Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Luật Hướng đạo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 10: Dòng 10:


==Luật Hướng đạo Việt Nam==
==Luật Hướng đạo Việt Nam==
;Luật [[Hướng đạo Việt Nam]] hiện tại ở hải ngoại <ref>{{chú thích web | url = https://hdtuhdvn.com/p296/oath-laws| title = 10 Điều Luật Hướng Đạo Việt Nam | publisher = HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG - HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM | accessdate = ngày 19 tháng 8 năm 2021}}</ref>
{{Thiếu nguồn gốc (đề mục)}}
;Luật [[Hướng đạo Việt Nam]] hiện tại ở hải ngoại


#Hướng đạo sinh trọng danh dự.
#Hướng đạo sinh trọng danh dự.

Phiên bản lúc 15:14, ngày 19 tháng 8 năm 2021

Từ khi xuất bản sách Hướng đạo cho nam (Scouting for Boys) năm 1908, tất cả nam và nữ Hướng đạo khắp thế giới đều làm lễ tuyên hứa và tuyên thệ sống theo lý tưởng của phong trào Hướng đạo, và tuân theo Luật Hướng đạo (Scout Law). Từ ngữ trong Lời hứa Hướng đạo (hay Lời tuyên thệ) và Luật Hướng đạo có thay đổi chút ít theo thời gian và tùy theo từng quốc gia để thích hợp với bản chất văn hóa và văn minh riêng.

Lịch sử

Khi viết sách Hướng đạo cho nam, Robert Baden-Powell lấy cảm hứng từ việc làm của Ernest Thompson Seton, người sáng lập ra chương trình Woodcraft Indians năm 1902 và sau này trở thành phương tiện trong việc truyền bá Hướng đạo khắp Bắc Mỹ. Baden-Powell cũng lấy cảm hứng cho Luật Hướng đạo từ luật Võ sĩ đạo của các Samurai Nhật Bản, luật danh dự của người Bản xứ Mỹ (American Indians), luật hiệp sĩ hay Hiệp sĩ châu Âu, và các chiến binh người Zulu mà ông từng đánh nhau với họ.[1] Giống như Seton, Baden-Powell chọn dùng một bộ luật có tính cương quyết, khác lại với những điều cấm giống như Kinh Thánh Cựu Ước.[2] Luật Hướng đạo gốc xuất hiện cùng với sự xuất bản sách Hướng đạo cho nam vào năm 1908.[3][4][5]

Đấy là những gì đã được viết cho Hướng đạo sinh trên toàn thế giới, lẽ dĩ nhiên ban đầu là chỉ tập trung vào Hướng đạo tại Anh. Khi các nhóm khác bắt đầu các tổ chức Hướng đạo (thường là tại các quốc gia khác), mỗi tổ chức đều có sửa đổi lại điều luật, thí dụ 'trung thành với Nhà vua' được thay bởi cụm từ tương đương thích hợp cho mỗi quốc gia.

Trong suốt những năm sau đó, Baden-Powell cũng tự mình sửa đổi lời văn nhiều lần.

Luật Hướng đạo Việt Nam

Luật Hướng đạo Việt Nam hiện tại ở hải ngoại [6]
  1. Hướng đạo sinh trọng danh dự.
  2. Hướng đạo sinh trung tín.
  3. Hướng đạo sinh giúp ích.
  4. Hướng đạo sinh là bạn của mọi người.
  5. Hướng đạo sinh lễ độ và hào hiệp.
  6. Hướng đạo sinh tôn trọng thiên nhiên.
  7. Hướng đạo sinh trọng kỷ luật.
  8. Hướng đạo sinh vui tươi.
  9. Hướng đạo sinh cần kiệm và liêm khiết.
  10. Hướng đạo sinh trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
Luật Hướng đạo Việt Nam trước 1975 và ở các trại tị nạn trước đây
  1. Hướng đạo sinh trọng danh dự để ai cũng có thể tin lời Hướng đạo sinh
  2. Hướng đạo sinh trung thành với Tổ quốc, cha mẹ và người cộng sự
  3. Hướng đạo sinh có bổn phận giúp ích mọi người bất cứ lúc nào
  4. Hướng đạo sinh là bạn của khắp mọi người và xem các Hướng đạo sinh khác như ruột thịt
  5. Hướng đạo sinh lễ độ và liêm khiết
  6. Hướng đạo sinh yêu thương các sinh vật
  7. Hướng đạo sinh vâng lời cha mẹ, huynh trưởng mà không biện bác
  8. Hướng đạo sinh gặp khó khăn vẫn vui tươi
  9. Hướng đạo sinh tằn tiện của mình và của người
  10. Hướng đạo sinh trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Rosenthal, Michael (1986). Baden-Powell and the Origins of the Boy Scout Movement. London: Collins. tr. 111.
  2. ^ Baden-Powell, Robert (2005). Scouting for Boys. Oxford. tr. 361.
  3. ^ Baden-Powell, C.B., F.R.G.S., Lieut.-General R. S. S. (1908). Scouting for Boys . Windsor House, Bream's Buildings, London E.C.: Horace Cox. tr. 49.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ “The British Boy Scouts Pledge and Law an historical survey”. Scout History Association. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2006.
  5. ^ “Young Knights of the Empire”. Gutenberg project.
  6. ^ “10 Điều Luật Hướng Đạo Việt Nam”. HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG - HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.