Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim Nham”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Kim Nham''' là một trong bảy vở [[chèo]] cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo [[Việt Nam]]. Các vở chèo cổ đầu tiên của [[nghệ thuật chèo|nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam]] được lưu giữ lại đến nay gồm: ''Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Chu Mãi Thần, Kim Nham, Lưu Bình - Dương Lễ, Trinh Nguyên và Từ Thức gặp tiên''.<ref>[https://tuoitre.vn/can-co-quy-che-khuyen-khich-suu-tam-nhung-vo-cheo-co-62703.htm Cần có quy chế khuyến khích sưu tầm những vở chèo cổ]</ref> Hầu hết các làn điệu chèo đều được trích ra từ các vở chèo kinh điển này. Vở chèo Kim Nham có trích đoạn "Xúy Vân giả dại" được đánh giá là một trong những trích đoạn hay nhất của [[chèo]] cổ [[Việt Nam]]. [[Xúy Vân]] là nhân vật chính trong vở chèo, đây là một vai nữ lệch vì cô đã giả điên để lừa chồng nhưng rồi lại bị người tình phụ bạc khiến cô trở lên điên thật.
'''Kim Nham''' là một trong bảy vở [[chèo]] cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo [[Việt Nam]]. Các vở chèo cổ đầu tiên của [[nghệ thuật chèo|nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam]] được lưu giữ lại đến nay gồm: ''Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Chu Mãi Thần, Kim Nham, Lưu Bình - Dương Lễ, Trinh Nguyên và Từ Thức gặp tiên''.<ref>[https://tuoitre.vn/can-co-quy-che-khuyen-khich-suu-tam-nhung-vo-cheo-co-62703.htm Cần có quy chế khuyến khích sưu tầm những vở chèo cổ]</ref> Hầu hết các làn điệu chèo đều được trích ra từ các vở chèo kinh điển này. Vở chèo Kim Nham có trích đoạn "Xúy Vân giả dại" được đánh giá là một trong những trích đoạn hay nhất của [[chèo]] cổ [[Việt Nam]]. [[Xúy Vân]] là nhân vật chính trong vở chèo, đây là một vai nữ pha vì cô đã giả điên để lừa chồng nhưng rồi lại bị người tình phụ bạc khiến cô trở lên điên thật.


Hiện tại cũng có vở chèo '''''Súy Vân''''' được cải biên và chỉnh lý so với vở chèo gốc Kim Nham cổ, với thiên hướng nhìn nhận thoáng rộng hơn về nhân Xúy Vân.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=https://nhandan.com.vn/dien-dan/tim-lai-nhung-vo-cheo-co-can-co-quy-che-khuyen-khich-nguoi-suu-tam-597838/|tựa đề=Tìm lại những vở chèo cổ: Cần có quy chế khuyến khích người sưu tầm|tác giả=|họ=|tên=|ngày=2005-01-07|website=Nhân Dân điện tử|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref> <ref>{{Chú thích web|url=https://sankhau.com.vn/news/thuong-thuc-mot-trong-nhung-tac-pham-tieu-bieu-cua-nghe-thuat-cheo.aspx|tựa đề=Thưởng thức một trong những tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật chèo|tác giả=Hằng Đinh|họ=|tên=|ngày=2017-05-28|website=Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20210109105552/https://sankhau.com.vn/news/thuong-thuc-mot-trong-nhung-tac-pham-tieu-bieu-cua-nghe-thuat-cheo.aspx|ngày lưu trữ=2021-01-09|url hỏng=|ngày truy cập=|url-status=dead}}</ref> Theo quan điểm [[giai cấp]] sau này, người ta đã đánh giá Xúy Vân chỉ là một nạn nhân của [[phong kiến|xã hội phong kiến]] đương thời. Cũng từ nội dung nhân vật này nên trong chèo cổ có điệu chèo "hát xuôi, hát ngược".
Hiện tại cũng có vở chèo '''''Súy Vân''''' được cải biên và chỉnh lý so với vở chèo gốc Kim Nham cổ, với thiên hướng nhìn nhận thoáng rộng hơn về nhân Xúy Vân.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=https://nhandan.com.vn/dien-dan/tim-lai-nhung-vo-cheo-co-can-co-quy-che-khuyen-khich-nguoi-suu-tam-597838/|tựa đề=Tìm lại những vở chèo cổ: Cần có quy chế khuyến khích người sưu tầm|tác giả=|họ=|tên=|ngày=2005-01-07|website=Nhân Dân điện tử|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref> <ref>{{Chú thích web|url=https://sankhau.com.vn/news/thuong-thuc-mot-trong-nhung-tac-pham-tieu-bieu-cua-nghe-thuat-cheo.aspx|tựa đề=Thưởng thức một trong những tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật chèo|tác giả=Hằng Đinh|họ=|tên=|ngày=2017-05-28|website=Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20210109105552/https://sankhau.com.vn/news/thuong-thuc-mot-trong-nhung-tac-pham-tieu-bieu-cua-nghe-thuat-cheo.aspx|ngày lưu trữ=2021-01-09|url hỏng=|ngày truy cập=|url-status=dead}}</ref> Theo quan điểm [[giai cấp]] sau này, người ta đã đánh giá Xúy Vân chỉ là một nạn nhân của [[phong kiến|xã hội phong kiến]] đương thời. Cũng từ nội dung nhân vật này nên trong chèo cổ có điệu chèo "hát xuôi, hát ngược".

Phiên bản lúc 11:21, ngày 5 tháng 12 năm 2021

Kim Nham là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Các vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam được lưu giữ lại đến nay gồm: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Chu Mãi Thần, Kim Nham, Lưu Bình - Dương Lễ, Trinh Nguyên và Từ Thức gặp tiên.[1] Hầu hết các làn điệu chèo đều được trích ra từ các vở chèo kinh điển này. Vở chèo Kim Nham có trích đoạn "Xúy Vân giả dại" được đánh giá là một trong những trích đoạn hay nhất của chèo cổ Việt Nam. Xúy Vân là nhân vật chính trong vở chèo, đây là một vai nữ pha vì cô đã giả điên để lừa chồng nhưng rồi lại bị người tình phụ bạc khiến cô trở lên điên thật.

Hiện tại cũng có vở chèo Súy Vân được cải biên và chỉnh lý so với vở chèo gốc Kim Nham cổ, với thiên hướng nhìn nhận thoáng rộng hơn về nhân Xúy Vân.[2] [3] Theo quan điểm giai cấp sau này, người ta đã đánh giá Xúy Vân chỉ là một nạn nhân của xã hội phong kiến đương thời. Cũng từ nội dung nhân vật này nên trong chèo cổ có điệu chèo "hát xuôi, hát ngược".

Nội dung vở chèo

Kim Nham là một học trò nghèo xứ Sơn Nam, ngụ học ở kinh đô, được viên huyện Tể đem con gái là Xúy Vân gả cho. Xúy Vân là một cô gái đảm đang khéo léo, ước mong của cô chỉ là có một gia đình, chồng cày vợ cấy, "Chờ cho lúa chín bông vàng / Để anh đi gặt để nàng mang cơm". Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An "giùi mài kinh sử", còn Xúy Vân lẻ bóng và rất buồn trong cảnh chờ đợi.

Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương, một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình ở Đông Ngàn, Bắc Ninh tìm cách tán tỉnh Xúy Vân, xui nàng giả điên dại để thoát khỏi Kim Nham rồi hắn sẽ cưới. Xúy Vân nghe theo bèn giả điên. Kim Nham mời hết thầy thuốc, cô đồng, thầy cúng đến chạy chữa cho vợ nhưng không kết quả. Chàng đành phải làm giấy cho Xúy Vân được tự do. Xúy Vân bỏ Kim Nham để theo Trần Phương, nhưng gã sở khanh này đã quay lưng lại với nàng.

Xúy Vân lỡ làng, đau khổ không dám về nhà. Từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật. Kim Nham do quyết chí học hành, đã đỗ cao, được bổ làm quan. Trong khi đó Xúy Vân điên dại, phải đi ăn xin. Nhận ra vợ cũ, Kim Nham bỏ một nén bạc vào nắm cơm sai người đem cho. Xúy Vân bẻ nắm cơm, thấy có bạc, hỏi ra mới biết. Xấu hổ, đau đớn, nàng nhảy xuống sông tự vẫn.

Cải biên

Vở chèo cải biên Xúy Vân (Súy Vân) do GS NSND Trần Bảng là đạo diễn, người chủ biên, lần đầu tiên công diễn trong hội diễn sân khấu chuyên nghiệp mùa xuân năm 1962 bởi Nhà hát Chèo Việt Nam. Với vở chèo này, nhà hát đã được đón nhận nhiều Huy chương Vàng tại hội diễn: cho vở diễn, cho các thành phần tham dự sáng tạo (đạo diễn, âm nhạc, trang trí phục trang), 7 HCV cho diễn viên.[4]

Nội dung vở chèo Súy Vân cải biên, Súy Vân đã trở thành nhân vật trung tâm, đội ngũ cải biên ủng hộ sự nổi dậy của Súy Vân, làm cho ý đồ bênh vực Súy Vân hoàn toàn thắng thế.[4] Điều này được cho là trái với vở Kim Nham gốc.[2]

Vở cải biên nhiều ở đoạn đầu, thêm nhiều tình tiết ở đoạn đầu vở và thay đổi tính cách Kim Nham, bỏ hai lần nhắc lại bài quyết chí tu thân của nhân vật này. Bỏ hẳn lớp trò gả chồng cho Súy Vân đồng thời thay đổi thân phận Súy Vân thành "vốn con nhà cua ốc". Theo GS Trần Bảng việc loại bỏ lớp trò gả chồng này không phải là sự mất mát vì "đây là một lớp có tính chất dùng chung không phải là lớp riêng biệt của vở 'Súy Vân'.[4] Thay vào đó, vở cải biên có thêm cảnh ở nhà chồng, thêm nhân vật mẹ chồng, tình tiết Kim Nham muốn cưới thêm Trần tiểu thư làm vợ lẽ,... Giữ lại những hình tượng của vở cổ như: lớp hề gậy – Trần Phương; mụ Quán – hề Khoèo, Phù thủy sợ ma. Đoạn Vân dại được bảo tồn và được trau chuốt thêm.[4]

Xem vở diễn trên Youtube

Tham khảo

  1. ^ Cần có quy chế khuyến khích sưu tầm những vở chèo cổ
  2. ^ a b “Tìm lại những vở chèo cổ: Cần có quy chế khuyến khích người sưu tầm”. Nhân Dân điện tử. 7 tháng 1 năm 2005.
  3. ^ Hằng Đinh (28 tháng 5 năm 2017). “Thưởng thức một trong những tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật chèo”. Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ a b c d “TRÒ CHUYỆN VỚI GS TRẦN BẢNG VỀ VỞ CHÈO "SUÝ VÂN". Nhà hát Chèo Việt Nam. 17 tháng 9 năm 2016.