Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lãnh địa Giáo hoàng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 109: Dòng 109:


Năm 781, [[Charlemagne]] đã hệ thống hoá các khu vực mà [[Giáo hoàng]] sẽ được trao chủ quyền: [[Công quốc Roma]] là trung tâm và thủ phủ của các Giáo hoàng, nhưng lãnh thổ sau đó được mở rộng ra bao gồm Ravenna, [[Công quốc Pentapolis]], [[Công quốc Benevento]], [[Toscana]], [[Corse]], [[Lombardy]], và một số thành phố của Ý. Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Giáo hoàng và triều đại Carolingian lên đến đỉnh điểm vào năm 800, khi [[Giáo hoàng Lêô II]] phong cho [[Charlemagne]] làm ''Hoàng đế của người La Mã''.
Năm 781, [[Charlemagne]] đã hệ thống hoá các khu vực mà [[Giáo hoàng]] sẽ được trao chủ quyền: [[Công quốc Roma]] là trung tâm và thủ phủ của các Giáo hoàng, nhưng lãnh thổ sau đó được mở rộng ra bao gồm Ravenna, [[Công quốc Pentapolis]], [[Công quốc Benevento]], [[Toscana]], [[Corse]], [[Lombardy]], và một số thành phố của Ý. Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Giáo hoàng và triều đại Carolingian lên đến đỉnh điểm vào năm 800, khi [[Giáo hoàng Lêô II]] phong cho [[Charlemagne]] làm ''Hoàng đế của người La Mã''.

===Mối quan hệ với Đế chế La Mã Thần thánh===
Bản chất chính xác của mối quan hệ giữa các Giáo hoàng và hoàng đế - và giữa Nhà nước Giáo hội và Đế chế là không rõ ràng. Người ta không biết liệu các Lãnh địa Giáo hoàng có phải là một vương quốc riêng biệt, mà Giáo hoàng là người cai trị hay không, hay chỉ đơn thuần là một phần của [[Francia|Đế chế Frankish]], trong đó vai trò của Giáo hoàng là kiểm soát hành chính như được đề xuất trong chuyên luận cuối thế kỷ IX ''"Libellus de imperatoria potestate in urbe Roma"'', hoặc liệu các Hoàng đế La Mã Thần thánh có phải là đại diện của Giáo hoàng (như một loại Lãnh chúa) cai trị Các quốc gia Cơ đốc giáo (Christendom), trong đó Giáo hoàng chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp về các khu vực Rome và các nhiệm vụ tinh thần.


==Tham khảo==
==Tham khảo==

Phiên bản lúc 03:40, ngày 14 tháng 9 năm 2021

Lãnh địa Giáo hội
754–1870
Những gián đoạn: 1798–1799, 1809-18141849
Quốc huy cho tới thế kỷ 19 Lãnh địa Giáo hoàng
Quốc huy cho tới thế kỷ 19

Bản đồ Lãnh địa Giáo hoàng năm 1815 sau các cuộc chiến tranh của Napoléon
Bản đồ Lãnh địa Giáo hoàng năm 1815 sau các cuộc chiến tranh của Napoléon
Bản đồ Lãnh địa Giáo hoàng năm 1700
Bản đồ Lãnh địa Giáo hoàng năm 1700
Tổng quan
Thủ đôRoma
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Latinh, tiếng Ý, tiếng Occitan
Tôn giáo chính
Công giáo La Mã
Chính trị
Chính phủQuân chủ tuyển cử chuyên chế thần quyền
Giáo hoàng 
• 754–757
Stephen II (đầu tiên)
• 1846–1870
Pius IX (cuối cùng)
Hồng y Quốc vụ khanh 
• 1551–1555
Girolamo Dandini (đầu tiên)
• 1848–1870
Giacomo Antonelli (cuối cùng)
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập
754
781
• Hiệp ước Venice (Độc lập khỏi Đế quốc La Mã Thần Thánh)
1177
15 tháng 2 năm 1798
17 tháng 5 năm 1809
September 20, 1870
11 tháng 2 năm 1929
Kinh tế
Đơn vị tiền tệScudo Lãnh địa Giáo hoàng
(tới năm 1866)
Lira Lãnh địa Giáo hoàng
(1866–1870)
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc Đông La Mã
Vương quốc Ý (Đế quốc La Mã Thần Thánh)
Cộng hòa La Mã (thế kỷ 18)
Đệ nhất Đế chế Pháp
Cộng hòa La Mã (thế kỷ 19)
Vương quốc Ý (Napoleon)
Cộng hòa La Mã (thế kỷ 18)
Đệ nhất Đế chế Pháp
Cộng hòa La Mã (thế kỷ 19)
Vương quốc Ý
Tù binh Thành Vatican
Hiện nay là một phần của Pháp
 Ý
  Thành Vatican

Lãnh địa Giáo hoàng (/ ˈpeɪpəl / PAY-pəl; tiếng Ý: Stato Pontificio; tiếng Anh: Papal States), tên gọi chính thức là Nhà nước Giáo hội (tiếng Ý: Stato della Chiesa, phát âm tiếng Ý: [ˈstaːto della ˈkjɛːza, ˈkjeː-]; tiếng Latinh: Status Ecclesiasticus;[1] cũng là Dicio Pontificia; tiếng Anh: State of the Church), là một lãnh thổ ở Bán đảo Ý nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của Giáo hoàng từ năm 756 đến năm 1870.[2] Đây là một trong những quốc gia lớn nhất từng tồn tại trên Bán đảo Ý từ thế kỷ VIII cho đến khi Vương quốc Sardegna thống nhất bán đảo này bằng cách chinh phục và kết thúc vào năm 1861 và dứt điểm vào năm 1870 để lập ra Vương quốc Ý.

Trong thời kỳ Phục hưng, lãnh thổ của giáo hội đã mở rộng rất nhiều và Giáo hoàng trở thành một trong những nhà cai trị thế tục quan trọng nhất của Ý cũng như người đứng đầu Giáo hội. Ở thời kỳ đỉnh cao của mình, Lãnh địa Giáo hoàng đã bao phủ hầu hết các vùng Lazio (bao gồm cả Rome), Marche, UmbriaRomagna và một phần của Emilia thuộc nước Ý hiện nay. Những tài sản này được coi là biểu hiện của quyền lực nhất thời của Giáo hoàng, trái ngược với quyền lực tối cao trong giáo hội của ngài.

Tuy nhiên, đến năm 1861, phần lớn lãnh thổ của Lãnh địa Giáo hoàng đã bị Vương quốc Ý của Victor Emmanuel II chinh phục. Chỉ có Lazio, bao gồm Rome, vẫn nằm dưới sự kiểm soát tạm thời của Giáo hoàng. Năm 1870, Giáo hoàng mất Lazio cũng như Rome, và không còn kiểm soát bất kỳ lãnh thổ thực tế nào. Ngoại trừ Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, nơi ở của Giáo hoàng và các toà nhà liên quan xung quanh Vatican Hill thuộc thành phố Rome, mà nhà nước Ý mới không chiếm đóng về mặt quân sự, mặc dù đã sáp nhập. Năm 1929, lãnh tụ Phát xít Ý Benito Mussolini, người đứng đầu Chính phủ Ý, đã chấm dứt vấn đề "Tù nhân ở Vatican" bằng cách đàm phán và ký kết Hiệp ước Lateran. Hiệp ước này đã công nhận quyền của Toà thánh đối với một lãnh thổ với diện tích tương đương với 0,44 km2 mà ngày nay được biết đến là Thành Vatican, một quốc gia có chủ quyền với diện tích nhỏ nhất thế giới nằm bên trong thủ đô Rome của nước Ý.

Tên gọi

Các Nhà nước Giáo hoàng còn được gọi là Nhà nước Giáo hoàng (mặc dù số nhiều thường được sử dụng phổ biến, nhưng số ít thì đúng hơn, vì nó được dùng cho một chính thể thống nhất hơn là một liên minh cá nhân đơn thuần). Ngoài ra nó còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Các nhà nước Giáo hội, Các Nhà nước La Mã...[3] ở một mức độ nào đó, tên dùng được thay đổi theo sở thích và thói quen của các ngôn ngữ châu Âu mà nó được thể hiện.

Lịch sử

Nguồn gốc

Trong 300 năm đầu tiên, Giáo hội bị Đế chế La Mã đàn áp và không được công nhận, không thể giữ hoặc chuyển nhượng tài sản.[4] Các hội chúng ban đầu nhóm họp trong những căn phòng của những gia đình khá giả, và một số nhà thờ ban đầu, nằm ở ngoại ô của Rome cổ đại, được giữ như tài sản của các cá nhân, thay vì bởi chính Giáo hội. Tuy nhiên, tài sản do các thành viên riêng lẻ của Giáo hội nắm giữ trên danh nghĩa hoặc thực tế thường được coi là tài sản thừa kế chung được chuyển tiếp cho người thừa kế hợp pháp của tài sản đó, thường là các phó tế cao cấp, những người phụ ta cho Giám mục địa phương. Nói chung khối tài sản này gọp chung lại thì khá lớn, vì nó không chỉ có những ngôi nhà ở Rome, hoặc lân cận mà còn bao gồm các điền trang trên khắp nước Ý...[5]

Hệ thống này bắt đầu thay đổi dưới thời trị vì của Constantinus Đại đế, người đã công nhận sự hợp pháp của Cơ đốc giáo trong Đế chế La Mã, và trao trả lại bất kỳ tài sản nào đã bị tịch thu trước đó.[4] Cung điện Lateran là khoản quyên góp mới quan trọng đầu tiên cho Nhà thờ, đây có lẽ là một món quà từ chính Constantinus Đại đế.[4]

Các khoản quyên góp sau đó chủ yếu nằm trên Bán đảo Ý, nhưng một số khác cũng có ở các tỉnh của Đế chế La Mã. Tuy nhiên, Giáo hội nắm giữ tất cả những vùng đất này như một chủ đất tư nhân, chứ không phải là một thực thể có chủ quyền. Sau sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã, vị trí Giáo hoàng ngày càng bị đe doạ và dễ bị tổn thương. Khi quyền lực trung ương của La Mã tan rã trong suốt cuối thế kỷ V, quyền kiểm soát trên Bán đảo Ý liên tục bị đổi chủ, rơi vào tay người Arian dưới thời trị vì của Odoacer và sau đó là người Ostrogoth. Tổ chức Giáo hội ở Ý do Giáo hoàng đứng đầu đã đệ trình lên chính quyền đương thời khẳng định quyền tối cao của mình trong toàn thể Giáo hội.[6]

Nền móng của Nhà nước Giáo hoàng với tư cách là một thực thể chính trị có chủ quyền đã được bắt đầu từ thế kỷ VI. Năm 535, Đế chế Đông La Mã - được hầu hết các nhà sử học gọi là Đế chế Byzantine để phân biệt chính thể Chính thống nói tiếng Hy Lạp và có thủ phủ tại Constantinople với Đế chế Tây La Mã của Công giáo nói tiếng Latinh cại trị từ Rome - dưới thời Hoàng đế Justinianus I, đã tái chiếm Ý kéo dài vài thập kỷ và tàn phá các cấu trúc chính trị, kinh tế của Ý. Sau đó vào năm 568, người Lombard tiến vào Bán đảo Ý từ phía Bắc, thành lập một vương quốc Ý, và trong 2 thập kỷ tiếp theo, họ đã chinh phục phần lớn lãnh thổ Ý do Byzantine cai trị trước đó. Đến thế kỷ VII, quyền lực của Byzantine chủ yếu giới hạn trong một dãi chéo chạy từ Ravenna, nơi đặt đại diện của hoàng đế, đến Rome và về phía Nam tới Naples, cộng với các vùng ven biển.[7] Phía Bắc Naples, dãi kiểm soát của Byzantine đã bị thu hẹp và biên giới của "hành lang Rome-Ravenna" đã cực kỳ hẹp.[8][9][10]

Với quyền lực cai trị của Byzantine ở phần lãnh thổ còn lại thuộc Đông Bắc bán đảo, Giáo hoàng với tư cách là chủ đất lớn nhất và là nhân vật có uy tín nhất ở Ý, mặc nhiên bắt đầu đảm nhận phần lớn quyền cai trị mà Byzantine không thể thực hiện ở các khu vực xung quanh thành phố Rome. Trong khi các Giáo hoàng vẫn là "thần dân La Mã" về mặt pháp lý, dưới quyền của Byzantine, tuy nhiên trên thực tế thì Công quốc Roma, một khu vực gần tương đương với Latium ngày nay, đã trở thành một quốc gia độc lập do Giáo hoàng cai trị.[11]

Sự độc lập của Giáo hội phần lớn đến từ việc người dân ủng hộ đối với vị trí của Giáo hoàng ở Ý, đã cho phép nhiều Giáo hoàng khác nhau chống lại ý muốn của hoàng đế Byzantine: Thậm chí Giáo hoàng Grêgôriô II đã ra Vạ tuyệt thông cho Hoàng đế Leon III trong Cuộc tranh cãi Iconoclastic.[12] Tuy nhiên, Giáo hoàng và các đại diện của Hoàng đế Byzantine ở Ý vẫn làm việc cùng nhau để kiểm soát sức mạnh đang lên của người Lombard ở bán đảo. Tuy nhiên, khi quyền lực của Byzantine suy yếu, Giáo hoàng đảm nhận một vai trò ngày càng lớn trong việc bảo vệ Rome khỏi người Lombard, vì không sở hữu quyền lực quân sự, nên Giáo hoàng chủ yếu đạt được mọi thứ thông qua ngoại giao.[13] Dấu mốc quan trọng nhất trong việc thành lập Nhà nước Giáo hoàng là thoả thuận về ranh giới được thể hiện trong Lễ hiến tặng Sutri của Vua Lombard Liuprand (728) cho Giáo hoàng Grêgôriô II. [14]

Hiến tặng của Pepin

Khi Lãnh địa của Đế quốc Đông La MãBán đảo Ý (Exarchate of Ravenna) rơi vào tay của người Lombard vào năm 751,[15] Công quốc Roma hoàn toàn bị chia cắt khỏi Đế chế Byzantine, nhưng về mặt lý thuyết thì nó vẫn là một phần của đế chế. Các Giáo hoàng đã nỗ lực trong ngoại giao để đảm bảo sự ủng hộ của người Frank. Năm 751, Giáo hoàng Dacaria đã phong cho Pépin Lùn làm vua thay cho vị vua bù nhìn của Vương triều Merovee Childeric III. Người kế vị Giáo hoàng Dacaria là Giáo hoàng Stêphanô II, đã phong cho Pepin danh hiệu "Patrician of the Romans". Pepin đã dẫn đầu một đội quân Frank vào Ý vào năm 754 và 756. Pepin đã đánh bại người Lombard - nắm quyền kiểm soát miền bắc nước Ý - và dâng tặng cho Giáo hoàng những tài sản trước đây thuộc về Exarchate của Ravenna (lãnh thổ mà Đế quốc Đông La Mã kiểm soát ở Ý).

Năm 781, Charlemagne đã hệ thống hoá các khu vực mà Giáo hoàng sẽ được trao chủ quyền: Công quốc Roma là trung tâm và thủ phủ của các Giáo hoàng, nhưng lãnh thổ sau đó được mở rộng ra bao gồm Ravenna, Công quốc Pentapolis, Công quốc Benevento, Toscana, Corse, Lombardy, và một số thành phố của Ý. Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Giáo hoàng và triều đại Carolingian lên đến đỉnh điểm vào năm 800, khi Giáo hoàng Lêô II phong cho Charlemagne làm Hoàng đế của người La Mã.

Mối quan hệ với Đế chế La Mã Thần thánh

Bản chất chính xác của mối quan hệ giữa các Giáo hoàng và hoàng đế - và giữa Nhà nước Giáo hội và Đế chế là không rõ ràng. Người ta không biết liệu các Lãnh địa Giáo hoàng có phải là một vương quốc riêng biệt, mà Giáo hoàng là người cai trị hay không, hay chỉ đơn thuần là một phần của Đế chế Frankish, trong đó vai trò của Giáo hoàng là kiểm soát hành chính như được đề xuất trong chuyên luận cuối thế kỷ IX "Libellus de imperatoria potestate in urbe Roma", hoặc liệu các Hoàng đế La Mã Thần thánh có phải là đại diện của Giáo hoàng (như một loại Lãnh chúa) cai trị Các quốc gia Cơ đốc giáo (Christendom), trong đó Giáo hoàng chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp về các khu vực Rome và các nhiệm vụ tinh thần.

Tham khảo

  1. ^ Frederik de Wit, "Status Ecclesiasticus et Magnus Ducatus Thoscanae" (1700)
  2. ^ “Papal States”. Encyclopaedia Britannica. 30 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ Mitchell, S.A. (1840). Mitchell's geographical reader. Thomas, Cowperthwait & Co. tr. 368.
  4. ^ a b c Schnürer, Gustav. "States of the Church." Catholic Encyclopedia. Vol. 14. New York: Robert Appleton Company, 1912. 16 July 2014
  5. ^ Brent, Allen (1 tháng 9 năm 2009). A Political History of Early Christianity (bằng tiếng Anh). A&C Black. tr. 243. ISBN 9780567606051.
  6. ^ “Ostrogoths”. Catholic Online. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ Treadgold 1997, tr. 378.
  8. ^ McEvedy, Colin (1961). The Penguin Atlas of Medieval History. Penguin Books. tr. 32. ISBN 9780140708226. ... separated from their theoretical overlord in Pavia by the continuing Imperial control of the Rome-Ravenna corridor.
  9. ^ Freeman, Charles (2014). Egypt, Greece, and Rome: Civilizations of the Ancient Mediterranean. OUP Oxford. tr. 661. ISBN 978-0199651924. The empire retained control only of Rome, Ravenna, a fragile corridor between them, ...
  10. ^ Richards, Jeffrey (2014). The Popes and the Papacy in the Early Middle Ages: 476-752. Routledge. tr. 230. ISBN 978-1317678175. In 749 Ratchis embarked on a bid to capture Perusia, the key to the Rome-Ravenna land corridor
  11. ^ Kleinhenz 2004, tr. 1060.
  12. ^ “St. Gregory II - Saints & Angels”. Catholic Online. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2020.
  13. ^ “Pope St. Gregory II”. Catholic Online. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2020.
  14. ^ “Sutri”. From Civitavecchia to Civita Castellana. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2012.
  15. ^ Kleinhenz 2004, tr. 324.