ủy viên Tiểu ban giáo dục. Sau đó, ông được bầu Tỉnh ủy viên phụ trách khối Tuyên huấn tỉnh. Năm 1968, ông được cử làm Ủy viên Ban Tuyên huấn tỉnh Bến Tre. Năm 1973, ông được cử đi học Trường Tuyên huấn miền Nam và năm 1975, ông được cử ra Bắc, theo học Trường Tuyên huấn Trung ương ở Hà Nội.

Năm 1978, ông được bầu vào Tỉnh ủy Bến Tre, giữ nhiệm vụ Phó ban Tuyên huấn tỉnh. Năm 1982, ông đắc cử vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy và được phân công làm Bí thư Huyện ủy Giồng Trôm. Trong thời gian này, ông được đi học lớp bồi dưỡng Bí thư Huyện ủy ở Trường Đảng Cao cấp Matxcơva (Liên Xô).

Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (1991), ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tháng 2 năm 1998, ông được chỉ định làm Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.

Tháng 7 năm 2000, ông được điều động tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.

Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, đầu năm 2001, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tháng 4 năm 2001, ông được phân công giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần X, năm 2006, một lần nữa ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Ngày 28 tháng 6 năm 2006, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn để nghị bổ nhiệm ông làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa VIII, XI và XII.

Ông được nhà nước Việt Nam khen thưởng:

Sau khi nghỉ hưu, ông sinh sống ở quê nhà huyện Giồng Trôm, Bến Tre.[2]
3:25 ngày 19 tháng 2 năm 2021, ông qua đời tại nhà riêng xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, hưởng thọ 79 tuổi.

Phát biểu nổi bật

"Cho đến lúc này, dư luận trong nước cũng như trên thế giới, kể cả những người khó tính, còn ai nói đến vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên nữa. Điều đó cho thấy, khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là đúng đắn và đang gặp thuận lợi" - Phát biểu khi đang làm Phó Thủ tướng.[3]

Chú thích

  1. ^ P.Thảo (29 tháng 4 năm 2014). “Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phạm Gia Khiêm nhận huân chương Hồ Chí Minh”.
  2. ^ “3 thú vui của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng”.
  3. ^ “Phó Thủ tướng: Khai thác bô-xít đang gặp thuận lợi”.

Tham khảo