Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái Lan”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Pomp (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Pomp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 101: Dòng 101:
Hiện nay, Thái Lan là một [[nước công nghiệp mới]]. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc [[Khủng hoảng tài chính Đông Á|khủng hoảng tài chính năm 1997]], lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 [[đô la]], đồng baht chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước.
Hiện nay, Thái Lan là một [[nước công nghiệp mới]]. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc [[Khủng hoảng tài chính Đông Á|khủng hoảng tài chính năm 1997]], lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 [[đô la]], đồng baht chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước.


Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của [[Trung Quốc]] và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng [[Thaksin Shinawatra]], thường được gọi bằng tên [[Thaksinomics]]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2% , đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD).
Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của [[Trung Quốc]] và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng [[Thaksin Shinawatra]], thường được gọi bằng tên [[Thaksinomics]]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2% , đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%..<ref name=CIA_Thailand>[https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/th.html CIA world factbook - Thailand]</ref> Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD).


Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm [[gạo]], [[hàng dệt may]], [[giầy dép]], [[hải sản]], [[cao su]], [[nữ trang]], [[ô tô]], [[máy tính]] và [[thiết bị điện]]. Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. [[Lúa]] là loại cây [[lương thực]] chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được được sử dụng để trồng lúa. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong.
Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm.<ref name=CIA_Thailand>[https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/th.html]</ref> Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm [[gạo]], [[hàng dệt may]], [[giầy dép]], [[hải sản]], [[cao su]], [[nữ trang]], [[ô tô]], [[máy tính]] và [[thiết bị điện]]. Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. [[Lúa]] là loại cây [[lương thực]] chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được được sử dụng để trồng lúa<ref name=IRRI_Thailand>[http://www.irri.org/science/cnyinfo/thailand.asp IRRI country profile]</ref>. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong.<ref>[https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/fields/2097.html CIA world factbook - Greater Mekong Subregion]</ref>


Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính, và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ [[du lịch]] (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính, và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ [[du lịch]] (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.

Phiên bản lúc 18:52, ngày 27 tháng 7 năm 2007

Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachakra Thai) là một nước Đông Nam Á, phía bắc và đông bắc giáp Lào, phía đông nam giáp Campuchia, phía nam giáp Vịnh Thái LanMã Lai, phía bắc và tây bắc giáp Myanma,phía tây nam giáp biển Andaman.

Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 11 tháng 5 năm 1949.[1] Từ Thái (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do". Thái cũng là tên của người Thái–là sắc dân trong đó có khá nhiều người hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc vẫn lấy tên là Xiêm. Từ "Thái Lan" trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh Thailand (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai) nghĩa là nước Thái.

Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1976.

Tên nước/Quốc dân

Trong tiếng Thái, tên của Thái Lan là ราชอาณาจักรไทย (Racha Anachakra Thai). Hai chữ ราช (Racha) và อาณาจักร (Anachakra) thì đến từ tiếng Phạn. ราช (Racha) có nghĩa là "quốc vương". อาณาจักร (Anachakra) có nghĩa là "lãnh thổ". ไทย (Thai) là một chữ Thái có nghĩa là "tự do". Ý của các chữ là "Vương quốc của Người Tự do". Tiếng Thái còn gọi nước Thái là เมืองไทย (Meu-ung Thai) hay ประเทศไทย (Prathet Thai). Hai chữ เมือง (Meu-ung) và ประเทศ (Prathet) có cùng nghĩa "nước của người". Nhiều nhà ngôn ngữ học nói chữ เมือง (Meu-ung) là đồng âm nghĩa với chữ "mường" tại Việt Nam.

Trong tiếng Việt, nước Thái gọi là "Thái Lan". Chữ này thì từ tiếng Hán (Hán-Việt) và tiếng Anh. Đúng ra thì chữ "Thái Lan" thì từ chữ Thailand của tiếng Anh. Nhưng ngày xưa trong tiếng Việt không phiên âm được chữ Thailand. Như vậy thì phải chế ra một âm để người Việt đọc được. Ngày xưa các nhà Hán học ở Việt Nam dùng hai chữ Hán có cách phát âm gần với từ Thailand như các nhà Hán học ở Đông Á thường dùng. Hai chữ này là Thái Lan (泰蘭). Thái (泰) là một chữ Hán dùng để dịch âm Thai hay Tai; chữ này cũng thường được dùng để gọi người Thái. Lan (蘭) dùng để dịch âm chữ tiếng Anh Land, như Ba Lan (巴蘭 - Poland), Ái Nhĩ Lan (愛爾蘭 - Ireland), v.v. Ở Trung Quốc, Thái Lan được gọi là Thái Quốc (泰國) hay Thái Vương Quốc (泰王國).

Trước 11 tháng 5 năm 1949, người Việt gọi Thái Lan là Xiêm La (暹羅) và gọi người Thái là người Xiêm.

Lịch sử

Bài viết chính: Lịch sử Thái Lan
Hiện vật văn hóa Baan Chiang tại bảo tàng Berlin
Phnomrung Prasat

Nhiều nền văn hóa khác nhau đã có mặt tại đây từ thời Văn hóa Baan Chiang. Nhưng do vị trí địa lý, văn hóa Thái Lan luôn chịu ảnh hưởng từ Ấn ĐộTrung Quốc cũng như từ những nước láng giềng Đông Nam Á khác.

Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi An-Tai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập vương quốc Phật giáo Sukhothai (hiện ở miền Bắc Thái Lan), dần thay thế vai trò của Đế chế Khmer đang tàn lụi (vào thế kỷ 13 – thế kỷ 15).

Năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía bắc Bangkok 70 km). Năm 1431, quân Xiêm cướp phá Angkor. Nhiều bảo vật và trang phục của văn hóa Hindu đã được họ đem về Ayutthaya, lễ nghi và cách ăn mặc của người Khmer được dung nhập vào thượng tầng văn hóa Xiêm.

Hơn 400 năm người Thái tiến hành chiến tranh liên miên với Miến Điện và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phaya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bangkok (hay "Thành phố của các thiên thần") làm kinh đô.

Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 10 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp (nhiều lần đảo chính), nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở. Cuối cùng, vào thập kỷ 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường dân chủ.

Năm 1997, Thái Lan trở thành tâm điểm của Khủng hoảng tài chính Đông Á. Đồng baht nhanh chóng sụt giá từ mức 25 baht đổi 1 đô la xuống mức 56 baht đổi 1 đô la. Sau đó, đồng baht dần lấy lại được sức nặng của mình, đến năm 2007, tỷ giá giữa đồng baht và đô la là 33:1.

Lịch được sử dụng chính thức tại Thái Lan là Phật Lịch, một loại lịch của người phương Đông, sớm hơn Tây Lịch 543 năm. Hiện tại là năm 2007, thì đã là năm thứ 2550 Phật Lịch tại Thái Lan.

Chính sách đối ngoại mềm dẻo, khôn, khéo trong lịch sử

Trong lịch sử lập quốc của mình Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng Thái Lan luôn có chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu, Nhật trong thời cận và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế địa lí để làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong thế chiến 2.

Thái Lan đã kí Hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía Bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á màu mỡ. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.

Trong chiến tranh thế giới hai Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Miến Điện. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1-8-1944 và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình. Người ta cho rằng đó là chính sách ngoại giao cây tre, sẵn sàng ngả theo kẻ mạnh, không bao giờ đổ để đem lại lợi ích cho dân tộc Thái.

Từ quá khứ, các thế lực quân sự Thái Lan đã nhiều lần gây hấn với Việt Nam, đã xâm lược tàn phá và chiếm đóng Lào, xâm lấn Campuchia. Gần đây, trước khi bị lật đổ, các thế lực hiếu chiến Thái Lan nuôi dưỡng Khmer đỏ. Năm 2006, các thế lực quân sự Thái Lan làm ảo chính lật đổ chính phủ dân sự, lên nắm quyền.

Kinh tế

Bài viết chính Kinh tế Thái Lan
Tập tin:Thai 1000 Baht Front.jpg
Đồng 1000 baht
Cảnh một chợ (Pahurat;พาหุรัด) Bangkok
Một đoàn Skytrain đến Sathon, Bangkok

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch 9. Những năm 1970 Thái thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.

Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la, đồng baht chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước.

Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên Thaksinomics. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2% , đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%..[2] Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD).

Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm.[2] Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tínhthiết bị điện. Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được được sử dụng để trồng lúa[3]. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong.[4]

Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính, và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.

Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, ga tự nhiên, vonfram, tantalium, gỗ, chì, , thạch cao, than non, fluorite, và đất trồng.

Xem thêm:Các chỉ số kinh tế Thái Lan gần đây

Chính trị

Lịch sử

Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 Hiến pháp và sửa đổi.[5][6] Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối như lãnh đạo tối cao của dân tộc.[7][8]

Giai đoạn 1997 - 2006

Hiến pháp 1997 là hiến pháp đầu tiên được phác thảo bởi Hội đồng lập pháp dân cử, và thường được gọi là “Hiến pháp nhân dân”.[9]

Hiến pháp 1997 được thiết lập bởi quốc hội lưỡng viện bao gồm 500 hạ nghị sĩ quốc hội (สภาผู้แทนราษฎร, sapha phutan ratsadon) và 200 thượng nghị sĩ quốc hội (วุฒิสภา, wuthisapha). Lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, cả hai viện đều lập tức thông qua (dự thảo hiến pháp). Nhiều quyền con người được thừa nhận, làm tăng thêm mức độ ổn định của chính phủ dân bầu. Hạ viện được chọn thông qua hệ thống bầu cử ‘’first-past-the-post’’, trong đó (trong một vùng) chỉ có duy nhất một người chiến thắng bởi đa số phiếu. Thượng viện được lựa chọn dựa trên hệ thống hành chính cấp tỉnh, tuỳ thuộc vào số dân mà mỗi tỉnh có một hoặc nhiều hơn các thượng nghị sĩ đại diện cho mình. Các nghị sĩ thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, còn ở hạ viện là 4 năm.

Hệ thống tư pháp (ศาล, saan) bao gồm toà án hoàng gia (ศาลรัฐธรรมนูญ, săan rát-tà-tam-má-noon) chuyên phân xử về các hoạt động lập pháp của quốc hội, sắc lệnh hoàng gia và các vấn đề chính trị.

Năm 2001 diễn ra cuộc tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên sau Hiến pháp 1997, được xem là cởi mở nhất, vô tư nhất (không tham nhũng) trong lịch sử Thái Lan.[10] Chính phủ được bầu ra sau đó cũng là chính phủ đầu tiên trong lịch sử Thái hoàn tất nhiệm kỳ 4 năm. Cuộc bầu cử năm 2005 có nhiều cử tri bị đuổi và được khuyến cáo rằng để giảm bớt tình trạng mua phiếu so với trước đây.[11][12][13]

Đầu năm 2006, những cáo buộc về tình trạng tham nhũng gây sức ép lớn, bắt buộc Thaksin Shinawatra phải kêu gọi một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử và Thaksin lại tái đắc cử. Mâu thuẫn mỗi ngày một tăng, dẫn đến vụ đảo chính quân sự ngày 19 tháng 9 năm 2006.

Sau đảo chính 2006

Ngày 19 tháng 9 năm 2006, một hội đồng quân sự đã tiến hành lât đổ chính phủ Thaksin, sau đó huỷ bỏ Hiến pháp, giải tán Quốc hộiToà án, giám sát và cách chức một số thành viên chính phủ, thiết quân luật, và cuối cùng, chọn một thành viên của hội đồng cơ mật hoàng gia, cựu tổng tư lệnh lục quân Thái Lan, tướng Surayud Chulanont lên làm thủ tướng. Sau đó Hội đồng quân sự đồng thuận đưa ra Hiến pháp tạm thời và chọn ra một hội thẩm đoàn để soạn thảo Hiến pháp mới. Đồng thời cũng chọn 250 đại biểu quốc hội. Các đại biểu này không được phép tiết lộ thông tin chống lại chính phủ, còn công chúng không được phép đưa tin bình luận. Lãnh đạo Hội đồng quân sự được phép bãi bỏ thủ tướng bất kể khi nào.[14]

Tháng 1 năm 2007, Hội đồng quân sự đã bỏ tình trạng thiết quân luật, nhưng tiếp tục kiểm duyệt báo chí và bị cáo buộc vi phạm một số quyền con người khác. Họ cũng cấm các hoạt động và hội họp chính trị cho tới tháng 5 năm 2007.

Thái Lan vẫn là thành viên tích cực của ASEAN.

Địa giới hành chính

Thái Lan được chia làm 76 tỉnh, gom nhóm thành 5 vùng kinh tế và 2 quận trực thuộc trung ương là Bangkok (thủ đô) và Pattaya (nằm ngay trên vịnh Thái Lan, cách Bangkok khoảng 152,86 km theo đường ô tô).

Các tỉnh được chia thành các quận. Năm 2000, Thái Lan có 796 quận, 81 tiểu quận và 50 quận thuộc Bangkok. Một số phần Của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Nakhon PathomSamut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Bangkok Lớn. Các tỉnh đều có thủ phủ (เมือง mueang) trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Mueang Phuket hay Phuket).

Dưới đây là danh sách các tỉnh được gom nhóm theo các vùng kinh tế:

Vùng trung tâm

Wat Yannawa (วัดยานนาวา), quận Bangrak, Bangkok
  1. Ang Thong
  2. Bangkok
  3. Chai Nat
  4. Kanchanaburi
  5. Lop Buri
  6. Nakhon Nayok
  7. Nakhon Pathom
  8. Nonthaburi
  9. Pathum Thani
  10. Phetchaburi
  11. Phra Nakhon Si Ayutthaya
  12. Prachuap Khiri Khan
  13. Ratchaburi
  14. Samut Prakan
  15. Samut Sakhon
  16. Samut Songkhram
  17. Saraburi
  18. Sing Buri
  19. Suphan Buri

Miền Đông

  1. Chachoengsao
  2. Chanthaburi
  3. Chonburi
  4. Prachinburi
  5. Rayong
  6. Sa Kaeo
  7. Trat

Miền Bắc

Thư viện Hor Trai, Wat Phra Singh, Chiang Mai
  1. Chiang Mai
  2. Chiang Rai
  3. Kamphaeng Phet
  4. Lampang
  5. Lamphun
  6. Mae Hong Son
  7. Nakhon Sawan
  8. Nan
  9. Phayao
  10. Phetchabun
  11. Phichit
  12. Phitsanulok
  13. Phrae
  14. Sukhothai
  15. Tak
  16. Uthai Thani
  17. Uttaradit

Miền Đông Bắc (Isaan)

  1. Amnat Charoen
  2. Buri Ram
  3. Chaiyaphum
  4. Kalasin
  5. Khon Kaen
  6. Loei
  7. Maha Sarakham
  8. Mukdahan
  9. Nakhon Phanom
  10. Nakhon Ratchasima
  11. Nong Bua Lamphu
  12. Nong Khai
  13. Roi Et
  14. Sakon Nakhon
  15. Si Sa Ket
  16. Surin
  17. Ubon Ratchathani
  18. Udon Thani
  19. Yasothon

Miền Nam

  1. Chumphon
  2. Krabi
  3. Nakhon Si Thammarat
  4. Narathiwat
  5. Pattani
  6. Phang Nga
  7. Phatthalung
  8. Phuket
  9. Ranong
  10. Satun
  11. Songkhla
  12. Surat Thani
  13. Trang
  14. Yala

Địa lí

Thái Lan nhìn từ vệ tinh
Sai Yok Yai Lek

Với diện tích 514,000 km² (tương đương diện tích Việt Nam + Lào), Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau IndonesiaMyanma.

Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Từ tháng 10 đến giữa tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía Nam luôn luôn nóng, ẩm.

Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voibò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Dân số

Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Trong đó gồm có tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isan còn gọi là tiếng Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Lanna cũng gọi là tiếng Lào, và tiếng Nam Thái, tiếng Mã Lai. Người Xiêm tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người đông bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hoá Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.

Ngoài người Thái, là người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hoà nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền nam, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và nhiều dân tộc miền núi khác. Sau chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tị nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc.

Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo Tiểu thừa. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463km về phía Tây Nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai. Thiên Chúa giáo, chủ yếu là Công giáo La Mã chiếm 0,75% dân số. Ngoài ra, còn có một nhóm người theo Ấn Độ giáo dòng Sikhs hoặc các dòng khác, có thế lực, sống tại các thành phố.

Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái riêng, tồn tại những thứ ngôn ngữ khác, cũng như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isan hoặc tiếng Môn – Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan, mức độ thành thạo thấp.

Văn hoá

Chợ nổi Damoen Saduk

Văn hoá Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật - tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hoá ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Thông tin khác

Chú thích

  1. ^ Thailand (Siam) History, CSMngt-Thai.
  2. ^ a b CIA world factbook - Thailand Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “CIA_Thailand” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ IRRI country profile
  4. ^ CIA world factbook - Greater Mekong Subregion
  5. ^ The Council of State, Constitutions of Thailand. This list contains 2 errors: it states that the 6th constitution was promulgated in 1912 (rather than 1952), and it states that the 11th constitution was promulgated in 1976 (rather than 1974).
  6. ^ Thanet Aphornsuvan, The Search for Order: Constitutions and Human Rights in Thai Political HistoryPDF (152 KiB), 2001 Symposium: Constitutions and Human Rights in a Global Age: An Asia Pacific perspective
  7. ^ A list of previous coups in Thailand
  8. ^ A list of recent coups in Thailand's history
  9. ^ Kittipong Kittayarak, The Thai Constitution of 1997 and its Implication on Criminal Justice ReformPDF (221 KiB)
  10. ^ Robert B. Albritton and Thawilwadee Bureekul, Developing Democracy under a New Constitution in ThailandPDF (319 KiB), National Taiwan University and Academia Sinica Asian Barometer Project Office Working Paper Series No. 28, 2004
  11. ^ Pongsudhirak Thitinan, "Victory places Thaksin at crossroads", Bangkok Post, February 9, 2005
  12. ^ “Unprecedented 72% turnout for latest poll”. The Nation. 10 tháng 2 năm 2005.
  13. ^ Aurel Croissant and Daniel J. Pojar, Jr., Quo Vadis Thailand? Thai Politics after the 2005 Parliamentary Election, Strategic Insights, Volume IV, Issue 6 (June 2005)
  14. ^ The Nation, Interim charter draft, 27 September 2006

Liên kết ngoài

Official

Other