Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Võ Văn Thưởng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sửa câu văn cho mạch lạc
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 58: Dòng 58:
| chức vụ khác 4 =
| chức vụ khác 4 =
| thêm 4 =
| thêm 4 =
| chức vụ 5 = Phó Bí thư thường trực [[Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh]]
| chức vụ 5 = Phó Bí thư Thường trực [[Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh]]
| bắt đầu 5 = [[15 tháng 4]] năm [[2014]]
| bắt đầu 5 = [[15 tháng 4]] năm [[2014]]
| kết thúc 5 = [[4 tháng 2]] năm [[2016]]<br>{{số năm theo năm và ngày|2014|4|15|2016|2|4}}
| kết thúc 5 = [[4 tháng 2]] năm [[2016]]<br>{{số năm theo năm và ngày|2014|4|15|2016|2|4}}
Dòng 94: Dòng 94:
| chức vụ khác 7 =
| chức vụ khác 7 =
| thêm 7 =
| thêm 7 =
| chức vụ 8 = [[Tập tin:Coat of arms of Vietnam.svg|22px]]<br/>[[Đại biểu Quốc hội Việt Nam]] khóa XII, XIV
| chức vụ 8 = [[Tập tin:Coat of arms of Vietnam.svg|22px]]<br/>[[Đại biểu Quốc hội Việt Nam]] khóa XII, XIV, XV
| bắt đầu 8 = [[2007]], [[2016]]
| bắt đầu 8 = [[2007]], [[2016]]
| kết thúc 8 = [[2011]], [[2021]]
| kết thúc 8 = [[2011]], [[2021]]
Dòng 101: Dòng 101:
| thêm 8 = {{Thông tin đại biểu quốc hội
| thêm 8 = {{Thông tin đại biểu quốc hội
| con = có
| con = có
| tỉnh = [[Vĩnh Long]]<br/>[[Đồng Nai]]
| tỉnh = [[Vĩnh Long]]<br/>[[Đồng Nai]]<[[Đà Nẵng]]
| số phiếu =
| số phiếu =
| tỉ lệ =
| tỉ lệ =

Phiên bản lúc 09:03, ngày 5 tháng 7 năm 2021

Võ Văn Thưởng
Chức vụ
Nhiệm kỳ5 tháng 2 năm 2021 – nay
3 năm, 53 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tiền nhiệmTrần Quốc Vượng
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ4 tháng 2 năm 2016 – 19 tháng 2 năm 2021
5 năm, 15 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tiền nhiệmĐinh Thế Huynh
Kế nhiệmNguyễn Trọng Nghĩa
Vị trí Việt Nam
Phó Trưởng banVõ Văn Phuông (thường trực)
Thuận Hữu
Nguyễn Mạnh Hùng
Lê Mạnh Hùng
Bùi Trường Giang
Nguyễn Hồng Diên
Phan Xuân Thủy
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII
Nhiệm kỳ27 tháng 1 năm 2016 – nay
8 năm, 62 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm kỳ15 tháng 4 năm 2014 – 4 tháng 2 năm 2016
1 năm, 295 ngày
Bí thư Thành ủyLê Thanh Hải
Tiền nhiệmNguyễn Văn Đua
Kế nhiệmTất Thành Cang
Vị tríThành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm kỳ11 tháng 8 năm 2011 – 15 tháng 4 năm 2014
2 năm, 247 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tiền nhiệmNguyễn Hòa Bình
Kế nhiệmNguyễn Minh (Quyền)
Vị tríQuảng Ngãi
Phó Bí thưTrần Văn Minh
Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII
Nhiệm kỳ18 tháng 1 nay 2011 – nay
13 năm, 71 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ2007, 2016 – 2011, 2021
Đại diệnVĩnh Long
Đồng Nai<Đà Nẵng
Nhiệm kỳ29 tháng 7 năm 2006 – 11 tháng 8 năm 2011
5 năm, 13 ngày
Tổng Bí thưNông Đức Mạnh
Tiền nhiệmĐào Ngọc Dung
Kế nhiệmNguyễn Đắc Vinh
Nhiệm kỳ29 tháng 2 năm 2008 – 26 tháng 4 năm 2010
Chủ tịch Mặt trậnHuỳnh Đảm
Tiền nhiệmNông Quốc Tuấn
Kế nhiệmNguyễn Phước Lộc
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh13 tháng 12, 1970 (53 tuổi)
Hải Dương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởHà Nội
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnThạc sĩ Triết học, Cao cấp lý luận chính trị
Trường lớpTrường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Quê quánAn Phước, huyện Măng Thít, Vĩnh Long
Giải thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
Huy chương vì thế hệ trẻ

Võ Văn Thưởng (sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970) là một nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nướcchính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Ông nguyên là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khóa XII, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi; Bí thư thường trực, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh; Bí thư Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh.[1] Ông là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng trẻ nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Võ Văn Thưởng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Thạc sĩ Triết học, Cao cấp lý luận chính trị. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khoá XII (2007 – 2011), XIV (2016 – 2021), Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Viện Nam từ năm 2011, khóa XI, XII.[2] Ông là chính trị gia có sự nghiệp công tác lâu dài với 20 năm trong lĩnh vực thanh niên Việt Nam.

Xuất thân và giáo dục

Võ Văn Thưởng sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970 tại Hải Dương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,[3] nguyên quán ở xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.[Ghi chú 1][4] Gia đình của ông rời vùng miền Nam trong thời kỳ Chiến tranh chống Hoa Kỳ, ông được sinh ra và lớn lên thời niên thiếu ở miền Bắc cho đến khi đất nước thống nhất.

Năm 1988, Võ Văn Thưởng trúng tuyển đại học, theo học chuyên ngành Triết học Marx-Lenin tại Khoa Triết học, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.[Ghi chú 2] Năm 1992, ông tốt nghiệp Cử nhân Triết học Marx-Lenin. Sau đó, ông theo học cao học chuyên ngành Triết học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhận bằng Thạc sĩ Triết học năm 1999 với luận văn về đạo đức trong sinh viên, học sinh Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017, ông được Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ghi danh vào danh sách 10 gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu của nhà trường.[5]

Ngày 18 tháng 11 năm 1993, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 18 tháng 11 năm 1994. Trong quá trình hoạt động Đảng và Nhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị.[6]

Sự nghiệp

Thanh niên Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh

Võ Văn Thưởng dành thời gian dài trong sự nghiệp công tác, hoạt động thanh niên. Năm 1990, khi đang là sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, ông là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lý luận trẻ, Bí thư Liên Chi đoàn Khoa Triết học. Năm 1992, năm tốt nghiệp đại học, ông được bầu làm Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối năm 1993, ông được điều chuyển về Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh làm Cán bộ, Phó Ban Đại học Chuyên nghiệp. Sau đó, tháng 10 năm 1996, ông được bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành Đoàn, giữ chức Trưởng Ban Đại học chuyên nghiệp Thành Đoàn – Ban phụ trách công tác thanh niên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh.[7]

Tháng 10 năm 1995, ông tiếp tục công tác Thành Đoàn, kiêm nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan vừa mới được thành lập, đồng thời là Ủy viên Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam. Ngày 26 tháng 11 năm 1997, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá VII. Ông được phân công làm Đảng ủy viên, Bí thư Ban cán sự Đoàn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 01 năm 2000, ông trở thành Chủ tịch Hội Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ thứ hai rồi được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam.[8] Tháng 05 năm 2001, ông nhậm chức Phó Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp cùng Bí thư Thành Đoàn Nguyễn Thành Phong.

Tháng 11 năm 2002, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 03 năm 2003, ông là Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh rồi được bầu vào Thành ủy viên Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2003. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 2004, kế nhiệm bởi Tất Thành Cang.[9]

Trung ương Đoàn

Từ ngày 08 đến 11 tháng 12 năm 2002, tại Hà Nội, diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên, Võ Văn Thưởng được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ngày 24 tháng 04 năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.[10] Tháng 09 năm 2006, ông được Bộ Chính trị quyết định phân công giữ chức Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,[11] được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kế nhiệm Đào Ngọc Dung vào tháng 01 năm 2007.[11]

Tháng 12 năm 2007, ông tiếp tục được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn trong Đại hội Đoàn khóa IX, được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam,[Ghi chú 3] lãnh đạo thanh niên về cả chính trị lẫn chính quyền.[12] Ngày 29 tháng 2 năm 2008, Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ năm, khóa V nhiệm kỳ 2005 – 2010, đã nhất trí bầu Võ Văn Thưởng giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa V.[13]

Đại biểu Quốc hội

Võ Văn Thường được bầu làm Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa VI, nhiệm kỳ 1999 – 2004. Đến tháng 07 năm 2007, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XII nhiệm kì 2007 – 2011 tại đơn vị bầu cử tỉnh Vĩnh Long.[14] Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, ông là Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.[15]

Ngày 22 tháng 05 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kì 2016 – 2021 đơn vị bầu cử số 01 tỉnh Đồng Nai gồm thành phố Biên Hòa và các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, được 676.517 phiếu, đạt tỷ lệ 68,41% số phiếu hợp lệ, cùng với Phan Thị Mỹ Thanh.[16]

Công tác Đảng Cộng sản

Địa phương

Tháng 12 năm 2004, Võ Văn Thưởng được điều chuyển công tác, thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được điều về làm Bí thư Quận ủy Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 18 tháng 01 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, Võ Văn Thưởng được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI nhiệm kì 2011 – 2016.[17] Đến tháng 08 năm 2011, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi.[18] Ông lãnh đạo Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2014. Ngày 15 tháng 04 năm 2014, ông được Bộ Chính trị quyết định điều chuyển ông tới công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh, phân công vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 – 2015 thay cho Nguyễn Văn Đua, cũng là một nguyên Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 17 tháng 10 năm 2015, ông được tái cử giữ chức Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 – 2020, được phân công điều hành công tác Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.[19]

Trung ương Đảng

Ngày 26 tháng 01 năm 2016, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Võ Văn Thưởng được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.[20] Ngày 27 tháng 01 năm 2016, ông được Ban Chấp hành Trung ương khóa XII bầu vào Bộ Chính trị Trung ương, là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII trẻ nhất, khi 46 tuổi.[21] Ngày 04 tháng 02 năm 2016, ông thôi giữ chức Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 – 2020, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, được Bộ Chính trị phân công ông tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,[22] giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[23]

Ngày 30 tháng 01 năm 2021, tại phiên bầu cử Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.[24] Ngày 31, tại phiên họp đầu tiên của Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.[25] Ngày 06 tháng 02, ông được trao quyết định giữ chức Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.[26]

Quan điểm

Ngày 18 tháng 05 năm 2017, nói về việc Ban Bí thư đang xem xét việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với Đảng Cộng sản, Võ Văn Thưởng cho biết, lực lượng Đảng không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận.[27]

Về quan điểm tranh luận Dự án đặc khu kinh tế Việt Nam, Võ Văn Thưởng cho rằng dự thảo Luật đặc khu đã bị một số nguồn tin trên mạng diễn đạt theo hướng bán đất cho nước ngoài trong 99 năm, không đúng với bản chất vấn đề.[28] Về quan điểm thế lực thù địch, ông cho rằng thế lực này gồm ba nhóm, gồm: những người nghiên cứu lý luận thực tiễn ở các nước trong cuộc đấu tranh chính trị giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; lực lượng cực đoan người Việt ở nước ngoài kết hợp với số chống đối, bất mãn trong nước; và cán bộ, đảng viên, kể cả những đảng viên từng giữ chức vụ trung cao cấp trong bộ máy, hệ thống chính trị của Đảng, có sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa.[29] Về hoạt động nghiên cứu triết học, ông mong muốn Việt Nam có những triết gia tầm cỡ nhưng đồng thời những người nghiên cứu triết học tại Việt Nam phải "làm sáng tỏ vai trò của triết học Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng".[30]

Khen thưởng

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  2. ^ Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 1976. Đến năm 1996, Trường được chia tách thành Trường Đại học Khoa học Tự nhiênTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hai trường là thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày nay.
  3. ^ Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam là một cơ quan được Thủ tướng Phan Văn Khải quyết định thành lập năm 1998, đảm nhiệm việc tham mưu cho Thủ tướng về các vấn đề liên ngành lĩnh vực thanh niên Việt Nam.

Chú thích

  1. ^ “Tiểu sử Đồng chí Võ Văn Thưởng”. Tư liệu Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ “Hồ sơ ấn tượng của tân Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng”. Báo Dân sinh. ngày 18 tháng 2 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ “Anh Võ Văn Thưởng được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn”. Báo Tuổi Trẻ. ngày 14 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ “Tóm tắt tiểu sử Đại biểu Quốc hội”. Trang tin điện tử Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008.
  5. ^ Lê Huyền (ngày 11 tháng 3 năm 2017). “Ông Võ Văn Thưởng là 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu Trường ĐH KHXH- NV TP.HCM”. Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ “Tiểu sử Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII Võ Văn Thưởng”. Báo Tiền phong. ngày 5 tháng 2 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ “Anh Võ Văn Thưởng được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn khoá IX”. Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Báo Tiền Phong. 21 tháng 12 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ “Anh Võ Văn Thưởng được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn khoá IX”. Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. ngày 21 tháng 12 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  9. ^ “Điều động ông Võ Văn Thưởng về TƯ Đoàn”. VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008.
  10. ^ TPO và VietnamNet (24 tháng 4 năm 2006). “Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X”. Báo Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ a b C.M (ngày 13 tháng 1 năm 2007). “Bầu ông Võ Văn Thưởng làm Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn”. Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008.
  12. ^ Khoản 1, Điều 3, Quyết định 36/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam.
  13. ^ Hồng Hải (ngày 29 tháng 2 năm 2008). “Đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam”. Báo Quân đội Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  14. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XII”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2012.[liên kết hỏng]
  15. ^ “Đại biểu Võ Văn Thưởng”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  16. ^ “Đồng Nai có 11 đại biểu trúng cử đại biểu Quốc hội”. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai. ngày 20 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2021.
  17. ^ Nhóm phóng viên (18 tháng 1 năm 2011). “Công bố 200 ủy viên trung ương khóa XI”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  18. ^ Tiến Thuật (ngày 11 tháng 8 năm 2011). “Ông Võ Văn Thưởng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi”. Người đồng hành. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  19. ^ Huy Thịnh, Trọng Thịnh (ngày 17 tháng 10 năm 2015). “4 Phó Bí thư Thành ủy TPHCM khóa X”. Báo Tiền phong. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  20. ^ “LƯU TRỮ: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  21. ^ Nguyên Vũ (ngày 28 tháng 1 năm 2016). “Công bố danh sách Bộ Chính trị khóa 12: Nhiều gương mặt mới”. VNeconomy. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  22. ^ “Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư khóa XII”. Báo Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  23. ^ “Bộ Chính trị và Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII”. Báo Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  24. ^ “Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII”. VTV. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  25. ^ “Công bố danh sách Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII”. Báo Tuổi trẻ. ngày 31 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  26. ^ “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao quyết định phân công Ủy viên Bộ Chính trị”. Báo điện tử Chính phủ. ngày 6 tháng 2 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  27. ^ Tá Lâm (ngày 18 tháng 5 năm 2017). “Ông Võ Văn Thưởng: Không sợ đối thoại, tranh luận”. PLO. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  28. ^ Ngọc An (ngày 20 tháng 6 năm 2018). “Ông Võ Văn Thưởng: 'Không có chuyện bán đất cho nước ngoài'. Zingnews. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  29. ^ Lê Hiệp (ngày 6 tháng 7 năm 2019). “Cán bộ, đảng viên suy thoái là thế lực thù địch rất khó đấu tranh”. Báo Thanh niên. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  30. ^ Thành Nam (ngày 20 tháng 9 năm 2020). “Ông Võ Văn Thưởng mong muốn Việt Nam có những triết gia tầm cỡ”. Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.

Liên kết ngoài